Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí qua việc tổ chức dạy học theo góc - Một hiệu quả kép trong quá trình đào tạo sinh viên

Tóm tắt. Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là một phương pháp rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Để vận dụng được nó một cách hiệu quả, đòi hỏi các sinh viên sư phạm vật lí cần hình thành được năng lực vận dụng PPTN cho bản thân ngay trong quá trình học tập ở trường đại học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc để bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí qua việc tổ chức dạy học nội dung kiến thức “định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 nâng cao, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí. Các kết quả thực nghiệm sư phạm thu được khẳng định: thông qua tổ chức dạy học theo góc đã nâng cao được năng lực vận dụng PPTN của sinh viên sư phạm vật lí, đồng thời sinh viên cũng tiếp thu được chính phương pháp dạy học theo góc - một cách tiếp cận hiệu quả trong quá trình đào tạo.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí qua việc tổ chức dạy học theo góc - Một hiệu quả kép trong quá trình đào tạo sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 63-74 This paper is available online at BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC - MỘT HIỆU QUẢ KÉP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO SINH VIÊN Phùng Việt Hải1, Đỗ Hương Trà2 1Khoa KHTN và CN, Trường Đại học Tây Nguyên 2Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phương pháp thực nghiệm (PPTN) là một phương pháp rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Để vận dụng được nó một cách hiệu quả, đòi hỏi các sinh viên sư phạm vật lí cần hình thành được năng lực vận dụng PPTN cho bản thân ngay trong quá trình học tập ở trường đại học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc để bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí qua việc tổ chức dạy học nội dung kiến thức “định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 nâng cao, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí. Các kết quả thực nghiệm sư phạm thu được khẳng định: thông qua tổ chức dạy học theo góc đã nâng cao được năng lực vận dụng PPTN của sinh viên sư phạm vật lí, đồng thời sinh viên cũng tiếp thu được chính phương pháp dạy học theo góc - một cách tiếp cận hiệu quả trong quá trình đào tạo. Từ khóa: Dạy học theo góc, phương pháp thực nghiệm, bồi dưỡng. 1. Mở đầu Các kiến thức vật lí ở bậc phổ thông chủ yếu được xây dựng bằng con đường thực nghiệm, do đó phương pháp thực nghiệm (PPTN) có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng kiến thức của học sinh. Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay cho thấy rằng, PPTN vẫn chưa được các giáo viên (GV) vật lí vận dụng một cách phổ biến hoặc vận dụng chưa đúng quy trình, làm hạn chế việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình dạy học. Để có thể vận dụng một cách có hiệu quả, người GV vật lí cần phải có năng lực tổ chức bài học theo PPTN. Điều đó đòi hỏi trong quá trình học tập các học phần phương pháp dạy học bộ môn, sinh viên không chỉ nắm vững, hiểu sâu PPTN về mặt lí thuyết mà còn phải được quan sát, thực hành và trải nghiệm một cách thấu đáo. Ngày nhận bài: 09/08/2013. Ngày nhận đăng: 18/01/2014. Liên hệ: Phùng Việt Hải, e-mail: viethai8090@gmail.com. 63 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Với ưu điểm nổi bật là luôn xem xét vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, tạo ra sự đa dạng trong cách thức thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng sự cá thể hóa trong hoạt động học tập, góp phần học sâu, dạy học theo góc (DHTG) sẽ là giải pháp hiệu quả cho việc bồi dưỡng năng lực vận dụng PPTN trong dạy học vật lí của sinh viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí Theo [4], một bài học vật lí theo PPTN gồm các giai đoạn sau: 1. Đề xuất vấn đề nghiên cứu 2. Xây dựng giả thuyết (dự đoán) 3. Rút ra hệ quả 4. Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm tra 5. Ứng dụng kiến thức. Trong quá trình trên, các giai đoạn 1, 2 và 4 đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh, do đó GV có thể bồi dưỡng và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình dạy học. 2.1.1. Thực trạng việc vận dụng PPTN trong dạy học môn vật lí - Ở trường sư phạm: PPTN chủ yếu được giới thiệu một cách tổng quát trên phương diện lí thuyết trong học phần Lí luận dạy học vật lí hoặc Tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí [6]. Trên phương diện thực hành, SV được vận dụng phương pháp trên trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, nó thường áp dụng cho một bài học cụ thể và chỉ được GV nhận xét, điều chỉnh khi SV đã thực hiện xong bài dạy. Do đó, sự điều chỉnh còn chưa mang tính kịp thời, gây tác động không nhỏ đến việc hình thành kĩ năng vận dụng PPTN một cách chắc chắn ở mỗi sinh viên. - Ở trường phổ thông: Việc thiếu các thí nghiệm phục vụ dạy học, kĩ năng thí nghiệm còn hạn chế, tâm lí “ngại” làm thí nghiệm của một số giáo viên làm cho tình trạng “dạy chay - học chay” trong các tiết học vật lí vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, việc dạy học quá “phụ thuộc” vào sách giáo khoa đã làm cho việc sử dụng thí nghiệm đôi khi chỉ đơn giản là trình diễn thí nghiệm mà chưa thể vận dụng một cách đầy đủ nhất các giai đoạn của PPTN và các tác dụng của nó đối với HS. 2.1.2. Đề xuất giải pháp bồi dưỡng PPTN cho sinh viên trong dạy học vật lí Để có thể hình thành cho SV sư phạm vật lí kĩ năng vận dụng PPTN một cách bền vững, đòi hỏi ngoài việc được trang bị về mặt lí thuyết của PPTN, SV phải được quan sát, áp dụng và thực hành trải nghiệm. Cụ thể là: - SV thiết kế kế hoạch bài học cụ thể áp dụng PPTN. - SV phân tích, đánh giá một kế hoạch bài học cho trước áp dụng PPTN. - SV dạy một bài học áp dụng PPTN. - SV quan sát một tiết học vật lí áp dụng PPTN của một giáo viên. 64 Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí... Ở cuối mỗi hoạt động đó, GV cần góp ý và điều chỉnh cho SV để có thể kiểm soát được tính làm chủ dần dần kĩ năng vận dụng PPTN của SV. 2.1.3. Dạy học theo góc và việc bồi dưỡng PPTN cho sinh viên trong dạy học vật lí - Khái niệm về dạy học theo góc Dạy học theo góc (Working with areas) là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung trong học tập theo các phong cách học khác nhau [1]. Như vậy, quan trọng nhất trong tổ chức DHTG đối với các GV là lựa chọn được các nội dung dạy học phù hợp và xây dựng được các nhiệm vụ (các góc học tập) phải đảm bảo tương đối độc lập nhau, phải đa dạng để cùng hướng tới giải quyết một nhiệm vụ học tập chung. - Các giai đoạn dạy học theo góc Tiến trình dạy học theo góc có thể thực hiện qua các giai đoạn: Hình 1. Sơ đồ các giai đoạn tổ chức DHTG [1] - Vận dụng dạy học theo góc để bồi dưỡng PPTN cho sinh viên sư phạm vật lí Từ ý tưởng trên, quá trình bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho sinh viên sư phạm vật lí thông qua tổ chức dạy học theo góc được thể hiện qua kiến thức “Định luật 65 