Bước đầu tìm hiểu đặc điểm tính cách con người Hàn Quốc

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CON NGƯỜI HÀN QUỐC Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Dân tộc Hàn là dân tộc duy nhất trên thế giới nói một loại ngôn ngữ. Sự đồng nhất trong ngôn ngữ này là nhân tố quyết định tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ. Theo một vài đặc trưng riêng về thể chất, dân tộc Hàn được xem là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên. Vào thế kí thứ VII, dưới thời vương quốc Silla (57 tr.CN - 935 s.CN), rất nhiều quốc gia trên bán đảo này lần đầu tiên được thống nhất. Sự thống nhất này mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho dân tộc Hàn không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tinh thần đoàn kết vững chắc.(13) Ngày nay, "Hàn Quốc năng động" (Dynamic Korea) là khẩu hiệu dân tộc mới của Hàn Quốc, tượng trưng cho hình ảnh hiện đại và đầy sức sống của một quốc gia đã đứng lên từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh để thành một cường quốc kinh tế trong khu vực châu Á. Tại Việt Nam, khi trào lưu văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) mà tiêu biểu là các bộ phim truyền hình Hàn Quốc tràn ngập trên các màn ảnh nhỏ, con người Hàn Quốc qua các bộ phim được phản ánh với nét tính cách ủy mị, dễ xúc động. Gần đây, khi báo chí và các phương tiện truyền thông liên tục đưa các thông tin về quan hệ không tốt giữa công nhân Việt Nam và ông chủ Hàn Quốc, dường như con người Hàn Quốc lại được phản ánh với nét tính cách nóng nảy, thô lỗ.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu tìm hiểu đặc điểm tính cách con người Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 247 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC SVTH: Bùi Thị Hoài Thu (1H-10) GVHD: Nguyễn Phương Minh I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CON NGƯỜI HÀN QUỐC Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Dân tộc Hàn là dân tộc duy nhất trên thế giới nói một loại ngôn ngữ. Sự đồng nhất trong ngôn ngữ này là nhân tố quyết định tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ. Theo một vài đặc trưng riêng về thể chất, dân tộc Hàn được xem là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên. Vào thế kí thứ VII, dưới thời vương quốc Silla (57 tr.CN - 935 s.CN), rất nhiều quốc gia trên bán đảo này lần đầu tiên được thống nhất. Sự thống nhất này mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho dân tộc Hàn không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tinh thần đoàn kết vững chắc.(13) Ngày nay, "Hàn Quốc năng động" (Dynamic Korea) là khẩu hiệu dân tộc mới của Hàn Quốc, tượng trưng cho hình ảnh hiện đại và đầy sức sống của một quốc gia đã đứng lên từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh để thành một cường quốc kinh tế trong khu vực châu Á. Tại Việt Nam, khi trào lưu văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) mà tiêu biểu là các bộ phim truyền hình Hàn Quốc tràn ngập trên các màn ảnh nhỏ, con người Hàn Quốc qua các bộ phim được phản ánh với nét tính cách ủy mị, dễ xúc động. Gần đây, khi báo chí và các phương tiện truyền thông liên tục đưa các thông tin về quan hệ không tốt giữa công nhân Việt Nam và ông chủ Hàn Quốc, dường như con người Hàn Quốc lại được phản ánh với nét tính cách nóng nảy, thô lỗ... Nhưng liệu đó có đã phải là những gì chính xác và đầy đủ khi nói về tính cách con người Hàn Quốc chưa? Tìm hiểu con người Hàn Quốc trên phương diện cá nhân, gia đình và xã hội để có cái nhìn đúng đắn nhất về tính