Các tổ chất cần có của sinh viên sư phạm

Tóm tắt. Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải xác định các tố chất cần có của SV sư phạm tương lai để có thể tuyển chọn được những sinh viên thực sự phù hợp với nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong tương lai. Trên cơ sở trình bày và phân tích quan niệm về tố chất, đặc điểm và yêu cầu của nghề GV hiện nay. . . đã xác định những tố chất cần có của sinh viên sư phạm. Tố chất không phải chỉ là những yếu tố sinh học vốn có của mỗi người khi sinh ra, mà còn bao hàm cả những đặc trưng đã hình thành tương đối ổn định nhờ GD và trong quá trình XHH cá nhân. Theo đó 5 nhóm tố chất cần có của sinh viên sư phạm là: Định hướng giá trị nghề nghiệp; Đạo đức nghề nghiệp; Phẩm chất trí tuệ; Phẩm chất giao tiếp; Đặc điểm sinh học. Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu cụ thể hóa thành các chỉ báo và xây dựng công cụ giúp cho việc tuyển chọn sinh viên sư phạm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tổ chất cần có của sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 31-36 CÁC TỔ CHẤT CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com Tóm tắt. Bài viết đề cập đến sự cần thiết phải xác định các tố chất cần có của SV sư phạm tương lai để có thể tuyển chọn được những sinh viên thực sự phù hợp với nghề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong tương lai. Trên cơ sở trình bày và phân tích quan niệm về tố chất, đặc điểm và yêu cầu của nghề GV hiện nay. . . đã xác định những tố chất cần có của sinh viên sư phạm. Tố chất không phải chỉ là những yếu tố sinh học vốn có của mỗi người khi sinh ra, mà còn bao hàm cả những đặc trưng đã hình thành tương đối ổn định nhờ GD và trong quá trình XHH cá nhân. Theo đó 5 nhóm tố chất cần có của sinh viên sư phạm là: Định hướng giá trị nghề nghiệp; Đạo đức nghề nghiệp; Phẩm chất trí tuệ; Phẩm chất giao tiếp; Đặc điểm sinh học. Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu cụ thể hóa thành các chỉ báo và xây dựng công cụ giúp cho việc tuyển chọn sinh viên sư phạm. 1. Đặt vấn đề Trước thực tế tâm huyết, trách nhiệm, năng lực dạy học và giáo dục của GVcòn hạn chế, cũng như sinh viên sư phạm sau mấy năm học lại muốn đổi nghề, trong khi đó yêu cầu đối của xã hội và mong đợi của HS với nghề sư phạm ngày càng cao, nên cần có sự tuyển chọn sinh viên sư phạm dựa trên các tiêu chí đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của nghề GV. Việc tuyển chọn những tố chất cá nhân phù hợp nghề ở đầu vào có ý nghĩa cơ bản đối với quá trình đào tạo cũng như kết quả hành nghề sau này của người GV. Muốn vậy cần xây dựng các tiêu chí đánh giá các tố chất cần có của người được tuyển. Việc xác định các tiêu chí về những tố chất cần có vừa thuộc hình thức tư vấn nghề và Tuyển chọn nghề. Các câu hỏi đặt ra là: Nghề sư phạm ngày nay đặt ra những yêu cầu gì cho người hành nghề? Những người như thế nào thì phù hợp với nghề sư phạm để học và hành nghề hiệu quả? 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về tố chất Trong tiếng Việt, “ Tố chất” được hiểu là những yếu tố sẵn có ở mỗi con người. 31 Nguyễn Thanh Bình Theo tác giả Bùi Đức Thiệp trong tiếng Anh, “tố chất” là một thuật ngữ được coi tương đồng với quality và competence, nhưng cả hai thuật ngữ này đều không phản ánh hết nội hàm của thuật ngữ này. “Tố chất” tạm dịch là chất cốt lõi nhất (từ 2 chữ “tố” và “chất” để đối lập lại nền giáo dục ứng thí). Theo quan niệm của người Trung Quốc, tố chất là một yếu tố bẩm sinh (tiên thiên) mang đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá nhân, bao gồm đặc điểm cơ năng của hệ thần kinh, cơ quan cảm giác, cơ quan vận động, có được nhờ di truyền, vì vậy còn gọi là tố chất di truyền hoặc thiên phú, có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển năng lực của con người [2;1494]. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nội dung của các định nghĩa đó đều có một điểm chung, đó là tố chất có nền tảng là thực tế sinh lý và tâm lý của con người và thuộc tính tự nhiên là tiền đề cơ bản. Mức độ chín muồi về sinh lý, tâm lý cá thể quyết định sự khác biệt về tố chất cá thể, bởi vậy, để tìm hiểu về tố chất của con người, phải lấy kết cấu tổ chức và trình độ chất lượng về thể chất và tâm lý của con người làm tiền đề. Tố chất của con người bao gồm tố chất trọng lượng, tố chất tâm lý và tố chất văn hóa. Tố chất chỉ là điều kiện sinh lý của sự phát triển tâm lý của con người, không thể quyết định nội dung và trình độ phát triển tâm lý của con người. Hoạt động tâm lý của con người được phát triển trong sự kết hợp lẫn nhau giữa tố chất di truyền, môi trường và giáo dục. Khi tố chất của con người đã hình thành, thì có đặc trưng bên trong tương đối ổn định. Cho nên, tố chất của con người lấy sự bẩm sinh tiên thiên của con người làm nền tảng và hình thành, phát triển tương đối ổn định dưới ảnh hưởng của môi trường sau khi sinh ra và ảnh hưởng của giáo dục. 2.2. Phân loại tố chất Có thể chia tố chất làm 3 loại chính: tố chất tự nhiên, tố chất tâm lý và tố chất xã hội. Trên cơ sở 3 loại chính này, tiếp tục chia ra làm các loại tố chất cụ thể như: tố chất sức khỏe, tố chất tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, tố chất tâm lý, tố chất trí năng. Tố chất trí năng còn gọi là tố chất năng lực trí tuệ, bao gồm tố chất trí năng khoa học và tố chất trí năng xã hội. Tố chất trí năng xã hội chỉ kinh nghiệm xã hội, phạm vi và độ sâu trong giao tiếp xã hội như: năng lực giao tiếp, năng lực ứng biến, năng lực hợp tác theo nhóm... [8]. Trong Giáo dục học, tố chất vốn là tiền đề sinh lý và tâm lý của giáo dục, tức là tố chất di truyền tiên thiên hay còn gọi là tố chất tự nhiên hoặc tố chất nguyên thủy. Nếu dùng thuật ngữ lô gic để biểu đạt thì tố chất là khởi điểm lô gic của giáo dục. Tuy nhiên, khi xuất hiện “giáo dục tố chất” thì khái niệm tố chất trong Giáo dục học đã thay đổi. Thứ nhất, tố chất từ chỗ là khởi điểm (điểm xuất phát) đã biến thành chung điểm (đích cuối cùng) – mục tiêu hoặc kết quả cần đạt tới của giáo dục. Thứ hai, ngoại diên của khái niệm tố chất cũng mở rộng hơn truớc, hầu 32 Các tổ chất cần có của sinh viên sư phạm như bao gồm cả mọi mặt được hình thành sau này như: đức, trí, thể... Sự thay đổi đó tự nhiên dẫn tới sự thay đổi về nội hàm, ngoại diên, vai trò và địa vị của “tố chất” [7]. 2.3. Những tố chất cần có của sinh viên sư phạm 2.3.1. Đặc điểm, yêu cầu của nghề giáo viên - cơ sở để xác định các tố chất cần có Thế giới nghề nghiệp có khoảng 4.000 nghề. Trong danh mục nghề với 11 nhóm nghề, nghề giáo viên thuộc nhóm nghề giao tiếp trí tuệ. Còn theo cách phân loại nghề của E.A. Klimov có 5 nhóm nghề thì nghề GV thuộc nhóm nghề có quan hệ người – người [4]. Quan điểm của những nhà tư tưởng giáo dục thế giới đã phản ánh triết lí về quá trình giáo dục, về vai trò người GV và những yêu cầu đối với phẩm chất, năng lực GV. Giáo dục phải phát triển toàn diện, hài hòa tất cả sức mạnh bản chất/ tự nhiên và các khả năng của con người (Pectalosi), đánh thức, khơi dậy hứng thú nhiều mặt của trẻ (I. Gerbat và G.Rutxo); phải hiểu trẻ và tác động phù hợp (Khổng Tử và Pectalosi), phải tôn trọng nhân cách trẻ (G.Rutxo); ảnh hưởng to lớn không có gì so sánh được của người GV đến người học yêu nghề và có trách nhiệm lớn đối với công việc, nghệ thuật và khéo ứng xử sư phạm (Usinxki và Cômenxki). GV phải thường xuyên tự nâng cao năng lực của mình để biết dạy trò đi tìm chân lý (A.