Tóm tắt
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu bồi dưỡng kiến
thức, rèn luyện nâng cao kĩ năng cho bản thân ngày càng đòi hỏi phải được đáp ứng
một cách hiệu quả, linh hoạt và dễ dàng hơn. Đào tạo trực tuyến là một phương
pháp hiện đại có thể đáp ứng được những tiêu chí đó của người học. Nghiên cứu này
trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về đào tạo trực tuyến và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, từ đó đưa ra một số đề xuất đối với cơ sở đào tạo và người
học nhằm nâng cao dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
367
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DỰ ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Mạc Thị Hải Yến
Phan Phương Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu bồi dưỡng kiến
thức, rèn luyện nâng cao kĩ năng cho bản thân ngày càng đòi hỏi phải được đáp ứng
một cách hiệu quả, linh hoạt và dễ dàng hơn. Đào tạo trực tuyến là một phương
pháp hiện đại có thể đáp ứng được những tiêu chí đó của người học. Nghiên cứu này
trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về đào tạo trực tuyến và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, từ đó đưa ra một số đề xuất đối với cơ sở đào tạo và người
học nhằm nâng cao dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên.
Từ khóa: Dự định, đào tạo trực tuyến
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Đào tạo trực tuyến (E-Learning) là một phương thức đào tạo hoàn toàn dựa
trên nền tảng công nghệ, các hệ thống giảng dạy thông minh. Hình thức học tập này
sẽ khắc phục được những nhược điểm về không gian, thời gian, cơ sở vật chất giữa
người học và người giảng dạy. Với E-Learning, người học sẽ có sự chủ động và tính
tương tác cao trong việc tiếp cận tri thức, đặc biệt là với những đối tượng người học
có quỹ thời gian eo hẹp và gặp khó khăn về điều kiện địa lý. Ngày nay, nhu cầu học
tập của con người không chỉ dừng lại trong một khuôn khổ nhất định mà ngày càng
mở rộng ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là xu thế tất yếu, phù hợp
với sự thay đổi, cập nhật không ngừng của xã hội hiện đại. E-Learning hiện cũng
đang là phương thức học tập phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, do đó, để bắt kịp
với xu hướng toàn cầu hóa, E-Learning đã trở thành sự lựa chọn của nhiều cơ sở đào
tạo cũng như nhiều học viên.
Tại Việt Nam, nhiều trường đại học đã xây dựng và đưa vào triển khai chương
trình đào tạo theo phương thức E-Learning như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Đại học Mở Hà Nội, Đại học Trà Vinh, Đại học Thái Nguyên... Tuy nhiên,
E-Learning vẫn chưa được khai thác hết những tiềm năng của nó. Theo Lê Văn Thanh
(2017) trích trong Giang Sơn và Đoàn Nguyễn (2017) về thực trạng giáo dục đào tạo từ
368
xa tại Việt Nam, đến tháng 7 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho 21
trường đại học tiến hành các chương trình đào tạo E-Learning nhưng chỉ có 17 trường
tuyển sinh. Quy mô tuyển sinh Đào tạo từ xa trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm
sút. Năm 2012, có 17 trường đại học đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ xa với tổng
số 68.020 chỉ tiêu, quy mô 161.047 sinh viên (chiếm 6% tổng số sinh viên đại học, cao
đẳng) thì đến tháng 10/2016 giảm xuống chỉ còn 70.425 sinh viên.
Trước tình hình đó, việc thu hút, giữ chân người học là một trong những mối quan
tâm hàng đầu đối với các cơ sở đào tạo E-Learning. Vì vậy cần có những nghiên cứu
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ E-Learning của sinh
viên để các cơ sở đào tạo E-Learning đưa ra những bước đi, thay đổi và cải tiến chất
lượng dịch vụ của mình phù hợp hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về dự định sử dụng dịch vụ E-Learning
của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, vậy nên một nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ E-Learning của sinh viên tại đây là
rất cần thiết. Nghiên cứu này luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo trực
tuyến, thực trạng dịch vụ E-Learning và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới dự định
sử dụng dịch vụ E-Learning của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về đào tạo trực tuyến
E-Learning là viết tắt của từ Electronic Learning. Có nhiều định nghĩa về thuật
ngữ E-Learning. Theo Sun Microsystems, Inc: “E-Learning là một thuật ngữ dùng để
mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông”. Hay theo
một định nghĩa khác từ MASIE Center: “E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo
được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng qua nhiều công cụ của công nghệ thông
tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục”.
