Tóm tắt: Bài viết dưới đây phản ánh kết quả thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên
Trung học cơ sở hiện nay. Đặc biệt, bài viết tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực tư vấn tâm lí của giáo viên Trung học cơ sở, bao gồm: Các yếu tố chủ quan (Về phía giáo
viên) và các yếu tố khách quan (Về phía phía học sinh và phụ huynh, các lực lượng xã hội;
Về phía nhà trường; Các yếu tố về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách và các điều kiện khác).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực tư
vấn tâm lí của giáo viên Trung học cơ sở. Trong các mức độ cụ thể, giáo viên chủ yếu lựa
chọn ở hai mức độ: “Ảnh hưởng phần nào” và “Rất ảnh hưởng”.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
140
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0035
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 140-148
This paper is available online at
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG LỰC TƯ VẤN TÂM LÍ CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Trần Thị Tuyết Mai
Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học – Sinh lí lứa tuổi,
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết dưới đây phản ánh kết quả thực trạng năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên
Trung học cơ sở hiện nay. Đặc biệt, bài viết tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực tư vấn tâm lí của giáo viên Trung học cơ sở, bao gồm: Các yếu tố chủ quan (Về phía giáo
viên) và các yếu tố khách quan (Về phía phía học sinh và phụ huynh, các lực lượng xã hội;
Về phía nhà trường; Các yếu tố về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách và các điều kiện khác).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực tư
vấn tâm lí của giáo viên Trung học cơ sở. Trong các mức độ cụ thể, giáo viên chủ yếu lựa
chọn ở hai mức độ: “Ảnh hưởng phần nào” và “Rất ảnh hưởng”.
Từ khóa: tư vấn tâm lí, năng lực tư vấn tâm lí, giáo viên Trung học cơ sở, Cán bộ quản lí,
học sinh.
1. Mở đầu
Học sinh Trung học cơ sở (THCS) hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn tâm lí và cần có
sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Vì vậy, hoạt động tư vấn tâm lí (TVTL) ngày càng trở nên phổ biến
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của học sinh. Hoạt động này được xem là một bộ phận của quá
trình giáo dục trong nhà trường, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, để hoạt động TVTL mang lại hiệu quả, chúng ta
cần phải chú trọng đến việc phát triển năng lực TVTL cho lực lượng chủ chốt làm công tác TVTL
trong các trường THCS, đó chính là đội ngũ giáo viên.
Vấn đề TVTL nói chung đã thu hút được nhiều tác giả nước ngoài và trong nước quan tâm
nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu những khó khăn
tâm lí của học sinh và các cách ứng phó, nhu cầu TVTL của học sinh, năng lực của nhà TVTL và
đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ TVTL... Ngoài việc đánh giá thực trạng của các vấn đề nêu trên,
hầu hết các nghiên cứu đều tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
Ở nước ngoài, nhiều nghiên đã chỉ ra các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt
động TVTL nói chung. Điển hình như nghiên cứu của tác giả N. Nyutu đã chỉ ra một số yếu tố
ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL của học sinh THCS, như: Đặc điểm nền văn hoá vùng miền, văn
hóa gia đình, quan niệm về TVTL; những yếu tố xuất phát từ chính hoạt động TVTL; nền tảng
giáo dục gia đình; đặc điểm cá nhân; cơ chế phòng vệ... [1]. Cùng với đó, hai tác giả Kim và
Omizo đã khẳng định những giá trị văn hóa ảnh hưởng đến việc kìm nén cảm xúc của bản thân
khi họ trải nghiệm những cảm xúc mạnh mẽ, nhất là những cảm xúc tiêu cực. Ngay từ bé, dưới
ảnh hưởng của giáo dục gia đình và truyền thống, trẻ em ít khi được khuyến khích chia sẻ những
Ngày nhận bài: 19/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.
Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai. Địa chỉ e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở
141
cảm tưởng và suy nghĩ của mình, nhất là khi gặp các vấn đề tâm lí hoặc các vấn đề nhạy cảm.
