Theo Mashkim (1995) thì: "thị trường trong đó vốn được chuyển dịch từ người hiện có vốn dư thừa với những người thiếu vốn". Cơ cấu thị trường tài chính theo quan điểm của nước Anh, Mỹ Theo chúng tôi quan niệm về thị trường tài chính như trên cần phải làm rõ hoặc bổ sung thêm ba loại thị trường nữa đó là:
+ Thị trường vàng bạc
+ Thị trường tài chính phát sinh
+ Thị trường bảo hiểm và các quỹ hưu trí
21 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các quan niệm về thị trường tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về thị trường tài chính
Theo Mashkim (1995) thì: "thị trường trong đó vốn được chuyển
dịch từ người hiện có vốn dư thừa với những người thiếu vốn".
Cơ cấu thị trường tài chính theo quan điểm của nước Anh, Mỹ
Theo chúng tôi quan niệm về thị trường tài chính như trên cần
phải làm rõ hoặc bổ sung thêm ba loại thị trường nữa đó là:
+ Thị trường vàng bạc
+ Thị trường tài chính phát sinh
+ Thị trường bảo hiểm và các quỹ hưu trí
Bởi vì có thể nói đồng tiền cuối cùng, tiền của các loại tiền chính
là vàng. Vàng tiền là hai thước đo thực sự của mọi hàng hoá. Nó
có vai trò giống như ngân hàng của các ngân hàng vậy. Do đó,
khi bàn đến thị trường tài chính phải có thị trường vàng.
Thị trường tài chính phái sinh trong thời đại ngày nay có vai trò
rất to lớn, đa dạng và phong phú. Ví dụ, bên cạnh thị trường này
có các thị trường tài chính phái sinh về vàng; bên cạnh thị trường
cổ phiếu có thị trường tài chính cổ phiếu, trái phiếu phái sinh:
Hợp đồng giao hàng chậm; Hợp đồng viễn kỳ điều kiện; Hợp
đồng viễn kỳ biên lượng; Đối xứng delta và các hợp đồng quyền
kỳ hạn khác...
Năm 2006, tổng quy mô trên thị trường tài chính phái sinh đạt
370.000 tỷ USD tương đương với 8 lần GDP của toàn thế giới
(1). Do vậy, bàn đến giám sát thị trường tài chính mà không nói
tới thị trường tài chính phái sinh là một khiếm khuyết lớn.
Vì sao phải giám sát thị trường tài chính: Bắt nguồn từ sự
hình thành thị trường tài chính:
- Do kinh tế hàng hoá phát triển đến một độ nhất định thì tiền tệ ra
đời, trước hết là tiền vàng, tiền giấy có bản vị vàng.
- Khi trao đổi hàng hoá phát sinh mua bán chịu làm nảy sinh các
kỳ phiếu thương mại rồi tiền tín dụng thương mại đi đến đến tiền
tín dụng chung, donhn được Nhà nước bảo trợ phát hành làm
cho thực chất tiền tín dụng là tờ "phiếu nợ" tờ phiếu nợ dần thay
thế tiền hàng.
- Kết quả chế độ tín dụng gắn với nghề kinh doanh tiền tệ làm
xuất hiện thị trường tài chính.
- Hệ thống tiền tệ và hệ thống tín dụng chủ yếu dựa vào yếu tố
tâm lý và lòng tin, giống như các con chiên tin vào Chúa. Mác nói
rằng: Hệ thống tiền tệ và thực chất là hệ thống của hệ thống của
đạo Thiên Chúa, còn hệ thống tín dụng về thực chất là hệ thống
của đạo Tin Lành" (2) mà cơ sở của đạo Tin Lành là đạo Thiên
Chúa.
Do vậy, cả hệ thống tín dụng hiện nay là nguồn gốc sinh ra thị
trường tài chính, có tính hai mặt rõ rệt: mặt tích cực và tiêu cực.
- Mặt tích cực của thị trường tín dụng là ở chỗ làm cho ll sản xuất
phát triển mạnh, nhanh, thực hiện xã hội hoá, quốc tế hoá...
- Nhưng mặt tiêu cực: nó là đòn bẩy mạnh nhất gây ra tình trạng
sản xuất thừa và đầu cơ quá mức phá vỡ các xiềng xích giới hạn
nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gây ra những
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay.
