Tóm tắt. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói chung và đánh giá tốt nghiệp đối với
sinh viên sư phạm cần phải đánh giá được năng lực thực hiện trong ngữ cảnh thực tiễn là
nhà trường phổ thông. Đánh giá phải hướng đến sự công bằng, minh bạch, thực tế và khả
thi. Bài viết đi sâu phân tích khung nhận thức về đánh giá tốt nghiệp sinh viên sư phạm và
đề xuất các phương án thi tốt nghiệp cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy phương án thi trực
tiếp với hai bài thi là bài thi giảng dạy và bài thi tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường
phổ thông nhận được sự đồng ý cao nhất.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương án đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0048
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 233-241
This paper is available online at
CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói chung và đánh giá tốt nghiệp đối với
sinh viên sư phạm cần phải đánh giá được năng lực thực hiện trong ngữ cảnh thực tiễn là
nhà trường phổ thông. Đánh giá phải hướng đến sự công bằng, minh bạch, thực tế và khả
thi. Bài viết đi sâu phân tích khung nhận thức về đánh giá tốt nghiệp sinh viên sư phạm và
đề xuất các phương án thi tốt nghiệp cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy phương án thi trực
tiếp với hai bài thi là bài thi giảng dạy và bài thi tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường
phổ thông nhận được sự đồng ý cao nhất.
Từ khóa: Đánh giá, sinh viên tốt nghiệp, đào tạo giáo viên, tiếp cận năng lực.
1. Mở đầu
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên (SV) là khâu quan trọng trong đào tạo đại học nói
chung và trong đào tạo giáo viên nói riêng để đảm bảo SV khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng mục
tiêu của chương trình đào tạo đặt ra và yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Để cải thiện việc học tập của
SV, đánh giá kết quả học tập dù ở cấp độ nào (học phần, học kì, năm học hay trước khi tốt nghiệp)
cần trả lời câu hỏi SV được đánh giá đã biết những gì, đạt được những kĩ năng gì, đã phát triển
được những thái độ nghề nghiệp/giá trị ở mức độ nào so với mục tiêu với thiết kế trong chương
trình đào tạo ở từng học phần, học kì, năm học và cuối cùng là ở thời điểm trước khi tốt nghiệp ra
trường, khi SV được mong đợi phải đạt được mục tiêu đào tạo đặt ra [4].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá sinh viên sư phạm tốt nghiệp theo tiếp cận năng lực
Đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo tiếp cận năng lực vừa là đánh giá quá trình và đánh giá
tổng kết, trong đó chú trọng đến năng lực thực hiện của SV so với chuẩn đầu ra - hệ thống các năng
lực nghề nghiệp mà SV phải đạt được. Phải dùng nhiều hình thức, công cụ đánh giá khác nhau để
đánh giá SV tốt nghiệp và phải bám sát hệ thống năng lực trong chuẩn đầu ra. Đánh giá theo năng
lực cần nhấn mạnh đến những cái mà một người sau khi kết thúc một học phần hay hoàn thành
khoá đào tạo có thể làm được trong môi trường làm việc thực [3].
Ngày nhận bài: 2/2/2018. Ngày sửa bài: 6/3/2018. Ngày nhận đăng: 15/3/2018.
Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com
233
Nguyễn Thị Kim Dung
Mục tiêu đánh giá tốt nghiệp đối với SVSP là xác định mức độ đạt được và những điểm
chưa phù hợp về giá trị nghề, về năng lực khoa học chuyên ngành và năng lực sư phạm của sinh
viên sau khi kết thúc quá trình đào tạo, theo chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo của trường.
Trên cơ sở đó, làm căn cứ để cấp bằng tốt nghiệp cho SV đủ điều kiện tốt nghiệp.
Để có thể thực hiện chức năng, mục tiêu trên, việc đánh giá tốt nghiệp cần tuân thủ các
nguyên tắc chung đối với đánh giá là công bằng, có hiệu lực, nghiêm khắc, thực tế và minh bạch.
