Các lí thuyết trong tham vấn nghề

Tóm tắt. Tham vấn nghề được hình thành từ những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 và được phát triển đến ngày nay. Trong lịch sử hình thành và phát triển của tham vấn nghề đã có rất nhiều tác giả cùng với những tác phẩm của mình đã đem lại những thành tựu to lớn cho hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ở trên thế giới. Trong hàng trăm năm qua, một loạt các lí thuyết đã được củng cố và tiếp tục thực hiện trong quá trình tham vấn nghề. Ở nội dung này, chúng tôi trình bày mội số lí thuyết tập trung về nội dung trong tham vấn nghề.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các lí thuyết trong tham vấn nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0028 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 38-44 This paper is available online at CÁC LÍ THUYẾT TRONG THAM VẤN NGHỀ Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tham vấn nghề được hình thành từ những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 và được phát triển đến ngày nay. Trong lịch sử hình thành và phát triển của tham vấn nghề đã có rất nhiều tác giả cùng với những tác phẩm của mình đã đem lại những thành tựu to lớn cho hướng nghiệp nói chung và tham vấn nghề nói riêng ở trên thế giới. Trong hàng trăm năm qua, một loạt các lí thuyết đã được củng cố và tiếp tục thực hiện trong quá trình tham vấn nghề. Ở nội dung này, chúng tôi trình bày mội số lí thuyết tập trung về nội dung trong tham vấn nghề. Từ khóa: Lí thuyết nghề; Nghề nghiệp; Tham vấn nghề; Kiến thức bản thân; Môi trường công việc; Sự hòa hợp giữa môi trường với con người. 1. Mở đầu Lịch sử tham vấn nghề đã bắt đầu xuất hiện ở các nước trên thế giới vào cuối thế kỉ 19 và bình minh của thế kỉ 20 [7]. Sự chuyển hướng của thế kỉ 20 đã chứng kiến sự gia tăng nhập cư, dẫn đến nhu cầu tăng lên đối với những nỗ lực của các tổ chức để giúp mọi người tìm được việc làm. Lịch sử lâu dài này cũng đã thể hiện ở sự xuất hiện của nhiều lí thuyết về nghề, lí thuyết phát triển nghề. Trong hàng trăm năm qua, một loạt các lí thuyết đã được củng cố và tiếp tục thực hiện trong quá trình tham vấn nghề. Những lí thuyết này là tiền đề cho sự phát triển của tham vấn nghề trên thế giới. Trong lịch sử, các nhà khoa học đã phân chia các lí thuyết phát triển nghề nghiệp thành hai hướng: thứ nhất các lí thuyết tập trung vào nội dung, thứ hai các lí thuyết tập trung vào quá trình, mặc dù sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Lí thuyết tập trung về nội dung: Nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp. Những tác động này có thể đến từ bản thân mỗi người, cũng có thể phát sinh từ hoàn cảnh sống. Nhìn chung, những ảnh hưởng đến từ cá nhân đã được quan tâm trong lí thuyết nghề nghiệp hơn là những tác động ngoại cảnh. Đại diện của các lí thuyết này bao gồm các tác giả: Parsons, Holland, Bordin (1990), Brown, Dawis, Lofquist, McCrae, John. Lí thuyết tập trung về quá trình: Sự hình thành và phát triển nghề theo từng giai đoạn mà một cá nhân trải qua. Đại diện của các lí thuyết này bao gồm các tác giả: Ginzberg; Gottfredson; Miller-Tiedeman [4]. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập các Lí thuyết tập trung về nội dung. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về các học thuyết tập trung vào nội dung đã dẫn chúng ta đến với nguồn gốc lịch sử của lí thuyết phát triển nghề nghiệp và tác phẩm của Frank Parsons khi bước sang thế kỉ 20. Ngày nhận bài: 15/2/2014. Ngày nhận đăng: 15/3/2015. Liên hệ: Trương Thị Hoa, e-mail: hoatlgd@yahoo.com 38 Các lí thuyết trong tham vấn nghề Về bản chất, lí thuyết về nội dung “dự đoán trước những lựa chọn nghề nghiệp theo tính cách của mỗi cá nhân”. Nghiên cứu về các lí thuyết tập trung vào nội dung là cần thiết vì hai quan điểm: Thứ nhất, nó giới thiệu nhiều khái niệm chìa khóa rất quan trọng cho việc tìm hiểu về phát triển nghề nghiệp, và thứ hai nó khái quát lịch sử về sự phát triển trong lĩnh vực học thuật này. 2.1. Lí thuyết về đặc điểm và nhân tố Đại diện là công trình của Frank Parsons (1909) và mô hình năm nhân tố hay “Big Five” của McCrae & John (1992); Pryor (1993) . 2.1.1. Lí thuyết đặc điểm và nhân tố của Frank Parsons (Trait and factor theory Parsons (1909) [5]; [6]; [7]) Ông được nhiều người nhìn nhận là cha đẻ của hướng nghiệp hiện đại vì “công trình của ông có ảnh hưởng lâu bền” trong lĩnh vực này. Cống hiến nổi tiếng nhất của ông là việc xác định ba yếu tố chủ chốt khi lựa chọn nghề nghiệp trong lí thuyết đặc điểm và nhân tố. Đó là: 1/Sự thấu hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng, sở thích hoài bão, nguồn lực cũng như những hạn chế của cá nhân đối với nghề; động lực thúc đẩy cá nhân chọn nghề; 2/Sự hiểu biết về những yêu cầu của nghề nghiệp, điều kiện thành công, những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội và những triển vọng phát triển trong các giới hạn khác nhau của công việc; 3/Hiểu biết về mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân của bản thân và yêu cầu của công việc cụ thể. Frank Parson cho rằng mỗi cá nhân đều khác nhau về sở thích, khả năng, giá trị niềm tin, tính cách và kĩ năng do vậy trong quá trình tham vấn nghề nhà tham vấn cần phải căn cứ vào sự khác nhau này để giúp cá nhân lựa chọn được nghề phù hợp. Quan điểm của ông đã khẳng định sự hòa hợp giữa cá nhân và công việc. Sự lựa chọn nghề nghiệp là kết quả của sự nhận thức về bản thân so với những kiến thức về công việc. Ông hi vọng mỗi cá nhân chủ động trong việc chọn lựa nghề nghiệp của mình mà không cần đến các nhà tham vấn nghề, do đó chi phí cho tham vấn nghề sẽ giảm đi rất nhiều. F.Parsons phát triển việc phân loại các nhóm ngành nghề tương ứng với đặc điểm cá nhân và đó là điều kiện của tính hiệu quả và sự thành công. Ông cho rằng, sức khỏe, nhiệt tình, độ tin cậy và sở thích và kiến thức thích hợp với từng ngành nghề, như khả năng vẽ và làm việc với những bản vẽ trong công nghiệp thương mại cơ khí, sản xuất và xây dựng, vận tải, v.v. Thông tin này rõ ràng đã dẫn đường đến với một quá trình kết hợp trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp giữa kiến thức bản thân và kiến thức công việc. Lí thuyết của ông nhấn mạnh đến sự lựa chọn nghề diễn ra một lần trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Ông chưa tính đến những thay đổi của xã hội, thay đổi sở thích, niềm tin, thiên hướng, thành tích và tính cách của cá nhân. Bởi vì khi xã hội thay đổi, sở thích, niềm tin, tính cách của cá nhân thay đổi thì cá nhân có thể sẽ thay đổi những nghề nghiệp của bản thân, do vậy chọn nghề không chỉ chọn nghề một lần trong cuộc đời. Tuy nhiên những ý tưởng của F.Parsons trong công tác hướng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này. Các nhà tham vấn nghề dựa vào lí thuyết của ông để có những định hướng về những nội dung trong hướng nghiệp và trong quá trình tham vấn nghề. 2.1.2. Lí thuyết năm nhân tố của McCrae & John (1992); Pryor, (1993) (Five factor