cách con người Hàn Quốc. Mọi sự phân chia phương diện dưới đây chỉ mang tính tương đối, bởi có nhiều nét tính cách được thể hiện qua cả ba phương diện. Sự phân chia này chỉ đóng vai trò giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu. II. TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC TRÊN PHƯƠNG DIỆN CÁ NHÂN 1. Nhanh nhẹn, khẩn trương Con người Hàn Quốc từ xa xưa đã có cuộc sống gắn liền với biển đảo, nơi luôn tiềm ẩn những nguy hiểm do thiên nhiên khắc nghiệt mang lại. Có lẽ vì thế mà trong họ (13) Xem Hàn Quốc Đất nước Con người, NXB Thế giới 2006. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 248 đã hình thành nên tác phong làm việc hêt sức nhanh chóng, khẩn trương. Ngày nay, để bắt kịp với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Hàn Quốc thì sự nhanh nhẹn lại càng không thể thiếu. “Theo thống kê, người Hàn Quốc khi đi bộ trong 1 phút, số lần bước của họ thường nhiều hơn người Châu Âu ít nhất là 15 bước. Có học giả cho rằng sở dĩ người Hàn Quốc dễ dàng tiếp nhận lối ăn nhanh (fast food) của người Âu-Mỹ là vì truyền thống của người Hàn Quốc ăn uống hết sức đơn giản, họ tiếp thu cách "ăn nhanh" của người Âu-Mỹ rất nhanh. Vả lại người Hàn Quốc vốn sinh ra đã có tính vội vàng rồi. Trong thời kinh tế phát triển nhanh như hiện nay, nhịp điệu cuộc sống càng gấp gáp thì hình thức ăn nhanh rất thích hợp với họ.”(14) Một thực tế là các công ty Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam, khi tuyển nhân viên thì sự nhanh nhẹn cũng là một đặc điểm tính cách được ưu tiên. Theo chị N.A - hiện đang làm việc tại công ty Nhà ở và đất đai Hàn Quốc cho biết, giám đốc công ty này khi tuyển nhân viên rất coi trọng sự nhanh nhẹn. Một ứng viên có kĩ năng tiếng và khả năng làm việc không phải là tốt nhất, nhưng lại thể hiện được sự năng động, nhanh nhẹn thì vẫn có cơ hội được tuyển cao. Người Hàn Quốc cũng không có thói quen ngủ trưa như người Việt Nam mà sau bữa ăn trưa, họ có thể bắt tay vào làm tiếp công việc luôn. Tác phong nhanh nhẹn, tranh thủ thời gian của người Hàn Quốc giúp họ hoàn thành công việc với thời hạn ngắn nhất có thể, nhờ đó mà kịp thời nắm bắt thời cơ. Hãy cùng phân tích những thành công mà sự nhanh nhẹn mang lại cho con người Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Rất nhiều công trình kinh tế của họ được hoàn thành trước thời hạn. Ví dụ, đường cao tốc từ Seoul đến Pusan được hoàn thành trong thời gian vỏn vẹn có 29 tháng, khiến cho nhiều công ty nước ngoài hết sức ngạc nhiên. Trong lúc đó đường cao tốc của Nhật Bản từ Kobe đến Nagoya, độ dài tương đương với đường cao tốc Seoul - Pusan mà thời gian thi công dài hơn 1 năm so với công trình của Hàn Quốc. Hay như công trình xây dựng đường tàu điện ngầm ở Seoul, vừa hạ lệnh đã thi công bốn tuyến đường cùng một lúc, nhờ đó mà chỉ trong vòng vài năm, Seoul đã có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại vào bậc nhất thế giới. Rồi câu chuyện về nhà máy đóng tàu Ulsan, người Hàn Quốc không đợi có nhà xưởng rồi mới đóng tàu mà đồng thời vừa đóng tàu vừa xây dựng nhà máy.(15) Tuy nhiên, người Hàn Quốc do quá vội vàng mà cũng gây ra những hậu quả tai hại. Như trong công trình xây dựng đường tàu điện ngầm, khánh thành rồi mới phát hiện ra sai sót gắn biển báo từng ga không đúng chỗ, khiến hành khách đi tàu không nhìn thấy. Chính sự nôn nóng muốn làm cho nhanh cũng khiến người Hàn Quốc thất bại trong các hợp đồng làm ăn hay đàm phán kinh tế. (14) Trích Bàn về tính nóng vội của người Hàn Quốc – PGS.TS Lê Huy Tiêu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. (15) Xem tài liệu trích dẫn trên. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 249 2. Nóng nảy Một dạo trước đây, báo chí đăng tải một loạt các thông tin về quan hệ không tốt giữa công nhân Việt Nam và ông chủ Hàn Quốc, như chửi mắng hay nhét giẻ vào miệng, nguyên nhân chủ yếu do bất đồng văn hóa gây nên. Song thông qua đó, chúng ta cũng có thể thấy được phần nào tính cách nóng nảy của người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc thường có xu hướng nói to, quát mắng khi tâm trạng không tốt hoặc áp lực công việc quá lớn. Đài báo Hàn Quốc từng đưa tin một vụ án do nhất thời bị kích động gây ra: một nông dân cãi nhau với một viên chức, người nông dân kia tức quá đang đêm đốt cháy cả cơ quan của anh viên chức kia, làm 16 người chết và 20 người bị thương. Ngày 7/5/1990 một đoàn tàu điện ngầm đi từ Seoul đến Dongdaemun chậm mất 10 phút, khi đoàn tàu đến nơi, bị hành khách đứng chờ ở Dongdaemun tức quá, đập vỡ mất 15 ô cửa kính. Người Hàn Quốc rất dễ bị kích động, chỉ một việc nhỏ như người nào đó gọi điện thoại ở một trạm điện thoại công cộng, chiếm chỗ gọi hơi lâu một chút thế là gây ra cãi nhau. Do hay xúc động, nên người Hàn Quốc động một tý là biểu tình, hoặc trong nhà máy, sản xuất gặp trục trặc là công nhân tổ chức bãi công liền. Thậm chí, gần đây các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin về một số vụ đánh cãi nhau giữa các nghị viên trong cuộc họp Quốc hội cũng vì tính nóng nảy của họ. Nóng nảy, hay xúc động, tính cách đó của người Hàn Quốc đã trở lên nổi tiếng thế giới. Các cô tiếp viên hàng không của các nước đều có nhận định thống nhất như vậy. Mùa hè, thấy người Châu Á, hễ bước vào thang máy bay là đòi cung cấp đồ uống lạnh, đích thực là người Hàn Quốc. Các cô nói sở dĩ người Hàn Quốc có thói quen uống nước mát là để làm dịu cơn nóng bức ở trong lòng họ! (16) Tuy nhiên, không phải người Hàn Quốc nào tính cách cũng nóng nảy và không phải lúc nào họ cũng nóng nảy. Nét tính cách được nêu trên đây chỉ mang tính tổng hợp từ những ví dụ và sự việc xảy ra trong thực tế. 3. Siêng năng, cần cù Người Hàn Quốc rất riêng năng, cần cù. Họ luôn là những người đi sớm và về muộn nhất công ty. Tại Hàn Quốc, con người phải làm việc trong một cường độ cao, một ngày làm việc 12 tiếng đồng hồ là bình thường đối với họ. Đặc biệt, họ sẵn sàng ở lại công ty làm thêm giờ nếu như còn nhiều công việc chưa được giải quyết xong. Theo một cuộc điều tra nhỏ người viết thực hiện, những người được phỏng vấn trong đó có chị C – sinh viên tốt nghiệp khoa tiếng Hàn và hiện đang làm phiên dịch cho công ty VDS Vina (công ty sản xuất màn hình điện thoại cho Samsung có địa chỉ ở (16) Xem Một vài đặc điểm về kết cấu ý thức người Hàn Quốc – PSG.TS Lê Huy Tiêu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 250 Bắc Giang) cho biết: Các nhân viên thường làm việc buổi sáng từ 7h20-12h15, buổi chiều từ 1h-7h30. Đây là giờ làm việc cơ bản. Còn những hôm có việc đột xuất thì phải là thêm giờ, những lúc làm việc như vậy bao giờ các sếp Hàn Quốc cũng là người làm việc nhiều nhất, đến sớm nhất và về muộn nhất. Nhân viên dù làm xong hết việc nhưng vẫn phải tìm thêm việc cho đến khi sếp làm xong việc. Người Hàn Quốc rất tận tụy với công việc, luôn đặt ưu tiên số một cho công việc. Họ ghét sự lười biếng và thói đi muộn về sớm. Theo chị M – hiện đang làm phiên dịch cho công ty xây dựng Kumho cho biết: Người Hàn Quốc trong công ty dường như rất thích làm thêm giờ, họ có thể làm việc đến 9, 10h tối cũng không sao. Họ làm thêm giờ không hẳn chỉ để nhận lương