Cụ thể, đánh giá tốt nghiệp đối với SVSP đòi hỏi:
(i). Kết nối trực tiếp với chuẩn đầu ra và nội dung chương trình đào tạo từng mã ngành của
trường. Đánh giá kết quả đào tạo được xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách
hệ thống những kết quả học tập ở các giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng
giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để đánh giá sự tiến bộ
của người học trong từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của người học và cuối cùng
là đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo...
(ii). Đánh giá được các khía cạnh trọng tâm của những gì được dạy và học, đặc biệt chú
trọng các năng lực cốt lõi và những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
(iii). Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức. . . (đánh giá kiểu truyền
thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống (đánh
giá hiện đại - phi truyền thống).
(iv). Đảm bảo tính đa dạng về công cụ đánh giá để thu thập thông tin/bằng chứng đa dạng
và chính xác về năng lực thực sự của sinh viên nói riêng và chất lượng của quá trình đào tạo nói
chung, bao gồm cả đánh giá quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng.
(v). Tập trung vào đánh giá tổng hợp các năng lực, bao gồm các năng lực nền tảng, năng
lực chuyên môn và năng lực nghề nghiệp (như mô tả ở chuẩn đầu ra).
(vi). Chuyển từ đánh giá một chiều (giảng viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không
chỉ giảng viên đánh giá mà sinh viên cùng gia tham đánh giá - tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng);
Không chỉ giảng viên biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá người học mà quan trọng không kém là
người học cũng phải học được cách đánh giá của giảng viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự
đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, người học mới thấy rõ kết quả học
tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Ngoài
ra, cần có sự tham gia của đại diện trường phổ thông vào quá trình đánh giá để đảm bảo tính khách
quan và thực tế.
(vii). Kiểm tra, đánh giá phải thông qua các minh chứng: Minh chứng được thu thập để phục
vụ cho việc đánh giá theo cách thức riêng của mỗi người học để đáp ứng được đầy đủ và phù hợp
những yêu cầu được quy định ở chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và của từng môn học. Bài
tập hay sản phẩm của người học là hai loại minh chứng chiếm tỉ trọng lớn trong các minh chứng
về NL của sinh viên. Thông qua những bài tập hay sản phẩm của người học, chúng ta sẽ đánh giá
được SV làm được gì, vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghề nghiệp như thế nào?
(viii). Đánh giá tốt nghiệp gắn chặt với đánh giá môn học và đánh giá quá trình: Về thực
chất, đánh giá tốt nghiệp là quá trình tích lũy các cứ liệu minh chứng khả năng đáp ứng các tiêu
chuẩn nghề của giáo sinh. Nguồn cứ liệu được khai thác triệt để từ các môn học, từ chính quá trình
thực hành giảng dạy [2].
Những nguyên tắc này phải được thể hiện trong hệ thống các văn bản về các quy định,
hướng dẫn của nhà trường, khoa và bộ môn chuyên môn về thi, kiểm tra các học phần, thực tập sư
234
Các phương án đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
phạm, khóa luận tốt nghiệp, điều kiện tốt nghiệp vv. . . Khóa luận tốt nghiệp và thi tốt nghiệp là
những hình thức đánh giá cuối cùng của chương trình đào tạo trước khi SVTN đang được áp dụng
khá phổ biến ở hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường sư phạm. Vậy câu hỏi
đặt ra là các trường khi đánh giá năng lực SVSP thông qua khóa luận tốt nghiệp trước khi cấp bằng
tốt nghiệp như thế nào để đảm bảo SV được cấp bằng tốt nghiệp đã tích lũy được đủ các năng lực
được mô tả trong chuẩn đầu ra? Các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá, sản phẩm đánh giá
và qui trình đánh giá như thế nào?
Chúng tôi sơ đồ hóa những quan điểm trên bằng Khung nhận thức về đánh giá sinh viên tốt
nghiệp như dưới đây:
Hình 1. Khung nhận thức về đánh giá sinh viên tốt nghiệp
2.2. Đánh giá quá trình và đánh giá tốt nghiệp
2.2.1. Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình thông qua đánh giá đỗ hay trượt các học phần và hồ sơ tốt nghiệp được
tích lũy qua quá trình học tập.