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Boyle - Mariotte” - bài 45, Vật lí lớp 10 nâng cao. Các nội dung chính trong các giai đoạn: + Giai đoạn 1: Chọn nội dung dạy học, số góc, tên góc Số góc: 04, gồm góc 1: Phân tích, góc 2: Áp dụng, góc 3: Trải nghiệm, góc 4: Quan sát. + Giai đoạn 2: Thiết kế kế hoạch bài học * Thiết kế nhiệm vụ mỗi góc Tên góc Nhiệm vụ Thiết bị, đồ dùng Góc 1: Phân tích - Nghiên cứu một giáo án (GA) (kế hoạch bài dạy) bài định luật Boyle - Mariotte - Vật lí 10 NC cho sẵn; - Thảo luận, nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu một GA dạy học theo PPTN. - 01 giáo án cho trước bài 45 - “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC. - Phiếu học tập, giấy A0, bút viết bảng, đế dính có nam châm từ; - SGK Vật lí 10 NC, sách giáo viên; giáo trình lí luận dạy học vật lí. Góc 2: Áp dụng Nhóm soạn một GA bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” theo phương pháp thực nghiệm (dựa trên các giáo án mỗi cá nhân đã chuẩn bị trước). - Phiếu học tập, máy vi tính. - SGK Vật lí 10 NC, sách giáo viên; giáo trình lí luận dạy học vật lí. Góc 3: Trải nghiệm Dạy mục 1,2, bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC theo PPTN. - Bộ thí nghiệm Định luật Boyle - Mariotte; - SGK Vật lí 10 NC, sách giáo viên; - Giáo án bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” của mỗi cá nhân Góc 4: Quan sát Quan sát một đoạn băng dạy học mẫu trích đoạn bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” theo PPTN, từ đó nhận xét, đánh giá về trích đoạn, đồng thời điều chỉnh giáo án đã soạn cho phù hợp. - Video dạy bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC (thuộc chương trình tập huấn giáo viên THPT năm 2007 của bộ GD và ĐT), Tivi + đầu máy chiếu Video hoặc máy vi tính. - Phiếu học tập; giấy A0, bút viết bảng, đế dính có nam châm từ; 66 Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí... * Phiếu học tập tương ứng cho mỗi góc Nhóm:. . . PHIẾU HỌC TẬP Góc 1 - Góc Phân tích (30 phút) a. Mục tiêu: Nghiên cứu một GA bài định luật Boyle - Mariotte - Vật lí 10 NC cho sẵn, từ đó thảo luận, nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu một giáo án theo PPTN. b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm. c. Nhiệm vụ của sinh viên: - Trên cơ sở cá nhân nghiên cứu SGK, SGV Vật lí lớp 10 NC bài 45 - Định luật Boyle - Mariotte để xác định mục tiêu, nội dung cần dạy. - Ôn tập lí luận về dạy học một định luật theo PPTN từ giáo trình. - Nghiên cứu GA được cung cấp, đối chiếu với lí luận (và GA của cá nhân đã chuẩn bị trước), từ đó nhận xét về GA cho sẵn trong việc áp dụng PPTN về các tiêu chí (tính đầy đủ của các giai đoạn; mức độ áp dụng trong mỗi giai đoạn; mức độ tham gia của HS trong các hoạt động; mục tiêu bài học; phân chia hoạt động và thời gian tương ứng). - Đề xuất những bổ sung cho GA. d. Sản phẩm và trình bày: - Các ý kiến nhận xét về GA cho sẵn và những đề xuất bổ sung. - Trình bày kết quả trước lớp. Nhóm:. . . PHIẾU HỌC TẬP Góc 2 - Góc Áp dụng (30 phút) a. Mục tiêu: Soạn một GA bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC theo phương pháp thực nghiệm. b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm; Kĩ thuật dạy học: Khăn phủ bàn c. Nhiệm vụ: - Cá nhân nghiên cứu SGK, SGV Vật lí lớp 10 NC bài 45 - Định luật Boyle - Mariotte để xác định mục tiêu, nội dung cần dạy. - Ôn tập lí luận về dạy học một định luật theo PPTN từ giáo trình. - Làm việc nhóm để soạn thảo GA bài “”Định luật Boyle - Mariotte” theo PPTN với các tiêu chí: + Mục tiêu (kiến thức, KN, thái độ) + Chuẩn bị (của GV và HS) + Phân chia các hoạt động và hình thức, thời gian tổ chức tương ứng + PPTN và mức độ vận dụng. + Tiến trình dạy học cụ thể. d. Sản phẩm và trình bày: - GA bài học của nhóm. - Trình bày được các kết quả đó trước lớp. 67 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Nhóm:. . . PHIẾU HỌC TẬP Góc 3 - Góc trải nghiệm (30 phút) a. Mục tiêu: Dạy mục 1,2, bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC theo PPTN. b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm; c. Nhiệm vụ của sinh viên: - Căn cứ vào GA đã soạn thảo của cá nhân, nhóm cử một đại diện thực hành dạy học mục 1, 2 bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí lớp 10 NC. - Các SV khác trong nhóm đóng vai trò học sinh và đóng vai trò người dự giờ để dõi bài học, ghi chép quá trình tổ chức dạy học về: (nội dung, phương pháp, mức độ vận dụng PPTN, sử dụng phương tiện (thí nghiệm), tổ chức các hoạt động chủ yếu của GV và HS, sử dụng câu hỏi, quản lí thời gian...). - Thảo luận và nhận xét giờ dạy trích đoạn bài học. - Cá nhân đối chiếu, chỉnh sửa GA cho phù hợp. d. Sản phẩm và trình bày: - Nhận xét, góp ý của các thành viên trong nhóm. - GA trích đoạn của nhóm đã điều chỉnh. - Trình bày được các kết quả đó trước lớp (nếu là góc ở vòng cuối). Nhóm:. . . PHIẾU HỌC TẬP Góc 4 - Góc quan sát (30 phút) a. Mục tiêu: Quan sát một đoạn băng dạy học mẫu trích đoạn bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” theo PPTN, từ đó nhận xét về trích đoạn, đồng thời điều chỉnh giáo án cá nhân đã soạn cho phù hợp. b. Hình thức làm việc: cá nhân, nhóm Kĩ thuật dạy học: Khăn phủ bàn c. Nhiệm vụ của sinh viên: - SV quan sát một trích đoạn dạy học bài 45 “Định luật Boyle - Mariotte” - Vật lí 10 NC theo PPTN được GV cung cấp qua máy tính. - Cá nhân ghi chép quá trình tổ chức dạy học, từ đó nhận xét theo các tiêu chí (nội dung, phương pháp, mức độ vận dụng PPTN, sử dụng phương tiện (thí nghiệm), tổ chức các hoạt động chủ yếu của GV và HS, sử dụng câu hỏi, quản lí thời gian..., kết quả học tập của HS). Mỗi cá nhân ghi vào mép xung quanh giấy A0. - Thảo luận nhóm để nhận xét giờ dạy, ghi kết quả chung vào phần giữa tờ giấy. - Cá nhân chỉnh sửa GA của mình (hoặc nhóm mình) cho phù hợp. d. Sản phẩm và trình bày: - Bản nhận xét kết quả quan sát trích đoạn bài học của nhóm. - Những điều chỉnh và GA của mỗi cá nhân (hoặc nhóm) so với GA đã soạn ban đầu. 68 Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí... 2.1.4. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả - Thời gian, đối tượng, địa điểm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên sinh viên sư phạm vật lí năm thứ 4, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí phổ thông, trường đại học Tây Nguyên. Thời lượng và thời điểm tiến hành: Giờ học thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 150 phút (3 tiết học) vào tháng 9 năm 2012. - Cách thức tiến hành Lớp thực nghiệm (TN) bao gồm 32 SV, chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 góc học tập. Lớp TN được tổ chức học bằng phương pháp dạy học theo góc. Lớp đối chứng (ĐC) gồm 32 SV; lớp ĐC được tổ chức học theo phương pháp thông thường (Soạn giáo án và dạy trước lớp, thảo luận, nhận xét). Các SV trong hai nhóm được chọn một cách ngẫu nhiên và trình độ tương đương (thông qua bảng điểm kết quả năm thứ 3). Cả 2 lớp đều do người nghiên cứu trực tiếp giảng dạy. Các giờ học đều được quan sát và ghi hình. Kết quả về sự hình thành kĩ năng vận dụng PPTN của SV hai lớp được đánh giá