E-Learning là một phương thức học tập và giảng dạy hoàn toàn khác so với
phương thức truyền thống. Với phương thức này, người học sử dụng các kết nối
mạng, thông qua máy vi tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối với máy chủ, nơi
có sẵn những bài giảng, tài liệu cần thiết phục vụ cho nhu cầu học tập, trao đổi, tìm
kiếm tài liệu, tương tác giữa người học và người giảng dạy cũng như bên cung cấp
dịch vụ trực tuyến.
Dưới góc độ của người dạy, phương thức này giúp họ có thể truyền đạt kiến
thức ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào. Khi có bất cứ sự thay đổi nào về tài liệu
học tập hay bài giảng, người dạy có thể sửa chữa ngay và truyền đạt điều đó tới sinh
viên một cách thuận lợi, nhanh chóng. Nếu hệ thống trực tuyến và các bài giảng được
xây dựng một cách hợp lý sẽ hạn chế được những khó khăn khi đánh giá chất lượng
học tập của người sử dụng, đồng thời có thể dễ dàng đưa ra các bài tập, tài liệu phù
369
hợp với trình độ của người học. Dưới góc độ người học, khi sử dụng dịch vụ
E-Learning, họ sẽ không phải băn khoăn về các vấn đề liên quan đến địa điểm và
thời gian học tập. Chỉ cần một số hiểu biết ở mức độ đơn giản về sử dụng công nghệ,
người học có thể dễ dàng tiếp cận được với bài giảng và các học liệu. E-Learning
cũng sẽ gia tăng sự tương tác giữa người học và người dạy, qua đó sẽ hạn chế sự ngại
ngùng khi trao đổi bài giảng trực tiếp, vấn đề vốn vẫn đang tồn tại trong thực tế các
trường học ở Việt Nam.
Trên thế giới đã có các nghiên cứu về dự định sử dụng hệ thống E-Learning.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai hướng: (1) yếu tố xuất phát từ
phía người học; và (2) yếu tố tác động từ bên ngoài. Trong đó, các yếu tố xuất phát
từ phía người học bao gồm: cảm nhận của người học về tính hiệu quả khi sử dụng
dịch vụ, cảm nhận của người học về độ dễ dàng khi sử dụng dịch vụ và thái độ
của họ đối với việc sử dụng dịch vụ E-Learning. Yếu tố tác động từ bên ngoài
được xét đến qua điều kiện tạo nên sự thuận lợi cho người học khi sử dụng dịch
vụ E-Learning. Một số mô hình đã được áp dụng để nghiên cứu về dự định sử
dụng hệ thống E-Learning như mô hình Chấp nhận công nghệ TAM (Technology
Acceptance Model) được phát triển bởi Davis năm 1989. Mô hình này dựa trên hai
lý thuyết đã có từ trước là Thuyết Hành động hợp lý TRA (Ajzen và cộng sự, 1975)
và Thuyết Hành vi dự định TPB (Ajzen, 1985) phát triển và khắc phục những khuyết
điểm từ thuyết TRA, đây là những lý thuyết sử dụng để dự đoán và giải thích về dự
định dẫn tới hành vi trong thực tế của một đối tượng. Hay Thuyết hợp nhất về sự
chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Unified theory of acceptance and use of
technology), đây là một thuyết về chấp nhận công nghệ được xây dựng bởi
Venkatesh và cộng sự, năm 2003. UTAUT được sinh ra nhằm giải thích cho dự định
hành vi của người dùng trong việc sử dụng các hệ thống thông tin.
3. Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ đào
tạo trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3.1. Thực trạng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân
Hệ thống đào tạo từ xa tại Đại học Kinh tế Quốc dân xuất hiện khá sớm so với
các trường đại học khác. Nhiều thế hệ sinh viên đã sử dụng dịch vụ này của trường.
Chương trình cử nhân E-Learning của Đại học Kinh tế Quốc dân được phối hợp giữa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và công ty EDUTOP64. Chương trình do Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân cấp bằng, công ty EDUTOP64 cung cấp các dịch vụ và
công nghệ E-Learning.
