I. CÁC KHÁI NIỆM NGỮ PHÁP CƠ BẢN
Để giúp đỡ các bạn có thể hiểu rõ khái niệm cơ bản về câu trích dẫn trong tiếng
Hàn quốc, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được một số khái niệm cơ bản sau:
1. Khái niệm câu trích dẫn:
Câu dẫn là loại câu mà người nói dẫn lời người khác nói rồi diễn đạt lại trong câu
nói của mình. Ở đây có câu dẫn trực tiếp dẫn nguyên lời người nói ban đầu và câu dẫn
gián tiếp thay đổi các yếu tố của câu theo lập trường của người nói, tức người chuyển tải
lời người nói ban đầu.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện trích dẫn trong tiếng Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
171
BIỂU HIỆN TRÍCH DẪN TRONG TIẾNG HÀN QUỐC
SVTH: Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thu Hoài
Hoàng Thị Thùy Linh, Lê Kiều Oanh (2H-09)
GVHD: Lê Thu Trang
I. CÁC KHÁI NIỆM NGỮ PHÁP CƠ BẢN
Để giúp đỡ các bạn có thể hiểu rõ khái niệm cơ bản về câu trích dẫn trong tiếng
Hàn quốc, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được một số khái niệm cơ bản sau:
1. Khái niệm câu trích dẫn:
Câu dẫn là loại câu mà người nói dẫn lời người khác nói rồi diễn đạt lại trong câu
nói của mình. Ở đây có câu dẫn trực tiếp dẫn nguyên lời người nói ban đầu và câu dẫn
gián tiếp thay đổi các yếu tố của câu theo lập trường của người nói, tức người chuyển tải
lời người nói ban đầu.
1.1. Khái niệm câu dẫn trực tiếp:
Trong lời nói trực tiếp chúng ta ghi lại chính xác những từ ngữ của người nói
dùng. Lời nói trực tiếp thường được thể hiện trong dấu ngoặc kép””, rồi dùng một số
đuôi câu như”-라고 하다, -라고 말하다, -라고 쓰다,..”để kết thúc.
Ví dụ:
공원 곳곳에”잔다에 밟지 마십시오”라고 써 있어요.
Trong công viên luôn viết câu”không được dẫm lên cỏ”.
비서는”손님이 오셨는데요”라고 했습니다.
Thư kí nói”khách đã đến rồi”.
“어제 학교에 갔어요”라고 했어요.
Cô ấy nói rằng”hôm qua tôi đi học”.
1.2. Khái niệm câu dẫn gián tiếp:
Câu gián tiếp (hay còn gọi là câu tường thuật) là cách nói mà ta dùng để tường
thuật hay kể lại cho ai đó nghe những gì mà người khác nói hoặc đang nói. Kết thúc câu
gián tiếp người ta gắn”–고 (말)하다”vào sau các vĩ tố kết thúc câu rất thấp như”-
(ㄴ/는)다, -냐?, -(으)라, -자”.
Tuy nhiên động từ”이다”kết hợp với danh từ thì dùng”-(이)라”thay cho”-이다”.
II. CÁC LOẠI CÂU TRÍCH DẪN
2.1. Câu gián tiếp cơ bản:
2.1.1 . Câu trần thuật:
Cấu trúc câu:
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
172
현재(Hiện tại) 과거(Quá khứ) 미래(Tương lai)
동작동사 -ㄴ/는다고 하다
상태동사 -다고 하다
-았/었다고 하다
이다
-(이)라고 하다 -였다고 하다
-이었다고 하다
-(으)ㄹ거라고 하다
-겠다고 하다
Chú ý:
Ngoài cách kết thúc câu cơ bản là động từ”하다”, chúng ta có thể sử dụng các
động từ như:”말하다, 생각하다, 쓰다, 이야기 하다”để thay thế cho phù hợp với từng
hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ:
나는 그사람이 잘 못 했다고 생각해요.
(tôi nghĩ rằng người đó đã sai).
그는 병원에 다니지 않는다고 했어요.
(Anh ấy bảo không làm ở bệnh viện).
가족이 하노이에서 산다고 해요.
(Cậu ấy bảo rằng gia đình của cậu ấy sống ở Hà Nội).
그분은 사장님이라고 말해요.
(Nó bảo rằng vị đó là giám đốc).
올해 미국으로 유학을 갈 거라고 합니다.
(Cậu ấy bảo rằng năm nay cô ấy sẽ đi du học ở Mỹ).
2.2.2. Câu nghi vấn:
Cấu trúc câu:
-동사+ 냐고 하다 (묻다): Hỏi rằng.
-명사+ (이)냐고 하다 (묻다)
Ví dụ:
빌리 씨는 그 음식이 어땠냐고 했어요.
(Billy đã hỏi rằng món đó như thế nào)
그는 내 이름이 무엇이냐고 물었어요.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
173
(Cậu ấy hỏi tên tôi là gì)
혹시 김 선생님이 아니냐고 하면서 인사했습니다.
(Tôi chào hỏi có phải là thấy giáo Kim không)
2.2.3. Câu thỉnh dụ:
Cấu trúc câu:
동작동사+ 자고 하다: Rủ là, rủ rằng.
Ví dụ:
그는 내일 극장에서 영화를 보자고 해요.
(Cậu ấy rủ tôi ngày mai đi xem phim ở rạp)
헤어지자는 이유가 뭐데요?
(Lý do anh bảo chia tay là gì)
제 친구는 시험 공부하려고 도서관에 같이 가자고 했어요.
(Bạn tôi rủ tôi cùng đến thư viện để học thi)
2.2.4. Câu mệnh lệnh:
Cấu trúc câu:
동작동사+ (으)라고 하다 : Đề ngh ị rằng là,bảo rằng là.
Ví dụ:
의사는 환자에게 음식을 조심하라고 합니다.
(Bác sĩ bảo bệnh nhân hãy ăn uống cẩn thận)
어마는 집에 혼자 있으라고 했어요.
(Mẹ bảo tôi hãy ở nhà một mình)
빌리씨는 나오코에게 피곤하면 쉬라고 해요.
(Billy bảo Naoko nếu mệt thì hãy cứ nghỉ ngơi đi)
Sự khác nhau khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp trong tiếng anh và
tiếng hàn quốc:
Trong tiếng anh, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp ta phải thay đổi về
thì, đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và các tính từ chỉ thời gian, không gian.
Ví dụ:
• “I saw the school-boy here in this room”
Î She said that she had seen the school-boy there in that room that day.
• “I will read these letters now”
Î She said that she would read those letters then.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
174
Còn trong tiếng Hàn quốc, khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp ta không
phải quan tâm nhiều tới các trạng từ chỉ thời gian, không gian như trong tiếng Anh.
Chỉ có một lưu ý khi chuyển sang câu gián tiếp trong trương hợp câu trực tiếp là
hình thức mệnh lệnh, cầu khiến:
o Đối tượng tiếp nhận tân ngữ là ngôi thứ nhất thì sử dụng:”달라고 한다”
o Đối tượng tiếp nhận tân ngữ là ngôi thứ ba thì sử dụng:”주라고 한다”.
TH1:
Câu trực tiếp:
명사 +을/를 + 주십시오/주세요 (Kết thúc câu là động từ”주다”)
Î Câu gián tiếp:
주어 + 이/가 + 명사 + 을/를 + 달라고 하다
(Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ nhất)
주어 + 이/가 + 명사 + 을/를 +.에게 주라고 하다
(Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ 3)
Ví dụ:
• 민호:”이 책을 철수에게 주세요”
(Min hô: Hãy đưa cuốn sách này cho Chul Su)
Câu gián tiếp: 민호가 이 책을 철수에게 주라고 합니다
(Min hô nói hãy đưa cuốn sách này cho Chul Sul.