Đó cũng là tính hai mặt của thị trường tài chính ngày nay. Do vậy,
giám sát thị trường tài chính đặt ra nhằm mục đích hạn chế bớt
tiêu cực của thị trường tài chính phục vụ tăng trưởng bền vững
nền kinh tế thế giới.
Bắt nguồn từ thực tiễn:
- Thực tiễn thế giới tư bản đang có cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu rất nặng nề, mà nguyên nhân chính là sự giám sát thị
trường tài chính lỏng lẻo.
- Thực tế Việt Nam: có nhiều ngân hàng thương mại, kinh doanh
đã để mất hàng chục triệu USD, lấy cắp tiền ngân hàng, hàng
trăm tỷ đồng mà phát hiện rất chậm còn có thể có nhiều vụ chưa
phát hiện được, thực tế đòi hỏi phải xây dựng cơ chế giám sát thị
trường tài chính tốt hơn.
- Một hiện tượng thứ 2: các ngân hàng thương mại có dấu hiệu
mất khả năng thanh toán một thời gian. Chứng cớ là họ phải huy
động vốn qua đêm, qua ngày, qua tuần và tháng với lãi suất rất
cao.
- Ngân hàng thương mại đang hoạt động ngược lại với quy luật
như:
+ Lấy vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn trong khi lãi suất ngắn hạn
ngày càng cao hơn lãi suất dài hạn nhiều lần.
+ Lãi suất thấp hơn mức lạm phát nhiều lần: ước tính lạm phát
2008 không dưới 2 con số 24% trong khi lãi suất huy động của
ngân hàng không quá 18 - 20%. Đó là lãi suất thực âm. Vậy
không thể đảm bảo lợi ích của khách hàng (nhà gửi tiền được...).
+ Lạm phát giá như hiện nay có phần bắt nguồn từ việc giám sát
thị trường tài chính không hiệu quả.
- Hiện nay giám sát thị trường tài chính đang chủ yếu dựa vào
giám sát nội bộ của từng ngành, từng Bộ. Chứ chưa có một tổ
chức đủ mạnh giữa giám sát toàn bộ tài chính tài chính.
- Vấn đề quốc tế thị trường tài chính tự do hoá thị trường tài
chính, đặt ra phải có sự giám sát toàn diện chặt chẽ đủ mạnh để
vừa có thể giữ được tính độc lập tự chủ của thị trường tài chính
vừa hoà nhập tự do hoá tài chính theo hội nhập quốc tế.
- Cần hiểu thêm về thị trường tài chính tư bản đang tràn vào
nước ta một cách thực tế hơn.
Trước hết phải hiểu viện Fes, IMF, WB... là những tổ chức tài
chính đang chi phối cả thế giới. Viện Fes: đó là một ngân hàng cổ
phần tư nhân mà đứng đầu l 7 nhà tài phiệt ở phố Wall Mỹ (đứng
đầu là Morgan, Rochefeller, William) (1).
Viện Fes kết hợp với ngân hàng TW Anh cũng là một ngân hàng
tư nhân và bán tư nhân làm thành trục tài chính quốc tế chi phối
cả thế giới mà trước đây ta đã nghe nói đến đó là bọn đầu sỏ tài
chính.
Thế lực Fes đè nặng lên đầu tổng thống Mỹ và các Chính phủ
trên thế giới như thế nào?
Nhóm tài phiệt Mỹ đã tạo ra một cơ chế kiểm soát nguồn cung
ứng tiền xuyên quốc gia. Có chế độ, thực hiện chính sách bơm
tiền vào các nền kinh tế. Sau đó chích nổ quả bong bóng kinh tế
đó thu lợi như đã làm ở Ý, ở Thái Lan trong cuối thế kỷ thứ 20
vừa qua (1190 và 1997).
Drogchin nói: chỉ cần khống chế được quyền phát hành về tiền
của một quốc gia, tôi sẽ không phụ thuộc vào bất cứ thứ pháp
luật nào do ai đặt ra".(1)
Xem ra dựa vào pháp luật để giám sát thị trường tài chính chưa
chắc đã thắng được mọi thế lực đen tối.
Hai là: viện Fes có tổ chức Hội đồng tư vấn liên bang bao gồm
các bang nằm trong ngân hàng chủ chốt trong đó số 1 là Ngân
hàng Nework.
