Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946

Tóm tắt. Tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở Bắc Đông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946 cho thấy, việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946, ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của một quá trình thương lượng Pháp - Việt lâu dài dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược và nguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên. Đồng thời phải tính đến vai trò của lực lượng thứ ba, quân đội Trung Hoa dân quốc ở Bắc Đông Dương, lực lượng đã tạo ra những sức ép nhất định buộc cả hai bên Pháp - Việt không còn con đường nào khác tốt hơn là đi đến kí kết hiệp ước.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2013, Vol. 58, No. 6B, pp. 76-86 This paper is available online at NHÌN LẠI NGUYÊN NHÂN KÍ KẾT HIỆP ƯỚC SƠ BỘ PHÁP - VIỆT NGÀY 6-3-1946 Phạm Thị Thu Hương Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở Bắc Đông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946 cho thấy, việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946, ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của một quá trình thương lượng Pháp - Việt lâu dài dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược và nguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên. Đồng thời phải tính đến vai trò của lực lượng thứ ba, quân đội Trung Hoa dân quốc ở Bắc Đông Dương, lực lượng đã tạo ra những sức ép nhất định buộc cả hai bên Pháp - Việt không còn con đường nào khác tốt hơn là đi đến kí kết hiệp ước. Từ khóa: Hiệp ước Sơ bộ, quan hệ Pháp - Việt, ngoại giao Việt Nam, 1945 - 1946. 1. Mở đầu Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với nước ngoài, thường được xem là một giải pháp của Pháp để đưa quân ra Bắc, thực hiện bước cuối cùng trong kế hoạch tái chiếm Đông Dương. Còn về phía Chính phủ Hồ Chí Minh, Hiệp ước là một giải pháp hòa hoãn tạm thời, chịu nhân nhượng Pháp để tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù và tranh thủ thời gian nhằm chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc. Thông qua việc tìm hiểu tiến trình quan hệ ngoại giao giữa các lực lượng chính ở Bắc Đông Dương cuối năm 1945 đầu năm 1946, bài viết cho rằng việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 ngoài những đánh giá truyền thống, cần được xem là kết quả của quá trình thương lượng Pháp - Việt lâu dài, dựa trên những tính toán chiến lược, sách lược cũng như nguyện vọng tìm kiếm một giải pháp hòa bình thực sự của cả hai bên; và những sức ép đối với Pháp và Việt Nam từ phía quân đội Trung Hoa dân quốc với tư cách là lực lượng có quyền lực nhất ở Bắc Đông Dương giai đoạn 1945 - 1946. Ngày nhận bài: 15/6/2013. Ngày nhận đăng: 28/9/2013 Liên hệ: Phạm Thị Thu Hương, e-mail: huong_history@hnue.edu.vn. 76 Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hiệp ước Sơ bộ là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài giữa Pháp và Chính phủ Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương Hiệp ước Sơ bộ thường được xem là hệ quả trực tiếp của thỏa hiệp Pháp - Hoa bằng Hiệp ước Trùng Khánh ngày 28-2-1946. Theo Hiệp ước này, Chính phủ Tưởng Giới Thạch đồng ý để Pháp đưa quân ra khu vực bắc vĩ tuyến 16 nhằm giải giáp quân đội Nhật thay quân Tưởng, đổi lại Pháp nhượng cho Tưởng các tô giới Pháp ở Trung Quốc và một số đặc quyền kinh tế ở Bắc Đông Dương [4;55]. Tuy nhiên, Hiệp ước Sơ bộ cần được nhìn nhận như là kết quả của một quá trình đàm phán lâu dài giữa chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Hồ Chí Minh và Chính phủ Cộng hòa Pháp với đại diện là Jean Sainteny. Quá trình này đã bắt đầu từ ngay trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Nhật, khi cả Việt Minh và các đại diện Pháp đều mong muốn tổ chức các cuộc tiếp xúc (tuy không thành hiện thực) để thương lượng về việc hợp tác chống Nhật và cộng tác trong việc xây dựng mối quan hệ Việt - Pháp trong tương lai. Sau khi Việt Minh nắm được chính quyền trong cả nước, cuộc gặp gỡ chính thức Việt - Pháp đầu tiên đã diễn ra vào ngày 27-8-1945 giữa Võ Nguyên Giáp và Sainteny. Đến ngày 15-10-1946, Sainteny mới lần đầu tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Từ đó, nhiều cuộc tiếp xúc bí mật giữa hai bên được mở ra trong suốt 4 tháng sau đó. Đồng thời với các cuộc thương lượng với Việt Nam, cũng từ tháng 10-1945, Pháp cũng chủ động tìm đến thương lượng với chính phủ Trung Hoa dân quốc. Mục tiêu của những cuộc tiếp xúc này đều nhằm ý đồ tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, được thể hiện qua bản Thông cáo ngày 8-12-1943 về Đông Dương [2;44], những hành động chính trị - quân sự chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm diễn ra mạnh mẽ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh và đặc biệt là tuyên bố công khai của de Gaulle, người đứng đầu Chính phủ Pháp, trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào ngày 26-8-1945: “Nước Pháp có ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương” [7;99]. Sau khi đã đặt những bước chân chinh phục khá vững chắc ở Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, trên bước đường tái chiếm Bắc Đông Dương, người Pháp đứng trước tình thế buộc phải tính toán để tránh được những cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn mà nước Pháp sẽ không thể cáng đáng được. Tại khu vực bắc vĩ tuyến 16, người Pháp trước hết phải đối mặt với sự hiện diện của quân đội Trung Hoa dân quốc, tuy không phải là một đội quân thiện chiến, nhưng đông đảo (khoảng 18 vạn), có vị thế hợp pháp, được Mỹ ủng hộ và không che giấu ý đồ bám giữ Đông Dương càng lâu càng tốt. Ngay ngày 27-8-1945, Sainteny nhận định trong cuộc gặp với Võ Nguyên Giáp: “Quân Trung Quốc sẽ tới để giải giáp quân Nhật và đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi vì chắc chắn còn lâu mới mời được họ rút lui” [2;120]. Ngoài ra, sự trưởng thành về ý thức dân tộc và ý chí quyết tâm khẳng định chủ quyền dân tộc của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Việt Nam, không chỉ Việt Minh mà cả các đảng phái dân 77 Phạm Thị Thu Hương tộc chủ nghĩa khác, được nhân dân ủng hộ, cũng là mối lo lắng lớn của Pháp. Nếu đổ bộ bằng một cuộc chinh phục vũ lực như hồi nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp chắc chắn sẽ phải đối mặt với cuộc chiến đấu quyết liệt của những lực lượng này và nếu không thắng lợi ngay, họ sẽ rút vào rừng núi chiến đấu lâu dài với quân Pháp. Nước Pháp, sau 4 năm chiến tranh suy sụp và kiệt quệ sẽ không thể tiến hành cuộc chiến tranh kéo dài như vậy. Theo dự tính, Pháp phải cần tới khoảng 35 vạn quân trong khi thực tế phải khó khăn lắm Pháp mới xây dựng được đội quân 6,5 vạn trên toàn chiến trường Đông Dương. Nghiêm trọng hơn là nếu để xảy ra chiến tranh dù là với Việt Nam hay Trung Quốc sẽ khiến cho 3 vạn dân Pháp sống ở Bắc Đông Dương rơi vào tình thế nguy hiểm bởi sự thù địch vốn sẵn từ trước. Những phân tích trên cho thấy, Pháp buộc phải tìm đến giải pháp thương lượng với cả hai đối thủ ở Bắc Đông Dương để tránh xung đột vũ trang bất lợi cho ý đồ tái chiếm Đông Dương của họ. Hơn