theory) [4] Lí thuyết này nhấn mạnh đến 5 yếu tố chính trong tham vấn nghề đó là: 1/ Sự nỗ lực; 2/ Sự nhạy cảm; 3/ Hướng ngoại; 4/ Sự hài lòng; 5/ Sự cởi mở đối với trải nghiệm: thông minh, táo bạo, 39 Trương Thị Hoa giàu tưởng tượng, tò mò, sáng tạo, khác biệt. Nổi bật của lí thuyết này là đã đưa ra được 5 yếu tố, chính năm yếu tố này đã tạo nên cấu trúc của tính cách, vì vậy giúp các nhà khoa học tìm hiểu về cấu trúc của tính cách trong các lí thuyết phát triển nghề nghiệp của mình. Năm yếu tố trên có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của cá nhân, cá nhân tìm hiểu những đặc điểm của bản thân dựa trên 5 yếu tố đó để quyết định chọn nghề. Lí thuyết này khẳng định mỗi người có những tính cách khác nhau do đó nhà tham vấn dựa trên năm yếu tố của tính cách để tham vấn nghề cho cá nhân. Như vậy, đóng góp của thuyết này là đã đưa ra được năm yếu tố trong cấu trúc của tính cách. Năm yếu tố này tạo cơ sở cho quá trình tham vấn nghề của các nhà tham vấn. Tuy nhiên, giống như với lí thuyết đặc điểm và yếu tố của Parson, lí thuyết này chỉ đề cập đến những yếu tố khác biệt trong tính cách mà không miêu tả được sự thay đổi của các yếu tố đó, mang tính chất tĩnh do đó nó không được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghề nghiệp và tham vấn nghề cho cá nhân. 2.2. Lí thuyết hòa hợp môi trường với cá nhân Đại diện là công trình của Holland, và Dawis và Lofquist và Dawis 2.2.1. Lí thuyết về tính cách của Jonh Holland (Theory of personality Holland (1959, 1981) [1, 2] Lí thuyết về Tính cách của Jonh Holland xuất hiện đầu tiên vào năm 1959. Lí thuyết của Holland được coi là nổi tiếng nhất và được nghiên cứu rộng rãi nhất về chủ đề nghề nghiệp. Nền tảng của lí thuyết là dựa vào sở thích trong tính cách của cá nhân để lựa chọn nghề, vì vậy thông qua việc làm của mỗi cá nhân có thể miêu tả được tính cách của cá nhân đó. Theo ông giữa con người và môi trường làm việc có sự tương tác, hòa hợp với nhau. Con người có tính cách như thế nào thì hòa hợp với môi trường làm việc tương ứng. Ông tuyên bố “công việc thay đổi con người và con người thay đổi công việc”. Lí thuyết của Holland có thể tóm tắt như sau: 1. Trong văn hóa của chúng ta, hầu hết mọi người nằm ở một trong sáu loại: Thực tế (R), Nghiên cứu (I), Nghệ thuật (A), Xã hội (S), Kinh doanh (E) và Truyền thống (C). 2. Có sáu kiểu môi trường: Thực tế, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Kinh doanh và Truyền thống. 3. Con người tìm kiếm môi trường để được thực hành kĩ năng và khả năng, để thể hiện thiên hướng và niềm tin và để đảm nhận những vấn đề và vai trò thích hợp. 4. Cách cư xử được quy định bởi sự tương tác giữa tính cách và môi trường Học thuyết của Holland đã sử dụng sáu loại tính cách/ sở thích để miêu tả việc lựa chọn nghề nghiệp. Ông lập luận rằng các loại hình tính cách này liên quan đến nhu cầu của cá nhân và cá nhân thuộc loại hình nào thì sẽ có những nhu cầu chính của mình tương ứng với loại hình đó. Khi cá nhân được đánh giá mức độ hài lòng hay không hài lòng người ta cũng căn cứ dựa trên mức độ phù hợp hay không phù hợp giữa tính cách của cá nhân với môi trường làm việc tương ứng. Ông nhấn mạnh việc định rõ đặc điểm môi trường công việc của những người làm việc. Các môi trường công việc có thể phân loại theo cách giống với phân loại cá nhân vì các đặc điểm chính của họ phản ánh tính cách của các cá nhân làm việc trong những môi trường đó. Học thuyết của Holland ngụ ý rằng sự hòa hợp giữa kiến thức bản thân và kiến thức về các dạng cá nhân tiêu biểu cho những việc làm hoặc môi trường công việc cụ thể sẽ dẫn đến sự tương xứng giữa môi trường với con người. 