ngoài giờ mà theo họ, đó còn là biểu hiện cho sự chăm chỉ, tận tụy với công việc. Vì thế, cần cù, tuân thủ thời gian làm việc và tận tụy hết mình vì công việc là điều mà các công ty Hàn Quốc luôn yêu cầu ở nhân viên. 4. Thiên kiến và thành kiến mạnh Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng, chính vì vậy khi tiếp xúc với người Hàn Quốc lần đầu tiên, cần tạo ấn tượng tốt với họ về hình thức, cách cư xử để tạo dựng một ấn tượng tốt. Người Hàn Quốc nhiều khi quyết định một việc chỉ bằng một cuộc gặp và chỉ cần một ấn tượng tốt ban đầu. Khi đã có ấn tượng tốt với người Hàn Quốc thì sẽ giải quyết tốt mọi công việc của mình. Và cũng ngược lại, khi đã có ấn tượng không tốt thì thực sự khó để có thể sửa đổi, chỉnh sửa những hình ảnh của mình trong con mắt người Hàn Quốc. Có thể đây là lí do giải thích vì sao người Hàn Quốc thường ăn mặc rất đẹp và chú trọng hình thức bền ngoài để gây ấn tượng tốt khi lần đầu tiên gặp gỡ. Thanh thiếu niên Hàn Quốc có xu hướng phẫu thuật thẩm mĩ vì họ quan niệm có ngoại hình sẽ dễ dàng kiếm công việc tốt hơn. 5. Tính cách thực tế rõ ràng Theo cô N – giáo viên khoa tiếng Hàn Quốc trường đại học Hà Nội cho biết, qua kinh nghiệm tiếp xúc làm việc với người Hàn Quốc, cô nhận thấy họ rất rõ ràng, minh bạch. Khi trả tiền taxi mà tài xế không có tiền lẻ trả lại, nếu không giải thích rõ ràng với người Hàn Quốc thì họ sẽ thắc mắc và dễ gây hiểu nhầm. Không phải do tính cách người Hàn Quốc keo kiệt, mà trong suy nghĩ của họ đã phân biệt rất rạch ròi về sự sở hữu cá nhân, đồ của ai người đó dùng, mượn khác mà xin khác. Không chỉ với vật chất, trong tình cảm, người Hàn Quốc cũng yêu ghét rõ ràng. Một dẫn chứng cụ thể là cuộc chiến tranh cách đây đã lâu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Như chúng ta đã biết, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản theo phe phát xít đi xâm chiếm nhiều nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Hàn QuốcMột thực tế cho thấy, hiện tại ở Trung Quốc vẫn còn giữ lại nhiều công trình kiến trúc do Nhật xây dựng, nhưng ở Hàn Quốc thì lại rất hiếm thấy. Không phải vì người Nhật không xây HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 251 dựng ở Hàn Quốc mà do người Hàn Quốc đã phá hầu hết những công trình đó, nếu có giữ lại thì cũng chỉ mang tính chất làm bằng chứng cho tội ác xâm lược của Nhật Bản mà thôi. Theo chị M – hiện làm phiên dịch cho công ty xây dựng Kumho cho biết, nếu ngày hôm trước làm thêm giờ đến 9, 10h tối thì ngày hôm sau vẫn phải đi làm đúng giờ, không được lấy lí do ấy để đi làm muộn giờ. Người Hàn Quốc rất rõ ràng, làm thêm giờ là việc của bạn, còn vẫn luôn phải tuân thủ giờ giấc làm việc của công ty. 6. Coi trọng tự tôn cá nhân Có lẽ do đặc điểm nguồn gốc dân tộc thuần nhất nên người Hàn Quốc rất coi trọng tự tôn cá nhân. Con người Hàn Quốc tự trọng cao, coi nặng danh dự cá nhân, gia đình, dòng họ. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân sâu xa tạo nên lòng tự tôn dân tộc (sẽ đề cập ở phần sau). Tuy nhiên, sự coi trọng thể diện quá mức có thể dẫn đến chủ nghĩa hình thức thái quá. Đặc điểm này đều đã từng được nhiều học giả nghiên cứu và rút ra kết luận, như nhà tâm lí học người Nhật Bản Takahashi ở trường đại học Hoàng gia Seoul, năm 1921 đã công bố báo cáo nêu ra 10 đặc điểm người Hàn Quốc, trong đó có đặc điểm thứ ba: Chủ nghĩa hình thức – chỗ ở nhấn mạnh về hình thức; trong tinh thần, logic thì từ chối việc điều tra nghiên cứu thực tế.