Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá tác động của một số nhân tố
lên sự hài lòng của sinh viên học viện quản lí giáo dục đối với ngành học quản lí giáo dục.
Theo công thức lấy mẫu Luvin, nghiên cứu được thực hiện trên việc khoảng sát 183 sinh
viên ngành quản lí giáo dục. Nghiên cứu kiểm tra những tác động của các nhân tố như
Thiết kế nội dung học và đặc trưng giảng viên, môi trường nghiên cứu khoa học, thương
hiệu ngành học và thiết bị hỗ trợ học tâp lên sự hài lòng của sinh viên đối với ngành học
này. Nghiên cứu đã chỉ ra có sự tác động tích cực của các nhân tố trên đến sự hài lòng của
sinh viên với ngành học quản lí giáo dục.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với ngành Quản lí giáo dục: Một nghiên cứu thực nghiệm ở học viện quản lí giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0026
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 23-31
This paper is available online at
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Ở HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Đỗ Viết Tuân
Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Quản lý giáo dục
Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá tác động của một số nhân tố
lên sự hài lòng của sinh viên học viện quản lí giáo dục đối với ngành học quản lí giáo dục.
Theo công thức lấy mẫu Luvin, nghiên cứu được thực hiện trên việc khoảng sát 183 sinh
viên ngành quản lí giáo dục. Nghiên cứu kiểm tra những tác động của các nhân tố như
Thiết kế nội dung học và đặc trưng giảng viên, môi trường nghiên cứu khoa học, thương
hiệu ngành học và thiết bị hỗ trợ học tâp lên sự hài lòng của sinh viên đối với ngành học
này. Nghiên cứu đã chỉ ra có sự tác động tích cực của các nhân tố trên đến sự hài lòng của
sinh viên với ngành học quản lí giáo dục.
Từ khóa: Sự hài lòng, đặc trưng giảng viên, thiết kế nội dung học, nghiên cứu khoa học,
thương hiệu ngành học, thiết bị học tập.
1. Mở đầu
Nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đã được tập trung trong một số nghiên cứu trước
đây ở các trường đại học và các cơ sở giáo dục. Trong nghiên cứu [3] đã chỉ ra sự tác động tích
cực của một số nhân tố bên trong như năng lực đội ngũ giảng viên, nhân viên, công tác quản lí
nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị lên sự hài lòng của sinh viên; Nghiên cứu về sự tác động
của tổng thể các nhân tố lên sự hài lòng của sinh viên tại đại học Đà Nẵng, tác giả đã chỉ ra nhóm
các nhân tố sau có tác động tích cực lên sự hài lòng của sinh viên như phòng tin học, phòng công
tác sinh viên và phòng đào tạo, giảng viên và điều kiện học tập [5]. Trong nghiên cứu [1], các tác
giả đã chỉ ra sự tác động của các nhân tố như cơ sở vật chất, chất lượng chương trình đào tạo, đội
ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên phục vụ có tác động tích cực lên sự hài lòng của sinh viên với
chất lượng đào tạo. Nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng tập trung vào chất lượng đào tạo như
trong [2,4,5].
Công trình [8] nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên tại khoa Quốc tế và Châu Âu. Tác giả
cho rằng sự hài lòng của sinh viên về khóa học là rất quan trọng và sự hài lòng này phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, các môn học được giảng dạy, nội ngũ giảng viên, giáo
trình, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm trí tuệ mà cơ sở giáo dục cung cấp cho sinh viên.
Công trình [9] nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với chương trình học đã chỉ ra sự tác
động tích cực của các nhân tố như chất lượng giảng viên, cố vấn học tập, tổng quan về kinh nghiệm
của trường đại học và sự chuẩn bị nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp lên sự hài lòng của sinh viên.
Ngày nhận bài: 09/10/2014. Ngày nhận đăng: 28/01/2015.
Liên hệ: Đỗ Viết Tuân, e-mail: bgtoanhoc@gmail.com.
23
Đỗ Viết Tuân
Các nghiên cứu này chưa đề cập đến sự tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học hay
hình ảnh thương hiệu của ngành học có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của người học đối
với ngành học của họ. Việc chỉ tập trung vào cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo
của các nghiên cứu trước đây mà chưa quan tâm tổng quan đến môi trường học thuật hoặc thương
hiệu ngành học là một cơ sở để tác giả đi sâu vào khía cạnh này.
