Tóm tắt. Định hướng phát triển của các trường sư phạm nói chung và
trường Đại học Sư phạm nói riêng đã xác định việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm
vụ thường xuyên nhằm cải tiến từng bước để nâng cao tay nghề cho sinh
viên. Trong bài báo này, chúng tôi điểm qua các năng lực cần giáo dục cho
sinh viên, vai trò của tuần nghiệp vụ sư phạm đối với việc rèn nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát triển các
năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
IER., 2011, Vol. 56, pp. 67-73
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÁO DỤC
CHO SINH VIÊN THÔNG QUA TUẦN LỄ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Dương Thị Thúy Hà
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: duongha108@gmail.com
Tóm tắt. Định hướng phát triển của các trường sư phạm nói chung và
trường Đại học Sư phạm nói riêng đã xác định việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả của công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm
vụ thường xuyên nhằm cải tiến từng bước để nâng cao tay nghề cho sinh
viên. Trong bài báo này, chúng tôi điểm qua các năng lực cần giáo dục cho
sinh viên, vai trò của tuần nghiệp vụ sư phạm đối với việc rèn nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát triển các
năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm.
1. Đặt vấn đề
Định hướng phát triển của các trường sư phạm nói chung và trường Đại học
Sư phạm nói riêng đã xác định việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác
đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cải tiến
từng bước để nâng cao tay nghề cho sinh viên. Tuy nhiên việc hình thành hệ thống
kỹ năng sư phạm cho sinh viên trong những năm qua vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập,
hạn chế.
Thực tế tổ chức “Tuần lễ nghiệp vụ sư phạm” được tổ chức trong tháng 11
với các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường dành riêng 1
tuần tập trung bồi dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm gồm các hoạt động như:
hướng dẫn sinh viên hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm, sinh viên được chuẩn bị những
kỹ năng cần thiết nhất để khi đi thực tập sư phạm không bỡ ngỡ. Việc thực tập
sư phạm có đạt kết quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm. Tuy nhiên, trong thực tế việc tham gia vào các hoạt động này chỉ là những
sinh viên có khả năng thực sự mới dám tham gia, còn lại đa số là tham dự, nên sinh
viên sư phạm thường nhút nhát, không mạnh dạn trong các hoạt động, giao tiếp. . .
Vì vậy, làm thế nào để hầu hết sinh viên có cơ hội tham gia và thể hiện mình, được
trải nghiệm. . . là vấn đề cần quan tâm.
67
Dương Thị Thúy Hà
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực giáo dục cần hình thành và phát triển cho sinh
viên
Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho
hoạt động đó có kết quả tốt” [1].
Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực là có thể thực hiện có kết quả hoạt động
trong lĩnh vực nào đó.
Vậy, năng lực giáo dục là gì? Theo chúng tôi, năng lực giáo dục có thể hiểu là
năng lực của người làm công tác giáo dục thực hiện có kết quả/hiệu quả công việc
trong hoạt động giáo dục của mình.
Theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì năng lực giáo dục được
thể hiện qua các tiêu chí sau [2]: - Phẩm chất chính trị của người làm công tác giáo
dục;/ - Đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác giáo dục;/- Ứng xử với học
sinh;/ - Ứng xử với đồng nghiệp;/ - Lối sống, tác phong;/ -Tìm hiểu đối tượng giáo
dục;/ - Quản lý hồ sơ dạy học;/ - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục;/ -
Giáo dục qua các hoạt động giáo dục;/. . .
Dưới đây là một số năng lực cơ bản cần đào tạo cho sinh viên, đó là:
2.1.1. Năng lực hiểu học sinh
Năng lực hiểu học sinh, dễ dàng nắm vững những đặc điểm tâm lý, tính cách
của học sinh, xác định đúng trình độ tri thức, niềm tin và những phẩm chất tâm lý
của các em, giúp cho người dạy dễ dàng hơn trong việc truyền đạt tri thức cho học
sinh và từ đó có phương pháp dạy học thích hợp và giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Cần phát triển năng lực hiểu học sinh cho sinh viên vì khi có được năng lực
này sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với học sinh, hiểu và biết học sinh cần
gì để điều chỉnh trong dạy học và giáo dục để đạt kết quả tốt nhất.