[](17). Hay như theo một tác giả người Hàn Quốc Ch’oe Nam-son – một trong những người đầu tiên chỉ ra đặc điểm của người Hàn thông qua những phân tích và cảm nhận lịch sử thấu đáo cũng đã nêu ra hạn chế của người Hàn là chủ nghĩa hình thức thái quá.(18) Đặc tính này cũng phần nào giống người Việt Nam chúng ta: Một bà mẹ cho con đi học thêm ở một trung tâm nào đó, thì lập tức bà mẹ bên cạnh cũng phải cho con đi học bằng được. Người Hàn Quốc coi trọng chủ nghĩa tự tôn và cái tôi của mình. Họ cố gắng làm ra vẻ ta đây giàu có, hiểu biết và hơn người vì sợ người khác coi thường, họ không muốn chịu thua và tính canh tranh khá cao. Họ hay chạy theo mốt, kể cả trong việc sử dụng ngôn ngữ, hay chơi chữ và lạm dụng từ nước ngoài để chứng tỏ mình sành điệu và hiểu biết. 7. Bảo thủ Mặc dù con người Hàn Quốc hiện nay có xu hướng hội nhập cao, chủ động tiếp thu văn hóa quốc tế nhưng tư tưởng vẫn còn bảo thủ. Rất khó có thể thuyết phục người Hàn Quốc thay đổi, cho dù lợi ích của việc thay đổi đó đã bày ra trước mắt. Đặc điểm này có thể thấy rất rõ trong việc người Hàn Quốc học tiếng Anh. Rất nhiều giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ tại Hàn Quốc đều có chung quan điểm rằng nhiều người Hàn Quốc học tiếng Anh nhưng lại không thực sự muốn tiếp cận nó. (17) Xem Lê Quang Thiêm, Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn (2005) tr.307. (18) Xem tài liệu trên tr.310. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 252 Theo Alex Case – giáo viên dạy tiếng Anh tại hai trường khác nhau ở Hàn Quốc trong vòng hai năm cho biết: Theo quy tắc của lớp học, mỗi người sẽ tự tìm cho mình một cái tên tiếng Anh để xưng hô trong buổi học. Tuy nhiên người Hàn Quốc ban đầu thường từ chối việc sử dụng tên nước ngoài, họ chỉ muốn được gọi bằng tên tiếng Hàn của mình. Nếu có chọn một cái tên nước ngoài thì sự phát âm cái tên đó cũng bị Hàn hóa đi phần nào.(19) Hay như theo Jon Huer - người phụ trách một chuyên mục cho tờ báo Korea Times cho biết người Hàn Quốc quá bảo thủ để có thể thừa nhận những lỗi sai tiếng Anh mà đã được người bản xứ góp ý sửa. Có quá nhiều sự nhầm lẫn tiếng Anh ở Hàn Quốc: tại các doanh nghiệp, sân bay, ga tàu, văn kiện chính phủ, biển báo chỉ đường, trong sách giáo khoa, từ điển, trên ti vi hay trên đường, thậm chí là trong các tờ báo viết bằng tiếng Anh cho người nước ngoài. Chỉ đơn giản là do người Hàn Quốc không muốn sửa những lỗi sai dù đã được góp ý. Theo một vài phỏng vấn của Jon Huer với editor của các tờ báo, nhân viên công ty kinh doanh, giáo viên...đều là người nước ngoài cho biết những người Hàn Quốc thuê họ để chỉnh sửa tiếng Anh nhưng lại không chấp nhận những gợi ý sửa sai đó.(20) III. TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC TRÊN PHƯƠNG DIỆN GIA ĐÌNH 1. Xu hướng tình cảm và trọng tình nghĩa Gia đình có ý nghĩa quan trọng bậc nhất với người Hàn Quốc. Họ coi trọng gia đình và dòng họ hơn bất cứ một dân tộc nào khác trên thế giới. Mọi thành viên trong một gia đình đều có sự gắn bó mật thiết với nhau, bởi mỗi hành động của một người đều có tác động, dù nhỏ hay lớn đến các thành viên khác trong gia đình. Do đó, sự hòa thuận, hạnh phúc trong một gia đình quan trọng hơn nhiều lợi ích của từng cá nhân. Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn. Trước kia, anh em trai thường sống trong cùng một nhà sau khi họ đã lập gia đình, và có khi cả những người cháu cũng vậy. Tuy hiện giờ tại Hàn Quốc chủ yếu tồn tại mô hình gia đình hạt nhân (chỉ có bố mẹ và con cái), những gia đình lớn như trên bây giờ rất hiếm nhưng các thành viên trong gia đình vẫn sống gần nhau và duy trì mối quan hệ thường xuyên. Những người sống xa nhà thường sum họp vào những dịp đặc biệt như hôn lễ của một người họ hàng, mừng thọ ông bà, sinh nhật của một đứa trẻ hay những ngày lễ hội truyền thống. Vào những dịp như vậy mọi người đều quây quần tham gia vào việc chuẩn bị cho buổi lễ. Bên cạnh đó, lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc. Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay tại nhà (19) Xem (20) Xem "Is Poor English of Koreans Cultural?"- Jon Huer HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 253 vào ngày giỗ của họ trong khoảng khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng. Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok, ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã được chọn trước. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái. Việc cúng bái này quan trọng đến mức mà các thành viên trong gia đình sống xa nhà phải đi một quãng đường dài để về tham gia. Và các thành viên trong gia tộc thường tranh thủ những buổi tụ họp như thế này để tổ chức cuộc gặp gỡ hàng năm. Bố mẹ có thể hi sinh hết mình vì con cái: Gần đây, chúng ta cũng nghe nói đến một hiện tương gọi là “gia đình ngỗng hoang”. Những cha mẹ này sẵn sàng hi sinh hạnh phúc được ở gần nhau, họ bất chấp cả rào cản ngôn ngữ và văn hóa, người mẹ sẽ đưa các con ra sống ở nước ngòai để có điều kiện học tập tốt hơn, còn người cha thì ở lại và làm việc cật lực để nuôi con cái họ ăn học.(21) 2. Tôn ti trật tự trong gia đình Trong một gia đình Hàn Quốc, người đứng đầu gia đình theo truyền thống được coi là người nắm giữ mọi quyền lực. Người đứng đầu trong gia đình đặt ra các quy định và các thành viên phải tuân theo. Sự tuân theo này được xem như một đức tính tự nhiên và tốt đẹp của người Hàn Quốc. Tôn ti trật tự trong gia đình được duy trì qua các mối quan hệ tuân theo giữa con cái với cha mẹ, vợ với chồng, và nhiều mối quan hệ khác. Những chuẩn mực trong đạo Khổng đã thống trị cuộc sống và cách suy nghĩ của con người Hàn Quốc trong nhiều thế kỉ và nó vẫn luôn được tôn trọng trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người.(22) Sự tôn ti trật tự trong gia đình được thể hiện rõ nét qua các biểu hiện sinh hoạt hằng ngày của người Hàn Quốc. Khi xưng hô trong gia đình, người lớn hơn có thể gọi người bé hơn bằng tên, tuy nhiên người bé hơn không được gọi trực tiếp người lớn hơn bằng tên, mà phải gọi bằng các danh từ xưng hô như oppa, eonni, hyeong hay nuna Không được hút thuốc trước mặt người lớn, trong bữa ăn, phải đợi ông bà hoặc bố mẹ bắt đầu ăn trước rồi con cháu mới được bắt đầu ăn. Khi uống rượu với người lớn tuổi thì phải quay người sang bên, vv Những quy tắc xử sự này được người Hàn Quốc tuân theo rất nghiêm túc, bởi sự tôn ti trật tự trong gia đình cũng là nền tảng xây dựng nên sự tôn ti trật tự trong xã hội. IV. TÍNH CÁCH CON NGƯỜI HÀN QUỐC TRÊN PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 1. Tôn ti trật tự trong xã hội Có thể nói, xã hội Hàn Quốc là xã hội có tôn ti trật tự nhất trên thế giới. Điều này được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ và các quy tắc giao tiếp hằng ngày. (21) Xem (22) Xem Facts about Korea (1998) HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 254 Trong tiếng Hàn Quốc, thể kính ngữ hay không kính ngữ được sử dụng rất khắt khe. Thể kính ngữ được dùng với những người lần đầu gặp mặt, những người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị xã hội cao hơn bạn. Đó là lí do vì sao trong lần đầu gặp gỡ, người Hàn Quốc không ngần ngại hỏi tuổi của nhau để có thể xưng hô hợp lí
Tài liệu liên quan