Ba là: họ có lý thuyết vòng cung khủng hoảng để bảo vệ sức
mạnh tài chính nhằm hạn chế đồng Ero của Châu Âu xâm nhập
vào OPEC, để OPEC cung ứng dầu và gửi tiền bán dầu vào ngân
hàng Châu Âu. Đó cũng là một ý đồ chiến tranh Irac, Trung Đông
của Mỹ và Anh.
Bốn là: vai trò Fes được các Tổng thống và các Thủ tướng đánh
giá như sau: Napoleong vay tiền của ngân hàng, các ngân hàng
nắm cục diện của Chính phủ. Bởi vì kẻ trao tiền bao giờ cũng
nắm thế hơn kẻ nhận tiền (vay tiền).
- Từ đây ta thấy vấn đề nợ IFM, WB hay 1 nhóm tài phiệt nào đó
nhất định có ngày họ ăn thịt. Do vậy vấn đề giám sát thị trường
tài chính trong đó có sự giám sát về các khoản nợ là rất quan
trọng.
Tổng thống Mỹ Lincon nói: Tôi có hai kẻ thủ, trong đó kẻ thù sau
lưng là cơ cấu tiền tệ là kẻ thù nguy hiểm nhất. Tính đến năm
2006 tổng nợ của Chính phủ Mỹ là 860.000 USD> Bình quân một
gia đình Mỹ nợ 112.000 tỷ USD. Tốc độ tăng nợ của mỗi quý là
20.000 USD. Khoảng chi trả nợ đến năm 2006 đã là 400 tỷ USD
và nước Mỹ sẽ không bao giờ trả hết nợ. (2)
- Nước Mỹ giầu nhất thế giới mà còn như thế, thử hỏi nước ta sẽ
ra sao? Khi các khoản nợ ngày một lớn lên.
Tổng thống Mỹ thứ 28 nói: ngân hàng tư hữu là thứ quyền lực vô
hình được tổ chức một cách tĩnh lặng, bao phủ khắp nơi, khoá
chặt lẫn nhau triệt để và toàn diện.
Vậy ta dùng cơ chế, tổ chức và công cụ gì để có thể giám sát
được một đối thủ "nặng cân" như vậy.
- Thủ tướng Thạt Xỉn (Thái Lan) nói: "Vĩnh viễn không trở lại làm
con mồi bị thương cho tư bản quốc tế, quyết không bao giờ xin
viện trợ của quỹ tiền tệ quốc tế nữa. Bởi vì trước đó chỉ trong
vòng 06 tháng tập đoàn tài chính quốc tế đã đánh sụp toàn bộ hệ
thống tài chính Đông Nam Á và một phần Hàn Quốc lúc đó họ
cho nợ của Thái Lan chủ yếu bằng USD nên khi làm cho USD
tăng giá. Thủ thuật "bơm" tiền và hút tiền của họ sẽ làm cho dự
trữ ngoại tệ của họ giảm xuống 10 tỷ USD.
Liên hệ với số ngoại tệ dự trữ của chúng ta nếu cũng bị đánh sụp
như thế thì còn gì để trả nợ.
Cơ cấu tài chính quốc tế đang tràn vào nước ta ngày một mạnh
mẽ:
Về hệ thống tiền tệ thế giới
Lúc đầu là tiền vàng: tiền giấy có bản vị vàng có thể đổi ra vàng
bất kỳ lúc nào và theo một tỷ giá cố định hợp lý.
Nhưng sau đó tiền tín dụng ra đời như đồng USD thực chất là "1
tờ phiếu nợ" giữa Chính phủ Mỹ và viện Fes mà thôi.
Lúc đầu nhân loại dùng tiền vàng, bản vị vàng đó là lúc đó có tiền
thật, thước đo được trọng lượng mọi vật bởi vì chính bản thân nó
cũng có trọng lượng.
- Nhưng sau đó nhân loại đã dùng thước đo ảo dùng các tờ
"phiếu nợ" để đo lường giá trị các hàng hoá là một thước đo
không chính xác, không thật, vì sao nhân loại làm như vậy: trước
hết là vì lợi ích của các nhà tài phiệt, lợi ích đó được biến thành
học thuyết tiền tệ của Key Nes từ 1936 với chủ đích(1)
- Có tiền giấy thì mới có lạm phát tiền tệ
- Chính phủ có thể tận thu toàn bộ của cải của người dân một
cách bí mật mà khó có thể bị phát giác...