40 Các lí thuyết trong tham vấn nghề Giống như với các lí thuyết ở trên, lí thuyết này cũng mang tính chất tĩnh, Holland chủ yếu miêu tả các tính cách, các nhân tố tác động đến lựa chọn nghề nghiệp mà chưa đề cập đến quá trình lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân như thế nào. Tuy nhiên lí thuyết của Holland ảnh hưởng to lớn đến các lí thuyết và thực hành nghề nghiệp. Đóng góp của ông là đã tìm ra được những nghề tương ứng với tính cách và môi trường làm việc để từ đó tạo ra sự hòa hợp giữa con người và môi trường trong quá trình làm việc. Vì vậy, lí thuyết này được hầu hết các nhà tham vấn nghề áp dụng trong công việc của họ. Ngày nay việc áp dụng lí thuyết, cũng như sử dụng công cụ trắc nhiệm về tính cách của ông đã được các nhà tham vấn, các chuyên gia hướng nghiệp sử dụng nó như là một cơ sở để đánh giá tính cách của cá nhân. Đặc biệt trắc nghiệm về tính cách của ông đã được các trung tâm, các tổ chức hướng nghiệp sử dụng trong quá trình hướng nghiệp cũng như trong quá trình tư vấn, tham vấn nghề. 2.2.2. Lí thuyết điều chỉnh công việc và sự tương xứng giữa môi trường với con người của Dawis & Lofquist (Work adjustment person-environment correspondence theory) [4] Lí thuyết của Dawis và Lofquist về điều chỉnh công việc phản ánh một lịch sử nghiên cứu lâu dài và những liên kết chặt chẽ với tâm lí của những sự khác biệt cá nhân. Học thuyết này bắt đầu từ những năm 1950, đã chỉ ra sự tương tác giữa cá nhân với môi trường làm việc, và được hình thành từ bốn khái niệm tâm lí cơ bản: khả năng, giá trị, sự hài lòng và sự tương ứng giữa môi trường và con người”. Giống như lí thuyết của Holland, về bản chất, lí thuyết này nói đến mỗi cá nhân tồn tại trong mối quan hệ với môi trường làm việc của mình, ở đó cá nhân phát triển những mối quan hệ vừa ý của mình bằng cách điều chỉnh không ngừng. Giữa cá nhân và môi trường có sự đòi hỏi lẫn nhau, môi trường làm việc phải đáp ứng được những nhu cầu của cá nhân trong quá trình làm việc, ngược lại cá nhân cũng phải đáp ứng được những yêu cầu của môi trường do vậy lí thuyết này đã chỉ ra rằng nhân cách con người và môi trường nên phù hợp với nhau. Lí thuyết này cũng đề cập đến sự khác biệt tâm lí của cá nhân, vì vậy trong quá trình tham vấn các nhà tham vấn nghề nên chú ý đến việc thỏa mãn các nhu cầu về nghề của khách hàng để giúp cho họ nhận thấy trách nhiệm trong các môi trường làm việc. Nhà tham vấn hướng cho các cá nhân tìm kiếm, lựa chọn và điều chỉnh công việc của bản thân sao cho phù hợp với môi trường, tạo ra sự hài lòng, thỏa mãn của cá nhân về công việc cũng như thấy thoải mái với môi trường xung quanh, điều này tạo tiền đề cho sự thành công trong công việc. Như vậy, đóng góp của lí thuyết này đối với sự phát triển nghề nghiệp và quá trình tham vấn nghề là mỗi cá nhân muốn có sự thành công trong công việc thì cần điều chỉnh bản thân cho phù hợp với công việc, với môi trường làm việc để tạo ra sự hòa hợp giữa con người và môi trường. 2.3. Các công trình khác Đại diện là công trình của Brown và Bordin. 