nữa, từ những thay đổi to lớn trong những năm tháng chiến tranh, trong chính giới Pháp đã hình thành một xu hướng cải cách đối với thuộc địa. Bản thông cáo về Đông Dương ngày 8-12-1943 của Ủy ban giải phóng dân tộc Pháp (CFLN), bản Tuyên bố Brazzaville ngày 20-1-1944 của De Gaulle, bản Tuyên bố 24-3-1945 về vấn đề Đông Dương dù chưa thỏa mãn khát vọng độc lập của người dân thuộc địa, nhưng cũng là một bước tiến lớn trong nền cai trị bóp nghẹt đặc trưng của chủ nghĩa thực dân Pháp, trở thành nền tảng để hình thành nên những cách ứng xử mềm dẻo, linh hoạt và ít bạo lực hơn so với kiểu chinh phục bằng vũ lực ở thế kỉ trước. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình nhằm tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương của một bộ phận chính giới Pháp và những quan chức, tướng lĩnh thuộc địa là có thật. Tiêu biểu nhất là tướng Leclerc, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, người chịu trách nhiệm trong việc tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Hiểu được sức mạnh của quân đội Trung Hoa và chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, lượng được sức mình và mang quan điểm cải cách nền cai trị của nước Pháp đối với thuộc địa, Leclerc đã tìm đến phương án điều đình đồng thời với hai chính phủ Trung Quốc và Việt Nam nhằm thực hiện một cuộc đổ bộ ra Bắc một cách hoà bình, hợp pháp, tránh xung đột vũ trang có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Thực ra, ý muốn ban đầu của Leclerc khi cử Sainteny thương thuyết với Hồ Chí Minh chỉ nhằm tạo ra một cái vỏ bọc ngoại giao hợp pháp cho sự quay trở lại Bắc Đông Dương của Pháp. Nhưng là vị tướng có kinh nghiệm với các vấn đề thuộc địa và từng trải qua cuộc chiến tranh chống phát xít giải phóng đất nước, Leclerc hiểu được rằng để Pháp quay trở lại Đông Dương thì “không thể dùng biện pháp quân sự đơn thuần, phải hết sức thông minh, nhẹ nhàng và có lương tâm... Một đất nước đã bị vắt kiệt bởi những con đỉa Nhật Bản, phải mang đến cho họ một bầu không khí trong lành” [6;91]. Bản thân Leclerc cũng đã “thức tỉnh” phần nào trước sự thay đổi của thời cuộc. Trước việc Tổng thống Mỹ Truman công nhận Philippines là một quốc gia tự do ngày 4-7-1945 và chính sách cởi mở của Anh ở Miến Điện, Leclerc đã giao ngay cho các sĩ quan thân cận nghiên cứu kĩ những hiện tượng này và đã gợi ý với Chính phủ Pháp một hình thức cai trị ở Đông Dương, đó 78 Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 là hình thức tự trị, nhưng bị từ chối [6; 108]. Tháng 1-1946, trước những khó khăn của tình hình bình định Nam Bộ và đưa quân ra Bắc, Leclerc phải thừa nhận: “Không thể có giải pháp nào khác ngoài giải pháp chính trị. Pháp không thể sử dụng vũ lực hòng khuất phục một dân tộc 24 triệu dân luôn có ý thức mạnh mẽ về bản sắc dân tộc” [6;123]. Từ nhận thức này, Leclerc chủ trương việc hợp tác với Chính phủ Việt Nam trên cơ sở dung hòa quyền lợi của Pháp với quyền lợi của Việt Nam, nhượng bộ Việt Nam ở những nội dung mà những người tiền nhiệm và kế nhiệm không bao giờ làm được. Ngày 14-2-1946, Leclerc đã điện về Paris đề nghị Chính phủ Pháp đồng ý hai chữ “độc lập” cho Việt Nam, chỉ có điều, bị Cao ủy d’Argenlieu phản đối [6;109]. Thái độ nhượng bộ của Leclerc đối với Việt Nam trong cuộc thương lượng đã khiến cho viên Cao ủy d’Argenlieu phải phát cáu: “Tôi thực sự ngạc nhiên - phải, chính xác là từ ấy, ngạc nhiên - bởi vì đạo quân viễn chinh thiện chiến của nước Pháp ở Đông Dương lại được chỉ huy bởi những tướng lĩnh chỉ thích thương lượng hơn là đánh nhau” [9]. Từ mâu thuẫn giữa