Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao)

Tóm tắt. Phương pháp dạy học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học qua đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. Bài báo nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và được tiến hành thực nhiệm tại hai trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và THPT chuyên ĐHSPHN. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể triển khai áp dụng trong dạy và học môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường PT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN PHI KIM HÓA HỌC 10 NÂNG CAO) Đỗ Thị Quỳnh Mai∗, Đặng Thị Oanh Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội Hoàng Thị Kim Liên Trường THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc Email: qmai1312@gmail.com Tóm tắt. Phương pháp dạy học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học qua đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau... Bài báo nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và được tiến hành thực nhiệm tại hai trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và THPT chuyên ĐHSPHN. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể triển khai áp dụng trong dạy và học môn Hóa học ở trường THPT (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) và việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường PT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. 1. Mở đầu Phương pháp dạy học (PPDH) theo góc là PPDH tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước châu Âu phát triển đặc biệt là ở Bỉ. Ở Việt Nam PPDH theo góc là một trong nhiều nội dung về dạy và học tích cực trong khuôn khổ của Dự án giáo dục Việt - Bỉ đang triển khai có hiệu quả ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [1]. Dạy học theo góc có thể được áp dụng với mọi môn học và đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi sẽ trình bày về PPDH theo góc được áp dụng trong môn Hóa học ở trường THPT (Phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) nhằm thực hiện đổi mới phương pháp trong dạy học chú trọng phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy và học theo góc Thuật ngữ tiếng Anh "Working in corners" hoặc "Working with areas" có thể hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực và có thể hiểu là học theo góc, 120 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hoá học... nhấn mạnh vai trò của học sinh trong dạy học. Dạy và học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [1]. Ví dụ như: Để tìm hiểu tính chất hóa học của clo ở bài Clo (Hóa học lớp 10), học sinh được thực hiện nội dung này tại 4 góc của lớp học: Góc quan sát, góc trải nghiệm, góc phân tích và góc áp dụng. Góc 1: Học sinh quan sát thí nghiệm trên máy tính, rút ra tính chất hóa học của clo. Góc 2: Học sinh tiến hành một số thí nghiệm, rút ra tính chất hóa học của clo. Góc 3: Học sinh đọc, phân tích và tổng hợp nội dung bài học trong SGK Hóa học 10, chương 5 để rút ra tính chất hóa học của clo. Góc 4: Học sinh vận dụng tính chất của clo (có trợ giúp hoặc không cần trợ giúp của GV) để giải bài tập: viết phương trình hóa học, điều chế, nhận biết, tách các chất, các bài tập có tính toán,... Cá nhân học sinh có thể chọn góc xuất phát là một trong các góc tùy theo sở thích và năng lực của mình và lần lượt trải qua cả 4 góc trên. Tại mỗi góc, học sinh cần: Đọc hiểu được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thảo luận nhóm để có kết quả chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên bảng nhóm, giấy A0, A4... Kết quả là học sinh biết, hiểu và vận dụng được tính chất hóa học của clo. Ta nói rằng ở mỗi góc học sinh đã học theo một phong cách khác nhau. Quá trình học tập được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể. Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc, giúp học sinh khám phá xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ để học bằng cách trải nghiệm thì ở góc trải nghiệm cần có nhiệm vụ cụ thể, các thiết bị thí nghiệm hóa học, hóa chất, phiếu học tập,... Học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các hoạt động của học sinh có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất. Ưu điểm của học theo góc là: mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở người học; học sâu và hiệu quả bền vững; tương tác cá nhân cao giữa thầy và trò, cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi, phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của người học. Hình thức này tạo cơ hội cho học sinh được lựa chọn cách học theo sở thích, được hợp tác trong học tập, được tham gia các hoạt động mang tính độc lập như khám phá, thực hành,... tạo hứng thú và cảm giác