2.1.2. Năng lực thu hút học sinh: truyền nhiệt tình, khả năng cuốn hút
và những cảm xúc thích hợp
Sinh viên cần phát triển năng lực thu hút học sinh, vì có được năng lực này
khi đã trở thành giáo viên sẽ rất thuận lợi cho họ, người giáo viên như người ca sĩ
biểu diễu trên sân khấu nếu thu hút được học sinh sẽ dễ dàng truyền nhiệt tình cho
người học về kiến thức, niềm say mê với môn học và có những cảm xúc tốt.
2.1.3. Năng lực thuyết phục, có ảnh hưởng tốt đối với mọi người
Người sinh viên cần nhận thức được năng lực thuyết phục mọi người có vai trò
quan trọng đối với nghề dạy học, người giáo viên phải tiếp xúc, giao tiếp với nhiều
đối tượng khác nhau như với đồng nghiệp, với học sinh, cha mẹ của học sinh. . . Vì
vậy, cần có năng lực thuyết phục mọi người thông qua lời nói, việc làm của mình. . .
để đạt được kết quả như mong muốn trong vấn đề giáo dục học sinh. Năng lực
thuyết phục mọi người không chỉ cần đối với nghề nghiệp mà cũng rất quan trọng
68
Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua...
với cuộc sống của mọi người.
2.1.4. Năng lực ứng xử sư phạm
Khi sinh viên có được năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, xử lý các tình
huống, các kỹ năng hoạt động công tác đoàn đội, hoạt động ngoại khóa, văn-thể,
sẽ giúp sinh viên khi đi thực tập làm quen với học sinh một cách nhanh chóng, dễ
dàng chiếm được cảm tình, tạo được ấn tượng tốt trong việc giáo dục học sinh và
các hoạt động tập thể có hiệu quả.
Người sinh viên cần phát triển năng lực ứng xử sư phạm vì công việc của
người giáo viên sau này phải thường xuyên giao tiếp, ứng xử với học sinh, đặc biệt
trong những trường hợp, tình huống giáo dục không mong muốn xảy ra bất ngờ
trong quá trình giáo dục, nếu người giáo viên không khéo léo và có khả năng ứng xử
sư phạm phù hợp sẽ đẩy sự việc khiến mâu thuẫn lên cao và có thể ảnh hưởng đến
uy tín và danh dự của mình. Nhưng cũng là một sự việc đó, nhưng khi người giáo
viên có năng lực ứng xử sư phạm mềm dẻo sẽ giúp cho sự việc trở nên đơn giản và
giải quyết phù hợp khiến cho học sinh phải tâm phục khẩu phục và càng tôn trọng
người giáo viên hơn.
2.1.5. Năng lực bao quát và quản lý lớp học
Người sinh viên cần được trang bị, giáo dục để phát triển năng lực bao quát
và quản lí lớp học vì điều này rất cần thiết đối với người giáo viên trong quá trình
giáo dục nói chung và quản lí lớp học trong giờ dạy của mình nói riêng. Khi người
sinh viên có năng lực bao quát và quản lí lớp học sẽ giúp họ rất nhiều trong khi
kiến tập, thực tập nói chung và sau này khi trở thành giáo viên nói riêng. Đó là bao
quát và quản lý lớp học giúp cho người giáo viên biết rõ học sinh trong lớp, em nào
tập trung học em nào không tập trung trong giờ học để kịp thời nhắc nhở. Khi bao
quát và quản lí lớp học giúp cho giáo viên chủ động hơn trong giảng dạy và điều
chỉnh tốc độ giảng dạy của mình cho phù hợp với người học.
2.1.6. Năng lực chủ nhiệm lớp
Giáo dục cách thiết kế, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm nhằm giúp sinh viên có
thể vạch ra được chiến lược phát triển của tập thể lớp và cá nhân học sinh. Sinh
viên có kỹ năng tổ chức các hoạt động của tập thể lớp, của cá nhân học sinh, tổ
chức các hoạt động của chính giáo viên chủ nhiệm một cách chính xác, khoa học,
giúp họ thực hiện các kế hoạch đã xây dựng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó giáo
viên chủ nhiệm còn cần có năng lực giao tiếp cởi mở, khoan dung, tạo được sự hiểu
biết, thông cảm, tin cậy lẫn nhau với các loại đối tượng trong nhà trường, phát hiện
các tính cách, nhu cầu, nguyện vọng, hứng thú của cá nhân, các nhóm trong tập thể
học sinh. Biết phối hợp với các tổ chức đoàn đội trong lớp, trong trường, với cha
mẹ học sinh, xã hội, biết sử dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm
tập thể, cá nhân, tạo cơ hội cho học sinh tiến bộ.
