Những trăn trở về đổi mới tư duy tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay (Nhân đọc đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nhà xuất bản hội nhà văn, 2002)

1. Đặt vấn đề Quan sát sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy vào những năm cuối của thế kỉ XX, thể loại này có phần chững lại. Mọi người băn khoăn lo lắng, không biết “tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?” [4]. Rất nhiều ý kiến bi quan về tình trạng của tiểu thuyết được đặt ra: “Tại sao trong những năm tháng này tiểu thuyết vẫn dàn hàng ngang trên giá sách song rất khó có thể tìm thấy được một cuốn để đời” [6]. “Tiểu thuyết Việt Nam vẫn đang lần mò. Có lẽ còn lâu nữa mới có cuốn đáng mở mày, mở mặt” [8]. . . Đứng trước tình hình này, vào ngày 7 tháng 11 năm 2002, Hội Nhà văn đã tổ chức hội thảo về đổi mới tư duy tiểu thuyết tại nhà sáng tác Đại Lải. Những bài tham luận trong hội thảo đã được tập hợp lại trong cuốn sách “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”. Đọc cuốn sách này, ta thấy được những trăn trở, suy tư của người cầm bút mong tìm được một hướng đi mới cho tiểu thuyết, mong đưa tiểu thuyết nước ta thoát khỏi tình trạng ảm đạm này

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những trăn trở về đổi mới tư duy tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay (Nhân đọc đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nhà xuất bản hội nhà văn, 2002), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 69-76 NHỮNG TRĂN TRỞ VỀ ĐỔI MỚI TƯ DUY TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN NAY (NHÂN ĐỌC ĐỔI MỚI TƯ DUY TIỂU THUYẾT , NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN, 2002) Nguyễn Thị Hải Phương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Quan sát sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi nhận thấy vào những năm cuối của thế kỉ XX, thể loại này có phần chững lại. Mọi người băn khoăn lo lắng, không biết “tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?” [4]. Rất nhiều ý kiến bi quan về tình trạng của tiểu thuyết được đặt ra: “Tại sao trong những năm tháng này tiểu thuyết vẫn dàn hàng ngang trên giá sách song rất khó có thể tìm thấy được một cuốn để đời” [6]. “Tiểu thuyết Việt Nam vẫn đang lần mò. Có lẽ còn lâu nữa mới có cuốn đáng mở mày, mở mặt” [8]. . . Đứng trước tình hình này, vào ngày 7 tháng 11 năm 2002, Hội Nhà văn đã tổ chức hội thảo về đổi mới tư duy tiểu thuyết tại nhà sáng tác Đại Lải. Những bài tham luận trong hội thảo đã được tập hợp lại trong cuốn sách “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”. Đọc cuốn sách này, ta thấy được những trăn trở, suy tư của người cầm bút mong tìm được một hướng đi mới cho tiểu thuyết, mong đưa tiểu thuyết nước ta thoát khỏi tình trạng ảm đạm này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự khẳng định vị trí quan trọng, không thể thay thế được của thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá: “Tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu của một nền văn học - tiêu biểu về sức vóc, tiêu biểu cho tài năng nghề nghiệp, tiêu biểu cho