* Đánh giá dựa vào đỗ hay trượt các học phần/môn học.
Các môn học phải đổi mới theo hướng đào tạo và đánh giá theo năng lực và bám sát các
chuẩn nghề nghiệp và chuẩn đầu ra. Trên cơ sở những định hướng đổi mới đánh giá sinh viên tốt
nghiệp đại học Sư phạm như phân tích ở trên và hệ thống các phẩm chất/giá trị và năng lực nghề
nghiệp trong chuẩn đầu ra đối với SVSP được phân tích từ các công trình nghiên cứu có liên quan
[1, 5], chúng tôi lập bảng ma trận chỉ rõ các giá trị, NL nghề nghiệp được đánh giá như thế nào
(bao gồm các công cụ và chủ thể đánh giá) và mức độ thể hiện của chúng ở mỗi công cụ đánh giá
(Bảng 1).
235
Nguyễn Thị Kim Dung
Bảng 1. Ma trận đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐHSP theo theo tiếp cận năng lực (hệ thống chuẩn đầu ra)
236
Các phương án đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
237
Nguyễn Thị Kim Dung
Chú thích: Màu đậm nhạt thể hiện mức độ trọng tâm trong đánh giá; Viết tắt: NCKH-
Nghiên cứu khoa học; TTSP - Thực tập sư phạm; GVPT - Giáo viên phổ thông; HĐ TN - Hoạt
động trải nghiệm; CNTT - Công nghệ thông tin; HS - Học sinh
* Hồ sơ tốt nghiệp: SV tích lũy trong quá trình học và nộp khi kết thúc chương trình đào
tạo (cuối khóa).
Các tài liệu trong hồ sơ có thể bao gồm: Nghiên cứu trường hợp trẻ vị thành niên; Đánh giá
và chấm điểm HS; Kế hoạch quản lí lớp học và trao đổi với phụ huynh học sinh; Các kế hoạch bài
học trong chương trình; Videotape về các bài dạy trong thời gian thực hành. thực tập SP; Bài học
kinh nghiệm từ quan sát giờ dạy; Lí lịch học tập; Điểm nghiên cứu khoa học; Nghiên cứu trường
hợp học sinh có nhu cầu đặc biệt; Tóm tắt kinh nghiệm và phân tích.
Các hồ sơ khác như: các bài viết, bài báo của mình; báo cáo quan sát lớp học, các hình ảnh
về công việc của mình hoặc của học sinh, bảng theo dõi học tập của học sinh, kế hoạch học tập dã
ngoại cho lớp học, các tài liệu giảng dạy mình xây dựng, sơ đồ lớp học, thư trao đổi với phụ huynh
học sinh, biên bản quan sát giờ dạy, phỏng vấn đồng nghiệp. . . ; các chứng chỉ có liên quan tích
lũy được trong thời gian đào tạo như chứng chỉ ngoại ngữ, các hoạt động xã hội, . . .
2.2.2. Phương án đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm
Chúng tôi đề xuất 3 phương án thi tốt nghiệp cùng với kế hoạch bài học
Phương án 1: Thi trực tiếp trong đợt thực tập sư phạm
+ SV tự chọn 1 bài dạy trực tiếp và tổ chức 01 hoạt động giáo dục/hoạt động trải nghiệm sẽ
tổ chức cho HS lớp chủ nhiệm trong đợt thực tập năm cuối để thi tốt nghiệp.
+ Hội đồng chấm: Giáo viên hướng dẫn cùng với Giảng viên ĐHSP.
Phương án 2: Chỉ thi giảng dạy trực tiếp trong thực tập sư phạm và quay video hoạt động
giáo dục/hoạt động trải nghiệm.
+ SV tự chọn 1 bài dạy trực tiếp và quay video một hoạt động giáo dục/hoạt động trải
nghiệm do SV tổ chức ở lớp chủ nhiệm trong đợt thực tập năm cuối để thi tốt nghiệp.
238
Các phương án đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
+ Hội đồng chấm: Giáo viên hướng dẫn cùng với Giảng viên ĐHSP.
