Bước đầu khảo sát lượng mangan trong máu của công nhân luyện thép tại Công ty TNHH liên doanh thép Việt Hàn

IV. KẾT LUẬN Nồng độ mangan trong máu trung bình của 70 đối tượng nghiên cứu là 13,767±6,813 µg/L, chiếm 65,71% đối tượng có nồng độ mangan máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). Một số đối tượng nghiên cứu xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, mất ham muốn tình dục và thường xuyên mệt mỏi. V. KIẾN NGHỊ Cần xét nghiệm định lượng mangan trong máu cho công nhân hàng năm để phát hiện mức độ thấm nhiễm đối với mangan. Đặc biệt là đối với những công nhân có nồng độ mangan vượt ngưỡng cho phép, phải có giải pháp can thiệp ngay để giảm thiểu tiếp xúc với mangan để tăng cường chất lượng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân và tiến hành giám định bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp với những đối tượng này

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát lượng mangan trong máu của công nhân luyện thép tại Công ty TNHH liên doanh thép Việt Hàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2014 Kjt qu` nghiên c~u KHCN Kết quả định lượng nồng độ mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại công ty TNHH liên doanh thép Việt Hàn cho thấy nồng độ man- gan trung bình trong máu là 13,76 ±6,813 µg/L. Trong đó 65,71% đối tượng có nồng độ mangan máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, ngành côngnghiệp luyện kim cũng phát triển không ngừng lớn mạnh.Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều chất và hợp chất được sử dụng ngày càng phổ biến rộng rãi, kéo theo là các bệnh nghề nghiệp. Cho đến nay, Việt Nam đã công bố có 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, trong đó có bệnh nhiễm độc mangan. Hiện nay mangan (Mn) được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp, nhưng nhiễm độc mangan nghề nghiệp thực tế là một bệnh ít gặp hoặc chưa được phát hiện, vì nhiều lý do, đặc biệt là do chúng ta chưa chú ý phát hiện, đồng thời người lao động cũng chưa biết. Nhất là một số triệu chứng thần kinh không được gắn Buchoa"C 'U KHO SÁT Luchoa$NG MANGAN TRONG MÁU CñA C¤NG NH¢N LUYÖN PH¤I THÐP T¹I C¤NG TY TNHH LI£N DOANH THÐP VIÖT HµN ThS. Nguymn Thp Hikn Trung tâm S~c khre nghk nghinp, Vinn Nghiên c~u KHKT B`o hw lao đwng Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2014 65 Kjt qu` nghiên c~u KHCN với nguyên nhân gây bệnh, nên dễ nhầm với những bệnh khác. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mangan và những hợp chất của nó đến sức khỏe người lao động, đặc biệt đối với người lao động làm việc tại những cơ sở luyện kim. Các nghiên cứu này cho thấy có những ảnh hưởng rõ rệt và nghiêm trọng. Phổ biến nhất là bệnh về thần kinh mà giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán vì những dấu hiệu có thể mất đi khi ngừng tiếp xúc, giai đoạn trung gian nếu phát hiện kịp thời vẫn có thể khắc phục được, còn khi đã phát bệnh – giai đoạn toàn phát thì không thể phục hồi như ban đầu... Ngoài ra còn gặp các rối loạn nội tiết huyết học, tiêu hóa, các tổn thương gan, thận, mũi, phế quản, phổi. Ở Việt Nam cũng có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng hiện tại chưa có trường hợp nhiễm độc mangan nào được xác định. Do đó, mặc dù được xác định là bệnh nghề nghiệp nhưng chưa được đưa vào danh mục khám sức khỏe định kỳ của công nhân có tiếp xúc với mangan. Vì vậy, để góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động trong lĩnh vực này trước hết phải đánh giá mức độ thấm nhiễm của người công nhân với mangan. Thực tế với xu hướng phát triển không ngừng của ngành luyện kim thì việc đánh giá lượng mangan trong máu của công nhân làm việc trong ngành này là rất cần thiết. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành “Khảo sát lượng mangan trong máu của công nhân luyên phôi thép” nhằm định lượng được mangan trong máu của công nhân luyện phôi thép tại công ty TNHH Liên doanh thép Việt Hàn. Nhóm tác giả hy vọng kết quả của đề tài góp phần vào việc đánh giá thực trạng sức khỏe ở công nhân của ngành luyện kim nói chung và thực trạng bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp nói riêng, từ đó có biện pháp quản lý cũng như dự phòng hiệu quả. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Người lao động: 70 công nhân làm việc tại vị trí lò luyện phôi thép từ 1 năm trở lên. - Địa điểm nghiên cứu: Tại công ty TNHH liên doanh thép Việt Hàn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thijt kj nghiên c~u Nghiên cứu cắt ngang mô tả lấy mẫu máu xét nghiệm ở người công nhân tại thời điểm nghiên cứu. 2.2.2. PhZYng pháp nghiên c~u * Phương pháp hồi cứu: Hồi cứu hồ sơ khám sức khỏe của đối tượng nghiên cứu tại cơ sở. * Phương pháp phỏng vấn qua phiếu: thu thập thông tin và xác định hành vi thấm nhiễm mangan, một số biểu hiện lâm sàng của bệnh nhiễm độc man- gan * Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Lấy máu xét nghiệm + Số lượng: 70 mẫu trên 70 đối tượng nghiên cứu + Thời điểm lấy mẫu: Ngày cuối của tuần làm việc + Phương pháp phân tích: Quang phổ hấp thụ nguyên tử + Thiết bị phân tích: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử PerkinElmer 700 ngưỡng phát hiện ppb, sai số 10%. * Tính toán và xử lý số liệu: Số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel. 66 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2014 Kjt qu` nghiên c~u KHCN III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kết quả xác định nồng độ mangan trong máu của đối tượng nghiên cứu Lấy mẫu máu của 70 đối tượng và phân tích cho kết quả như Bảng 1. Từ kết quả phân tích man- gan trong máu của người lao động cho thấy: Nồng độ mangan trong máu của các nhóm tăng dần theo tuổi nghề và có nồng độ trung bình đều vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể nhóm có tuổi nghề từ 1-<3 năm chiếm 47,14% tương đương với 33/70 số đối tượng nghiên cứu. Nồng độ mangan trong máu trung bình của nhóm là (11,124±3,954) µg/L, cao hơn ngưỡng cho phép (11,24%). Trong nhóm này lại có 54,55% tương đương 18/33 đối tượng có nồng độ mangan trong máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). Nhóm có tuổi nghề từ 3-<5 năm chiếm 30% tương đương với 21/70 số đối tượng nghiên cứu. Nồng độ mangan trong máu trung bình (14,376±2,823) µg/L, cao hơn ngưỡng cho phép (43,76%). Trong nhóm này có 71,55% tương đương 15/21 đối tượng có nồng độ mangan trong máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). Nhóm có tuổi nghề từ ≥ 5 năm chiếm 22,86% tương đương với 16/70 số đối tượng nghiên cứu. Nồng độ mangan trong máu trung bình (18,42±5,743) µg/L, cao hơn ngưỡng cho phép 84,20%. Trong nhóm này có 71,55%, tương đương 13/16 đối tượng có nồng độ mangan trong máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). B`ng 1: Ntng đw mangan trung bình trong máu toàn phbn c}a đsi tZ{ng nghiên c~u (n=70) Bilu đt 1: Kjt qu` mangan trung bình trong máu c}a đsi tZ{ng nghiên c~u Nhoùm tuoåi ngheà cuûa ñoái töôïng nghieân cöùu Soá löôïng ñoái töôïng n Noàng ñoä mangan trong maùu (g/L) % vöôït ngöôõng cho pheùp cuûa nhoùm Töø 1-<3 naêm 33 11,124±3,954 54,55 Töø 3-<5 naêm 21 14,376±2,823 71,43 t 5 naêm 16 18,42±5,743 81,25 Toång caùc ñoái töôïng nghieân cöùu (t 1 naêm) 70 13,767±6,813 65,71 Ngöôøi bình thöôøng noàng ñoä mangan trong maùu toaøn phaàn <10 —g/L Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2014 67 Kjt qu` nghiên c~u KHCN Từ kết quả biểu đồ 1 cũng cho thấy không chỉ nồng độ mangan trong máu tăng theo tuổi nghề tương đương (11,124±3,954, 14,376±2,823, 18,42±5,743) µg/L, mà phần trăm số đối tượng có nồng độ mangan trong máu vượt ngưỡng cho phép cũng tăng tương đương (54,55%, 71,43%, 81,25%). Điều này cho thấy tuổi nghề càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu thì mức độ thấm nhiễm mangan càng tăng. Xét trên tổng đối tượng nghiên cứu - nhóm tuổi nghề ≥ 1 năm – tức là xét trên tổng số đối tượng nghiên cứu, có 65,71% tương đương với 46/70 đối tượng có nồng độ mangan trong máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). Nồng độ mangan trong máu trung bình là 13,767±6,813 µg/L. Với kết quả này cho thấy cần phải có biện pháp giảm thiểu tiếp xúc với mangan như thay đổi vị trí làm việc hay tăng cường chất lượng, số lượng về phương tiện bảo vệ cá nhân. Bên cạnh đó phải tiến hành khám bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và có giám sát