D’Argenlieu và Leclerc có thể thấy rõ sự tồn tại song song hai xu hướng đối lập trong việc tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Hiệp ước Sơ bộ phản ánh cuộc chạy đua giữa hai phương thức đó và đưa đến một kết quả là phương thức đàm phán hòa bình giành thắng lợi tạm thời. Về phía Việt Nam, việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ cũng cần phải được xem là một thiện ý có thực của Chính phủ Hồ Chí Minh để tìm kiếm một cách thức khẳng định chủ quyền dân tộc trong hòa bình. Thứ nhất, Hồ Chí Minh ủng hộ mạnh mẽ con đường thương lượng với Pháp, vì muốn tránh một cuộc xung đột đẫm máu không cần thiết. Đối với Hồ Chí Minh, một con người thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn của chính nước Pháp mà Sainteny đã cảm nhận ở ông một tinh thần “ghê tởm bạo lực” thì thương lượng là cách thức có thể tiết kiệm được xương máu nhất. Hồ Chí Minh, cũng giống như Nguyễn Tường Tam, đại diện của Việt Nam Quốc dân Đảng, đều“rất muốn độc lập, nhưng không muốn nền độc lập này xây dựng trên cơ sở những đống tàn phá đổ nát từ cuộc nổi dậy đẫm máu” [8;71]. Tiến trình thương lượng với Pháp sau Hiệp ước Sơ bộ chứng tỏ những nỗ lực to lớn của Hồ Chí Minh để ngăn chặn một cuộc chiến tranh giữa hai dân tộc. Thiện chí thương lượng hòa bình với Pháp của Chính phủ Việt Nam trong năm 1946 là có thật, và là động lực quan trọng nhất của cuộc thương lượng này, chứ không chỉ là một giải pháp hòa hoãn tạm thời. Có thể Sainteny trong quá trình thương lượng từng có lúc cảm nhận: “Người Việt Nam cũng như người châu Á đều nghiêng về phía hội đàm, nhưng hình như chỉ tham gia hội đàm để nhằm mục đích tranh thủ thời gian” [8;227] nhưng đó là một sự cẩn tắc vô ưu đề phòng trường hợp xấu nhất là chiến tranh có thể xảy ra, chứ hoàn toàn không phải mục tiêu thực sự của các cuộc thương lượng. Thứ hai, trong giai đoạn 1945 - 1946, Việt Minh đã xây dựng chính quyền mới trong tình hình thách thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và không có một đồng minh nào. Trong mớ bòng bong của một chính phủ “không đồng minh, không tiền, hầu như không cả vũ khí” [2;156], sự chống đối quyết liệt của các đảng đối lập được đỡ đầu bởi Trung 79 Phạm Thị Thu Hương Hoa dân quốc... đã khiến cho những người đứng đầu chính phủ cách mạng hiểu rằng họ đang thực sự đi vào một ngõ cụt. Với tính nhạy bén chính trị, Hồ Chí Minh nhận thức rằng trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam mới, sự hỗ trợ của một cường quốc là điều cần thiết và không thể có đồng minh nào có thể hỗ trợ cho tình hình của Việt Nam tốt hơn Pháp. Người khẳng định: “Chúng tôi muốn tự mình cai quản đất nước mình và nếu tôi đề nghị các ông rút hết các quan cai trị người Pháp về nước thì ngược lại chúng tôi lại cần đến các ông để xây dựng một nước Việt Nam độc lập và hùng mạnh” [8;227]. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, những người Pháp mới (chứ không phải Pháp thực dân cũ và phái Pháp thân phát xít) đã đứng đầu công cuộc giải phóng nước Pháp khỏi ách thống trị của phát xít Đức trong suốt 4 năm sẽ có thể thấu hiểu nguyện vọng độc lập của nhân dân Đông Dương. Sự gắn bó chặt chẽ giữa Việt Nam và Pháp về mọi mặt; các trí thức Việt Nam thông thạo ngôn ngữ, văn hoá Pháp sẽ là cơ sở để Việt - Pháp hợp tác thuận lợi, không chỉ trước mắt mà trong tương lai. Việc kí kết Hiệp ước Sơ bộ ngày 6-3-1946, như mong muốn của Hồ Chí Minh, có thể xem là sự khởi đầu của một tiến trình quan hệ Việt - Pháp lí tưởng trong tương lai mà Hồ Chí Minh muốn xây dựng. Do đó, Hiệp ước Sơ bộ không chỉ là một giải pháp hòa