Nghiên cứu này nhằm kiểm tra định lượng sự tác động của một số nhân tố lên sự hài lòng
của sinh viên với ngành học quản lí giáo dục bằng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Điểm nổi
bật của nghiên cứu này là kiểm tra được nhóm các nhân tố bên trong (Nội dung học và giảng viên,
thiết bị học tập và môi trường nghiên cứu khoa học) và nhân tố bên ngoài (Thương hiệu ngành
học) ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên. Trên cơ sở điều tra khảo sát trên 183 sinh
viên cả năm 3 và 4 đang theo học ngành quản lí giáo dục tại Học viện quản lí giáo dục, chúng tôi
đề xuất được mô hình lí thuyết về sự hài lòng của sinh viên đối với một ngành học nói chung và
ngành học quản lí giáo dục nói riêng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mô hình lí thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên một số mô hình lí thuyết liên quan đến chất lượng dịch vụ và lí thuyết
về dự định hành vi của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp.
2.1.1. Chất lượng dịch vụ
Trên cơ sở mô hình SERVQUAL của Parasuraman, Croninvà Taylor (1992) đã khắc phục
và cho ra đời mô hình SERVPERF, một biến thể của SERVQUAL. Theo mô hình SERVPERF thì:
Chất lượng dịch vụ = Mực độ cảm nhận. Bộ thang đo SERVPERF cũng có hai mươi hai phát biểu
với năm thành phần cơ bản tương tự như phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mô hình
SERVQUAL, tuy nhiên bỏ qua phần hỏi về kì vọng, năm thành phần cơ bản, đó là:
- Tin cậy (reliability): Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn
ngay từ lần đầu tiên.
- Đáp ứng (responsiveness): Thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ
cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
- Năng lực phục vụ (assurance): Thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ
lịch sự, niềm nở với khách hàng.
- Sự cảm thông (empathy): Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng.
- Phương tiện hữu hình (tangibles): Thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các
trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
2.1.2. Mô hình lí thuyết của nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất 4 biến độc lập bao gồm: Thiết kế nội dung học và chất lượng giảng
viên, thiết bị hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học và thương hiệu ngành học. Một biến phụ thuộc
đó là sự hài lòng của sinh viên với ngành học quản lí giáo dục.
Trên cơ sở các nghiên cứu trước tác giả đề xuất mô hình lí thuyết cho nghiên cứu về các
nhân tố tác động lên sự hài lòng của sinh viên đối với ngành học quản lí giáo dục dưới đây.
2.1.3. Giả thuyết nghiên cứu
Khung chương trình đào tạo thực chất là việc thiết kế nội dung chương trình học. Việc thiết
kế nội dung học đảm bảo được các nguyên tắc đủ cơ sở lí thuyết, có tính thực nghiệm cao và ứng
24
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với ngành Quản lí giáo dục...
Hình 1. Mô hình lí thuyết của nghiên cứu
dụng nội dung học vào thực tiễn hiệu quả là điều quan trọng đối với các nhà quản lí tương lai.
Đội ngũ giảng viên là những người chia sẻ, truyền tải kiến thức, kinh nghiệm làm việc, kinh
nghiệm nghiên cứu đến sinh viên. Họ cũng chính là động lực để thức đẩy sinh viên tham gia vào
các hoạt động học tập, nghiên cứu. Nghiên cứu đề xuất giả thiết sau
Giả thuyết 1: Nội dung học và chất lượng giảng viên tác động tích cực lên sự hài lòng của
sinh viên đối với ngành học quản lí giáo dục.
Một trong các nhân tố quan trọng khi sinh viên quyết định theo học ngành học đại học nào
đó chính là thương hiệu của ngành. Thương hiệu này được thể hiện qua việc đánh giá của các nhà
tuyển dụng, của xã hội đối với chất lượng đầu ra của ngành học.
Giả thuyết 2: Thương hiệu ngành học quản lí giáo dục ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng
của sinh viên.
Quá trình học tập sinh viên cần được cung cấp trang thiết bị học tập như phòng máy, phòng
hội thảo, phòng học chất lượng hay cơ sở thực tập để đảm bảo nhu cầu học tập của các em.
Giả thuyết 3: Thiết bị hỗ trợ học tập ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên với
ngành học quản lí giáo dục.
Môi trường học thuật trong một cơ sở giáo dục đại học là rất quan trọng trong việc trang bị
tri thức, khả năng nghiên cứu ứng dụng cho sinh viên. Công tác nghiên cứu khoa học tại Học viện
quản lí giáo dục là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.
Giả thuyết 4:Môi trường nghiên cứu khoa học ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh
viên đối với ngành học quản lí giáo dục.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này là sự kết hợp giữa phương pháp định tính với kĩ thuật phân tích định lượng
dựa trên mẫu điều tra khảo sát. Việc phân tích xử lí số liệu được thực hiện trên SPSS 20.