Theo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013), hình thức đào tạo từ xa trình
độ đại học, liên thông và văn bằng 2 của trường được tổ chức theo tín chỉ với thời
370
gian từ 18 tháng đến 4 năm, thời gian triển khai 1 học phần là 12 tuần, sinh viên tự
học là chủ yếu, kết hợp với hướng dẫn học tập của các giảng viên từ 2-3 lần/học
phần. Thời gian lên lớp của mỗi học phần chiếm từ 20-25% thời gian lên lớp của các
hệ khác. Trong quá trình tự học, sinh viên được hỗ trợ học tập qua giáo trình, tài liệu
tham khảo, email, điện thoại. Tổ chức thi hết học phần tại nhà trường hoặc địa điểm
liên kết. Sinh viên của chương trình được giảng dạy với đội ngũ giảng viên có kiến
thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bên
cạnh đó, sinh viên cũng nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên chủ nhiệm và cán bộ
học tập trong việc quản lý hồ sơ, hướng dẫn thủ tục hành chính hay sử dụng hệ thống
học tập. Sau 5 năm triển khai, chương trình đã thu hút được gần 8.000 học viên theo
học. Hàng nghìn cựu sinh viên tốt nghiệp thăng tiến, thành đạt. Trong đó có hàng
trăm lãnh đạo, quản lý, chủ doanh nghiệp; 97% có việc làm, 34% tìm được việc ưng
ý hơn, mức tăng lương trung bình 16,1% - gấp rưỡi mặt bằng xã hội.
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến
của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nghiên cứu được tiến hành với mẫu điều tra gồm 143 sinh viên đang theo học
chương trình đào tạo từ xa của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trong số 143 phiếu điều tra có 53,84% số sinh viên tham gia khảo sát là nam,
tương đương 77 sinh viên; 46,16% số sinh viên tham gia khảo sát là nữ, tương đương
66 sinh viên.
Bảng 1. Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 77 53,84
Nữ 66 46,16
Tổng 143 100%
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu
Về độ tuổi, có 55,94%% số sinh viên tham gia khảo sát ở nhóm tuổi 20-29;
37,76% số sinh viên tham gia khảo sát ở nhóm tuổi 30-40 và 6,3% số sinh viên tham
gia khảo sát ở nhóm tuổi trên 40. Điều này phần nào thể hiện việc những người trẻ
tuổi có sự dễ dàng hơn trong việc thích nghi, sử dụng công nghệ cũng như có quỹ
thời gian đầu tư cho học tập lớn hơn nên có nhiều người trẻ lựa chọn sử dụng dịch vụ
E-Learning.
371
Bảng 2. Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số sinh viên Tỷ lệ (%)
20-29 80 55,94
30-40 54 37,76
>40 9 6,3
Tổng số 143 100%
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu
Thông qua kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, hầu hết sinh viên sử dụng
dịch vụ E-Learning đang làm việc toàn thời gian (chiếm 79,7%). Còn lại, số sinh
viên chưa đi làm và đang làm việc bán thời gian lần lượt chiếm 8,4% và 11,9%. Điều
này cũng dễ dàng được giải thích vì với tính chất linh hoạt về mặt thời gian của dịch
vụ cũng như sự hạn chế trong thời gian của bản thân, người học có thể sắp xếp lịch
học tập và công việc toàn thời gian của họ một cách thuận lợi, không bị ảnh hưởng
lẫn nhau.
Bảng 3. Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo dạng nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số sinh viên Tỷ lệ (%)
Chưa đi làm 12 8,39
Làm bán thời gian 17 11.89
Làm toàn thời gian 114 79,72
Tổng số 143 100%
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu
Sau quá trình phân tích, nghiên cứu rút ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng
tới dự định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
372
Bảng 4. Bảng thể hiện kết quả phân tích hồi quy các nhân tố
Nhân tố
độc lập
Nhân tố
phụ thuộc
Kết quả
Hệ số
beta
Sig. R2 điều
chỉnh
Hiệu quả
cảm nhận
Thái độ
Có tác động
cùng chiều
0,526 0,000 0,271
Dễ sử dụng
cảm nhận
Không tác động
đáng kể
Hiệu quả
cảm nhận
Dự định sử
dụng
Có tác động
cùng chiều
0,626 0,000
0,509
Điều kiện
thuận lợi
Có tác động cùng
chiều
0,184 0,005
Thái độ
Không tác động
đáng kể
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu
Cụ thể, “Hiệu quả cảm nhận” là biến độc lập có tác động cùng chiều tới biến
phụ thuộc “Thái độ”. Biến “Hiệu quả cảm nhận” giải thích được 27,1% sự thay đổi
của “Thái độ”. “Hiệu quả cảm nhận” và “Điều kiện thuận lợi” là các biến độc lập có
tác động cùng chiều với biến “Dự định sử dụng”. Các biến này giải thích được 50,9%
sự thay đổi của “Dự định sử dụng”. Biến “Dễ sử dụng cảm nhận” không có ảnh
hưởng đáng kể tới biến phụ thuộc “Thái độ” và “Thái độ” không có ảnh hưởng đáng
kể tới biến phụ thuộc “Dự định sử dụng”.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về dự định sử dụng dịch vụ E-Learning của những sinh viên ở các
nhóm “Giới tính”, “Tuổi” và “Nghề nghiệp” khác nhau.
