Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi và biện pháp khắc phục

Tóm tắt. Thí nghiệm ở trường mầm non là một hình thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm nhằm nhận biết những đặc điểm bản chất bên trong của đối tượng dựa trên quá trình tác động có mục đích của giáo viên và trẻ tới đối tượng. Hiện nay, việc thực hiện thí nghiệm đã được giáo viên quan tâm nhiều hơn nhưng hiệu quả của thí nghiệm chưa cao. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả của việc tổ chức thí nghiệm là kĩ thuật làm thí nghiệm. Vì vậy cần quan tâm nghiên cứu cách tổ chức thí nghiệm và hướng dẫn giáo viên mầm non kĩ thuật làm thí nghiệm ở trường mầm non.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi và biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 272-279 This paper is available online at CÁC LỖI VỀ KĨ THUẬT LÀM THÍ NGHIỆM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Nguyễn Thị Luyến Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thí nghiệm ở trường mầm non là một hình thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm nhằm nhận biết những đặc điểm bản chất bên trong của đối tượng dựa trên quá trình tác động có mục đích của giáo viên và trẻ tới đối tượng. Hiện nay, việc thực hiện thí nghiệm đã được giáo viên quan tâm nhiều hơn nhưng hiệu quả của thí nghiệm chưa cao. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả của việc tổ chức thí nghiệm là kĩ thuật làm thí nghiệm. Vì vậy cần quan tâm nghiên cứu cách tổ chức thí nghiệm và hướng dẫn giáo viên mầm non kĩ thuật làm thí nghiệm ở trường mầm non. Từ khóa: Kĩ thuật, thí nghiệm, trẻ 5 - 6 tuổi, khám phá khoa học. 1. Mở đầu Việt Nam bước vào thế kỉ XXI trong xu thế hội nhập diễn ra trên toàn thế giới. Xu thế này đòi hỏi người lao động Việt Nam mới cần phải có những phẩm chất cần thiết, đó là: Hiểu biết, năng động và sáng tạo [3]. Nhu cầu đào tạo những lớp người lao động như vậy đặt trách nhiệm lên toàn ngành giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non. Ngành giáo dục đã nêu cao chủ trương đổi mới giáo dục phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, chú trọng dạy kĩ năng, tăng cường phương pháp thực hành trải nghiệm nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo người lao động mới trong tương lai [2]. Ở trường mầm non, phương pháp thực hành trải nghiệm được xem là có ưu thế và hiệu quả trong việc giúp trẻ lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ tích cực với môi trường xung quanh, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhỏ [9]. Đặc biệt, với những đối tượng mà bản thân nó không bộc lộ rõ đặc điểm, tính chất bên trong như tự nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên, thế giới thực vật, thì thí nghiệm là phương pháp quan trọng giúp trẻ không chỉ biết được đặc điểm bên ngoài mà còn hiểu các mối liên hệ của đối tượng, bằng việc tác động lên đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên mầm non còn lúng túng trong việc tổ chức thí nghiệm. Bởi thực tế, thí nghiệm là một hoạt động khó, đòi hỏi sự hiểu biết, sáng tạo và tư duy khoa học của người giáo viên. Nhằm giải quyết vấn đề này của thực tiễn, nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu phương pháp tổ chức thí nghiệm cho học sinh ở các cấp học từ phổ thông như: Nguyễn Ngọc Hưng [6], Lưu Thị Ban Mai [7], Phạm Thị Bình [1], Lê Văn Giáo, Phạm Thị Thanh Hương [4] cho đến bậc học mầm non: Hoàng Thị Phương [9], Hoàng Thanh Phương [8], Cù Thị Xuân Quỳnh [10], Liên hệ: Nguyễn Thị Luyến, e-mail: nguyenluyenhnue133@gmail.com 272 Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi và biện pháp khắc phục Lưu Thị Thanh Hường [5]. Dù nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau nhưng các tác giả đều gặp nhau ở điểm chung là muốn nâng cao hiệu quả thí nghiệm cần phải quan tâm đến: các bước thực hiện thí nghiệm, dụng cụ làm thí nghiệm, hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. Vì vậy, bài viết này với mục đích là một tài liệu tham khảo cho giáo viên, sẽ tập trung làm rõ kĩ thuật làm thí nghiệm, những vướng mắc thường gặp của giáo viên và biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thí nghiệm cho trẻ ở trường mầm non. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thí nghiệm và đặc điểm thí nghiệm của trẻ mầm non Thí nghiệm nói chung là quá trình tạo ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, thu thập các thông tin về sự vật, hiện tượng cụ thể. Thí nghiệm cho trẻ mầm non là một loại hình quan sát diễn ra trong điều kiện nhất định, đòi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng làm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích đặt ra [9]. Thí nghiệm của trẻ mầm non có những đặc điểm sau đây: (1) Đặc trưng nhất là tính quan sát được [8]: Tính quan sát được là khả năng bộc lộ các đặc điểm tính chất của đối tượng ra bên ngoài thông qua quá trình tác động, giúp trẻ có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan. Để trẻ có thể quan sát được diễn biến, kết quả thí nghiệm, giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ cách quan sát, từ lựa chọn vị trí quan sát, góc quan sát đến kĩ năng quan sát. (2) Đơn giản, dễ hiểu [8]: Sự phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng như kinh nghiệm sống của trẻ chỉ cho phép trẻ tiếp nhận tri thức ở mức độ đơn giản, sơ đẳng, và có thể hiểu được những mối liên hệ cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng xung quanh. Vì vậy, thí nghiệm cho trẻ cần được đơn giản hóa về cả trình tự thao tác, dụng cụ thí nghiệm và cách giải thích. (3) Vật liệu, dụng cụ thí nghiệm dễ tìm kiếm, dễ sử dụng và an toàn [8]: Trẻ em còn nhỏ, chưa có nhiều khả năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm xảy ra, nên cần giảm trừ các nguy cơ có thể gây tổn thương đến thân thể trẻ ngay từ những đối tượng trẻ tiếp xúc. Bên cạnh đó, vật liệu phải dễ tìm kiếm, dễ sử dụng mới có thể được ứng dụng rộng rãi và thường xuyên ở trường mầm non bởi tính tiết kiệm và tiện ích của nó. (4) Có hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên [1]: Thí nghiệm là một hoạt động tương đối khó với trẻ nhỏ, trong khi kiến thức, kĩ năng của trẻ còn hạn chế, vì vậy giáo viên cần có hệ thống câu hỏi định hướng cho trẻ làm thí nghiệm, nhằm giúp trẻ nhận biết được bản chất của đối tượng cũng như lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng, hình thành thái độ cần thiết thông qua thí nghiệm. 2.2. Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi thường gặp ở trường mầm non Kĩ thuật làm thí nghiệm là phương pháp, cách thức làm thí nghiệm theo một tiến trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đối tượng bộc lộ tính chất của nó. Dựa trên quy trình tổ chức thí nghiệm, kĩ thuật làm thí nghiệm chủ yếu tập trung ở giai đoạn 2 - quá trình thí nghiệm. Do vậy, kĩ thuật làm thí nghiệm cần được hiểu cụ thể là cách thức thực hiện từng bước thí nghiệm theo một tiến trình nhất định dựa vào ba thời điểm trước tác động, trong tác động và sau tác động [8]. Dựa trên đặc trưng của thí nghiệm cho trẻ mầm non thì kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ còn bao hàm cả cách thức cho trẻ quan sát và cách thức đặt câu hỏi. Vì vậy, khi xem xét các lỗi về kĩ thuật làm thí 273 Nguyễn Thị Luyến nghiệm, chúng tôi tập trung vào các lỗi sau đây: (1) Lỗi về trình tự thao tác làm thí nghiệm. (2) Lỗi về cách hướng dẫn quan sát. (3) Lỗi về cách đặt câu hỏi. Chúng tôi tiến hành điều tra việc tổ chức thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi của giáo viên tại một số trường mầm non địa bàn Hà Nội: Việt Triều, Đống Đa, Trung Tự, BimBon, Lê Quý Đôn, Koolkid Mỹ Đình,. . . thông qua đàm thoại với giáo viên, quan sát dự giờ tiết học, nghiên cứu giáo án (thuộc chủ đề các hiện tượng thiên nhiên và thế giới thực vật). Kết quả cho thấy như sau: Trong tổng số 100 giáo án và giờ dạy về hiện tượng thiên nhiên và thế giới thực vật được khảo sát, chỉ có 35 thí nghiệm. Trong 35 thí nghiệm chỉ có 1 thí nghiệm đúng kĩ thuật, đó là thí nghiệm “gieo hạt” giúp trẻ tìm hiểu về sự phát triển của cây từ hạt. Các thí nghiệm khác dù đơn giản hay phức tạp đều mắc những lỗi kĩ thuật về trình tự thao tác làm thí nghiệm, hoặc cách cho trẻ quan sát, hay cách đặt câu hỏi của giáo viên. (1) Lỗi về trình tự thao tác làm thí nghiệm: giáo viên thường lược bớt công đoạn (thí nghiệm sức cản của không khí) hoặc làm cho thí nghiệm thêm rườm rà (thí nghiệm không khí cần cho sự cháy). Bên cạnh đó, giáo viên còn nhầm lẫn trong việc lựa chọn thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất nào đó của đối tượng. Chẳng hạn, giáo viên sử dụng thí nghiệm pha màu vào nước để cho trẻ tìm hiểu về tính chất: Nước không màu, không mùi, không vị, không cầm nắm được. (2) Lỗi về cách tổ chức quan sát: Lỗi này thường thấy khi giáo viên chọn vị trí cho trẻ quan sát (trẻ ngồi khi vật thí nghiệm ở trên cao, quá nhiều trẻ cùng quan sát một vật thí nghiệm một lúc); chọn phần nào, góc nào, lúc nào của đối tượng cần quan sát (cần quan sát không khí nhưng lại có cả yếu tố nước làm nhiễu, cần quan sát từ phía trên theo phương thẳng đứng để nhìn xuống đáy nước thì lại cho trẻ quan sát từ phía trước theo phương nằm ngang; cần quan sát lâu, kĩ thì lại làm nhanh chóng lấy lệ; cần quan sát trước, trong và sau thí nghiệm thì lại chỉ quan sát một giai đoạn nào đó của thí nghiệm. . . ). (3) Lỗi về câu hỏi: Câu hỏi của giáo viên thường dài dòng, thiếu độ chính xác, nhiều câu hỏi áp đặt trẻ công nhận kết quả và giải thích hiện tượng. Đôi khi cô giáo đặt câu hỏi không đúng lúc, và có những câu hỏi không liên quan đến thí nghiệm.. Có nhiều loại câu hỏi khác nhau hướng tới hình thành những kĩ năng nhận thức cho trẻ như: câu hỏi hình thành kĩ năng nhận thức cơ bản (quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, giao tiếp); câu hỏi hình thành kĩ năng nhận thức bậc trung (suy luận, dự đoán); câu hỏi hình thành kĩ năng nhận thức bậc cao (đặt giả thuyết, xác định và kiểm soát điều kiện tác động) [9]. Tuy nhiên hầu hết trong các thí nghiệm, giáo viên chưa khai thác hết được các kĩ năng nhận thức của trẻ bằng hệ thống câu hỏi. Giáo viên làm tốt với những câu hỏi quan sát, so sánh, phân loại (Trên bàn cô có gì? Con thấy vật này như thế nào? Hai cốc nước có gì khác nhau? Những vật nào nổi trên mặt nước?...). Tuy nhiên, câu hỏi về đo lường và giao tiếp chưa xuất hiện nhiều, đôi khi thiếu độ chính xác (Để đo được mực nước con cần mấy li nước? – nhầm lẫn giữa mực nước và lượng nước; Vật nào nặng hơn? Vật nào nhẹ hơn? – không có đối tượng được so sánh). Giáo viên còn yếu trong việc đặt những câu hỏi kích thích trẻ đặt giả thiết, suy luận, câu hỏi về cách làm. Câu hỏi về xác định và kiểm soát điều kiện tác động thì hầu như vắng bóng. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể thấy như sau: (1) Giáo viên chưa xác định rõ mục đích của thí nghiệm. (2) Giáo viên chưa tìm hiểu nghiêm túc, thấu đáo về đối tượng thí nghiệm, cách làm thí nghiệm và cách giải thích hiện tượng. 274 Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi và biện pháp khắc phục (3) Nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm còn thiếu hoặc chuẩn bị chưa phù hợp với yêu cầu của thí nghiệm. (4) Nguồn tài liệu tham khảo về thí nghiệm tuy nhiều nhưng khó chọn lọc vì nó đòi hỏi sự hiểu biết nhất định và khả năng ứng dụng linh hoạt của giáo viên. (5) Nhiều thí nghiệm giáo viên thực hiện do học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Việc học thông qua truyền miệng đôi khi dẫn đến những sai lầm liên tiếp mà người học không hề nghĩ đến. Dưới đây là bảng kết quả mà chúng tôi đã tổng hợp được: Bảng 1. Đánh giá kĩ thuật làm thí nghiệm (tính theo số lượng) Tổng số thí nghiệm Thí nghiệm không đúng kĩ thuật Thí nghiệm đúng kĩ thuật Trình tự thao tác Cách tổ chức quan sát Cách đặt câu hỏi 35 30 18 15 01 Bảng 2. Một số lỗi kĩ thuật làm thí nghiệm thể hiện trong thí nghiệm cụ thể STT Thí nghiệm Lỗi thí nghiệm 1 Nước trong Lỗi về cách hướng dẫn quan sát: Cho trẻ quan sát bên ngoài thành cốc. Để biết đượcnước trong phải nhìn qua mặt nước, chứ không phải nhìn qua thành cốc. 2 Sự hòa tan của các chất trong nước Lỗi về trình tự thao tác: Hòa tan dầu ăn, nước rửa bát, muối vào cùng một cốc nước, tác động này khiến cho các chất bị trộn lẫn với nhau và trẻ sẽ khó quan sát. Cần hòa tan mỗi chất vào một cốc. 3 Nước cần chođộng vật Lỗi về thao tác: Thả cá vào chậu sau đó vớt cá lên. Tác động này vi phạm quy định về giáo dục môi trường cho trẻ, trẻ sẽ bắt chước và làm theo hành động của cô. 4 Sức cản củakhông khí Lỗi về trình tự thao tác: Úp cốc xuống mặt nước sẽ thấy trong cốc không có nước. Thao tác chưa rõ ràng, cần hướng dẫn cụ thể cách úp cốc như thế nào để nước không lọt vào trong cốc: Úp cốc theo phương thẳng đứng vuông góc với mặt nước, từ từ hạ cốc xuống mặt nước rồi ấn xuống đáy chậu. Nếu không thấy có bong bóng chứng tỏ đã làm đúng kĩ thuật. Nếu thấy có bong bóng, chứng tỏ cốc đã bị nghiêng và không khí đã thoát ra ngoài, nước sẽ lọt vào trong cốc. 5 Sự chuyển động của không khí Lỗi về thao tác: Treo dải lụa lên dây và dùng quạt để quạt. Quan sát thấy dải lụa chuyển động. Kết luận: không khí chuyển động làm cho dải lụa chuyển động. Tác động này chưa đủ làm bộc rõ tính chất chuyển động của không khí. Nếu chỉ dùng quạt, trẻ có thể hiểu là dải lụa bay là do gió quạt chứ không phải không khí. Có thể tác động nhiều chiều trong phòng, ngoài trời; trên nhiều đối tượng: lá cây, lá cờ, chong chóng; sợi tóc, váy, khăn quàng của trẻ. Lỗi về quan sát: chưa có quan sát trạng thái của đối tượng trước tác động Lỗi về câu hỏi: Giáo viên sử dụng hai câu hỏi như sau: - Cô treo dải lụa lên dây và bật quạt lên, các con đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra? - Tại sao dải lụa lại bay? 275 Nguyễn Thị Luyến Có thể thấy trong thí nghiệm này, giáo viên mới có câu hỏi về kĩ năng đặt giả thiết và suy luận, còn thiếu câu hỏi về kĩ năng quan sát, giao tiếp, tưởng tượng. Có thể đặt thêm những câu hỏi sau: Trước tác động: Các con quan sát xem dải lụa đang ở trạng thái như thế nào? Đứng im hay chuyển động? Nếu cô bật quạt, cho quay vào dải lụa, các con đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra với dải lụa? Tại sao con nghĩ như vậy? Trong quá trình tác động: Các con thấy dải lụa có gì khác so với trước khi bật quạt? Tại sao dải lụa bay được? Nếu cô bật quạt số mạnh hơn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao? Bây giờ một bạn lên tắt quạt, cả lớp cùng quan sát xem dải lụa sẽ như thế nào nhé! Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao? Sau tác động: Bạn nào nghĩ ra cách không dùng quạt vẫn làm cho dải lụa bay được? Các con thử nghĩ xem không khí có thể làm cho những vật nào chuyển động nữa? 6 Cây xanh và môi trường sống: - Cây cần không khí - Cây cần ánh sáng Lỗi thao tác: Cho trẻ làm thí nghiệm: + một cây bọc túi nilon + một cây đặt trong bóng tối + một cây để ngoài ánh sáng Sau một tuần, quan sát kết quả và rút ra kết luận: cây cần ánh sáng và không khí Lỗi này thể hiện ở điều kiện tác động không nghiêm ngặt: ví dụ một cây bọc túi nilon nhưng không nói rõ vẫn phải đảm bảo các nhu cầu khác của cây (ánh sáng, nước). Cần làm ba thí nghiệm độc lập với nhau 7 Sự đổi màucủa hoa Lỗi đặt câu hỏi: Nếu cô cho bông hoa này vào bình nước màu đỏ, chuyện gì sẽ xảy ra? – Câu hỏi chưa chính xác. Giáo viên mới đặt câu hỏi một chiều, nên có câu hỏi ngược lại: Muốn có hoa màu vàng con sẽ làm thế nào? 8 Bóng người thay đổi theo ánh nắng Lỗi về thao tác: Giáo viên cho trẻ đứng dưới ánh nắng ba lần theo ba thời điểm trong ngày. Mỗi lần trẻ đều dùng phấn đánh dấu vị trí bóng của mình trên sân. Việc để cho trẻ tự đánh dấu bóng của mình khiến kết quả không chính xác vì trẻ phải ngồi xuống làm cho bóng bị xê dịch. Giáo viên nên cho trẻ làm theo cặp, một bạn đứng và bạn khác đánh dấu, sau đó đổi lại cho nhau. Lưu ý là phải đánh dấu vị trí đứng của trẻ để ba lần làm thí nghiệm, trẻ đều đứng ở một vị trí duy nhất. Một vài hình ảnh minh họa: Hình 1. Thí nghiệm pha màu nước; Hình 2. Thí nghiệm nước trong Ở Hình 1, mỗi trẻ chỉ được pha một màu. Thí nghiệm này được tổ chức với mục đích chứng minh tính chất của nước: không màu, không mùi, không vị, không cầm nắm được. Ở Hình 2, giáo viên sử dụng chiếc thìa rất dài cho vào một cái cốc rất nhỏ và đặt câu hỏi: Các con có nhìn thấy chiếc thìa không? Ở Hình 3, giáo viên yêu cầu trẻ chỉ được dùng một ngón tay vì sợ trẻ nghịch nước làm bắn nước ra quần áo, sàn nhà, với Hình 4 thì chỉ một nhóm trẻ được làm do chậu nước quá nhỏ. 276 Các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi và biện pháp khắc phục Hình 3. Thí nghiệm khám phá tính chất nước không thể cầm nắm được; Hình 4. Thí nghiệm khám phá tính chất nước không thể cầm nắm được 2.3. Một số biện pháp khắc phục các lỗi về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi Để có kĩ thuật tốt khi làm bất cứ một thí nghiệm nào cho trẻ, giáo viên cần thực hiện các yêu cầu sau: Một là xác định mục đích của thí nghiệm. Giáo viên cần biết rõ mục đích của thí nghiệm nhằm bộc lộ tính chất nào của đối tượng để từ đó lựa chọn thí nghiệm và cách thức thực hiện. Một tính chất của đối tượng có thể được làm rõ thông qua một thí nghiệm nhưng cũng có khi cần vài thí nghiệm liên hoàn thì mới giúp trẻ nhận biết được chính xác. Do vậy, khi lựa chọn nhiều thí nghiệm chứng minh cho một tính chất của đối tượng cần luôn luôn hướng tới tính chất đó, tránh việc ôm đồm, lạm dụng thí nghiệm, làm rối quá trình nhận thức của trẻ. Hai là chuẩn bị thí nghiệm, bao gồm: Các dụng cụ, vật liệu, nơi thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm. Việc chuẩn bị thí nghiệm căn cứ trên mục đích của thí nghiệm. Thí nghiệm đó nhằm giúp trẻ nhận biết tính chất nào của đối tượng, để bộc lộ tính chất đó cần có những gì để tác động. Trên cơ sở đó, giáo viên lên kế hoạch cho việc chuẩn bị (danh sách các đối tượng, vật liệu, đồ dùng, dụng cụ) và ghi chú những thông tin yêu cầu cần thiết về đối tượng, dụng cụ nhằm đảm bảo thí nghiệm thành công. Ví dụ, để làm thí nghiệm hoa đổi màu cần có: hoa cúc tươi, màu trắng; màu thực phẩm loại đảm bảo chất lượng – ít nhất hai màu khác nhau; nước ấm, kéo, bình trong suốt. Kèm theo yêu cầu về chất lượng là yêu cầu về số lượng. Những vật liệu đó cần chuẩn bị với số lượng là bao nhiêu, đảm bảo đủ cho số trẻ hoặc số nhóm trẻ. Ba là nắm vững trình tự các bước làm thí nghiệm (thao tác). Trình tự này đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ của giáo viên hoặc trẻ khi thực hiện thí nghiệm cần đúng thứ tự thao tác nào làm trước, thao tác nào làm sau. Mỗi thao tác lại có những yêu cầu về kĩ thuật riêng, và nếu không đảm bảo yêu cầu đó thì thí nghiệm sẽ không thành công. Ví dụ: Trong thí nghiệm về lực cản của không khí, thao tác úp cốc xuống mặt nước phải úp vuông góc với mặt nước và từ từ ấn xuống đáy chậu nước, nếu hơi nghiêng cốc sẽ thấy có bong bóng xuất hiện, như vậy nước sẽ vẫn lọt vào bên trong cốc. Bốn là chú ý lựa chọn cách thức cho trẻ quan sát. Việc cho trẻ quan sát thật sự quan trọng bởi nếu đúng thời điểm, đúng góc nhìn thì trẻ mới thấy rõ kết quả thí nghiệm. Để thực hiện tốt yêu cầu này, giáo viên nên làm thử thí nghiệm trước khi tiến hành trên trẻ để chọn được những điểm nhấn của thí nghiệm. Bên cạnh đó cần hiểu rõ tính chất của đối tượng thì mới lựa chọn được thời điểm hay góc nhìn để quan sát. Ví dụ: Với thí nghiệm sự bốc hơi và ngưng tụ của nước, cần dành thời gian cho trẻ quan sát thấy nước bốc hơi lên như thế nào trước khi đậy nắp ca lại và có thể liên tưởng xem con đã nhìn thấy hơi nước bốc lên như vậy ở đâu. Lưu ý là cần dành thời gian cho trẻ tập trung quan sát, không làm phiền trẻ khi trẻ đang quan sát. 277 Nguyễn Thị Luyến Năm là thiết kế câu hỏi theo tiến trình thí nghiệm. Hệ thống câu hỏi sử dụng trong thí nghiệm đòi hỏi phải ngắn gọn, đúng lúc, đúng cách và trúng mục tiêu. Để tránh các lỗi về câu hỏi, giáo viên nên liệt kê và sắp xếp câu hỏi theo các giai đoạn: Trước tác động, trong quá trình tác động và sau tác động. Trước tác động thường là các câu hỏi yêu cầu trẻ quan sát các vật liệu làm thí nghiệm, trạng thái của đối tượng khi chưa có tác động, và câu hỏi đặt giả thiết dạng “nếu tác động như thế này thì chuyện gì sẽ xảy ra với đối tượng”. Trong quá trình tác động thường là các câu hỏi định hướng trẻ đến sự thay đổi trạng thái của đối tượng, đồng thời kích thích trẻ đặt ra những câu hỏi về thí nghiệm. Sau tác động chủ yếu là câu hỏi quan sát, so sánh hai trạng thái, giải thích tại sao và câu hỏi cách làm nhằm củng cố lại kiến thức cho trẻ về thí nghiệm. Có thể mô hình hóa yêu cầu về kĩ thuật làm thí nghiệm cho trẻ 5 - 6 tuổi như sau: Sơ đồ 1: Yêu cầu kĩ thuật làm thí nghiệm Sơ đồ trên hướng dẫn cho giáo viên cách thức để thực hiện tốt kĩ thuật làm thí nghiệm. Trước tiên, khi lựa chọn đề tài, giáo viên cần xác định mục đích của thí nghiệm. Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị đối tượng, dụng cụ thí nghiệm. Công đoạn ba là nghiên cứu quá trình làm thí nghiệm theo trình tự ba thời điểm trước tác động, trong quá trình tác động và sau tác động. Cả ba thời điểm này đều có các yêu cầu về thao tác, cách hướng dẫn trẻ quan sát và câu hỏi. Vì vậy, giáo viên nên lập kế hoạch theo trình
Tài liệu liên quan