Khi sinh viên có được năng lực chủ nhiệm lớp và biết xây dựng kế hoạch, tổ
chức các hoạt động sẽ giúp họ chủ động hơn với công việc của mình phụ trách, và
đặc biệt khi xuống trường phổ thông họ sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường giáo
69
Dương Thị Thúy Hà
dục mới, khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh sẽ không
bối rối, ngỡ ngàng mà họ sẽ chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động để các
hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
2.1.7. Năng lực tổ chức
Năng lực tổ chức: bao gồm kỹ năng lãnh đạo tập thể, duy trì kỉ luật, hướng
dẫn đúng đắn việc học tập và lao động của người học, phân phối hợp lý công việc
và thời gian học tập, khéo léo lập kế hoạch cho việc học tập của học sinh, biết tổ
chức các hoạt động giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu hứng thú
của lớp, của trường, khai thác năng lực vượt trội của cá nhân.
Người giáo viên phải tổ chức được hoạt động học tập của tập thể học sinh,
tổ chức các hoạt động khác như hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp. . .
Giáo viên phải biết lập kế hoạch công tác, phân phối công tác theo từng thời gian,
sắp xếp hợp lý giờ thực hành và giờ lý thuyết. Vì vậy, để phát triển năng lực tổ chức
cho sinh viên bằng cách trong quá trình học tập cho sinh viên tham gia tổ chức các
hội thi, các hoạt động phong trào. . . Thông qua các hình thức thi, sinh viên không
những nắm vững thêm kiến thức chuyên môn mà còn rèn cho mình các kỹ năng tổ
chức, kỹ năng diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ và các thiết bị hỗ trợ khác, hơn nữa
các hội thi này còn giúp ích cho các em sau khi ra trường. Người giáo viên nào có
năng lực tổ chức tốt thường có cảm giác nhạy cảm về thời gian, vì vậy họ có thể
phân phối thời gian cho từng vệc làm trên lớp hợp lý với kế hoạch dự kiến cho bài
học. Bên cạnh các biện pháp giáo dục phức tạp, công tác tổ chức của người dạy còn
bao hàm nhiều việc làm nhỏ nhặt nhưng lại góp phần đáng kể vào sự thành công
của quá trình giáo dục.
2.1.8. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào giảng dạy
và quản lý hồ sơ của học sinh [3]
Đây là năng lực rất cần thiết đối với người giáo viên trong thế kỉ XXI. Hiện
nay, việc quản lý hồ sơ học sinh bằng công nghệ thông tin là một trong những hoạt
động giáo dục của giáo viên, có tác động trực tiếp phục vụ cho hoạt động dạy học,
giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả tối ưu, có tác dụng lớn và tích cực trong việc
quản lý các hoạt động cụ thể của giáo viên chủ nhiệm đối với từng cá nhân học sinh
cũng như đối với toàn thể học sinh lớp mình chủ nhiệm như: chương trình kế hoạch
hoạt động, kế hoạch phát triển lớp, điểm số, quá trình học tập và rèn luyện của học
sinh, sơ yếu lý lịch của học sinh,. . . Năng lực này giúp cho giáo viên xác định được
mục tiêu phát triển lớp học nói chung và phát triển cá nhân học sinh một cách phù
hợp.
2.2. Tuần lễ nghiệp vụ sư phạm và vai trò của nó đối với rèn
nghiệp vụ cho sinh viên
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở trường ĐHSP Hà Nội là hoạt động thường
xuyên của sinh viên ở các khoa đào tạo giáo viên, bao gồm tập luyện và thực hành
giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Kết quả của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
70
Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua...
phạm của sinh viên phụ thuộc vào phuơng thức tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm
như thế nào, bao gồm: chương trình đào tạo, cách thức tổ chức và điều kiện thực
hiện thực tập, thực hành. Có thể thấy rằng nghiệp vụ sư phạm là bộ phận quan
trọng nhất làm nên tay nghề sư phạm, tạo nên sự khác biệt giữa nghề sư phạm với
các nghề khác.