2.3.1. Lí thuyết tâm động học của sự lựa chọn nghề của Bordin (Psychodynamic theory Bordin) [4] Lí thuyết này nhấn mạnh về sự phát triển tính cách trong mối quan hệ giữa làm việc và chơi trong cuộc đời một cá nhân. Về bản chất, lí thuyết này đề cập đến việc các cá nhân tìm kiếm niềm vui trong công việc cũng như trong các hoạt động khác của cuộc đời họ. Các cá nhân thể hiện nhu cầu được chơi trong lúc làm việc cũng như trong các mảng khác của cuộc đời bằng việc tìm kiếm một cái gì đó họ thích làm. Bordin tuyên bố rằng khi còn nhỏ, chơi và làm hòa vào nhau, và trải 41 Trương Thị Hoa qua quá trình phát triển và xã hội hóa, chơi và làm đã phân định rõ ranh giới, điều này có nghĩa là các hoạt động khi còn nhỏ chỉ để thỏa mãn yếu tố bên trong. Tuy nhiên, khi trưởng thành, việc chơi trở nên phức tạp hơn và họ nhận ra rằng họ phải có những nỗ lực cần thiết để đạt được quyền lực, cũng như những yêu cầu của người khác trong việc thực hiện những hoạt động đó. Ông cho rằng sự phát triển tính cách dẫn đến quá trình nhận thức khi lựa chọn nghề nghiệp, cho dù đó là lí do bên ngoài hay bên trong. Lí do bên ngoài bao gồm các giai đoạn cụ thể của hệ thống giáo dục, và các yếu tố bên trong bao gồm mong muốn thỏa mãn hơn nữa về công việc. Trong khi lựa chọn nghề nghiệp, cá nhân cũng tự đánh giá và xem xét những khả năng thành công dựa trên độ hài lòng bên trong (sự tò mò, tính chính xác, năng lực, sự thể hiện, và mối quan tâm đến việc đúng, sai và công lí, cũng như.....sự nuôi nấng). Bordin, không giống Holland, không khẳng định rằng tính cách là bất biến, và ông tuyên bố rằng do sự thay đổi trong tính cách mà nảy sinh những nhu cầu nghề nghiệp khác nhau. Đối với tham vấn nghề, ông ủng hộ việc sử dụng những hình ảnh tưởng tượng, những giấc mơ có định hướng, kiểm tra lịch sử cuộc đời, kiểm tra cảm xúc khách hàng để tập trung vào việc tham vấn nghề cho họ. Nhà tham vấn tìm hiểu về những yếu tố tâm lí bên trong của mỗi cá nhân để định hướng giúp họ chọn nghề phù hợp với những yếu tố tâm lí đó. Như vậy, đóng góp của Bordin là đã cho chúng ta thấy rằng mỗi cá nhân đều tìm cho mình những niềm vui trong công việc và trong các trò chơi. Trong khi làm việc và trong khi chơi, cá nhân lại phát triển tính cách của mình và từ đó có những sự định hướng trong công việc, trong sự phát triển nghề nghiệp của bản thân. 2.3.2. Lí thuyết dựa vào giá trị của Brown (Values-based theory Brown) [4]; [5]; [6] Giá trị là trọng tâm trong lí thuyết của Brown. Brown trình bày lí thuyết của mình ở hai nội dung riêng biệt. Nội dung thứ nhất tập trung vào giá trị và vai trò của chúng trong lựa chọn nghề nghiệp, nội dung thứ hai tập trung vào tư vấn nghề nghiệp. Thứ nhất, về giá trị và vai trò của chúng trong lựa chọn nghề nghiệp, theo ông, về bản chất, giá trị là “niềm tin được cá nhân cho là chuẩn mực về những việc làm của họ”. Ông tuyên bố rằng các cá nhân tự đánh giá việc làm của chính mình và của những người khác dựa vào một tập hợp những niềm tin hay giá trị, điều đó tạo ra sự hài lòng cho cá nhân và đó là điều quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Mỗi người đều hướng đến những kết quả mong đợi, hướng đến mục đích của bản thân và cá nhân sẽ quyết định lựa chọn giá trị nào để đạt được những mục đích và kết quả mong đợi đó. Các lí thuyết khác đã bỏ qua yếu tố giá trị trong quá trình tư vấn cũng như trong nghiên cứu phát triển nghề nghiệp, vì vậy trong lí thuyết của mình, ông đã cố gắng chú ý đến vai trò của giá trị trong việc đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp và trong tham vấn nghề nghiệp. Ông tập trung vào giá trị văn hóa và giá trị công việc trong việc phát triển nghề nghiệp của cá nhân. Trọng tâm thứ hai của học thuyết Brown là sự đóng góp của nó cho tham vấn nghề nghiệp. Ông