bình trong tình thế tạm thời mà đã đặt ra một hướng giải quyết lâu dài cho tương lai hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp. Phái đoàn Liên Xô khi sang Việt Nam vào hai đợt 20 và 22-12-1945 cũng khuyên Việt Nam “đề phòng nguy cơ bị rơi vào quỹ đạo của một đảng quốc dân (Trung Quốc) thân Mỹ” và “vì trước mắt Liên Xô chưa làm gì được cho Việt Nam nên Việt Nam cần phải nằm trong quỹ đạo của Pháp” [2; 167]. Lời khuyên này đã thay đổi sự do dự của những người Việt Minh cứng rắn nhất, mở ra bước ngoặt mới trong thương lượng Việt - Pháp từ cuối tháng 12-1945. Nguyên nhân quan trọng thứ ba khiến Hồ Chí Minh đồng ý kí kết Hiệp ước Sơ bộ là vì có những cơ sở để hy vọng về giải pháp thương lượng giành độc lập cho Việt Nam trong thời hạn được quy định. Chiến tranh Thế giới thứ hai đã phá vỡ trật tự thực dân cũ và tạo nên một chuyển biến căn bản trong việc nhận thức về quyền dân tộc của tất cả các dân tộc trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ. Hiến chương Đại Tây Dương (8-1941), Hội nghị Téheran (12-1943), Hiến chương Liên Hợp Quốc về quyền độc lập, tự quyết và bình đẳng giữa các dân tộc như là những cơ sở pháp lí quốc tế mà Hồ Chí Minh tin rằng một nước lớn như Pháp buộc phải thừa nhận. Mặt khác, chính phủ mới của Pháp đã nhiều lần tuyên bố trao quyền tự trị cho các dân tộc thuộc địa. Chính phủ này trong thời gian đầu sau chiến tranh ngày càng đi theo con đường dân chủ hóa. Các đảng viên Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản - những người đồng chí của Hồ Chí Minh, chiếm ưu thế không chỉ trong Nghị viện mà trong cả chính phủ Pháp: Đảng Cộng sản chiếm 158 ghế, Đảng Xã hội chiếm 154 ghế trong Nghị viện; trong chính phủ George Bidault thành lập tháng 6-1946 có 7 bộ trưởng đảng viên Đảng Cộng sản và 6 đảng viên đảng Xã hội Pháp). Hồ Chí Minh tin rằng khát vọng của Việt Nam sẽ được chính phủ Pháp ủng hộ và được thoả mãn. Cơ sở thực tế nhất là điều khoản được quy định trong Hiệp ước phụ về quân sự được hai bên kí kết kèm theo Hiệp ước Sơ bộ, đã xác định rõ quân Pháp sẽ rút ra khỏi các miền 80 Nhìn lại nguyên nhân kí kết hiệp ước sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 của Việt Nam mỗi năm là 1/5, liên tục trong thời hạn 5 năm. Điều khoản này do chính Sainteny, Pignon và Salan soạn thảo, đã khiến cho Chính phủ Pháp cũng như các cơ quan thuộc địa Pháp hết sức ngạc nhiên và lo lắng vì nếu được thực hiện nghiêm chỉnh thì nguy cơ về việc mất hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương sẽ trở thành hiện thực. Một điểm nữa, Hồ Chí Minh là nhà cách mạng thực tế. Người hiểu rằng Pháp không dễ gì từ bỏ Đông Dương, Anh cũng không dễ gì để Pháp bỏ những quyền lợi ở Đông Dương để có thể ảnh hưởng đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của Anh, và như vậy, nền độc lập của Việt Nam cũng không thể có được chỉ sau một ngày! Chính sách mà Hồ Chí Minh theo đuổi là dựa trên những thành quả có được từ Hiệp ước Sơ bộ sẽ tiếp tục thương lượng với áp lực của quần chúng và dư luận quốc tế mà qua đó, Pháp sẽ tiến tới trao trả độc lập cho Việt Nam trong vòng từ 5 năm đến 10 năm (Sainteny gọi là chính sách “giành độc lập theo từng bậc thang liên tiếp”, nghĩa là Hồ Chí Minh không đưa ra khẩu hiệu đòi độc lập hoàn toàn và ngay lập tức, mà chỉ đòi hỏi một nền độc lập tương đối, dần dần, có thời hạn). Sự tính toán này được thể hiện rõ trong bản Thông điệp 5 điểm mà Hồ Chí Minh đã gửi cho Sainteny đang ở Côn Minh (Trung Quốc) thông qua các phái viên OSS của Mỹ vào tháng 7-1945. Từ những dẫn chứng trên đây có thể thấy yêu cầu tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương của một bộ phận chính giới Pháp và Việt Minh là có thật. Yêu cầu này xuất phát từ những nhận thức đúng đắn và sát hợp với tình hình thực tế của nước Pháp và Đông Dương với những biến đổi to lớn trong và sau chiến tranh của một bộ phận chính giới Pháp, tiêu biểu là tướng Leclerc và Việt Minh, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Yêu cầu tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Đông Dương đã khiến cho những đại diện Pháp và Việt Minh đi đến quá trình thương lượng diễn ra ngay sau khi cuộc chiến tranh chống Nhật kết thúc và trở thành bối cảnh cần thiết cho việc đi đến kí kết Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946. 2.2. Hiệp ước Sơ bộ Pháp - Việt ngày 6-3-1946 là kết quả của một tình thế gấp rút đối với Pháp và Việt Nam được tạo bởi áp lực của Trung Hoa dân quốc Hiệp ước Sơ bộ thường được nhìn nhận như là quyết định của Việt Nam và Pháp trước tình huống quân Tưởng đồng ý cho Pháp đưa quân ra bắc. Trên thực tế, Hiệp ước này mang đậm dấu ấn “lọc lõi” của các nhà chính trị Trung Hoa. Việc kí kết Hiệp ước cần được xem là kết quả của một hình thái ngoại giao tam giác Pháp - Trung - Việt đã diễn ra mạnh mẽ ngay khi chiến tranh thế giới kết thúc. Trong lịch sử, Việt Nam vốn nằm trong ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc. Chỉ từ sau cuộc chiến tranh Pháp - Thanh năm 1895, Việt Nammới tách ra khỏi ảnh hưởng này. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhờ thân Mỹ và được Mỹ chọn làm một trong hai chiến trường quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương, Tưởng Giới Thạch muốn giành 81 Phạm Thị Thu Hương lại ảnh hưởng ở Việt Nam để thực hiện một bước tham vọng “lãnh đạo châu Á”. Ngay khi Nhật tiến vào chiếm đóng Đông Dương tháng 9-1940, Chính phủ Tưởng bắt đầu chuẩn bị kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Tướng Trương Phát Khuê trấn thủ Quảng Tây đã tập hợp và che chở những chí sĩ người Việt hoạt động ở đây và giúp lập nên những “nghĩa hội” để khôi phục Việt Nam, thực chất là xây dựng cơ sở về sau cho việc phát huy ảnh hưởng của Trung Hoa ở Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc, dựa vào Mỹ, Trung Hoa dân quốc đã tranh giành với Anh và “chèo kéo” bằng được vùng lãnh thổ bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam vào vùng thuộc trách nhiệm của mình. Theo quy định, quân Tưởng chỉ được đưa khoảng 3,5 vạn, nhưng đã lũ lượt kéo vào Việt Nam khoảng 18 vạn quân, chỉ để giải giáp một đội quân Nhật khoảng 3 vạn đã đầu hàng. Tưởng Giới Thạch tuyên bố quân đội Trung Quốc vào Việt Nam “không hề có dã tâm gì về lãnh thổ... Rất hy vọng Việt Nam sẽ được tự trị để dần dần đi tới độc lập” [5;234] nhưng cách ứng xử của đạo quân này thể hiện điều mà cả Việt Nam và Pháp đều phải lo lắng là cố bám giữ càng lâu càng tốt. Tướng Lư Hán từ tháng 9/1945 đã tuyên bố quân đội Tưởng vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật đầu hàng không có hạn định [3;171] và Tiêu Văn thì không che giấu ý đồ muốn kéo Bắc Kỳ có 24 vạn người Hoa sinh sống vào quỹ đạo Trung Hoa. Điều Trung Quốc lo ngại là sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng cộng sản ở Bắc Đông Dương và sự lan tràn “tai họa” này ra khắp Nam Á. Đó cũng là lí do tại sao trong thời kỳ cầm quyền của Chính phủ lâm thời gồm thành phần toàn Việt Minh (thời kì trước 1-1-1946), Quốc dân Đảng Trung Quốc đã công khai ủng hộ các đảng đối lập Việt Minh, giúp các đảng này tranh giành quyền lực và phá hoại hoạt động của Việt Minh vì nghi ngờ Việt Min