văn hóa sáng tạo và tiếp nhận. . . Hiển nhiên, một nền văn học được làm nên bởi nhiều thể loại nhưng từ khi tiểu thuyết ra đời, vị trí của nó trong nền văn học là không gì có thể so sánh [3;136]. Ma Văn Kháng cho rằng tiểu thuyết là thể loại lớn, nó “mãi mãi là một tổng hợp tinh thần tối cao của mỗi nhà văn, là một giá trị không thể thay thế” [3;34]. Đỗ Chu cũng khẳng định: “Nhìn vào một nền văn học là phải nhìn vào tiểu thuyết. Nếu gọi thơ là vương miện thì tiểu 69 Nguyễn Thị Hải Phương thuyết là cột sống của một nền văn học” [3;46]. Với Chu Lai thì tiểu thuyết là “một dòng chảy chủ lực, môt dòng chảy rất ngầm, rất nhạy cảm bên cạnh những dòng chảy rất nổi, rất chói chang khác là kinh tế, là chính trị, là xã hội, là thông tấn, là các thể loại nhanh nhạy và chóng vánh khác” [3;72]. Cũng cùng một suy nghĩ như thế, Đình Kính viết: “Tiểu thuyết là cỗ máy cái, là công nghiệp nặng, chức năng chủ yếu là góp phần hoàn thiện nhân cách con người” [3;103]. 2.2. Sự đánh giá thẳng thắn, trung thực về thực trạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay 2.2.1. Ghi nhận những thành tựu mà tiểu thuyết Viêt Nam thời kì đổi mới đạt được Với bài viết Vài ý nghĩ về tiểu thuyết, Lê Thành Nghị đã cho ta thấy được một cách khá hệ thống những nét đổi mới của tiểu thuyết hiện nay so với tiểu thuyết trước năm 1975: “Nếu ở giai đoạn trước, tiểu thuyết có xu hướng sử thi hóa, cố gắng bao quát, phản ánh tầm rộng lớn của hiện thực với hình ảnh của một cộng đồng đang làm nên lịch sử,. . . thì giai đoạn sau đổi mới, điểm nhìn tiểu thuyết hướng về cái cá thể, cá nhân, con người cụ thể và những số phận cụ thể. . . Từ cách nhìn tiểu thuyết biến đổi dẫn đến giọng điệu trần thuật xuất hiện. Ngôn ngữ trang hào sảng của sử thi được thay thế bằng ngôn ngữ xù xì khô ráp, có phần suồng sả của chính đời sống” [3;145]. Điểm đáng ghi nhận của tiểu thuyết trong những năm qua là “đã xuất hiện nhiều cuốn tiểu thuyết với những phong cách kể chuyện khác nhau, mang đậm cá tính sáng tạo và thể hiện sự đổi mới trong cách biểu hiện cuộc sống của tác giả” [3;144]. Cũng với một cái nhìn lạc quan, Hoàng Minh Tường nhận thấy: “Gần một trăm năm qua, tiểu thuyết Việt Nam đã tiến một bước vĩ đại, . . . Nếu nói một cách triết học, hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc thì nền kinh tế tiểu nông như ta mà có một phông văn hóa như thế, một đội ngũ tác giả tiểu thuyết như thế, không thể không gọi là đã thành tựu” [3;84]. Còn Chu Lai cũng không ngần ngại: “Hàng loạt tiểu thuyết có giá trị được xôn xao trình làng mà giờ đây nếu nhắc đến một trong những cái tên sách đã trở thành quen thuộc đó thì chỉ có thể vui mừng gọi bằng hai tiếng thành tựu khô gọn” [3;174]. 