Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc đổi mới toàn diện nhà trường phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2015

TÓM TẮT Nội dung bài viết muốn nhấn mạnh một trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông trong xu thế của giáo dục hiện nay, đó chính là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL). 1. Bài viết đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông, những hạn chế về thời lượng và những bất cập về nội dung của chương trình hiện nay. 2. Từ những bất cập nêu trên tác giả bài viết đề xuất xây dựng khung chương trình về nội dung bồi dưỡng, tu nghiệp cho giáo viên hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phổ thông.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc đổi mới toàn diện nhà trường phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG VIỆC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 NGUYỄN THÀNH PHÁT (*) TÓM TẮT Nội dung bài viết muốn nhấn mạnh một trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông trong xu thế của giáo dục hiện nay, đó chính là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL). 1. Bài viết đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông, những hạn chế về thời lượng và những bất cập về nội dung của chương trình hiện nay. 2. Từ những bất cập nêu trên tác giả bài viết đề xuất xây dựng khung chương trình về nội dung bồi dưỡng, tu nghiệp cho giáo viên hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường phổ thông. ABSTRACT The article underlines the importance of raising the qualifications of the teaching staff doing educational activities outside classroom in reaching the target of formal education in the current trends in education. 1. The article evaluates accurately the qualifications of the teachers doing educational activities outside classroom at primary and secondary schools, and the weaknesses of the current curriculum regarding to time and the contents. 2. To improve the above weaknesses, the author suggested setting up a benchmark for extra training courses for the teachers doing educational activities outside classroom at primary and secondary schools. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những yếu tố giúp học sinh năng động, sáng tạo hơn và hình thành những kĩ năng trong đời sống hàng ngày là những hoạt động tập thể có nội dung cụ thể sau giờ học. Mỗi cá nhân học sinh đều có những nét riêng biệt về thể chất, tình cảm, năng khiếu, sở trường Vì vậy trong quá trình giáo dục và đào tạo chúng ta không thể bỏ qua yếu tố phát huy năng lực riêng của từng cá nhân học sinh, có như vậy học sinh mới thấy thực sự được tôn trọng và thích thú khi đến trường. Bộ môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) đưa vào trường phổ thông bước đầu tạo điều kiện cho học sinh phát huy những năng lực sẵn có của các em. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, tại các trường phổ thông gặp không ít khó khăn về nguồn nhân lực chuyên cho bộ môn, số tiết sắp xếp trong thời khoá biểu hạn hẹp nên không chuyển tải hết nội dung hoạt động. Do đó, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hoạt động ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết. 2. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (*) NCS, Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Q.10, TP.HCM 2.1. Thực trạng việc giảng dạy HĐNGLL tại các trường phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh Từ năm học 2008-2009 bộ môn HĐNGLL đã triển khai thực hiện đồng loạt từ lớp 6 đến lớp 12, nhưng thực trạng giảng dạy có nhiều bất cập: - Phần lớn giáo viên đảm trách bộ môn HĐNGLL là giáo viên chủ nhiệm lớp chưa qua đào tạo bộ môn, nhiều giáo viên lớn tuổi không phù hợp với đặc điểm của chương trình. Do chưa được đào tạo bài bản nên nhận thức, kĩ năng, của đội ngũ giáo viên đảm nhiệm bộ môn HĐNGLL mờ nhạt. Phần lớn giáo viên chủ nhiệm buộc phải nhận giảng dạy thêm bộ môn này nên thời gian làm giáo án tăng thêm, việc giảng dạy thực sự miễn cưỡng, giáo viên dạy chỉ nhằm để đối phó với các cấp quản lí. - Từ năm học 2002-2003 số tiết trong phân phối chương trình là 1 tiết /tuần, đến năm học 2008 - 2009 số tiết phân phối trong chương trình là 2 tuần/1 tiết sắp xếp trong giờ chính khoá, bình quân cứ cách một tuần có một tiết dạy, nên việc xếp thời khoá biểu tại trường gặp nhiều hạn chế, chỉ đạo bộ môn còn yêu cầu giờ hoạt động phải tích hợp giáo dục hướng nghiệp, nội dung HĐNGLL có thể tích hợp sang thực hiện ở Hoạt động tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp[6; tr.1]... nên