373
Hình 1. Mô hình thể hiện kết quả
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
4. Một số giải pháp phát triển dịch vụ đào tạo trực tuyến tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân
4.1. Giải pháp về phía cơ sở đào tạo
(1) Cải thiện phương thức, nội dung giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập
của sinh viên khi sử dụng dịch vụ E-Learning. Nội dung giảng dạy cần được xây
dựng, cải thiện để mang tính ứng dụng cao. Giảng viên không chỉ cần truyền đạt
những lý thuyết mang tính học thuật mà còn cần lồng ghép những ví dụ từ thực tế
vào các bài giảng để sinh viên có thể hiểu được cách thức áp dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong công việc. Bên cạnh đó, người dạy cần tận dụng
sự hỗ trợ từ các công cụ giảng dạy trong lớp trực tuyến, tăng sự sinh động, thu hút
cho bài giảng, sinh viên tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Khung giờ các lớp học cũng cần được xây dựng hợp lý để tạo nên sự thuận lợi cho
sinh viên về mặt thời gian học tập.
(2) Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo trong các chương trình
E-Learning. Việc sinh viên sử dụng dịch vụ E-Learning đôi khi có thể bị gián đoạn
bới những nguyên nhân khách quan như về đường truyền, lỗi âm thanh, lỗi slides
Công tác hỗ trợ, giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình học cần được giải quyết
nhanh chóng, kịp thời. Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bộ phận đảm nhận công
tác hỗ trợ, đặc biệt là về hỗ trợ kĩ thuật. Nhà cung cấp dịch vụ cũng cần thường
xuyên bảo trì, cải thiện hệ thống vận hành và quản lí để đảm bảo dịch vụ được cung
Hiệu quả
cảm nhận
Điều kiện
thuận lợi
Dễ sử dụng
cảm nhận
Dự định sử
dụng
(Adjusted
R2 =0.509)
Thái độ
(Adjusted
R2 =0.271)
Có tác động đáng kể
Không có tác động
đáng kể
374
cấp với chất lượng tốt nhất. Hạn chế tối đa những tình huống gây gián đoạn quá trình
học của học viên.
(3) Nghiên cứu, phát triển hệ thống dịch vụ, giúp đa dạng hóa loại hình thiết bị
mà người học có thể dùng để truy cập, sử dụng hệ thống E-Learning, từ đó tăng tính
tiện ích cho loại hình đào tạo này.
4.2. Giải pháp về phía sinh viên
Sinh viên cần phát huy khả năng tự học, chủ động trong quá trình nghiên cứu,
học tập. Không chỉ tiếp thu những kiến thức được truyền đạt trên lớp từ giảng viên,
sinh viên cần biết khai thác, tận dụng sự phong phú, tiện lợi của nguồn tài liệu được
cung cấp bởi chương trình học cũng như từ nguồn Internet để tự rèn luyện, nâng cao
kiến thức, trình độ cho bản thân.
375
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abbad, M. M., Morris, D., & De Nahlik, C. (2009), Looking under the bonnet:
Factors affecting student adoption of E-Learning systems in Jordan, The
International Review of Research in Open and Distributed Learning, 10(2).
2. Ajzen, I. (1985), From intentions to actions: A theory of planned behavior, In
Action control (pp. 11-39), Springer Berlin Heidelberg.
3. Ajzen, I. (1977) & Fishbein, M., Belief, Attitude, intention, and behavior: An
introduction to theory and research.
4. Bùi Kiên Trung (2016). Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài
lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa E-Learning.
5. Davis, F. D. (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340.
6. Giang Sơn và Đoàn Nguyễn (2017), Phát triển đào tạo từ xa đúng hướng,
<
dung-huong.html>, truy cập tháng 10/2017.
7. Lê Hiếu Học, Đào Trung Kiên (2016). Các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử
dụng hệ thống E-Learning của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 231, 78-86.
8. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003), User
acceptance of information technology: Toward a unified view, MIS quarterly,
425-478.