Phương án 3: Quay Video bài dạy.
+ Sinh viên tự chọn 1 bài dạy để quay video và 01 kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cho
HS (dưới dạng như giáo án) để thi tốt nghiệp. SV được yêu cầu phân tích giờ dạy và thuyết trình
trước hội đồng chấm thi.
+ Hội đồng chấm là giảng viên trường ĐHSP.
2.2.3. Kết quả thăm dò ý kiến về đánh giá sinh viên tốt nghiệp
(i) Đánh giá quá trình và đánh giá cuối cùng (bài thi tốt nghiệp).
Về phương án đề xuất là để cấp bằng cử nhân sư phạm cho SV, cần kết hợp đánh giá quá
trình với đánh giá kết quả cuối cùng là bài thi tốt nghiệp như trong sơ đồ ma trận mô tả ở trên. Kết
quả thăm dò ý kiến của giảng viên sư phạm và giáo viên trẻ (GVT) từ đề tài B2015-17-71 được
trình bày ở Bảng 2:
Bảng 2. Ý kiến giảng viên và GVT về đánh giá qúa trình và đánh giá kết quả
Ý Giáo viên trẻ Giảng viên
kiến Hà Nội TP. HCM Huế Tổng GVT sư phạm
SL % SL % SL % SL % SL %
Hoàn
toàn
đồng
ý
35 68,6 36 69,2 38 77,6 141 92,8 24 52,2
Chỉ
đồng
ý một
phần
15 29,4 16 30,8 10 20,4 9 5,9 22 47,8
Không
đồng
ý
1 2,0 1 2,0 2 1,3 0 0
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài B2015-17-71
Bảng 2 cho thấy đa phần giảng viên sư phạm và các GV trẻ đều đồng ý với phương án đưa
ra là phải kết hợp cả đánh giá quá trình và đánh giá cuối cùng là bài thi tốt nghiệp, trong đó GV trẻ
có tỉ lệ đồng ý hoàn toàn ở mức cao hơn (chiếm 2/3). Tuy nhiên, vẫn còn gần một nửa giảng viên
băn khoăn về phương án này. Đa phần lí do đưa ra là: “Cần phải có bài thi chuyên môn”; “Cần có
công cụ đánh giá các học phần như công cụ đánh giá bài thi tổng hợp”. Ngoài ra, các ý kiến khác
lo ngại về tính khả thi, mặc dù ít kiến này chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
(ii) Về các phương án đánh giá bài thi tổng hợp (bài thi tốt nghiệp).
Với đề xuất để đánh giá tốt nghiệp SVSP cần có hai bài thi: bài thi giảng dạy và bài thi tổ
chức hoạt động giáo dục (hoạt động trải nghiệm), kết quả cho thấy đa phần các ý kiến của cả giảng
viên sư phạm và GV trẻ đều đồng ý phương án phải chấm cả hai bài thi (với tỉ lệ 92,8% ý kiến GV
trẻ và 88,9% ý kiến giảng viên sư phạm). Số GV trẻ và giảng viên sư phạm đồng ý chỉ chấm bài
thi giảng dạy là 6,1% và không chấm bài thi nào cả chỉ có 2,0% - một số lượng rất ít (Hình 2).
239
Nguyễn Thị Kim Dung
Hình 2. Ý kiến giảng viên và GV trẻ về phương án hai bài thi tốt nghiệp
(iii) Về phương án tổ chức chấm hai bài thi tốt nghiệp.
Bảng 3. Các phương án với hai bài thi
Giáo viên trẻ Giảng viên Chung
Hà Nội TP. HCM Huế Tổng GVT SP
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Phương
án 1
36 69,2 34 70,8 36 75,0 141 92,8 22 55,0 163 84,9
Phương
án 2
15 28,8 12 25,0 11 22,9 9 5,9 11 27,5 20 10,4
Phương
án 3 1 1,9 2 4,2 1 2,1 2 1,3 7 17,5 9 4,7
Chú thích: PA1 - thi trực tiếp cả hai bài thi trong đợt TTSP năm cuối với HĐ chấm là Giảng
viên SP + GVPT; PA1 - thi trực tiếp bài dạy trong đợt TTSP năm cuối + video tổ chức HĐGD với
HĐ chấm là Giảng viên SP + GVPT; PA3 - Quay video bài dạy và 01 kế hoạch tổ chức HĐGD
với HĐ chấm là Giảng viên SP.