2.2.2. Dũng cảm, trung thực thừa nhận những yếu kém, những bước lùi mà tiểu thuyết Việt Nam đang rơi vào Hầu hết các nhà văn đều có chung một suy nghĩ: “Rõ ràng là, không ai có thể phủ nhận những thành tựu của tiểu thuyết trong những năm đổi mới vừa qua nhưng cũng rất rõ ràng, không ai có thể bằng lòng với tất cả những gì mà thể loại hoành tráng này đã đem đến” [3;174]. Các nhà văn rất lo lắng vì “tiểu thuyết Việt Nam hiện đại dường như đang rơi vào trạng thái cùn nhụt sức sáng tạo. Số tiểu thuyết xuất bản hàng năm đã ít ỏi lại còn yếu kém, gần như không còn gây được 70 Những trăn trở về đối mới tư duy tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay... ấn tượng gì với bạn đọc” [3;16]. Nguyễn Đỗ Phú cũng có một nhận xét khá sâu sắc, thấm thía về thực trạng này của tiểu thuyết: “Nếu xét về thời gian từ cái cách mở của đến nay thì cũng đã 15 năm có lẻ. Đâu còn ít ỏi để lí giải, để biện minh rằng chưa đủ độ chín hoặc phải có độ lùi xa khi trên văn đàn của chúng ta chưa thấy xuất hiện những tiểu thuyết về đề tài hiện đại với số lượng và dung lượng đầy đủ tương xứng” [3;150]. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này của tiểu thuyết theo các nhà văn thì có nhiều. Trước hết là do sự thiếu đổi mới, thiếu sáng tạo của các nhà văn. “Về căn bản, tiểu thuyết Việt Nam vẫn chỉ phát triển trong khuôn khổ và các tiêu chí có tính truyền thống” [3;22]. Các nhà văn chưa tìm cho mình được một lối đi riêng, chưa khẳng định được dấu ấn sáng tạo của mình trong các tác phẩm nên đọc các cuốn tiểu thuyết ta có cảm giác “thường na ná giống nhau như cùng một khuôn mẫu về kết cấu, cốt truyện. . . chưa thấy nảy sinh nhiều dạng, kiểu cấu trúc” [ 3;23]. Nguyễn Xuân Khánh nhận thấy: “Tiểu thuyết của chúng ta hiện nay chủ yếu theo khuynh hướng tả thực... Tiểu thuyết thế giới thế kỉ XX đã chứng kiến nhiều đổi mới.... Lẽ dĩ nhiên, khuynh hướng tả thực vẫn cho ta những cuốn tiểu thuyết rất hay nhưng tai sao ta chỉ bó khuôn trong độc nhất một cách” [3;19]. Bùi Bình Thi lại cho rằng hầu hết những gì mà các nhà văn chúng ta viết ra sách đã ấn hành, đã bày bán trên các quầy sách mới chỉ nguyên xi ở dạng chép lại. Một nhược điểm nữa của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới là thường rơi vào cực đoan. Trong quá trình tìm tòi để đổi mới tiểu thuyết, các nhà văn đã quá “thiên về xu hướng khai thác vấn đề mà chưa thật sự chú tâm đến việc xây dựng nhân vật, hoặc có thì đó chỉ là nhân vật giả tưởng cốt để phục vụ ý đồ người viết” [3;104]. Lại có một loại tiểu thuyết khác được viết theo kiểu học tập nước ngoài nhưng lại còn sống sượng, thiếu tính thẩm mĩ, khiến người đọc có cảm giác “chất liệu là của nước ngoài, từ khung hình, cấu trúc lời ăn tiếng nói đến tâm địa là khuôn tải nước ngoài vào, và họ việt hóa đi bằng tên các nhân vật, thằng cu, cái bướm, cái hỉm cho nó quê quê” [3;58]. Bùi Bình Thi gọi đây là loại tiểu thuyết được liên danh hoặc liên doanh. Cũng cùng một suy nghĩ như thế, Hữu Thỉnh chia sẻ: “Thế đấy, văn học đã đánh mất người đọc bằng sự dễ dãi. Thẩm mỹ suồng sã khởi đầu là muốn kéo số đông bằng cách hạ chuẩn văn học, nhưng rốt cục là tất cả đã bỏ đi. Có nhiều cái đáng sợ với văn học, nhưng đáng sợ nhất là văn học đánh mất chính nó” [3;178]. 