Nghề sư phạm là một nghề mang tính chuyên nghiệp với những kỹ năng sư
phạm riêng - bao gồm kĩ năng giảng dạy và giáo dục học sinh. Những kỹ năng này
được hình thành và phát triển trong suốt quá trình đào tạo trong trường sư phạm
và tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Như vậy, việc
hình thành và phát triển năng lực giáo dục cho người học mang tính liên tục và lâu
dài từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học, trong quá trình đào tạo
và cho tới khi người học đã trở thành giáo viên. Tuy nhiên, trong quá trình học tập
ở trường sinh viên thực hành các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chủ yếu
tại hai thời điểm:
Thứ nhất, trong suốt quá trình học bộ môn phương pháp giảng dạy, sinh viên
năm thứ ba và sinh viên năm thứ tư được tiến hành dự giờ dạy ở trường thực hành,
tập soạn giáo án và tập giảng trước nhóm/lớp tại phòng học của khoa.
Thứ hai, vào cuối học kì I, sinh viên năm thứ tư được tham gia các hoạt động
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong “tuần NVSP” do khoa/trường tổ chức, thường
được tổ chức vào dịp 20/11 theo phong trào chung của trường phát động.
Trong quá trình đó, thời gian rất quan trọng để sinh viên có cơ hội rèn luyện
nghiệp vụ và thể hiện mình - đó chính là tuần lễ nghiệp vụ sư phạm.
Trong tuần lễ nghiệp vụ sư phạm 20/11, sinh viên được rèn luyện một số kỹ
năng và năng lực tổ chức dạy học như cách đặt và sử dụng câu hỏi, cách soạn giáo
án, cách chế tạo và sử dụng dồ dùng dạy học. . . qua đó, sinh viên có được các kỹ
năng và năng lực giáo dục cần thiết.
Tuần lễ nghiệp vụ sư phạm, sinh viên được rèn các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
như soạn giáo án theo chương trình thực tập ở trường phổ thông, tập giảng, xử lý
các tình huống sư phạm, tìm hiểu hồ sơ học sinh, lập kế hoạch thực tập sư phạm ở
trường phổ thông, cách tổ chức hoạt động ngoại khoá,. . . nội dung do giảng viên tổ
phương pháp dạy học đảm nhận. Điểm của tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được
cộng vào điểm rèn luyện để xét học bổng cuối kỳ.
Tuy nhiên, các hoạt động trong tuần nghiệp vụ sư phạm là các hoạt động
phong trào để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, và việc tham gia các hoạt
động này chủ yếu là những sinh viên xuất sắc, ưu tú của lớp, của khoa tham gia
còn lại chủ yếu là tham dự cổ vũ. Vì vậy, làm thế nào để tuần lễ nghiệp vụ sư phạm
này có thể lôi kéo được hầu hết sinh viên có cơ hội tham gia và thể hiện mình, được
trải nghiệm. . .
Thực tế nhận định chung của nhiều sinh viên cho rằng thời gian và số lượng
sinh viên được tham gia thực hành nghiệp vụ sư phạm còn quá ít. Tập giảng trước
lớp (có sự góp ý của giáo viên) chỉ có một số ít sinh viên được tham gia và sinh viên
cũng chỉ được tập giảng một đoạn trong bài.
71
Dương Thị Thúy Hà
2.3. Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên
thông qua tuần lễ nghiệp vụ sư phạm
2.3.1. Biện pháp nâng cao nhận thức
- Để rèn luyện nâng cao năng lực giáo dục cho sinh viên trước hết là giáo dục
tình cảm hứng thú sâu sắc với nghề nghiệp đã chọn, lòng yêu thích nghề dạy học,
lòng tự hào với danh hiệu là sinh viên sư phạm, là người thầy giáo tương lai.
- Mỗi sinh viên cần phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của năng lực sư
phạm đối với công việc giảng dạy sau này của mình, để ngày càng có ý thức và
thường xuyên trau dồi rèn luyện các năng lực để trở thành người giáo viên giỏi.
- Trong tuần lễ nghiệp vụ sư phạm, cần tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức của sinh viên, hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền
thống ngành sư phạm, về nghề giáo, về những tấm gương nhà giáo tiêu biểu để sinh
viên học tập và phấn đấu.