TH2:
Câu trực tiếp:
동사 + 아/어/여 + 주십시오/주세요 (Kết thúc câu là động từ”아/어/여 주다”)
Câu gián tiếp:
gốc động từ +아/어/여 달라고 하다
(Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ nhất)
주어 + 이/가 + 에게 + Gốc động từ + 아/어/여 주라고 하다
(Đối tượng tiếp nhận hành động là ngôi thứ ba)
Ví dụ:
Câu trực tiếp
학생:”이 문법 구조를 좀 설명해 주십시오”(Học sinh: Xin thầy hãy giải thích
thêm một chút về cấu trúc ngữ pháp này)
Câu gián tiếp 학생이 이 문법 구조를 좀 설명해 달라고 합니다.
(Học sinh đề nghị thầy giáo giải thích thêm một chút về cấu trúc ngữ pháp này)
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
175
Câu trực tiếp
철수:”부모님께 안부를 전해 주세요”
(Chul Su: Hãy chuyển lời hỏi thăm của tôi tới bố mẹ bạn)
Câu gián tiếp: 철수가 부모님께 안부를 전해 주라고 했습니다.
(Chul Su đã nói tôi chuyển lời hỏi thăm tới bố mẹ)
2.2. Rút gọn của biểu hiện trích dẫn:
Khi kết hợp với các liên kết có nhiều trường hợp ta có thể lược gọn”-고 하-
”đi.
Kiểu câu Dạng cơ bản Dạng rút gọn
Trần thuật 동사+ (으)ㄴ/는다고 하 - 동사+ (으)ㄴ/는다 -
Nghi vấn 동사+냐고 하 - 동사+냐 -
Thỉnh dụ 동사+자고 하 - 동사+자 -
Mệnh lệnh 동사+라고 하 - 동사+라 -
Ví dụ:
• 네가 간다고 하면 빌리가 좋아할거야.
(Nếu bạn bảo đến chắc Billy sẽ rất vui)
Î 네가 간다면 빌리가 좋아할거야.
• 의사가 담배 피우지 말라고 하니까 끊어야지.
(Bác sĩ bảo là không được hút thuốc nữa nen anh phải bỏ thuốc chứ)
Î 의사가 담배 피우지 말라니까 끊어야지.
• “엄마가 난 어디 가냐고 하면 말하지 말아.”
(Nếu mẹ hỏi e đi đâu thì chị đừng nói gì nhé)
Î “엄마가 난 어디 가냐면 말하지 말아.
• 나오코가 저녁 식사도 같이 하자고 하니까 저녁 먹지 말고 5시까지
약속 장소로 나와. 알았지?
(Vì Naoko đã rủ mình cùng ăn tối nên cậu đừng ăn gì cả và nhớ đến đúng hẹn lúc
5 giờ nhé.Biết chưa?)
Î 나오코가 저녁 식사도 같이 하자니까 저녁 먹지 말고 5시까지 약속
장소로 나와. 알았지?
Dạng rút gọn của”-다/냐/라/자고 해”là”-대/냬/래/재”:
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
176
Kiểu câu Dạng cơ bản Dạng rút gọn
Trần thuật 동사+(으)ㄴ/는다고
해
동사+(으)ㄴ/는대
Nghi vấn 동사+냐고 해 동사+냬
Thỉnh dụ 동사+자고 해 동사+재
Mệnh lệnh 동사+(으)라고 해 동사+(으)래
Ví dụ:
• 날씨가 좋으니까 등산을 가자고 해요.
(Họ rủ tôi đi chơi vì thời tiết đẹp)
Î 날씨가 좋으니까 들산을 가재요.
• 이번 겨울은 눈이 많이 온다고 해요.
(Họ bảo rằng mùa đông năm nay tuyết rơi nhiều)
Î 이번 겨울은 눈이 많이 온대요.
• 제주도가 아름답냐고 해요?
(Họ hỏi tôi đảo Jeju có đẹp không)
Î 제주도다 아름답냬요?
• 젊었을 때 일을 열심히 하라고 해요.
