Bình yên Cúc Phương

Trong cái nắng xế nhờ nhờ sắc đỏ, rừng cây vẫn thắm xanh xoa dịu đôi mắt mệt mỏi bụi đường. Vẻ khoáng đạt bao la của đại ngàn như khiến người ta vừa lạc tới một miền kì diệu, bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường ồn ã. Từ cổng rừng vào đến nơi còn hơn 20 cây số. Chúng tôi đi vào rừng bằng con đường nho nhỏ và xinh đẹp, hai bên rợp bóng cây. Có lẽ bởi người yêu rừng nên Cúc Phương đón nhận lại với một tâm hồn và không gian tươi mát. Nắng len lỏi qua tán cây đậm màu chiều, không đủ để nhảy nhót trên vai áo nhưng lưu luyến trên bờ môi, khoé mắt.

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình yên Cúc Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình yên Cúc Phương Trong cái nắng xế nhờ nhờ sắc đỏ, rừng cây vẫn thắm xanh xoa dịu đôi mắt mệt mỏi bụi đường. Vẻ khoáng đạt bao la của đại ngàn như khiến người ta vừa lạc tới một miền kì diệu, bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường ồn ã. Từ cổng rừng vào đến nơi còn hơn 20 cây số. Chúng tôi đi vào rừng bằng con đường nho nhỏ và xinh đẹp, hai bên rợp bóng cây. Có lẽ bởi người yêu rừng nên Cúc Phương đón nhận lại với một tâm hồn và không gian tươi mát. Nắng len lỏi qua tán cây đậm màu chiều, không đủ để nhảy nhót trên vai áo nhưng lưu luyến trên bờ môi, khoé mắt. Chỉ trong giây lát mà vẻ khoáng đạt bao la như khiến người ta vừa lạc tới một miền kì diệu, bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường ồn ã, bỏ lại những chiếc xe máy đầy khói và hơn một trăm cây số bụi mờ. Vài nét về Vườn Quốc gia Cúc Phương Cúc Phương - Vườn Quốc gia đầu tiên lớn nhất Việt Nam - là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa phận 3 tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá và Ninh Bình; có hệ động thực vật phong phú, đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Rừng Cúc Phương có 5 tầng đặc trưng: tầng cao nhất 50 - 60m; tầng giữa chủ yếu có loại cây gỗ tán; tầng thấp phần nhiều là cây bụi và thảm tươi. Có khoảng 2.000 loài thực vật với nhiều loài cây to khổng lồ như chò xanh, chò chỉ, sấu cổ thụ... Đặc biệt, có cây chò khổng lồ (khoảng 20 người dang tay nắm nối nhau mới vòng quanh hết gốc) và trên đỉnh núi cao còn có loài cây gỗ Kim Giao rất quý hiếm. Cúc Phương có 1.800 loài động vật, trong đó có 64 loài có xương sống, 137 loài chim, 36 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng Ngoài ra, Cúc Phương còn có nhiều hang động đẹp như động Người Xưa, động Trăng Khuyết... Chiều Cúc Phương lung linh là thế, vậy mà chỉ nửa tiếng sau cả thiên nhiên và con người đều như sang trang mới. Con đường vào rừng bao phủ bởi vòm cây nhiều tán. Trời tối nhanh đến mức tưởng như chỉ vừa mới kịp khẽ chớp mắt. Màu đen bao phủ, tiếng chim hót thưa dần rồi thay bằng vô khối âm thanh quen, lạ đầy âm hưởng núi rừng. Những khúc ngoặt cũng nhiều hơn theo dốc lên dốc xuống. Chiếc xe cùng những con người chưa một lần đặt chân tới nơi này vẫn lướt nhanh trong tiếng còi đơn lẻ. Chúng tôi hát, tiếng hát nhỏ bé nhưng âm vang giữa núi rừng, giữa cái lạnh của gió, của sương, của lá và đất đang hoà quyện. Đường vào rừng xa hơn tôi nghĩ, chỉ đôi khi có ánh sáng từ một chiếc xe ngược chiều hay ánh xanh rực bé nhỏ của đôi đom đóm. Những người bạn đến sớm đã kịp ấm mình trong căn phòng gỗ nhỏ giản đơn, mộc mạc. Ánh đèn điện của khu nhà lọt giữa rừng không đủ bừng sáng mà chỉ thổi lên sự sống. Anh quản rừng vui vẻ tiếp đón những người bạn cũ, nụ cười cũng mộc như rừng cây, và cái hồ hởi quen quen lạ lạ trong anh đang bộc bạch rõ trên khuôn mặt, trong cả từng cử chỉ của con người dấu tuổi xuân trong đất, trong mưa, trong tán lá... Cúc Phương đặc biệt, đặc biệt từ nồi cơm 3 phút tới cái lạnh giữa ngày đông buốt giá, những nụ cười núi rừng rạng rỡ, những câu chuyện bình dị, tất cả đều chân thành đến khó quên! Đêm Cúc Phương, chúng tôi ngồi ở ban công gỗ giữa xung quanh là rừng. Trời mưa lất phất, chén trà cúc ngọt nơi cổ họng, thơm thơm trong câu chuyện bạn bè. Rừng ôm người vào lòng như nhận lại cho mình đứa con xa nhà vừa mới trở về. Mùi gỗ trầm hương, đinh tử hương cùng hồi, quế phảng phất từ chiếc lư nhỏ trong ánh nến vàng óng như mật. Gió nhè nhẹ, không đủ làm tắt nến, chỉ khiến gỗ thêm thơm, câu chuyện dài thêm đượm. Mặt trời bừng sáng, Cúc Phương thay áo mới! Từng đàn, từng đàn bướm nhỏ không ngại ngần quấn bước chân. Đầu tiên là bướm vàng, sau đó là bướm trắng và rồi muôn loài bướm, muôn sắc màu cứ dập dìu dẫn lối người đi. Rừng ve vuốt mắt người, đánh thức đôi tai bằng tiếng ríu ran từ vòm lá, để rồi người như muốn quên lối về mà đắm mình trong mật ngọt thuần khiết của rừng Cúc Phương. Đào Cúc Phương thắm đỏ, những cánh mỏng manh khẽ khàng bung ra trong nắng sớm. Chúng tôi đi, đi mãi, mải miết đắm say trong vẻ đẹp thiên nhiên đã khéo léo trau chuốt. Gió ru nắng ngủ, bởi thế nắng vẫn rực lên mà cả không gian mát lạnh đầy sảng khoái. Bao lo toan và mệt mỏi đều tan ra cùng muôn màu sắc xinh tươi, và rồi cuối cùng lại nhẹ bẫng trong cái mộc mạc nhẹ nhàng của căn phòng gỗ sẫm. Đi xa rồi mà Cúc Phương vẫn bình yên trong một góc tâm hồn, để rồi lưu luyến, rồi nhớ thương, và hẹn mùa sau trở lại!
Tài liệu liên quan