Thiết kế nghiên cứu
Quy trình các bước trong nghiên cứu này được trình bày dựa trên sơ đồ của tác giả Ma Cẩm
Tường Lam (2011) [3].
Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nghiên cứu được thực hiện từ các sinh viên năm thứ 3 và 4 ngành quản lí giáo dục của
Học viện quản lí giáo dục. Có 190 sinh viên của tất cả các lớp trong cả 3 khóa tham gia trong khảo
25
Đỗ Viết Tuân
Hình 2. Thiết kế nghiên cứu của đề tài[3]
sát này. Sau khi loại bỏ các mẫu không hợp lệ thì còn 183 mẫu dùng trong nghiên cứu mẫu này.
Việc thực hiện lấy mẫu trên từng đơn vị lớp là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Việc khảo sát được
thực hiện kết hợp cùng với phỏng vấn một số sinh viên nhằm kiểm tra thực trạng trước nghiên cứu.
Công cụ nghiên cứu
Bảng hỏi được dùng như một công cụ khảo sát, tất cả người trả lời khảo sát đều trả lời theo
thang đo likert với 5 mức. Có 19 câu hỏi được dùng để đo các biến độc lập và 4 câu hỏi dùng đo
biến phụ thuộc.
Bảng 1. Câu hỏi điều tra nghiên cứu sau khi xử lí số liệu
Nhân tố Mã câuhỏi Câu hỏi
Thiết kế nội
dung và
đặc trưng
giảng viên
X11 Các môn học được thiết kế đầy đủ khoa học và có tính thực tiễn cao
X12 Nội dung học dễ hiểu và khơi dậy được niềm đam mê học tập
X13 Số lượng môn học trong một học kì phù hợp với quỹ thời gian trongmột học kì.
X14 Nội dung môn học bám sát đến những vấn đề cốt lõi của ngành quảnlí giáo dục
X15 Giảng viên có trình độ và sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực quản lýtrong giáo dục.
X16 Giảng viên cung cấp những kiến thức hữu ích cho tôi về chuyên môn,kĩ năng nghiệp vụ quản lí.
X17 Giảng viên tạo được môi trường học tập thân thiện với sinh viên.
X18 Giảng viên tạo được động lực cho sinh viên tích cực học tập, nghiêncứu.
Nghiên cứu
khoa học
X21 Nghiên cứu khoa học được tổ chức thường xuyên ở cấp khoa và cấptrường.
X22 Số lượng sinh viên ngành quản lí giáo dục tham gia nghiên cứu khoahọc ngày càng nhiều
X23 Việc trao đổi thảo luận học tập nghiên cứu giữa các sinh viên trongkhoa là hiệu quả và thành công.
26
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với ngành Quản lí giáo dục...
X24 Chi phí dành cho nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành quản lígiáo dục là được đảm bảo.
Thương
hiệu ngành
học
X31 Tôi thấy rằng các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp đánh giá tốt ngành họcquản lí giáo dục ở học viện quản lí giáo dục.
X32 Nhiều người đã biết đến ngành học quản lí giáo dục bởi chất lượng đàotạo tốt.
X33 Các bộ phận hỗ trợ sinh viên của khoa QLGD tạo được hình ảnh thânthiện, nhiệt tình với sinh viên.
X34 Chất lượng và tính ứng dụng của các đề tài khoa học sinh viên quản lígiáo dục có thương hiệu tốt và có tính khả thi
Thiết bị hỗ
trợ học tập
X41 Phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị học tập giúp tôi có hứngthú với việc học các môn học.
X42 Phòng máy thực hành giúp tôi cải thiện khả năng sử dụng tin học choviệc học tập
X43 Các website hỗ trợ học tập là dễ dàng sử dụng và cập nhật thông tinnhanh.
Sự hài lòng
của sinh
viên với
ngành học
QLGD
SHL1 Tôi hài lòng với quyết định học ngành quản lí giáo dục tại học việnquản lí giáo dục
SHL2 Tôi hài lòng với chất lượng của các môn học của khóa học này.
SHL3 Tôi cảm thấy học ngành này phục vụ thiết thực nhu cầu của tôi.
SHL4 Tôi cảm thấy hài lòng thiết kế chương trình học của ngành học này.
Việc phân tích đánh giá kiểm thử các giả thiết được thực hiện trên phần mềm SPSS 20 với
các bước phân tích EFA, hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích ANOVA
và kiểm định giả thuyết.