2.3. Ý thức về việc đổi mới như là cơ hội, là nhu cầu tự thân để tiểu thuyết phát triển Đứng trước thực trạng không mấy sáng sủa này của tiểu thuyết Việt Nam, hầu hết các nhà văn đều nhận thấy rằng đổi mới là con đường duy nhất đúng. “Đổi mới đối với nhà văn là yêu cầu, là nghĩa vụ thường trực đã trở thành bản ngã” 71 Nguyễn Thị Hải Phương [3;70]. Đây là nỗi niềm của hầu hết các nhà văn tâm huyết với nền văn học nước nhà. 2.3.1. Việc đổi mới tư duy của nhà văn là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với thành công của quá trình đổi mới tiểu thuyết a. Nhà văn phải đổi mới quan niệm về hiện thực Đổi mới tiểu thuyết trước hết trách nhiệm thuộc về bản thân nhà văn. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất trong việc khẳng định một trong những biểu hiện quan trọng của quá trình đổi mới này là việc đổi mới quan niệm về hiện thực của người cầm bút. Nhà văn cần phải có một cái nhìn toàn diện, bao quát đối với hiện thực, phải xem xét hiện thực từ nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau. Nguyễn Xuân Khánh khẳng định: “Mặt trái, mặt phải của hiện thực cũng là điều đáng quan tâm. Chẳng bao giờ có đồng xu một mặt. Tiểu thuyết phải cao hơn sự thật nhưng chí ít phải gần với sự thật. Đây là một điểm nhạy cảm trong văn học. Tô hồng ư, bôi đen ư? Hồng quá cũng chán, đen quá cũng chán. Văn học như một con lắc, con lắc di chuyển sang trái, nhưng đi hết đà của nó, con lắc buộc phải chuyển sang phải, không bao giờ con lắc chỉ chuyển động một chiều, âm luôn có trong dương, dương luôn có trong âm. Nhà viết tiểu thuyết như thầy phù thủy cao tay, phải điều hòa được âm dương, có như vậy tiểu thuyết mới có sức thuyết phục” [3;38]. Nguyễn Quang Hà mong mỏi khi viết về chiến tranh, người viết cần thấu hiểu chiến tranh, cần phải viết về những mặt trái, những bi kịch, những nhầm lẫn và cả những oan trái của chiến tranh. Trần Chinh Vũ kêu gọi các nhà văn hãy viết về âm bản của chiến tranh - viết về “những người lính rời cuộc chiến đấu trở về không nghề nghiệp trong tay, thương tật, chất độc màu da cam, có được một mái ấm gia đình và giữ sự tồn tại cho nó đã là điều khó, cũng nhiều người chẳng có điều ấy, những cô thanh niên quá lứa nhỡ thì, sự chờ đợi vào cuộc sống mòn của những người đàn bà khi người thân không trở về” [3;132]. Tô Đức Chiêu cũng cho rằng bến bờ của tiểu thuyết hôm nay cần được mở ra bát ngát nhằm khai thác mọi góc khuất, mọi chiều kích của chiến tranh để mong đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc, để cho các thế hệ tiếp sau thấu hiểu được những gì mà cha anh của họ đã trải qua. Tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay “cần khai thác những cái vĩ đại và cả những cái đớn hèn, cả những cái hôm qua nói ra chưa thích hợp và sẽ bị coi là tiêu cực, thiếu lạc quan, là nhìn lệch lạc” [3;171]. b. Nhà văn phải đổi mới quan niệm về con người Cùng với việc đổi mới quan niệm về hiện thực, các nhà văn cũng ý thức được phải đổi mới quan niệm về con người. Trước đây, do yêu cầu phục vụ chiến tranh nên văn học thường quan tâm đến việc miêu tả con người cộng đồng mà có phần xem nhẹ con người cá nhân, đời tư. Nay đất nước đã hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, với những niềm vui nỗi buồn của riêng mình, với những khát vọng cá nhân của bản thân. Chính vì thế các nhà văn ý thức rất rõ họ cần phải đi 72 Những trăn trở về đối mới tư duy tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay... sâu vào khám phá con người cá nhân, đời tư này. Nguyễn Xuân Khánh trong bài viết Suy nghĩ về hiện thực trong đổi mới tiểu thuyết đã nói rõ mong muốn này: “Lúc này chiến tranh đã lùi xa, văn học chú ý đến những điều mà trước kia không thể nói, ví dụ quyền cá nhân con người, mặt trái của bạo lực, vấn đề tâm linh, quyền được giải trí vui chơi, sùng bái tình yêu. . . ” [3;38]. Tác giả cho rằng nhà văn ngoài nhiệm vụ đi ngàn vạn dặm để khám phá hiện thực bên ngoài còn có nhiệm vụ đi thực tế vào bên trong tâm hồn con người. Chẳng hạn như ở Pháp, Marcel Proust đã làm một cuộc hành trình rất xa, đi vào cõi vô thức của mình để tìm lại thời gian đã mất. Ở Nga, Dostoievski cũng làm một cuộc hành trình tâm linh, đi sâu vào khám phá những phần tăm tối, khuất lấp của tâm hồn con người, tạo ra những tác phẩm vĩ đại cho nhân lọai. . . Tuy nhiên với một cái nhìn thận trọng, tỉnh táo, các nhà văn cũng đã ý thức được đừng nên đẩy cái cá nhân đến chỗ cực đoan: “Hòa bình, tất nhiên con người có độ lùi để nhìn lại tất cả và người ta mới bắt đầu có dịp chỉn chu nghĩ ngợi mà đưa cái cá thể lên làm hình tượng trung tâm. Nhưng một số lại đi quá đà, lại nghiêng lệch hẳn sang bên như cái chuông quả lắc đồng hồ, như sự một sự ốm dậy ngấu nghiến ăn trả bữa. Thế là, cùng với một số thành tựu đáng mừng, các số phận cá nhân cứ quằn lên, trương phồng, cứ vật vã, cứ thống khổ, cứ rên la tha thê thiết, cứ vô thức, cứ bản năng đục ngầu mà bất chấp các nguyên tắc thẩm mỹ, bất chấp hiện thực cuộc sống nó không phải như thế” [3;73]. c. Nhà văn phải đổi mới nghệ thuật viết tiểu thuyết Bên cạnh việc phải đổi mới quan niệm về hiện thực và con người, để đổi mới tiểu thuyết, để đưa tiểu thuyết thoát khỏi quỹ đạo của truyền thống, bước đầu hòa nhập với tiểu thuyết hiện đại của thế giới, các nhà văn ý thức được rằng, họ phải đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, phải sáng tạo ra những kĩ thuật tự sự mới cho phù hợp với thời đại hiện nay. Hơn ai hết, các cây bút tiểu thuyết đều biết rằng tiểu thuyết Việt Nam trong những năm qua chưa có nhiều sự tìm tòi để đổi mới thi pháp, đổi mới cách viết, chưa đặt vấn đề viết tiểu thuyết như thế nào thành một vấn đề bức thiết. Hữu Thỉnh lo lắng: “Trong nỗ lực vươn tới đỉnh cao, tiểu thuyết ta chưa có những cuộc cách tân thật đáng kể về hình thức thể loại, nó mới hay ở mức có thể hiểu được, giải thích được, chưa đạt đến cái hay vừa hiểu được vừa không hiểu hết, vừa giải thích được vừa không thể giải thích. Trong những trường hợp tốt nhất, người đọc mới cảm thấy được thuyết phục, chưa cảm thấy được chinh phục, mới thích thú nhưng chưa đến độ bàng hoàng” [3;175]. Và nhà văn cảm thấy, tiểu thuyết của ta vẫn có vẻ “đặc” quá, chưa đưa lại cho người đọc nhiều kênh thông tin trong cùng một văn bản. Trong khi đó, một tác phẩm hay là tác phẩm tạo ra các khoảng trống, đó là đất trồng tiếp theo cho người tiếp nhận văn chương. Cũng chia sẻ với ý kiến của Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng tiểu thuyết của ta có một nhược điểm như một thói quen, là thói quen nệ thực, “có một