- Tiền tệ: tín dụng, gắn với quan hệ vay mượn, người ta tăng
trưởng kinh tế dựa vào vay mượn, ổn định kinh tế dựa vào vay
mượn khủng hoảng tài chính, lạm phát tiền tệ cũng chủ yếu do
vay mượn tiền tệ bởi vì cho vay càng tăng, lãi suất càng tăng số
tiền in thêm càng lớn đến mức vượt quá sự phát triển của nền
kinh tế và dẫn đến sụp đổ (1) toàn bộ hệ thống. Tiền tệ hoá của
dịch vụ vay mượn, cộng với sự tăng trưởng của các công cụ tín
dụng, các sản phẩm tài chính phát sinh là một trong những nhân
tố gây bất ổn nghiêm tọng nhất cho nền kinh tế hiện đại. Vì nó
thông qua dự chi tương lai để thoả mãn nhu cầu hiện đại.
Giám sát thị trường tài chính trước hết là giám sát những dòng
tiền vay mượn dịch chuyển thông qua thị trường tài chính để thực
hiện các ý đồ của mình. Hiện nay, trên thế giới có hai sự bảo hộ
thông qua thị trường tài chính:
- Viện Fes và các Chính phủ phương Tây đang bơm tiền cho các
ngân hàng thương mại để cứu nguy sự phá sản, sự mất khả
năng thanh toán các ngân hàng.
- Chính phủ Achentina: quốc hữu hoá quỹ hưu trí để bảo vệ
người về hưu.
Như vậy, sự giống nhau là ở chỗ khẩu súng tiền tệ là giống nhau
nhưng bắn vào ai? Bảo vệ ai thì khác nhau.
Tóm lại cả Keynes, Fridmim, Samuelson đều chủ trương dùng
tiền giấy, tiền tín dụng, các phiếu nợ thay thế cho tiền vàng. Do
đó khủng hoảng tài chính, lạm phát tiền tệ mất thước đo thật là
vấn đề không tránh khỏi công cụ tài chính của ngân hàng quốc tế:
là dùng quan hệ vay mượn tiền tín dụng để lũng đoạn các tài
chính tài chính của các quốc gia. Do vậy sự giám sát thị trường
tài chính Việt Nam không thể không có sự giám sát, dịch chuyển
dòng tiền có tính quốc tế được. Vấn đề là hàng trăm triệu tiền
đồng đó đang chạy đi đâu, nhằm mục đích gì? Có lợi cho ai. Đó
chính là nội dung được giám sát rất quan trọng.
* Kiểu kinh tế dựa trên trục vay mượn tiền, "bơm" tiền và hút tiền
trên thị trường tài chính của các ngân hàng quốc tế, các nhà tài
phiệt đòi hỏi sự giám sát thị trường tài chính.
Đã có một khách hàng kiện các ngân hàng thương mại khi ngân
hàng này đem tiền bạc, vàng của khách hàng ra kinh doanh có
thể gây mạo hiểm, nhiều ý đồ đen tối mà khách hàng không hề
biết gì và phải chịu thua thiệt...
- Toà án nước Anh đã phán quyết: (1)
- Khi gửi vào ngân hàng thì tiền không còn thuộc về khách hàng
nữa
-Ngân hàng có toàn quyền sử dụng số tiền đó mà không có nghĩa
vụ phải trả lời khách hàng ngay về việc số tiền đó có nguy hiểm
không? Có bị dùng vào việc đầu cơ gây hại không?....
- Ngân hàng chỉ có nghĩa vụ trả tiền cho khách hàng theo hợp
đồng. Vậy ai là người giám sát hoạt động ngân hàng, để tài sản
công dân không bị xâm phạm, sử dụng đúng mục đích. Chắc
chắn để thanh tra ngân hàng là không ổn, không đủ quyền lực
phán quyết người nuôi mình được.
Một thực tế là những công ty tài chính, ngân hàng mà vốn tự có
của họ chỉ bằng 3,5% doanh số của các khoản nợ thì hỏi làm thế
nào để họ có thể bảo đảm được rủi ro cho khách hàng, khi vốn
huy động lên đến hàng ngàn lần vốn tự có.