2.3. Phân tích kết quả
2.3.1. Hệ số Cronbach Alpha
Trong nghiên cứu này có183 mẫu nghiên cứu nên Cronbach Alpha của các nhân tố > 0,7
mới có ý nghĩa thống kê. Đối với các biến độc lập (4 biến là thiết kế nội dung học và đặc trưng
giảng viên, thiết bị hỗ trợ học tập, môi trường nghiên cứu khoa học và thương hiệu ngành học)
thì hệ số Cronbach Alpha là 0,739 là đạt yêu cầu nghiên cứu. Các hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3. Kết quả này cho thầy việc thiết kế bảng hỏi
cho các nhân tố độc lập là có ý nghĩa thống kê.
Đối với biến phụ thuộc (sự hài lòng của sinh viên với ngành học) hệ số Cronbach alpha là
0,825. Điều này đảm bảo độ tin cậy cho các dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 2. Phân tích độ tin cậy (Hệ số Cronbach Alpha)
Bảng 2.1. Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha Based on Standardized Items N of Items
.739 .743 4
27
Đỗ Viết Tuân
Bảng 2.2. Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale
Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Squared
Multiple
Correlation
Cronbach’s
Alpha if Item
Deleted
X1 7.8648 2.716 .507 .259 .695
X4 8.7445 2.355 .487 .247 .712
X2 8.6639 2.371 .590 .380 .645
X3 8.0751 2.483 .555 .354 .666
Bảng 2.3. Reliability Statistics
Cronbach’s Alpha N of Items
.825 4
Bảng 2.4. Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach’s
Alpha if Item
Deleted
SHL1 9.0929 4.491 .695 .760
SHL2 9.3279 5.233 .678 .769
SHL3 9.2186 4.985 .669 .771
SHL4 9.4098 5.540 .571 .813
2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong phân tích nhân tố khám phá, hệ số KMO = 0,841, chứng tỏ phân tích nhân tố là phù
hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 1222,143 với sig = 0,000 < 0.5 nên dữ
liệu dùng để phân tích nhân trong trong mô hình này là hoàn toàn thich hợp.
Trong phân tích loading factor, hệ số tải > 0,5 thì được xem là đạt yêu cầu ( do mẫu điều tra
chỉ là 183). Hệ số tải trong bảng ma trận xoay nhân tố của tất cả các biến đều > 0,5.
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 3.1 KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .841
Bartlett’s Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 1222.143
Df 171
Sig. .000
Bảng 3.2. Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4
x15 .764
x16 .743
x14 .701
x13 .659
x17 .649
x12 .621
x11 .614
28
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với ngành Quản lí giáo dục...
x18 .579
x31 .781
x32 .776
x33 .649
x34 .570
x22 .776
x21 .753
x24 .600
x23 .544
x42 .800
x41 .727
x43 .559
2.3.3. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4. Model Summaryb
Model R R Square AdjustedR Square
Std. Error
of the
Estimate
Change Statistics
R Square
Change
F
Change df1 df2
Sig. F
Change
1 .585a .342 .327 .59811 .342 23.097 4 178 .000
a. Predictors: (Constant),X3, X4, X1, X2; b. Dependent Variable: SHL
Bảng 5. Coefficientsa
Model Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant .538 .276 1.952 .052
X1 .362 .087 .294 4.163 .000 .741 1.349
X4 .027 .068 .028 .399 .691 .753 1.328
X2 .176 .083 .163 2.115 .036 .620 1.614
X3 .288 .084 .259 3.424 .001 .646 1.549
a. Dependent Variable: SHL
Từ bảng hệ số hồi quy có thể thấy rằng phương trình hồi quy tuyến tính biểu thị mối liên hệ
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập như sau:
SHL = 0, 538 + 0, 362.X1 + 0, 176.X2 + 0, 288.X3 + 0, 027.X4 + ε,
Trong đó
X1 = Thiết kế nội dung và đặc trưng giảng viên;
X2 = Thương hiệu ngành học
X3 = Môi trường nghiên cứu khoa học
X4 = Thiết bị hỗ trợ học tập
SHL = Sự hài lòng của sinh viên với ngành học quản lí giáo dục
Sự tác động của các nhân tố lên sự hài lòng là tích cực với thiết kế nội dung học và đặc
trưng giảng viên có ảnh hưởng tích cực nhất đến sự hài lòng của sinh viên với hệ số hồi quy là
0,362 (hệ số Beta là 0,294). Còn với biến môi trường nghiên cứu khoa học cũng có ảnh hưởng tích
cực đến sự hài lòng của sinh viên với hệ số hồi quy là 0,288 (hệ số beta 0,259). Nhân tố thương
29
Đỗ Viết Tuân
hiệu ngành học cũng ảnh hưởng tích cực lên sự hài lòng của sinh viên với ngành học khi hệ số hồi
quy thu được là 0,176 (hệ số Beta là 0,163). Mô hình cũng cho thấy thiết bị hỗ trợ học tập không
ảnh hưởng nhiều lên sự hài lòng của sinh viên khi hệ số hồi quy chỉ là 0,027. Kết quả hồi quy cũng
chỉ ra rằng Sig của nhân tố thiết bị hỗ trợ học tập là 0,691 và điều này vượt quá nhiều so với con
số 0,05 nên có thể loại nhân tố này khỏi mô hình do không phù hợp.