việc chuyển tải nội dung theo yêu cầu của chương trình khó mà thực hiện được, giờ hoạt động chỉ làm cho có, chiếu lệ nên chưa đi sâu rèn kĩ năng, phát huy tính tổ chức và sáng tạo của học sinh. Thậm chí có giáo viên sử dụng tiết HĐNGLL để sinh hoạt chủ nhiệm, giảng dạy môn khác cho kịp chương trình, phụ đạo học sinh yếu kém, làm hồ sơ, v.v. - Nội dung chương trình, chủ điểm tháng của các lớp trong từng cấp học giống nhau, hướng dẫn các hoạt động bị lặp đi lặp lại làm cho học sinh và giáo viên nhàm chán Chỉ có những hoạt động chủ điểm tổ chức với qui mô cấp quận, trường hoặc khối lớp mới thu hút được sự tham gia của giáo viên và học sinh. 2.2. Đề xuất xây dựng đội ngũ giáo viên HĐNGLL ở trường phổ thông Xây dựng đội ngũ giáo viên bộ môn HĐNGLL trong trường phổ thông đi đôi với những biện pháp chính sách cụ thể: Đối với các cơ sở giáo dục: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ học tập, liên tục tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, rèn luyện ý thức giáo viên trong bộ môn HĐNGLL. Đảm bảo cơ bản đội ngũ giáo viên phải đạt chuẩn kĩ năng ở từng cấp học và có chuẩn cụ thể đánh giá học sinh trong việc tham gia các hoạt động theo yêu cầu của nhà trường. Nên chú trọng nhiều hơn nữa việc đào tạo mới và thực hiện giáo viên chuyên của bộ môn HĐNGLL trong nhà trường, từng bước không để giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm bộ môn này, nguồn nhân lực thay cho giáo viên chủ nhiệm sẽ lấy từ cán bộ Đoàn – Đội hoặc những giáo viên yêu thích các hoạt động ngoài giờ của học sinh. Vấn đề này cần phải được triển khai trên cả hai phương diện: từ các cấp lãnh đạo quản lí và từ sự chủ động, tình nguyện của cán bộ, giáo viên. Song song với việc đào tạo mới, việc đào tạo lại, bổ sung kĩ năng nghiệp vụ cho giáo viên bộ môn này là việc làm cần thiết trước mắt, qua đó sắp xếp lại lực lượng lao động hiện có trong ngành phù hợp với chuyên môn tay nghề đảm bảo cho nhà trường có những HĐNGLL thực sự hiệu quả phối hợp tốt ba môi trường Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Đối với trường sư phạm đào tạo giáo viên: từ năm học 2002 – 2003 bộ môn HĐNGLL đã đưa vào trường Trung học giảng dạy và trở thành một môn trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng nội dung giảng dạy sinh viên trong các trường sư phạm hiện nay chưa có bộ môn này. Sinh viên ở các trường sư phạm chỉ được dạy một số học phần về công tác chủ nhiệm hoặc công tác Đoàn – Đội, còn các kĩ năng và kiến thức về môn HĐNGLL tuyệt nhiên không được trường sư phạm giảng dạy. Sinh viên rất cần được đào tạo các kĩ năng sư phạm, để sau khi ra trường sinh viên không chỉ trở thành người giáo viên đứng lớp mà còn trở thành nhà tư vấn để dìu dắt, uốn nắn học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Còn nhiều vấn đề khác nữa chưa được dạy cho sinh viên trong trường sư phạm như: các phương pháp đánh giá, kiểm tra, tìm hiểu trẻ bằng trắc nghiệm khách quan, tự luận; kĩ năng tổ chức lớp học; kĩ năng dã ngoại; kĩ năng sống; tổ chức các HĐNGLL Để làm tốt công việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đòi hỏi các trường sư phạm cần phải sắp xếp lại chương trình cho phù hợp với hoạt động của giáo dục phổ thông đang có nhiều thay đổi, để khi đi dạy giáo viên đã được trang bị đầy đủ trình độ chuyên môn và những phẩm chất cơ bản của nhà sư phạm trong xu thế mới. 2.3. Đề xuất xây dựng khung chương trình về nội dung bồi dưỡng, tu nghiệp cho giáo viên HĐNGLL Giáo dục phổ thông của chúng ta hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyết mà coi nhẹ phát triển kĩ năng, cách giáo dục này tạo cho học sinh dù được trang bị nhiều lí thuyết kiến thức nhưng trước một khó khăn chỉ rất nhỏ, học sinh cũng không biết xử lí tình huống, không biết áp dụng kiến thức học được từ nhà trường và đó là nguyên nhân dẫn đến sự mất tự tin trong cuộc sống và dễ bị cái xấu cám dỗ lợi dụng. Người hướng dẫn và tư vấn tâm lí cho các em hữu hiệu nhất trong nhà trường đó là giáo viên HĐNGLL vì vậy người giáo viên này ngoài phẩm chất đạo đức chính trị nhất định, còn phải có những kĩ năng cần thiết để huấn luyện, dẫn dắt học sinh. Sau đây tôi đề xuất xây dựng khung chương trình về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ HĐNGLL cho giáo viên trường Trung học như sau: Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ HĐNGLL: - Cung cấp các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bộ môn HĐNGLL cho người học, qua đó có thể tham gia hoạt động và giảng dạy tại trường Trung học. - Học viên sẽ được tập huấn các kĩ năng trong công việc như: soạn giảng, tổ chức các hoạt động tập thể, kĩ năng sống, tổ chức các câu lạc bộ học sinh, phòng tham vấn học đường, hướng dẫn học sinh tham quan, thực hiện công tác xã hội... - Mục tiêu của môn học nhằm đào tạo giáo viên chuyên trách cho các HĐNGLL của các trường trung học. - Số đơn vị học trình/ Số tín chỉ: 10 đơn vị học trình (150 tiết) được chia ra như sau: 50-60-40 (Lí thuyết; Bài tập, thực hành; Thực tập thực địa ) Các vấn đề trọng tâm cần bồi dưỡng : STT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU THỰC HIỆN 1 Hướng dẫn soạn giảng các tiết HĐNGLL theo chương trình của Bộ Giáo dục Nghiên cứu chương trình và hướng dẫn soạn giảng giáo án HĐNGLL theo chương trình Trung học của Bộ Giáo dục Thực hành soạn giảng , thuyết trình, tổ chức thực hiện giáo án trong lớp học . 2 Kĩ năng sống và hoạt động tư vấn tâm lí. Các nguyên tắc tư vấn tâm lí, huấn luyện các kĩ năng sống cho học sinh Tìm hiểu thực hành và thuyết trình theo nhóm 3 Tổ chức các hoạt động cho học sinh và huấn luyện kĩ năng cho học viên Tổ chức các hoạt động trò chơi, hội thi, câu lạc bộ, lao động công ích, tham quan, giáo dục truyền thống, TDTT, múa hát tập thể, Sử ca học đường, hoạt động xã hội, trò chơi dân gian Huấn luyện kĩ năng xếp giấy nghệ thuật, cắt dán, thuyết trình tổ chức các hoạt động, hát sử ca... 4 Thực hành thực địa Giới thiệu các danh thắng, di tích lịch sử, công trình kiến trúc, tôn giáo, viện bảo tàng của thành phố. Tổ chức tham quan cắm trại, điền dã, thực tập tại trường phổ thông Học viên tham gia thực hành, thực tế Thời lượng tổ chức giảng dạy học tập: Lịch trình chung: (Ghi tổng số tiết cho mỗi cột) CHƯƠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY MÔN HỌC Tổng Thuyết trình Thực hành, thí nghiệm, điền dã, Tự học, tự nghiên cứu Lí thuyết Bài tập Thảo luận, thuyết trình Chương 1 15 15 30 Chương 2 15 20 35 Chương 3 20 25 45 Chương 4 40 40 Đánh giá kết quả học tập: STT Hình thức đánh giá Trong số 01 02 03 Đánh giá thảo luận, thuyết trình theo nhóm. Làm bài kiểm tra tập trung cuối kì. Hoạt động thực địa. 30% 40% 30% Đơn vị tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên: - Đối với giáo viên các trường Trung học phổ thông: Phòng Giáo dục chuyên nghiệp – Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của Sở Giáo dục và Đào tạo. - Đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở: Trường Bồi dưỡng giáo dục của các quận, huyện. - Dành cho tất cả giáo viên và sinh viên các ngành có quan tâm đến bộ môn HĐNGLL: Khoa Đào tạo tại chức và Tu nghiệp giáo viên trường Đại học Sài Gòn . 3. KẾT LUẬN Xây dựng đội ngũ giáo viên HĐNGLL bậc Trung học ở thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng cao nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện nhà trường giai đoạn 2009 – 2015 là việc làm có ý nghĩa quan trọng trước mắt và lâu dài, vì vậy phải có nhiều giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, về chính sách, về chương trình, về nghiên cứu khoa học giáo dục... để ngành giáo dục có những giáo viên biết tổ chức tốt các HĐNGLL, giúp học sinh ngày càng năng động và sáng tạo. Trong giai đoạn đang phát triển của đất nước, muốn đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, giáo dục phải hình thành những nhân cách sáng tạo thực sự cho các thế hệ học sinh. Các giải pháp vừa nêu trên phải mang tính đồng bộ của các cơ quan quản lí nhà nước và các đơn vị cơ sở giáo dục mới tạo được sức mạnh tổng hợp, để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên HĐNGLL phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2008), Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam, Dự thảo lần thứ 14 – Hà Nội 2008. 2. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở chu kỳ III (2004-2007) môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Tài liệu lưu hành nội bộ Dự án hỗ trợ giáo dục do Uỷ ban châu Âu tài trợ. 3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở chu kì III (2004-2007) quyển 2 môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2008), Chương trình Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp khối Trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Hải Châu và nhóm biên soạn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở - Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Sở Giáo dục – Đào tạo (2008), Hướng dẫn tổ chức thực hiện Hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp trung học cơ sở, Công văn số 962/GDTH-TrH ngày 15/9/2008. 7. UNESCO (2004), Tài liệu tập huấn kĩ năng sống, lưu hành nội bộ.
Tài liệu liên quan