(Họ bảo khi còn trẻ hãy làm việc chăm chỉ)
Î 젊었을 때 일을 열심히 하래요.
• 화가 돈이 없다고 해서 빌려 줬어.
(Vì Hoa bảo không có tiền nên tôi đã cho cô ấy vay)
Î 화가 돈이 없대서 빌려 줬어.
2.3. Các mẫu câu liên quan đến trích dẫn gián tiếp:
Cùng với các kiểu câu trích dẫn đã được trình bày ở trên,trong tiếng Hàn cũng có
nhiều mẫu câu thể hiện ý nghĩa trích dẫn.Qua đó có thể nhận thấy trích dẫn được sử
dụng rất linh hoạt trong ngôn ngữ,đặc biệt là ngôn ngữ nói hàng ngày.Sau đây chúng tôi
xin thống kê lại một số mẫu câu có liên quan đến yếu tố trích dẫn để các bạn có thể hiểu
thêm ý nghĩa và cách sử dụng của nó.
2.3.1. Cấu trúc:”동사+다니요?”
Đây là một dạng đuôi kết thúc câu thể hiện sự bất bình,không đồng ý,sự ngạc
nhiên của người nghe đối với câu nói ngay trước của người nói rồi hỏi lại.Khi phản ứng
lại lại câu nói của người nói,người nghe trích dẫn hoàn toàn lời nói đó.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
177
Có 3 dạng cấu trúc cơ bản sau:
동작동사+ㄴ/는다니요?
상태동사+다니요?
명사+(이)라니요?
Ví dụ:
• 이렇게 큰 학교를 보고 작다니요?
(Nhìn trường học rộng như thế này mà bảo là nhỏ sao?)
• 란 씨는 학교에 자주 안 온다니요? 아까도 왔는데요.
(Cậu bảo là Lan không thường xuyên đi học á? Lúc nãy mới đến cơ mà)
• 애인 맞아요?좀 어울려 보이네요.
애인이라니요?단지 친구예요.
(Người yêu phải không? Trông đẹp đôi đấy!
Cậu bảo là người yêu á? Chỉ là bạn thôi).
Tuy nhiên 3 dạng cấu trúc trên chỉ dành cho trường hợp khi câu nói của người nói
trước là câu trần thuật.Ngoài ra,cấu trúc này cũng được sử dụng cho các kiểu câu: nghi
vấn(냐니요?),cầu khiến((으)라니요?),thỉnh dụ(자니요?).
Ví dụ:
• 그 사람은 고등학교 학생이에요?
(Người đó là học sinh cấp 3 phải không?)
고등학교 학생이냐니요?대학교 3학년이네요)
Học sinh cấp 3 á? Không,sinh viên năm thứ 3 đấy.
2.3.2. Cấu trúc:”동사+(ㄴ/는)다면서요?”
Đây cũng là một dạng câu hỏi đuôi,mang ý nghĩa trích dẫn,sử dụng để hỏi
lại,khẳng định lại thông tin mà người ta đã biết trước đó.
Dạng cấu trúc:
동작동사+(ㄴ/는)다면서요?
상태동사+다면서요?
명사+(이)라면서요?
Ví dụ:
어제 우리가 만나 뵌 분이 선생님이라면서요?
(anh bảo cái vị mà chúng ta gặp hôm qua là giáo viên phải không?)
수업이 일찍 15분 끝난다면서요?
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
178
(Cậu bảo lớp học kết thúc sớm 15 phút phải không?)
그 사람은 대학생 때 인기가 많다면서요?
(Cậu bảo khi còn là sinh viên người đó được yêu quí lắm phải không?)
2.3.3. Cấu trúc:”동사+다/라/냐/자는 말이다”
Cấu trúc này là sự kết hợp của yếu tố trích dẫn và đuôi kết thúc””,dùng để nhắc lại
nội dung đã được đề cập đến ở phía trước.Tùy vào cách kết thúc câu mà cấu trúc này lại
mang ý nghĩa là”hỏi lại”hay”kể lại”.