thông qua Bảng đánh giá Kĩ năng thiết kế bài học (bảng 1) và Bảng đánh giá Kĩ năng tổ chức dạy học (bảng 2). Tiếp đó, tiến hành thu thập các thông tin phản hồi của lớp TN về các nội dung liên quan đến các hoạt động mà họ vừa được trải nghiệm (phương pháp DHTG) thông qua bảng hỏi để bước đầu đánh giá tác dụng kép của tác động sư phạm (bảng 3). - Kết quả thực nghiệm và đánh giá Việc đánh giá hiệu quả của tác động đến các nhóm được tiến hành cụ thể như sau: Kĩ năng thiết kế bài học được đánh giá trên sản phẩm là bản kế hoạch một bài học cụ thể vận dụng PPTN mà các nhóm sinh viên soạn thảo nộp vào cuối học phần. Kĩ năng tổ chức dạy học được đánh giá trên bài dạy của đại diện mỗi nhóm (với lớp TN) và 4 đại diện tốt nhất của lớp ĐC. Kết quả TNSP của hai lớp được thể hiện cụ thể: Bảng 1. Điểm đánh giá kĩ năng thiết kế bài học áp dụng PPTN (N: Nhóm) Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng N1 N2 N3 N4 N1’ N2’ N3’ N4’ Tiêu chí 1. Mục tiêu 3 2,5 2,7 3,0 2,5 2,4 2,6 2,8 2,5 Tiêu chí 2. Chuẩn bị phương tiện gồm: Thí nghiệm, phiếu học 3 2,6 2,3 2,8 2,2 2,4 2,6 2,7 2,4 Tiêu chí 3. Vận dụng PPTN 3 2,8 2,8 3,0 2,6 2 2,4 2,2 1,5 Tiêu chí 4. Mức độ vận dụng PPTN ở từng giai đoạn 8 6 6,9 7,8 6,6 4,5 3,5 4 4,6 Tiêu chí 5. Phân bố thời gian, đánh giá, củng cố 3 2,5 2,6 2,9 2,5 2,5 2,0 2,3 2,2 TB tổng cộng (TB Tổng) 20 16,4 17,3 19,5 16,4 13,8 13,1 14,0 13,2 69 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Bảng 2. Điểm đánh giá kĩ năng tổ chức bài học áp dụng PPTN Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đánh giá Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng N1 N2 N3 N4 N1’ N2’ N3’ N4’ Tiêu chí 1. Sử dụng phương tiện 4 3,5 3,3 3,8 3,6 3,4 3,7 3,6 3,2 Tiêu chí 2. Vận dụng đầy đủ các giai đoạn PPTN 2 1,6 1,6 2,0 1,2 1,2 0,8 1,2 1,2 Tiêu chí 3. Mức độ vận dụng PPTN ở từng giai đoạn 10 7,8 7,5 9,5 8,6 6,0 5,5 7,8 6,5 Tiêu chí 4. Thời gian, đánh giá, củng cố 4 3,5 3,0 3,8 3,6 3,0 2,6 2,8 3,3 TB tổng cộng (TB Tong) 20 16,4 15,4 19,1 17,0 13,6 12,6 15,4 14,2 Bảng 3. Kết quả phản hồi về phương pháp tổ chức (DHTG) của sinh viên lớp TN Câu hỏi Phương án lựa chọn Số lựa chọn(32 SV) Tỉ lệ chọn (%) 1. Bạn đã được học các bài học theo phương pháp này chưa? Chưa bao giờ 32 100 Hiếm khi 0 0 Thỉnh thoảng 0 0 Thường xuyên 0 0 2. Học theo phương pháp này bạn thấy Rất hứng thú 26 81,3 Hứng thú 4 12,5 Bình thường 2 6,2 Nhàm chán 0 0 3. Bạn được trải nghiệm các hoạt động gì tại mỗi góc? Tác dụng của nó với việc phát triển năng lực vận dụng PPTN trong dạy học vật lí? (nội dung trả lời bạn hãy ghi sang ô bên cạnh) 4. Việc hình thành và phát triển năng lực vận dụng PPTN là sâu sắc, bền vững Đúng 30 94 Sai 2 6 5. Để áp dụng được phương pháp trên, GV cần chuẩn bị gì? (có thể chọn nhiều phương án) Chọn nội dung kiến thức áp dụng 20 62,5 Phương tiện, đồ dùng cho mỗi góc 30 94 Soạn các nhiệm vụ riêng cho mỗi góc 32 100 Bố trí không gian các góc trong lớp học 32 100 70 Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí... Cách thức phân nhóm và luân chuyển 32 100 Cách thức tổ chức giờ dạy 32 100 Cách thức thảo luận, trình bày kết quả 30 94 6. Khó khăn, thách thức khi tổ chức dạy học theo phương pháp trên? (có thể chọn nhiều phương án) Chọn nội dung không phù hợp 21 65,6 Không đủ phương tiện, đồ dùng 30 94 Sự chuẩn bị quá công phu, mất nhiều thời gian 28 87,5 Không đảm bảo thời gian tiết học quy định 30 94 Ồn ào, khó kiểm soát 20 62,5 Dễ làm người học mất tập trung, không tích cực. 18 56,3 Khó tiếp thu kiến thức, kĩ năng hơn 0 0 Bảng 4. Đánh giá