Đixtecvec). . . [6]. Tất cả những triết lí này đã quy định đặc điểm nghề nghiệp của người giáo viên. Có thể khái quát hóa đặc điểm lao động của nghề thầy giáo như sau: - Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người; - Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình; - Nghề tái sản xuất sức lao động xã hội; - Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo; - Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp [5;80-85]. Yêu cầu đối với người giáo viên: - Người GV phải yêu nghề, yêu người sâu sắc, phải tâm huyết và trách nhiệm cao vì nghề này liên quan đến tương lai của con người. - Người GV phải là người nhạy cảm, làm chủ được cảm xúc, khéo ứng xử vì đối tượng tác động của nghề giáo là con người với toàn bộ đời sống tâm lí, tinh thần phong phú đa dạng và khác biệt giữa những cá nhân. - GV cần sống lành mạnh, chuẩn mực - gương mẫu về cả phương diện đạo đức lẫn lao động sáng tạo, vì nhân cách, đạo đức của người GV cũng chính là phương tiện của lao động nghề nghiệp để HS noi theo. - Người GV phải không ngừng học tập. Vai trò của người GV trong thế kỉ 33 Nguyễn Thanh Bình XXI có nhiều thay đổi và phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trước đây. Phát triển liên tục chuyên môn, nghiệp vụ. . . không chỉ là trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp mà còn là yêu cầu tất yếu đối với người GV hiện nay. 2.3.2. Xác định các tố chất cần có ở SV sư phạm tương lai Trên cơ sở kế thừa, phân tích, khái quát các quan niệm khác nhau về tố chất và yêu cầu đối với nghề LĐSP, có thể tích hợp lại trong 5 nhóm tố chất sau: (1) Định hướng giá trị nghề nghiệp (Đâu là những giá trị cơ bản của nghề GV đòi hỏi người chọn nghề, học nghề, hành nghề phải biết được giá trị và lựa chọn?). Dựa trên lý thuyết nhu cầu của A. Maslow, theo đó, giá trị là cái thúc đẩy hành động của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu (vật chất và tinh thần) của con người, và quan niệm về “giá trị đẩy” và “giá trị kéo” với hàm ý rằng, con người có khuynh hướng mong muốn đạt được những trạng thái cảm xúc tích cực (vui sướng, tự do, an bình, yêu thương. . . ) đồng thời né tránh những cảm xúc tiêu cực (thất bại, bị từ chối, sợ hãi, xấu hổ. . . ).v.v... có thể xác định hệ thống các giá trị nghề dạy học như sau: - Các giá trị kéo có thể là: Thu nhập; Vị trí xã hội cao (được thừa nhận/tôn trọng; cơ hội thăng tiến); Niềm vui cống hiến/được dạy người khác; Sáng tạo/Học tập, hiểu biết; Quan hệ xã hội/giao tiếp phong phú; Sự đa dạng/không đơn điệu trong công việc; An toàn; Ổn định; Môi trường làm việc sạch sẽ, thân thiện, có văn hóa; Nhàn hạ về thể chất; Tính nền nếp/ngăn nắp/khoa học. - Các giá trị đẩy có thể là: Nghèo; Thụ động/đơn điệu; Căng thẳng/Áp lực. (2) Đạo đức nghề nghiệp (Những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của người GV, mà người vào nghề cần có những phẩm chất cơ bản, tối thiểu để học nghề, hành nghề thành công ?) Các tiêu chí và biểu hiện: - Phẩm chất tiên quyết của nghề GV: Yêu nghề dạy học; hứng thú, ý nghĩa giá trị của nghề; tự nguyện; Tin yêu, bao dung, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ; - Phẩm chất công dân: Ý thức xã hội, tôn trọng pháp luật; Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; - Phẩm chất đối với bản thân: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, tự trọng; Cầu tiến; Sống trung thực, lành mạnh. (3) Phẩm chất trí tuệ (Người vào nghề cần những phẩm chất trí tuệ tối thiểu nào để có thể học và hành nghề thành công?) Các tiêu chí và biểu hiện; - Có tính ham hiểu biết; - Có óc tưởng tượng/ sáng tạo; - Có óc quan sát: Sự nhạy bén/nhạy cảm; Tính định hướng trí tuệ (sự nhanh 34 Các tổ chất cần có của sinh viên sư phạm trí); Sự linh hoạt, mềm dẻo của trí tuệ (đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau, thay đổi cách giải quyết vấn đề phù hợp với sự thay đổi của điều kiện, xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có sang một trật tự khác ngược với hướng và trật tự đã tiếp thu); Tính phê phán của trí tuệ (không dễ dàng chấp nhận khi thiếu căn cứ, không đi theo đường mòn, nghi ngờ khoa học, không hài lòng với kết quả có được mà luôn muốn vươn lên); Tính tiết kiệm của tư