đã đưa ra 5 giả thiết: thứ nhất, con người có chức năng tổng thể, tham vấn nghề nên tiến hành trong ngữ cảnh không gian cuộc sống trọn vẹn và những vai trò khác nhau của cuộc đời; Thứ hai, các nhà tham vấn cần tiếp cận với mức độ ưu tiên những giá trị và những mối quan hệ trong các vai trò khác nhau của cá nhân, thêm vào đó, các nhà tham vấn cần có khả năng tính đến những tâm trạng như lo lắng hay buồn chán của cá nhân; Thứ ba, ông đặc biệt chú ý đến mối quan hệ trong tham vấn, điều này là vô cùng quan trọng để thành công trong quá trình tham vấn, nhà tham vấn cần chú ý đến sự liên kết giữa tham vấn nghề nghiệp và tham vấn con người; Thứ tư, trong quá trình tham vấn, cần chú ý đến những biểu hiện khác nhau như sở thích, hứng thú để từ đó nhà 42 Các lí thuyết trong tham vấn nghề tham vấn hướng cá nhân đến những giá trị khác nhau trong công việc; Thứ năm, ông cho rằng nếu cá nhân hiểu được giá trị của họ và có được những thông tin dựa trên những giá trị, họ có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong chọn nghề. Ông gợi ý rằng các nhà tham vấn nên chuẩn bị để: 1/ Giúp các khách hàng làm quen với những giá trị được kì vọng ở nơi làm việc; 2/ Xác định những cách thức để đạt được những giá trị đó, tạo điều kiện cho sự thành công trong công việc; 3/ Khuyến khích các khách hàng gìn giữ những giá trị văn hóa trong khi vẫn thích nghi với môi trường làm việc mới; 4/Ủng hộ sự chuyển đổi công việc của khách hàng nếu khách hàng đó vẫn đảm bảo sự thành công trong công việc mới với những yêu cầu về những giá trị mới khác với những giá trị mà cá nhân đang có. Như vậy, đóng góp của Brown với phát triển nghề nghiệp là đã đưa ra khái niệm quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp, đó là khái niệm về giá trị mà khái niệm này trước đây gần như không nhận được sự quan tâm sâu sắc. Bên cạnh đó, ông đã tạo ra được sự liên kết giữa giá trị với các đặc điểm của tính cách và với những vai trò khác nhau của cuộc đời. Ngày nay, thuyết về giá trị của Brown vẫn còn giá trị trong hướng nghiệp cũng như trong quá trình tham vấn nghề. Một trong những yêu cầu của nhà tham vấn nghề đối với mỗi cá nhân là cần phải xác định được những giá trị nghề nghiệp của bản thân để từ đó có những sự lựa chọn nghề đúng đắn. 3. Kết luận Các lí thuyết về nội dung đã tập trung vào ba yếu tố chính đó là: Kiến thức bản thân: Holland tập trung vào một hệ thống các loại hình của sở thích/cá tính, Bordin nghiên cứu về cá tính, Dawis và Lofquist và Brown nghiên cứu giá trị; Trong công trình của Bordin, tác giả đã đã đề cập đến yếu tố chủ quan trong quá trình đưa ra quyết định. Những trải nghiệm chủ quan ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định về nghề. Trong công trình của Brown tính đến những vấn đề về tâm trạng như sự lo lắng hay buồn chán ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề; Môi trường công việc: Parsons và Holland đã đóng góp nhiều nhất trên phương diện kiến thức về thế giới công việc. Parsons đã có những điều tra ngành nghề và có được những ngành nghề cơ bản, và Holland, thông qua việc ông phân loại môi trường công việc và môi trường làm việc với những tính cách tương ứng. Điều này dẫn đến việc kết hợp giữa kiến thức bản thân và kiến thức công việc trong việc đưa ra quyết định nghề nghiệp; Sự hòa hợp giữa môi trường với con người: Đây chính là điều cơ bản trong các lí thuyết, từ thời của Parsons, bản chất của những lí thuyết này vẫn giữ nguyên, đó là quá trình hòa hợp giữa kiến thứ