Nhờ vào các sản phẩm tài chính phát sinh, lại được Chính phủ
bảo vệ, phát hành công trái ngắn hạn để hỗ trợ vốn cho khoản
vay bất động sản có lãi suất cố định hơn 30 năm. Họ lấy vốn
ngắn hạn đầu tư dài hạn, kiếm chênh lệch lãi suất, thử hỏi khi
cách hoạt động tài chính đó xâm nhập vào Việt Nam thì chúng ta
phải giám sát bằng cách nào? Và ai là người giám sát.
Vậy nội dung giám sát: Do vay mượn tạo ra, do nhập khẩu tạo ra,
do mất cân đối cán cân thương mại, do kinh doanh thua lỗ tạo
ra...
- Các hoạt động ngân hàng, các quỹ đầu tư một mặt là công cụ
kiểm soát của nền kinh tế, mặt khác ngân hàng là mọt xí nghiệp
kinh doanh. Do vậy ngân hàng đi kiểm soát người khác và phải
có người khác kiểm soát lại ngân hàng.
- Cơ cấu giám sát: Theo chúng tôi giám sát nhiều tầng, các
ngành, Bộ, Uỷ ban, Tập đoàn có cơ cấu tổ chức tự giám sát nội
bộ. Phải có cấp giám sát vĩ mô toàn diện và có tính chiến lược.
Tổ chức giám sát này có thể trực thuộc Quốc hội. Giám sát cả
ngân hàng Nhà nước, quỹ tiền tệ Chính phủ kiểm soát sự phát
triển có tính định hướng chiến lược và kiểm soát có tính nghiệp
vụ kỹ thuật để giúp kiểm soát định hướng đúng...
Chẳng hạn, kiểm soát sự dịch chuyển các dòng vốn để phục vụ
cho tăng trưởng bền vững thì phải không được bơm tiền vào lưu
thông gây lạm phát, gây nhập siêu, mất khả năng thanh toán gây
thất nghiệp, mất cân bằng vĩ mô, gây ô nhiễm môi trường...
Trái lại, phải sử dụng việc bơm tiền vào, hút tiền vay, tiền mà hạn
chế tăng trưởng nóng, kiểu tăng nợ, tăng nhập siêu...
* Trọng tâm chính của sự giám sát thị trường tài chính là giám sát
tính tự phát, tính đầu cơ lừa đảo, tính tạo ra những nhu cầu ảo,
những cơn bão lũ về tiền tệ thông qua thị trường để rồi sau đó lại
tạo ra những cơn hạn hán tiền tệ, qua đó mà gây ra sự đỗ vỡ, sự
khủng hoảng tài chính và kinh tế. Bản chất của sự vay mượn vốn
là vấn đề tạo ra các khoản nợ, những túi nợ, thông qua các sản
phẩm tài chính phát sinh để chi phối con nợ và tạo ra sự sụp đổ
toàn cầu như hiện nay.
* Trình tự các bước sụp đổ về thị trường tài chính là: tự lạm phát
đi đến tăng nợ, mất khả năng thanh toán, mất lòng tin, tăng sự
hỗn loạn về tâm lý đi đến sự sụp đổ dây chuyền. Mà dù cho Fes
hoặc ai đó có đổ ra hàng nghìn tỷ USD, hàng tấn vàng, hàng
ngàn tấn dầu đầu cơ bấy lâu được gắn lại ở một nơi nào đó... thì
cũng khó cứu vãn được tính thế. Bởi vì trong lòng thị trường tài
chính đã chứa đựng những sự vô ảo, sự ảo tưởng những món
nợ quá lớn, không gì vô lý bằng làm cho các món nợ cũng trở
thành hàng hoá, nợ và các giấy tờ mua bán các doanh số lớn
hơn của cải thực hàng trăm hàng ngàn lần. Thị trường tài chính
như thế sớm muộn cũng xảy ra đổ vỡ, khủng hoảng không tránh
khỏi "Kinh nghiệm của tôi cho biết trong tương lai nhất định sẽ có
kẻ phải trả những khoản nợ này. Tôi e rằng lòng tham vô đáy của
con người sẽ kéo nhân loại đi theo vết xe đổ" (1).