kết quả Kĩ năng thiết kế bài học theo PPTN Multiple Range Tests for DG Thiet ke bai hoc (Method: 95.0 percent LSD) Tiêu chí Count Mean (Trung bình) Standard deviation (Độ lệch chuẩn) Homogeneous Groups (Nhóm đồng nhất) Difference (Sự khác biệt) Sig. Tiêu chí 1 TN 4 2,575 0,236291 X ĐC 4 2,675 0,170783 X 0,1 Tiêu chí 2 TN 4 2,475 0,275379 X ĐC 4 2,525 0,15 X - 0,05 Tiêu chí 3 TN 4 2,8 0,163299 X 0,775 * ĐC 4 2,025 0,386221 X Tiêu chí 4 TN 4 6,825 0,75 X 2,325 * ĐC 4 4,5 1,08012 X Tiêu chí 5 TN 4 2,625 0,189297 X 0,375 * ĐC 4 2,25 0,208167 X Trung bình Tổng TN 4 17,4 1,46287 X 3,875 * ĐC 4 13,525 0,442531 X * Denotes a statistically significant difference (biểu thị một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). 71 Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà Từ kết quả bảng số liệu thu được, sử dụng phần mềm thống kê Statgraphics để đánh giá ý nghĩa sự khác biệt về kết quả thu được của lớp TN và ĐC ở mỗi tiêu chí và điểm trung bình tổng. Kết quả được trình bày như trong Bảng 4. Như vậy, với độ tin cậy ở mức 95%, sự khác biệt điểm số trung bình các tiêu chí 1 và 2 (xác định mục tiêu và chuẩn bị phương tiện) giữa hai lớp TN và ĐC là không có ý nghĩa. Sự khác biệt điểm số trung bình các tiêu chí 3, 4, 5 (vận dụng PPTN; mức độ vận dụng PPTN ở từng giai đoạn; phân bố thời gian, đánh giá, củng cố) và trung bình tổng cộng (điểm lớp TN cao hơn lớp ĐC) là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ phương pháp DHTG đã cải thiện được kĩ năng thuộc các tiêu chí 3,4,5 của sinh viên, đây cũng là các kĩ năng quan trọng nhất trong việc vận dụng PPTN. Bên cạnh đó, sự tác động trên không nâng cao thêm được các kĩ năng thuộc tiêu chí 1, 2. Kết quả trên có thể lí giải vì đây là hai tiêu chí mang tính chất chung, có trong mọi kế hoạch bài học, qui trình sử dụng một thí nghiệm trong dạy học đã được thực hành qua học phần Thí nghiệm vật lí phổ thông ở học kì trước nên SV không gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khi thiết kế bài học SV thường bám quá sát vào các nội dung và trình tự kiến thức sách giáo khoa nên không thể thể hiện được ý tưởng vận dụng PPTN vào bài học, làm cho điểm đánh giá các kĩ năng các tiêu chí 3,4,5 của lớp ĐC cho kết quả thấp hơn. Bảng 5. Đánh giá kết quả Kĩ năng tổ chức bài học theo PPTN Multiple Range Tests for DG To chuc day hoc Method: 95.0 percent LSD Tiêu chí Count Mean (Trung bình) Standard deviation (Độ lệch chuẩn) Homogeneous Groups (Nhóm đồng nhất) Difference (Sự khác biệt) Sig. Tiêu chí 1 TN 4 3,55 0,208167 X 0,075 ĐC 4 3,475 0,221736 X Tiêu chí 2 TN 4 1,6 0,326599 X ĐC 4 1,1 0,2 X 0,5 * Tiêu chí 3 TN 4 8,35 0,896289 X 1,9 * ĐC 4 6,45 0,988264 X Tiêu chí 4 TN 4 3,475 0,340343 X 0,55 ĐC 4 2,925 0,298608 X Trung bình Tổng TN 4 16,975 1,56285 X 3,025 * ĐC 4 13,95 1,17047 X Thông qua bảng 5 cho thấy rằng: Ở mức tin cậy 95%, trong Kĩ năng tổ chức bài học, không có sự khác biệt về kết quả tiêu chí 1 (Sử dụng phương tiện) và tiêu chí 4 (Thời gian, đánh giá, củng cố) giữa hai lớp. Sự khác biệt về điểm số ở các tiêu chí 2 (Vận dụng 72 Bồi dưỡng năng lực vận dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí... PPTN), tiêu chí 3 (Mức độ vận dụng PPTN ở từng giai đoạn) và điểm trung bình tổng cộng (TB Tong) giữa hai lớp là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ phương pháp DHTG đã nâng cao được khả năng vận dụng và mức độ vận dụng PPTN trong tổ chức bài dạy ở lớp TN. - Đánh giá sự phản hồi về phương pháp tổ chức (DHTG) của sinh viên lớp TN. Thông qua kết quả thu được từ b