mảng hình thức cụ thể nào đó rồi, dù hình thức là cái quan trọng sống còn, nhưng lại lệ thuộc vào nó. . . vì còn nệ thực nên sức tưởng tượng còn có phần bị coi nhẹ, sự coi nhẹ có 73 Nguyễn Thị Hải Phương thể là ngoài ý thức. Tưởng tượng là một cái gì mông lung, khó đặt lên bàn nghị sự cho rạch ròi. Nhưng tưởng tượng là một yếu tố thuộc bản chất sáng tạo nghệ thuật, đã vào bếp núc nghề văn thì không thể không có nó” [3;202]. Ma Văn Kháng cũng nhận xét rằng về căn bản, tiểu thuyết Việt Nam trong những năm gần đây thường na ná giống nhau như cùng một khuôn mẫu về kết cấu, cốt truyện. . . Nhà văn rất băn khoăn vì qua những tiểu thuyết chưa thấy dấu ấn sáng tạo cá nhân, chưa thấy sức tưởng tượng bay bổng của nhà văn để tạo nên một kiểu viết mới mẻ, khác lạ. Hơn ai hết, nhà văn ý thức được rằng, “tiểu thuyết cần phải chống lại sự đơn nhất về kiểu dáng, tiểu thuyết cần liên tục biến thành bất cứ thứ gì nó muốn, người viết muốn, độc giả yêu cầu” [3;23]. Và nhà văn tin tưởng rằng, trong tương lai, bên cạnh những tiểu thuyết phát triển theo khuynh hướng truyền thống, sẽ xuất hiện những tiểu thuyết được viết theo lối cách tân hiện đại. Trong những tiểu thuyết này, các chuẩn mực truyền thống như tính nhân quả, tính hệ thống, lô gíc, phép trình tự của thời gian. . . sẽ không còn nữa mà thay vào đó là thời gian sẽ bị xáo trộn, bị bẻ vụn, lắp ghép lại. Việc sáng tạo nên những kỹ thuật tự sự hoàn toàn không dễ dàng. Nó đòi hỏi nhà văn phải mạo hiểm, phải dấn thân, phải có tài năng và bản lĩnh: “Muốn tự do trong bút pháp phải thoát khỏi những ảm ảnh của thói quen nghệ thuật, sợ hãi thị trường, lo sợ công chúng. Quả thực, bạn đọc và văn hóa đọc của chúng ta đang có vấn đề, đa số thiếu kinh nghiệm văn hóa, thiếu hiểu biết nghệ thuật, dễ dị ứng với cái mới, cái lạ. Có lẽ vì thế những thử nghiệm văn hóa không nhiều.” [3;164]. Hoàng Quốc Hải lại cho rằng nhà văn phải vượt qua mọi nỗi sợ hãi luôn ám ảnh mình, mà nỗi sợ hãi lớn nhất đó là sợ không còn khả năng sáng tạo nữa. 2.3.2. Vai trò quan trọng của môi trường xã hội đối với quá trình đổi mới tiểu thuyết Phẩm chất của nhà văn, tài năng và bản lĩnh của nhà văn là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của quá trình đổi mới tiểu thuyết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà văn cũng nhìn thấy được vai trò quan trọng của môi trường xã hội, của những người lãnh đạo, của các nhà phê bình, của độc giả đối với quá trình đổi mới này. Nguyễn Xuân Khánh cho rằng để tiểu thuyết phát triển, nhà văn cần một môi trường văn học phóng khoáng. Ông mong muốn: “Các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách văn nghệ cũng là những công dân. Họ cần làm trọn nhiệm vụ công dân của mình, tức là tạo điều kiện giúp đỡ nhà văn, tức là bớt đi những húy kị, cấm đoán. . . ” [3;44]. Hoàng Quốc Hải cũng cho rằng nhà nước phải đối mới tư duy văn hóa, phải lấy văn hóa làm điểm tựa để phát huy truyền thống của dân tộc. Nhà tiểu thuyết Đình Kính cũng nhận thấy, muốn đổi mới tư duy để có tiểu thuyết hay, vai trò quan trọng thuộc về nhà văn, nhưng môi trường cũng quan trọng. Cần phải thay đổi trong