duy. - Có trí nhớ tốt: Khả năng ghi nhớ thông tin; Khả năng lưu giữ thông tin; Khả năng tái hiện thông tin. - Có khả năng chú ý tốt: Khả năng tập trung chú ý; Khả năng phân phối chú ý; Khả năng di chuyển chú ý. (4) Phẩm chất giao tiếp (Những phẩm chất nhân cách và kỹ năng nào cần thiết cho giao tiếp trong nghề sư phạm thành công?) Các tiêu chí và biểu hiện: - Cởi mở, sẵn sàng tiếp xúc; - Nhạy cảm, đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ; - Có khả năng tự chủ, tự kiềm chế; - Có khả năng lắng nghe tích cực, kiên nhẫn; - Có khả năng phát âm chính xác, truyền đạt tốt. (5) Đặc điểm sinh học (Những đặc điểm khí chất, hình thể, sức khỏe... nào hỗ trợ hoặc cản trở việc hoc và hành nghề sư phạm ?) Các tiêu chí và biểu hiện: - Khí chất: Tính hướng nội (ưu tư và bình thản), hay hướng ngoại (nóng nẩy và hăng hái), hoặc khí chất pha trộn giữa hai loại này. Loại khí chất nào phù hợp còn tuỳ thuộc bộ môn đảm trách giảng dạy. Nhưng người có thần kinh không ổn định, không cân bằng, khả năng tự kiềm chế yếu dẫn tới nóng nảy vô cớ, nóng vội, mất bình tĩnh, thiếu tính kiên trì, nhẫn nại, không có khả năng thuyết phục người khác thì không phù hợp với nghề giáo viên; Sự tự tin lại rất cần cho nghề GV. - Sức khỏe: Người bị bệnh hen, bệnh lao, bệnh phổi; Người bị viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, viêm họng mãn tính. . . không phù hợp với nghề dạy học. - Hình thể: Người dị dạng sẽ không phù hợp với nghề GV. 3. Kết luận Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về tố chất và đặc điểm của nghề giáo viên đã xác định được các tố chất cơ bản cần có của sinh viên sư phạm tương lai. Các tố chất trên đây là cơ sở để xác định các tiêu chí và chỉ báo để đánh giá sự phù hợp giữa những người muốn vào học sư phạm với đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp, giúp cho các cơ sở đào tạo có thể tuyển chọn những sinh viên có thể thành công trong nghề nghiệp tương lai. 35 Nguyễn Thanh Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Như Ý chủ biên, 1999. Đại từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa Thông tin. [2] 2002. Đại từ điển giáo dục Trung Quốc, quyển Hạ. Nxb Thượng Hải, tr. 1494. [3] 2004. Đại từ điển tâm lý học. Nxb Giáo dục Thượng Hải. [4] E.A. Klimov, 1974. Đường vào nghề. Nxb Leningrat, (bản tiếng Nga). [5] Lê Văn Hồng, 1994. Tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm, tr. 80-85. [6] Lịch sử giáo dục học thế giới. Nxb Giáo dục Matxcova 1985 (bản tiếng Nga). [7] Tìm hiểu khái niệm tố chất. Learning. Sohu.com. 11/2/2005. [8] Trần Thiệu Huy và Triệu Huy Việt. Hàm nghĩa và chức năng của đánh giá tố chất. Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc. 27/8/2004. [9] Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Anh-Anh. Answers.com: Wiki Q&A. [10] Từ hải Trung Quốc. Nxb Sách và Từ điển Thượng Hải, 1979, tr. 1378. ABSTRACT The required qualities of student teachers The article deals with the need to identify necessary traits for student teachers to be able to select students really compatible with the teaching profession with the view of upgrading the teaching staff in the future. On the basis of what has been presented and analyzed about the traits, characteristics and needs of the teach- ing profession, the authoress has defined the traits of student teachers. They are not only innate biological elements of each person when born but also are typical characteristics fairly stably created through education and the process of individ- ual socialization. There are 5 groups of traits for student teacher as shown below: professional value orientations, professional ethics, intellectual quality, communica- tion quality, biological characteristics. They can serve as a basis to concretize into indicators and construct instruments to help select and admit students to teacher education. 36
Tài liệu liên quan