Dạng cấu trúc câu:
다/라/냐/자는 말이에요?/말입니까?
다/라/냐/자는 말이에요.
Ví dụ:
• 앞으로 가수가 되고 싶다는 말입니까?
(Chị bảo là sau này muốn trở thành ca sĩ á?)
• 저는 피곤하면 잠꼬대를 해요.
(Nếu mệt tớ hay ngủ mơ)
피곤하면 잠꼬대를 한다고 말이에요?
(Cậu bảo là nếu mệt thì ngủ mơ phải không?)
• 내일 저녁에 저랑 같이 음악회에 갈까요?
(tối mai đi xem ca nhạc cùng tớ đi)
모레 시험이 있는데 음악회에 가자고 말이에요?
(Ngày kia thi rồi mà lại rủ tớ đi xem ca nhạc sao?)
2.3.4. Cấu trúc:
“-다는 점에서 –다고 생각하다”(1)
“-다는 점에 대해서 –의 의견에 동의하다”(2)
Đây là dạng cấu trúc dùng khi nói để đưa ra một căn cứ của sự quả quyết,nhận xét
hay đồng ý.Yếu tố trích dẫn được sử dụng để nhắc lại quan điểm,ý kiến của người nói
trước,kết hợp với danh từ”“để tạo thành một cụm danh từ.
Ở cấu trúc (1),người nói đưa ra ý kiến riêng theo hướng logic,xuất phát từ quan
điểm khách quan ban đầu.
Ví dụ:
가족 영화는 가족의 소중함을 깨닫게 해 준다는 점에서 가치가 있다고
생가해요.
(Phim về gia đình giúp mọi người nhận thức ra tầm quan trọng của gia đình,từ đó
tôi nghĩ là có giá trị).
Ở cấu trúc (2) người nói đồng ý quan điểm của ai đó về ý kiến mà người đó đã
đưa ra.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
179
Ví dụ:
가족 영화는 가족의 소중함을 깨닫게 해 준다는 점에 대해서 Lan 씨의
의견에 동의해요.
(Tôi đồng ý với quan điểm của Lan về việc nói rằng phim về gia đình giúp mọi
người nhận thức ra tầm quan trọng của gia đình).
Yếu tố trích dẫn còn được sử dụng trong văn nói với ý nghĩa người nói muốn kéo
dài thời gian để suy nghĩ.
Dạng cấu trúc:
“-다고 할까?”
“-(이)랄까?”
Ví dụ:
그 남자 어때요?
(Người con trai đó thế nào?)
음...,뭐랄까?좋은 사람이랄까?
(uhm,nói gì nhỉ? Là người tốt chăng?)
• 결혼한 후에 그애는 어땠어?
(Sau khi kết hôn cô ấy như thế nào?)
글쎄요.성격이 좀 달라졌다고 할까?
다른 사람에 관심을 둘 줄 알게 되었어요.
(Để xem nào.Chẳng phải là tính cách hơi thay đổi sao?
Cô ấy trở nên biết quan tâm đến mọi người).
III. KẾT LUẬN
Trên đây là những nét cơ bản nhất, rõ nét, chi tiết nhất về câu trích dẫn trong tiếng
Hàn.Qua đó, chúng tôi muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan, logic về
câu trích dẫn(đặc biệt là câu trích dẫn gián tiếp). Đồng thời, chúng tôi mong rằng qua
bài nghiên cứu này,việc trích dẫn lời người khác nói bằng tiếng Hàn quốc sẽ không còn
là vấn đề khó khăn, mà ngược lại, nó sẽ trở thành công cụ hữu ích cho việc trao đổi,
giao tiếp bằng tiếng Hàn Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ điển ngữ pháp – Lý Kính Hiền, nxb văn hóa thong tin.
Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn- Lê Huy Khoa,nxb trẻ.
Sách giáo khoa Kyunghee cao cấp 1.
Bachkhoatoanthu.gov.com