sinh học định kỳ 3 – 6 tháng một lần để kiểm tra nồng độ mangan trong máu. So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới như nghiên cứu của Bowler RM và cộng sự (Mỹ) cũng cho thấy 43% công nhân có nồng độ mangan trong máu toàn phần cao hơn ngưỡng bình thường (>10µg/L). Kết quả nghiên cứu của Bader M và cộng sự (Đức), cho thấy, nồng độ mangan trong máu toàn phần của đối tượng tiếp xúc với mangan trung bình là 25,8 ± 4,8 µg/L, nhóm không tiếp xúc là 7,5 ±2,7 µg/L. Tuy nhiên, nồng độ mangan trong máu cũng cho thấy tăng rất cao so với tiểu chuẩn cho phép, (25,8 ± 4,8) µg/L >10 µg/L, tương đương với tăng 158% so với nồng độ mangan ở người bình thường. Ở Việt Nam, nhóm tác giả chưa tìm được nghiên cứu nào nói đến nồng độ mangan 68 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 1,2&3-2014 Kjt qu` nghiên c~u KHCN trong máu toàn phần để có cơ sở so sánh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đặng Thị Minh Ngọc, Viện Y học lao động – định lượng mangan trong nước tiểu cũng cho thấy nồng độ man- gan trong nước tiểu của nhóm tiếp xúc tăng cao hơn 2 -3 lần so với người không tiếp xúc. Tổng hợp kết quả khảo sát qua phiếu, hồi cứu hồ sơ khám sức khỏe, định lượng mangan trong máu. Nhóm nghiên cứu nhận thấy có đối tượng có tuổi nghề trên 5 năm, trả lời rằng thỉnh thoảng lại bị đau đầu, mất ngủ, mất ham muốn tình dục và thường xuyên mệt mỏi. Đối tượng này có nồng độ mangan trong máu cao hơn ngưỡng cho phép gần 3 lần (39,2 µg/L). Với nghiên cứu này không đủ cơ sở để xác định đối tượng bị ảnh hưởng của mangan đến đâu. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất đáng lưu ý cho cả đối tượng và chủ cơ sở. Như vậy khi làm việc trong môi trường có nồng độ man- gan vượt ngưỡng cho phép thì có sự thấm nhiễm vào trong cơ thể, điều này thể hiện rất rõ qua nồng độ mangan trong máu, nước tiểu, tóc, móng chân, nước bọt. Đặc biệt là trong máu và ngày nay giám sát bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp không thể không sử dụng xét nghiệm mangan trong máu. IV. KẾT LUẬN Nồng độ mangan trong máu trung bình của 70 đối tượng nghiên cứu là 13,767±6,813 µg/L, chiếm 65,71% đối tượng có nồng độ mangan máu vượt ngưỡng cho phép (>10 µg/L). Một số đối tượng nghiên cứu xuất hiện những biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, mất ham muốn tình dục và thường xuyên mệt mỏi. V. KIẾN NGHỊ Cần xét nghiệm định lượng mangan trong máu cho công nhân hàng năm để phát hiện mức độ thấm nhiễm đối với mangan. Đặc biệt là đối với những công nhân có nồng độ mangan vượt ngưỡng cho phép, phải có giải pháp can thiệp ngay để giảm thiểu tiếp xúc với mangan để tăng cường chất lượng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân và tiến hành giám định bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp với những đối tượng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. Đặng Minh Ngọc (2003), Nghiên cứu phương pháp định lượng Mangan, Cadimi trong nước tiểu bằng cực phổ xung vi phân để theo dõi sinh học cho các công nhân tiếp xúc với nhưng nguyên tố này, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường. [3]. SL Gan, K T Tan, S F Kwork. Biological threshold limit values for manganese dust exposure. [4]. Bader M, Dietz MC, Ihrig A, Triebig G. Biomonitoring of manganese in blood, urine and axillary hair following low-dose exposure during the manufac- ture of dry cell batteries. [5]. SL Gan, K T Tan, S F Kwork. Biological threshold limit values for manganese dust exposure, 1985. [6]. Smith D, Gwiazda R, Bowler R, Roels H, Park R, Taicher C, Lucchini R. Biomarkers of Mn exposure in humans. Environmental Toxicology, University of California-Santa Cruz, 1156 High Street, Santa Cruz, CA, USA 2007. [7]. Young T, Myers JE, Thompson ML. The nervous system effects of occupational exposure to manganese - measured as respirable dust - in a South African manganese smelter. Neurotoxicology. 2005. p. 993-1000. [8]. Zheng W, Fu SX, Dydak U, Cowan DM. Biomarkers of manganese intoxication. Chool of Health Sciences, Purdue University, West Lafayette, USA 2012. [9]. www.ilo.org/.../404-metals- and-organometallic-compoun. [10]. www.ncbi.nlm.nih.gov/ pubmed/10693971