thoải mái cho người học. Học theo góc sẽ tạo cho người học lựa chọn hoạt động; các góc khác nhau – cơ hội học tập khác nhau; tránh được tình trạng người học phải chờ đợi. Bên cạnh đó, phương pháp này còn đem lại nhiều lợi ích đối với người dạy như: có nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn riêng từng người học, hoặc hướng dẫn từng nhóm nhỏ người học. Tuy nhiên trước khi giờ học bắt đầu thì ở mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc 121 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên cùng hướng tới mục tiêu bài học. Dạy học theo góc có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học. Với bộ môn Hóa học thì PPDH theo góc được áp dụng tốt trong các bài dạy về chất có các thí nghiệm học sinh hoặc các clip thí nghiệm cho học sinh quan sát. Các bước dạy học theo góc Bước 1. Lựa chọn nội dung: HS - SV có thể học theo nhiều cách học khác nhau như: Hoạt động (trải nghiệm), quan sát, phân tích, áp dụng; HS - SV có thể học nội dung trên theo thứ tự bất kỳ. Bước 2. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc: Xác định số góc và tên góc phù hợp với nội dung hoặc phong cách học và thiết kế nhiệm vụ cụ thể cho mỗi góc như: tên góc; thiết bị, đồ dùng dạy học; mục tiêu, nhiệm vụ của HS, phương pháp dạy học, các mức độ hỗ trợ,...; kết quả và đánh giá kết quả. Bước 3. Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện, tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ; bản hướng dẫn tự đánh giá,. . . ) Bước 4. Tổ chức thực hiện học theo góc: GV hướng dẫn HS chọn góc thích hợp và khuyến khích HS để đạt mức độ học sâu cần nghiên cứu nội dung học tập qua nhiều góc khác nhau hoặc yêu cầu phải qua đủ các góc để đạt được mục tiêu bài học; HS đọc các hướng dẫn và tiến hành hoạt động trong thời gian tối đa đã quy định; GV đi tới các góc trợ giúp HS (nếu cần); HS thảo luận và hoàn thiện báo cáo kết quả cá nhân hoặc theo nhóm; Sau khi HS thực hiện nhiệm vụ xong ở một góc thì chuyển sang những góc tiếp theo. Bước 5. Tổ chức trao đổi, chia sẻ (thực hiện linh hoạt): Cá nhân hoặc nhóm trình bày kết quả của mình trên cơ sở các kết quả đã thu được qua các góc; Các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ và đánh giá; GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện (nếu có). Chú ý: - Với các bài dạy có thí nghiệm thì có thể tiến hành các thí nghiệm thông qua góc trải nghiệm hoặc có thể cho học sinh quan sát các clip thí nghiệm thông qua góc quan sát. - Với thời lượng 45’ và chương trình hóa học THPT thì nên cho học sinh trải qua 2/3 góc là phân tích, trải nghiệm hoặc quan sát thì mới đủ thời gian. Còn góc áp dụng thì dành cho HS đã hoàn thành 2 góc phân tích và góc trải nghiệm (hoặc góc quan sát) trước thời gian quy định hoặc dành cho tất cả học sinh làm ngoài giờ đối với bài có nội dung dài coi là một cách kiểm tra sự hiểu bài. 2.2. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo góc, chúng tôi đã tiến hành vận dụng phương pháp này để thiết kế các giáo án và tiến hành dạy học phần Phi kim (Hóa học 10 nâng cao). Dưới đây là kế hoạch bài dạy của bài 122 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hoá học... Clo (Hóa học 10 nâng cao, tiết 1). Bài 30, tiết 1: Clo (Hóa học 10 nâng cao) (Thời gian: 45’) * Mục tiêu bài dạy - Về kiến thức + HS biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. + HS hiểu: Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với: kim loại, hiđro, muối của các halogen khác, hợp chất có tính khử); Clo còn có tính khử. - Về kĩ năng Học sinh biết dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo; Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất, điều chế clo; Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học và điều chế clo; Giải được bài tập: Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để điều chế thể tích khí clo ở đktc cần dùng; bài tập khác có nội dung liên quan; Ngoài ra cần rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc. * Chuẩn bị GV chuẩn bị 1 lọ chứa khí clo điều chế sẵn, 4 tờ giấy A3, 4 bút dạ, video các thí nghiệm, giáo án có thiết kế hoạt động tại 3 góc (góc phân tích, góc quan sát và góc áp dụng), photo các phiếu yêu cầu nhiệm vụ tại mỗi góc (nội dung yêu cầu HS thực hiện, thời gian thực hiện). * Phương pháp dạy học Phương pháp học theo góc có phối hợp thêm một số phương pháp khác như: phương pháp tiến hành thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, phương pháp đàm thoại... * Tiến trình giờ học - Hoạt động 1: Tính chất vật lý (5 phút) Giáo viên yêu cầu HS tìm hiểu SGK và quan sát lọ đựng khí clo để rút ra tính chất vật lý của clo: trạng thái, mùi, màu sắc, tính dclo/kk =?; nhiệt độ hoá lỏng, hoá rắn; tính tan. - Hoạt động 2: Tính chất hóa học (25 phút) GV giới thiệu phương pháp học theo góc, nội dung, nhiệm vụ, thời gian của các nhóm tại mỗi góc và hướng dẫn HS chọn góc xuất phát. Nội dung cần nghiên cứu là tính chất hóa học của clo. Có 3 góc cho HS lựa chọn: góc phân tích, góc quan sát và góc áp dụng. Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cách, theo năng lực nhưng cũng cần cũng có sự điều chỉnh của giáo viên. Giáo viên hướng dẫn học sinh luân chuyển góc và yêu cầu báo cáo kết quả cuối tiết học. Nếu quá nhiều học sinh 123 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên chọn cùng góc xuất phát, giáo viên hướng dẫn điều chỉnh để học sinh điều chỉnh chọn góc xuất phát cho phù hợp. Để tránh tình trạng HS tập trung quá nhiều tại một góc, giáo viên cũng có thể gợi ý để học sinh chọn góc và giới hạn số lượng HS mỗi góc khoảng từ 6 - 10 HS. Ví dụ với các lớp dạy thực nghiệm phương pháp này chúng tôi thường bố trí lớp học có 2 góc phân tích, 2 góc quan sát và 2 góc áp dụng. Như vậy trong 1 thời điểm HS tham gia tại 3 loại góc nhưng số lượng HS tại mỗi góc sẽ nhỏ. Các thỏa thuận học sinh cần biết là: - Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong khoảng thời gian tối đa xác định. Có thể có góc dành cho học sinh có tốc độ học nhanh hơn. - Học sinh được quyền lựa chọn góc xuất phát và thứ tự chuyển góc theo một trật tự có thể nhưng cần đảm bảo tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian. Giáo viên có thể đưa ra sơ đồ chuyển góc để nhóm học sinh lựa chọn. Nội dung, nhiệm vụ cụ thể và phương pháp thực hiện tại từng góc: Góc “phân tích” (Thời gian thực hiện tối đa 10 phút) * Mục tiêu: Nghiên cứu nội dung SGK Hóa học 10 nâng cao, tìm ra tính chất hóa học cơ bản của clo, viết được các PTHH minh họa. * Nhiệm vụ: Nhiệm vụ cá nhân: HS nghiên cứu SGK phần II. Tính chất hóa học (trang120- 122). Thảo luận trong nhóm ghi nội dung vào giấy A3. Phiếu học tập số 1 (thời gian thực hiện 10 phút) Câu 1. Vận dụng Cấu tạo nguyên tử để dự đoán tính chất hóa học của clo. - Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố clo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tìm giá trị độ âm điện của clo:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Hãy cho biết xu hướng cho – nhận electron của clo trong các PƯHH: . . . . . . - Các số oxi hóa có thể có của clo: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 2. Dùng các phản ứng hóa học minh họa cho tính chất hóa học của clo. Viết các PTHH, xác định số oxi hóa của clo và xác định vai trò của clo trong các PƯHH đó. - Tác dụng với kim loại (1 ví dụ). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tác dụng với Hiđro. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tác dụng với nước và với dung dịch kiềm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tác dụng với muối của halogen khác. 124 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hoá học... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tác dụng với chất khử khác. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hãy rút ra kết luận về tính chất hóa học của clo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Góc “quan sát” (Thời gian thực hiện tối đa 10 phút) * Mục tiêu: Từ sự quan sát thí nghiệm hóa học rút ra kết luận về tính chất hóa học của clo. * Nhiệm vụ: Xem băng hình các clip thí nghiệm, quan sát các hiện tượng; hoàn thành vào ô trống trong phiếu học tập số 2. Phiếu học tập số 2 Stt Tên thí nghiệm Nêu hiện tượng, viếtPTHH, giải thích Vai trò của clo trong phản ứng 1 Clo tác dụng với sắt. 2 Clo tác dụng với Hiđro. 3 Clo tác dụng với dung dịch Natri Bromua. 4 Phản ứng tẩy màu của nước Clo. Hãy rút ra tính chất hóa học đặc trưng của clo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Góc “áp dụng” (Thời gian thực hiện tối đa 5 phút) Mỗi học sinh tự hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 3 Phiếu học tập số 3 Bài tập 1. Hoàn thành các PTPƯ sau và xác định sự thay đổi số oxi hóa của clo và cho biết vai trò của clo trong các phản ứng đó? Cl2 +H2S + H2O→ HCl + H2SO4 Cl2 +H2O→ HCl + HClO Ca(OH)2 + Cl2 → Ca(ClO)2 + CaCl2 +H2O Cl2 +NaIdd → ................................. Bài tập 2. Chọn câu đúng A. Clo là chất khí không tan trong nước. B. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot. C. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất. D. Clo có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất. - Hoạt động 3: Tổng kết giờ học (15 phút) 125 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên GV: - Yêu cầu HS chốt lại tính chất hóa học cơ bản của clo. - GV chỉnh sửa bổ sung, chính xác hóa kiến thức. - Giao nhiệm vụ cho HS tự nghiên cứu và giao bài tập ở nhà. HS: - Đại diện nhóm trình bày kết quả hoặc giáo viên chỉnh sửa bổ sung. - Chốt lại các nội dung cơ bản của giờ học - Ghi chép nội dung công việc thực hiện ở nhà. 2.3. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã bước đầu tiến hành thực nghiệm trong năm học 2010 - 2011 tại hai trường THPT (THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, GV giảng dạy Hoàng Thị Kim Liên và trường THPT chuyên, ĐHSP Hà Nội, GV giảng dạy Đỗ Thị Quỳnh Mai). Chúng tôi đã thiết kế các giáo án áp dụng phương pháp dạy học theo góc, dự giờ, trao đổi với các GV trước và sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm, tiến hành kiểm tra để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đó ở các lớp thực nghiệm (TN) và các lớp đối chứng (ĐC). Kết quả của 2 bài kiểm tra của 2 chương được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. * Xử lí số liệu với bài kiểm tra 45 phút chương Halogen Bảng 1. Bảng tổng hợp phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích Điểm Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống ĐC TN ĐC TN ĐC TN 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 3 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 4 1 0 1,19 0,00 1,19 0,00 5 7 1 8,33 1,22 9,52 1,22 6 11 9 13,10 10,98 22,62 12,20 7 25 23 29,76 28,05 52,38 40,24 8 28 25 33,33 30,49 85,71 70,73 9 8 17 9,52 20,73 95,24 91,46 10 4 7 4,76 8,54 100,00 100,00 Tổng 84 82 100,00 100,00 Bảng 2. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Trường X S VTN ĐC TN ĐC TN ĐC THPT Bình xuyên 7,5 7,0 1,23 1,39 16,4 19,86 Chuyên ĐHSPHN 8,2 7,8 0,97 0,97 11,83 12,43 126 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hoá học... Hình 1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra 45 phút chương Halogen * Xử lí số liệu với bài kiểm tra 45 phút chương oxi – lưu huỳnh Bảng 3. Bảng tổng hợp phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích Điểm Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi trở xuống ĐC TN ĐC TN ĐC TN 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 3 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 4 1 0 1,19 0,00 1,19 0,00 5 8 1 9,52 1,22 10,71 1,22 6 9 6 10,71 7,32 21,43 8,54 7 26 22 30,95 26,83 52,38 35,37 8 25 22 29,76 26,83 82,14 62,20 9 11 20 13,10 24,39 95,24 86,59 10 4 11 4,76 13,41 100,00 100,00 Tổng 84 82 100,00 100,00 127 Đỗ Thị Quỳnh Mai, Đặng Thị Oanh, Hoàng Thị Kim Liên Hình 2. Đường tích lũy biểu diễn kết quả kiểm tra 45 phút, chương Oxi - Lưu huỳnh Bảng 4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng Trường S VTN ĐC TN ĐC TN ĐC THPT Bình xuyên 7,7 7,0 1,20 1,39 15,58 19,86 Chuyên ĐHSPHN 8,6 7,9 1,00 1,06 11,63 13,42 Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Điều này được thể hiện: - Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của lớp đối chứng. Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm tốt hơn các lớp đối chứng. - Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ HS các lớp thực nghiệm nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các lớp đối chứng. - Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn ở lớp đối chứng, chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng. - Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng đã chứng minh độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp thực nghiệm đồng đều hơn lớp đối chứng. Mặt khác, giá trị V thực nghiệm đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy, kết quả thu được đáng tin cậy, điều này một lần nữa chứng tỏ PPDH theo góc áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả trong giáo dục. 128 Bước đầu nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong môn Hoá học... 3. Kết luận Qua nghiên cứu và bước đầu vận dụng PPDH theo góc trong môn Hóa học ở trường phổ thông (phần Phi kim Hóa học 10 nâng cao) có thể thấy rằng phương pháp dạy học theo góc đã tạo ra không khí cởi mở, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập. Hơn nữa, nó giúp cho người học phát huy được tính sáng tạo, khám phá và tìm ra nội dung kiến thức mới. Đặc biệt, với phương pháp này cũng sẽ rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học. Đối với môn Hoá học, nếu học sinh được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thì sẽ phát huy được khả năng tự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Học sinh sẽ nhanh chóng hiểu bài hơn, học sâu hơn, được vận dụng vào thực tiễn nhiều hơn. Trong một giờ học, với những nhiệm vụ cụ thể được giao, học sinh sẽ được lựa chọn các góc học tập phù hợp với sở thích (phong cách học tập) của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học theo góc sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường PT theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. TÀI LIỆU THAM K