Kết quả Bảng 3 cho thấy đa phần ý kiến của GVT đồng ý với phương án 1 nghĩa là thi trực
tiếp cả hai bài thi trong đợt TTSP năm cuối với hội đồng chấm là giảng viên sư phạm và GV phổ
thông. Theo họ có như thế thì mới đánh giá được năng lực thực hiện của giáo sinh ở tất cả các
khía cạnh là năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, NL giáo dục và một số năng lực có liên quan
khác. Ngoài ra với hội đồng chấm có cả giảng viên sư phạm và GV phổ thông sẽ đảm bảo được
tính khách quan, công bằng và chính xác. Tuy nhiên, ý kiến giảng viên sư phạm thì chỉ có hơn một
nửa số giảng viên được hỏi đồng ý với phương án 1, khoảng một phần ba đồng ý với phương án 2.
Lí do chủ yếu họ đưa ra là bên cạnh hai bài thi đề xuất, phải có thêm bài thi tốt nghiệp riêng về
chuyên môn; hoặc SV vẫn phải làm khóa luận tốt nghiệp và thi viết; SV thi giảng dạy trực tiếp tại
khoa trong trường sư phạm. . . Tuy nhiên, kiểm tra, đánh giá NL chuyên môn sẽ thực hiện chủ yếu
trong đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc học phần/môn học. Ngoài ra, trong bài thi giảng dạy,
SV cũng phải thể hiện NL chuyên môn kết hợp với NL sư phạm.
240
Các phương án đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
3. Kết luận
Đánh giá kết quả học tập nói chung và đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐHSP cần phải đổi
mới theo hướng đánh giá năng lực thực hiện, bao gồm đánh giá quá trình và đánh giá thông qua
bài thi tốt nghiệp là bài dạy trực tiếp tại trường phổ thông. Kết quả khảo sát cho thấy cả giảng viên
sư phạm cũng như GV trẻ đều cho rằng cần phải tổ chức thi tốt nghiệp cho SVSP. Tuy nhiên, để
thực hiện được những đổi mới đánh giá theo tiếp cận năng lực, các trường ĐHSP cần tạo ra sự
đồng thuận và quyết tâm thực hiện trong toàn bộ cán bộ giảng viên nhà trường và sớm xây dựng
chuẩn đầu ra là hệ thống các năng lực mà SV tốt nghiệp phải đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Kim Dung, 2015. Đánh giá năng lực thực hiện đối với sinh viên tốt nghiệp đại
học sư phạm. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 57(118), Tr. 17-19.
[2] Nguyễn Thị Kim Dung, 2017. Đánh giá tốt nghiệp và thích ứng nghề nghiệp đối với sinh
viên sư phạm trình độ đại học, Mã số: B2015-17-71.
[3] Nguyễn Thu Hà, 2014. Giảng dạy theo năng lực và Đánh giá theo năng lực trong giáo dục:
Một số vấn đề lí luận cơ bản. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo
dục, Tập 30, Số 2, 56-64.
[4] Nguyễn Quang Việt, 2012. Đánh giá kết quả học tập dựa trên năng lực hành nghề. Tạp chí
Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 57, No. 5, pp. 116-124.
[5] Vũ Thị Sơn, 2015.Mô hình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực nghề. Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Assessment options for students graduating the university of teacher education
by competency approach
Nguyen Thi Kim Dung
Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education
Assessing students’ academic performance in general and graduation assessments for
teachers - students should assess competency in the context of the school. The assessment must be
fair, transparent, practical and feasible. The paper deeply analyses the logical framework for student
graduation assessment and suggests specific graduation exam options. The results of the survey
shows that the final graduation exam method with the two tests (teaching lesson and experiencing
activity are held in secondary schools) is the highest level of acceptance.
Keywords: Assessment, graduating students, teacher education, competency-based
approach.
241