quan niệm, trong nhận thức, ứng xử, và cung cách quản lí các nhà văn. Trong việc thẩm định tác phẩm tiểu thuyết, không nên dùng khái niệm đúng 74 Những trăn trở về đối mới tư duy tiểu thuyết của các nhà văn Việt Nam hiện nay... sai mà chỉ nên dùng khái niệm hay dở. Đánh giá một tác phẩm không nên vội vàng mà cần tỉnh táo, khách quan, bình tâm và thận trọng. Nguyễn Quang Hà khi nêu yêu cầu người viết cần thấu hiểu chiến tranh, cần phải viết về cả những mặt trái của chiến tranh thì cũng mong muốn người lãnh đạo phải đổi mới, phải cho in những tác phẩm viết theo kiểu này. Ma Văn Kháng cũng cho rằng cần phải cởi mở hơn nữa trong quan niệm văn chương, phải tôn trọng tự do sáng tạo của nhà văn. Hãy để cho nhà văn tự chịu trách nhiệm trước công luận về tác phẩm của mình. “Các nhà quản lý tuyệt đối không nên gây ra tình trạng đối xử căng thẳng, quy chụp vội vàng” [3;27]. Cùng với việc mong mỏi các nhà quản lý phải có cái nhìn cởi mở, thông thoáng hơn, các nhà văn cũng mong muốn nhận được sự phối hợp, giúp đỡ của các nhà phê bình trong công cuộc đổi mới tư duy tiểu thuyết. Chu Lai tha thiết: “Xin các nhà phê bình, cho dù không phải là tất cả, hãy thu bớt gươm giáo mở những cuộc thánh chiến vào nhau mà hãy trở thành những thánh địa tri thức thật sự để cho kẻ nông phu một sương hai nắng được yên tâm trên công việc đồng áng của mình” [3;81]. Ngay cả với người đọc nói chung, các nhà tiểu thuyết cũng mong chúng ta hãy có một thái độ tiếp nhận cởi mở, tích cực để ủng hộ cho những cách tân, đổi mới của họ. Dương Duy Ngữ cho rằng, người tiếp nhận cần phải có đầu óc thông thoáng, cởi mở, đồng cảm để chấp nhận được mọi phong cách, mọi cách tân của văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Phạm Đức nói rõ: “Cần phải đổi mới tư duy tiếp nhận tiểu thuyết. Nhà xuất bản cũng là một nơi đổi mới sự tiếp nhận đó, bắt đầu từ người biên tập đến người đọc duyệt. . . ” [3;121]. 3. Kết luận Tóm lại, những suy tư, trăn trở; những quan điểm của các nhà văn về việc đổi mới tư duy tiểu thuyết có chỗ được, có chỗ còn chưa tới. Hầu hết các ý kiến vẫn chỉ mới dừng lại ở việc bàn về việc đổi mới nội dung xã hội của tiểu thuyết mà chưa quan tâm đúng mức tới việc đổi mới thi pháp tiểu thuyết, chưa lưu ý nhiều đến những quan niệm mới về đặc trưng tiểu thuyết của những nhà nghiên cứu nổi tiếng như M.Bakhtin, M.Kundera. . . Mặc dầu vậy, những sự trăn trở của các nhà văn là rất đáng trân trọng, rất đáng quý; nó “chứng tỏ sự nghiêm khắc nghề nghiệp của các nhà văn chúng ta, một cuộc tự vượt rất đáng mừng, trước hết về mặt nhận thức” [3;174]. Những trăn trở này của các nhà văn góp phần báo hiệu một ý thức mới về thể loại. Nó chứng tỏ việc trả lời cho câu hỏi: “có thể viết tiểu thuyết như thế nào” đã thực sự trở nên tự giác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] M.Bakhtin, 2003. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. [2] Nguyễn Ngọc Bích. Khủng hoảng văn học và lối ra. Nguồn: www.Viettan.org. 75 Nguyễn Thị Hải Phương [3] Nhiều tác giả. Đổi mới tư duy tiểu thuyết. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2002. [4] Nhiều tác g