1. Cơ sở đối chiếu ngôn ngữ
1.1 Đối chiếu và các kiểu đối chiếu
- Việc so sánh nói chung thường được thực hiện khi các sự vật hay hiện tượng
được lấy làm đối tượng so sánh nằm trong cùng một phạm trù, nghĩa là thuộc cùng
một loại. Chẳng hạn, ta có thể so sánh hai cái bàn vì chúng thuộc cùng một loại sự
vật. Chính vì chúng thuộc cùng một loại sự vật nên giữa chúng có những điểm
chung để so sánh, ví dụ: kích thước, chất liệu, hình dáng Loại so sánh này nhằm
mục đích tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hay hiện
tượng.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6503 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nguyên tắc và quy trình đối chiếu ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các nguyên tắc và quy trình đối chiếu ngôn ngữ
1. Cơ sở đối chiếu ngôn ngữ
1.1 Đối chiếu và các kiểu đối chiếu
- Việc so sánh nói chung thường được thực hiện khi các sự vật hay hiện tượng
được lấy làm đối tượng so sánh nằm trong cùng một phạm trù, nghĩa là thuộc cùng
một loại. Chẳng hạn, ta có thể so sánh hai cái bàn vì chúng thuộc cùng một loại sự
vật. Chính vì chúng thuộc cùng một loại sự vật nên giữa chúng có những điểm
chung để so sánh, ví dụ: kích thước, chất liệu, hình dáng Loại so sánh này nhằm
mục đích tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hay hiện
tượng.
- Tuy nhiên, người ta cũng có thể so sánh các sự vật hay hiện tượng nhằm mục
đích chứng minh hay làm nổi rõ một đặc điểm nào đó của sự vật hay hiện tượng.
Trong trường hợp này, các sự vật hay hiện tượng được đem ra so sánh có thể thuộc
về những loại, những phạm trù khác nhau. Ví dụ: F. de Saussure so sánh cơ chế
ngôn ngữ với bàn cờ, hay giá trị ước lệ của một tín hiệu ngôn ngữ với một quân cờ.
Loại so sánh này chủ yếu chú ý đến điểm tương đồng giữa các đối tượng so sánh
mà ít chú ý đến sự khác biệt giữa chúng.
Kiểu so sánh thứ nhất mang tính khách quan nên được dùng làm phương pháp
nghiên cứu chủ đạo trong ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng, cũng như trong ngôn
ngữ học so sánh nói chung. Nói cách khác, trong ngôn ngữ học đối chiếu, những
yếu tố được đem so sánh bao giờ cũng đồng loại với nhau. Đồng loại là điều kiện
tiên quyết của sự so sánh/đối chiếu.
1.2 Tiêu chí đối chiếu
- Điểm chung hay cơ sở để đối chiếu các hiện tượng ngôn ngữ gọi là tiêu chí đối
chiếu. Tiêu chí đối chiếu sẽ quyết định đến kết quả đối chiếu. Chẳng hạn, khi đối
chiếu phụ âm /s/ và phụ âm /t/, nếu xét theo phương thức cấu âm thì hai phụ âm
này khác nhau hoàn toàn, nhưng khi xét về vị trí cấu âm thì hai phụ âm này đều là
phụ âm đầu lưỡi. Tiêu chí đối chiếu được coi như một thứ siêu ngôn ngữ, không
thuộc riêng một ngôn ngữ nào trong số những ngôn ngữ được đối chiếu.
- Trong đối chiếu ngôn ngữ, chỉ những đối tượng tương đương với nhau mới có thể
so sánh với nhau. Qua so sánh, đối chiếu, ta xác định được những điểm giống nhau
và khác nhau giữa các đơn vị hay cấu trúc ngôn ngữ tương đương. Ví dụ: Cám ơn!
và Dziękuję! là hai cách nói tương đương nhưng trong tiếng Việt, cách nói này
không phải lúc nào cũng được sử dụng. Khi cám ơn người già, người có chức vụ
cao hoặc trong những tình huống giao tiếp thân mật, người Việt thường phải dùng
những cách nói khác, ví dụ: “Cháu xin bà!”; “Anh chu đáo quá!” Hay phạm trù
giống trong tiếng Nga và tiếng Pháp là những phạm trù tương đương, nhưng người
Nga phân biệt 3 giống còn người Pháp chỉ phân biệt hai giống. Trong khi đó việc
đối chiếu phạm trù giống tiếng Nga và tiếng Việt sẽ không thực hiện được vì trong
tiếng Việt không có phạm trù giống tương đương.
- Mỗi cấp độ hay mỗi bình diện ngôn ngữ đều có những tiêu chí đối chiếu riêng.
Trên cấp độ ngữ âm thì đó là sự giống nhau của bộ máy phát âm của tất cả mọi
người trên thế giới; trên cấp độ từ vựng-ngữ nghĩa thì đó có thể là sự giống nhau về
hiện thực khách quan hay về nội dung tư duy; trên cấp độ câu thì sự giống nhau về
quan hệ: chủ thể-hành động-khách thể sẽ là tiêu chí đối chiếu Chính nhờ những
tiêu chí (tertium comparationis) này mà chúng ta mới có thể học được ngôn ngữ
của nhau và dịch được các văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
1.3 Các kiểu đối chiếu
- Đối chiếu định lượng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những khác biệt về số
lượng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó. Ví dụ: Đối chiếu
số lượng các nguyên âm hay số lượng các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng
Anh. Kiểu đối chiếu này giúp xác định những “lỗ hổng” trong cấu trúc của ngôn
ngữ này so với ngôn ngữ khác.
- Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm (những điểm
giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ tương đương của hai ngôn
ngữ. Ví dụ: Đối chiếu trọng âm của tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu này có
quan hệ chặt chẽ với kiểu đối chiếu thứ nhất.
2. Các nguyên tắc đối chiếu
- Các yếu tố ngôn ngữ phải được miêu tả đầy đủ. Việc đối chiếu được thực hiện
trên cơ sở các bản miêu tả đó.
- Khi đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ, phải đặt chúng trong hệ thống, không chỉ chú
ý đến bản thân chúng.
- Không chỉ xem xét các yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống mà còn phải xem xét
chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Phải mô tả các yếu tố của hai ngôn ngữ với cùng một phương pháp.
- Phải tính/ chú ý đến loại hình của hai ngôn ngữ được đối chiếu.
3. Quy trình đối chiếu
Từ các nguyên tắc đối chiếu trên đây, một quy trình đối chiếu đã được xác lập:
- Bước 1: Miêu tả hoặc tìm bản miêu tả ngôn ngữ thích hợp nhất với mục đích đối
chiếu. Đối với việc đối chiếu bản dịch, cần tìm được bản dịch tương đương, hoặc
dùng bản dịch của các dịch giả có uy tín.
- Bước 2: Xác định những cái có thể đối chiếu với nhau được, tức là xác định các
yếu tố tương đương.
- Bước 3: Thực hiện công việc đối chiếu, tìm ra những điểm đồng nhất và khác biệt
của những cái tương đương trong hai ngôn ngữ.