Kết quả hồi quy chỉ ra rằng các nhân tố trên giải thích được 34,2% sự hài lòng của sinh viên
với ngành học do 4 biến độc lập trong mô hình. Điều này có nghĩa là mô hình vẫn cần nghiên cứu
thêm một số tác động khác của các nhân tố lên sự hài lòng của sinh viên với ngành học quản lí
giáo dục.
2.3.4. Kiểm định ANOVA
Phần này chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề giới tính với sự hài lòng với ngành học.Bảng kiểm
định ANOVA với biến quan sát là giới tính cho thấy sig = 0,341 > 5% giải thích rằng sự khác biệt
giới tính không ảnh hưởng đến sự hài lòng đến ngành học. Trong khi đó kiểm định ANOVA với
biến quan sát là “sinh viên năm thứ” với sig = 0,461 > 5% cũng không cho thấy sự khác biệt khi
giải tích sự tác động của các nhân tố lên sự hài lòng của sinh viên.
3. Kết luận
- Kết quả: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một sự tác động tích cực của các nhóm nhân tố
Thiết kế nội dung và đặc trưng giảng viên, Thương hiệu ngành học, Môi trường nghiên cứu khoa
học lên sự hài lòng của sinh viên với ngành học Quản lí giáo dục. Không có sự ảnh hưởng rõ ràng
của thiết bị hỗ trợ học tập lên sự hài lòng của sinh viên; Nghiên cứu cũng chỉ rõ sự tác động quan
trọng nhất lên sự hài lòng của sinh viên đó là thiết kế nội dung học và đặc trưng giảng viên.
- Những hạn chế: Nghiên cứu mới chỉ xem xét trên phạm vi ngành Quản lí giáo dục ở Học
viện Quản lí giáo dục và như vậy thì cũng chưa đủ căn cứ kết luận cho tất các các trường đào tạo
ngành này; Nghiên cứu vẫn còn cần bổ sung thêm vào mô hình một số nhân tố khác để đảm bảo
giải thích được một cách tốt nhất độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.
- Đề xuất: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Học viện Quản lí giáo dục cần quan tâm đến việc nâng
cao chất lượng chương trình học, chất lượng giảng viên, công tác nghiên cứu khoa học và xây dựng
thương hiệu thông qua chất lượng đào tạo; Nghiên cứu cũng đề xuất một số tiêu chí cho việc xếp
hạng ngành học Quản lí giáo dục trong hệ thống các trường có đào tạo ngành học này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Thị Ngọc Ánh, Đào Thị Hồng Vân, 2013. Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất
lượng đào tạo tại trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
[2] Trần Xuân Kiên, 2008. Đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo tại Trường Đại
học Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.
[3] Ma Cẩm Tường Lam, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với cơ sở vật
chất, trang thiết bị tại Trường Đại học Đà Lạt. Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu, Phạm Ngọc Giao, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học
ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 22b, tr. 265-272.
[5] Dương Tấn Tân, 2010. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên năm 3, năm 4
trường đại học Kinh tế Đà nẵng. Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học
30
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với ngành Quản lí giáo dục...
lần 7, tr. 100-106.
[6] Đỗ Minh Sơn, 2010. Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đại học Kinh tế Đà Nẵng. Luận
văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[7] Parasuraman, A., V.A Zeithaml, L.L. Berry, 1988. Servqual: Multiple-item scale for
mesuring consumer perceptions of service quality. Journal Retailing, 64(1), pp. 12-40.
[8] G.V. Diamantis, V.K. Benos, 2007. Mesuring student satisfaction with their studies in
an international and European studies department. Operational research, An international
Journal. Vol.7, No. I, pp. 47-59.
[9] Mussie T. Tessema, Kathryn Ready, Wei-Choun William, 2012. Factors Affecting College
Students’ Satisfaction with Major Curriculum: Evidence from Nine Years of Data.
Vol. 2, No. 2, pp. 34-44.
[10] Cronin J. J., Taylor S. A., 1992. Measuring service quality: A reexamination and extension.
Journal of Marketing, Vol. 56, No. 3, pp. 55-68.
ABSTRACT
Factors affecting student