2.3.2. Biện pháp về đổi mới nội dung và phương pháp
Trong tuần lễ nghiệp vụ sư phạm có thể làm đa dạng, phong phú các nội dung
thi để hấp dẫn sinh viên tham dự. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung kiến thức thực
tế cho sinh viên bằng cách mời những giáo viên giỏi ở các trường phổ thông báo cáo
các chuyên đề phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ sư phạm như kinh nghiệm của giáo
viên giỏi, kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp, quản lý các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, làm quen với hồ sơ học sinh như sổ điểm, sổ ghi đầu bài,. . . cách đánh giá học
sinh. . . Thông qua các buổi báo cáo chuyên đề này, giảng viên các khoa, trường sư
phạm có mối quan hệ gắn bó hơn với giáo viên phổ thông, biết được thực tế diễn ra
ở trường phổ thông, từ đó có cách dạy và điều chỉnh bài giảng phù hợp với với thực
tiễn của trường phổ thông, điều đó giúp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên.
- Rèn luyện kỹ năng soạn giáo án, đây là khâu quan trọng và có tính quyết
định hiệu quả của dạy học, muốn vậy sinh viên phải rèn luyện, tự chuẩn bị các điều
kiện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ dạy học, lựa chọn phương án hợp lý, tối ưu
dạy từng bài học, thiết kế hành động học cho học sinh trong quá trình xây dựng kế
hoạch dạy học (giáo án).
- Trong tuần lễ nghiệp vụ sư phạm, có thể phát động phong trào thi soạn giáo
án hay, giáo án sáng tạo ở mỗi khoa, mỗi lớp để tất cả sinh viên có thể tham gia
cuộc thi, và qua đó cũng là lần tập dượt để sinh viên rút kinh nghiệm và học hỏi
lẫn nhau.
2.3.3. Biện pháp về tổ chức hoạt động
Rèn luyện kỹ năng sư phạm thông qua các hoạt động của trường, chúng ta
biết rằng các tư chất là bẩm sinh, còn mọi năng lực đều được phát triển trong hoạt
động. Vì vậy, tổ chức các hoạt động để sinh viên được thực hành thường xuyên, các
hoạt động tích cực, hoạt động một cách sáng tạo của sinh viên trong nhà trường
cũng góp phần quan trọng vào việc rèn luyện các năng lực công tác sư phạm về mặt
giáo dục.
72
Các biện pháp phát triển năng lực giáo dục cho sinh viên thông qua...
Cách thức tổ chức các hoạt động trong tuần lễ nghiệp sư phạm nói riêng cũng
như các hoạt động khác trong quá trình học tập nói chung cũng cần thay đổi tạo
điều kiện để tất cả sinh viên có cơ hội tham gia.
Ví dụ: Trong tuần nghiệp vụ sư phạm, chúng ta đưa ra các chủ đề như: nét
đẹp văn hoá sinh viên sư phạm, duyên dáng sư phạm, vì ngày mai lập nghiệp, giáo
án sáng tạo. . . để sinh viên các lớp, các khoa tổ chức các hoạt động của mình theo
quy mô lớp, sinh viên chủ động trong việc tiến hành hoạt động và tạo điều kiện cho
tất cả sinh viên trong lớp đều có thể tham gia hoạt động. Với các nội dung chủ đề
đưa ra, sinh viên có thể chủ động trong việc đưa ra những cách thức tổ chức khác
nhau trong hoạt động của mình.
3. Kết luận
Trong quá trình đào tạo nhà trường sư phạm cần trang bị cho sinh viên nhóm
năng lực để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên. Đó chính là những
năng lực giáo dục cơ bản, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, và khi sinh viên có những
năng lực giáo dục cần thiết thì sẽ tự tin hơn, đạt kết quả cao hơn trong quá trình
dạy học và giáo dục của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn. . . , 1992. Tâm lí học.
Nxb Giáo dục.
[2] Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
[3] Dương Thị Thúy Hà, 2010. Vai trò của công nghệ thông tin đối với giáo viên
chủ nhiệm lớp trong quản lý hồ sơ học sinh. Kỷ yếu Bộ GD&ĐT, 8/2010.
ABSTRACT
Measures to be taken to develop the educational competency
for student teachers through the week of professional development
The article considers it a constant task to the improve the quality and effec-
tiveness of professional development for student teachers to step by step enhance
their professional skills.
In this article the authoress reviews some professional qualifications needed
for student teachers and the role played by the Week of Professional Development”
in drilling professional competence for student teachers through a number of specific
measures raised by the authoress.
73