Người phương Đông thường ít cởi mở và không sẵn sàng chia sẻ khó khăn tâm lí của mình với
người khác. Vì vậy, khi gặp những khó khăn tâm lí có thể họ chọn cách giải quyết là âm thầm
chịu đựng [2]. Bên cạnh đó, nghiên cứu trên 104 giáo viên cấp THCS ở Scotland về nhận thức và
thái độ của họ đối với dịch vụ tư vấn học đường của nhóm tác giả Loynd, Coper.M & Hough.M
(2015) cho thấy, về cơ bản giáo viên đều nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác tư vấn
học đường và có thái độ tích cực với hoạt động này. Họ đánh giá cao sự độc lập và có chuyên
môn của các chuyên viên tâm lí. Tuy nhiên, họ vẫn đang còn quan ngại về chất lượng dịch vụ tư
vấn ở các trường. Điều này là do họ chưa thật sự tin tưởng vào năng lực tư vấn của đội ngũ giáo
viên kiêm nhiệm [3; tr132].
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu về hoạt động TVTL nói chung và các yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng TVTL nói riêng. Tác giả Phạm Thanh Bình (Năm 2014) với đề tài “Nhu
cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh THCS” đã khẳng định khó khăn tâm lí của học sinh
THCS chủ yếu ở hai lĩnh vực hoạt động cơ bản là học tập và quan hệ ứng xử. Từ đó tác giả đã
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên. Trong các yếu tố chủ quan, yếu tố “Chưa quen với
tham vấn tâm lí” và”Sợ mọi người chê cười (thậm chí chế giễu) khi tham vấn tâm lí” được đánh giá
có ảnh hưởng nhiều nhất. Trong các yếu tố khách quan, yếu tố “Thời gian tham vấn chưa hợp lí” xếp
thứ bậc cao nhất. Điều này cho thấy, việc sắp xếp thời gian tham vấn tâm lí có một ý nghĩa rất quan
trọng [4]. Tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh với đề tài “Nghiên cứu hoạt động tham vấn tâm lí cho
học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã khảo sát nhu cầu tham vấn tâm
lí của học sinh và đánh giá hoạt động tham vấn tâm lí tại các trường THCS. Các yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến hoạt động này là do chưa xây dựng được chương trình, mô hình tham vấn tâm lí
học đường cụ thể, do khó khăn về phòng tham vấn tâm lí và các cán bộ tham vấn chuyên nghiệp
tại các trường...[5]. Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Gia Trang (năm 2018) với đề tài nghiên cứu “Phát
triển năng lực TVTL cho giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS” đã đánh giá về mức độ năng lực
TVTL của giáo viên chủ nhiệm. Qua đánh tự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm và đánh giá của
học sinh cho thấy, đa số giáo viên vẫn thiếu các kĩ năng tư vấn cơ bản. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển năng lực TVTL của giáo viên. Trong đó, các yếu tố chủ quan thuộc về giáo viên
gồm: nhận thức, kĩ năng và sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng nhiều đến năng lực
tư vấn của họ. Các yếu tố khách quan bao gồm: sự phối hợp của cha mẹ học sinh và sự nhận thức
của cha mẹ học sinh, học sinh, cán bộ quản lí giáo dục và xã hội [6].
Như vậy, có nhiều công trình nghiên cứu đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
TVTL cho học sinh THCS. Những nghiên cứu đã công bố phần lớn làm rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến nhu cầu được TVTL của học sinh để từ đó tìm ra các cách thức giúp cho hoạt động này đạt
hiệu quả cao hơn. Trong đó, đề tài nghiên cứu của tác giả Hoàng Gia Trang đã đưa ra kết quả về
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TVTL của giáo viên chủ nhiệm. Từ việc tiếp thu, phân tích,
so sánh quan điểm và kết quả của các nghiên cứu đã có, chúng tôi đi sâu tìm hiểu và đánh giá
thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TVTL của giáo viên THCS và phân tích mối tương
quan giữa các yếu tố chủ quan và khách quan với năng lực TVTL của giáo viên hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đánh giá thực trạng năng lực TVTL của giáo viên, chúng tôi khảo sát trên 207
giáo viên THCS và cán bộ quản lí (CBQL) ở 2 tỉnh: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng
phối kết hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp nghiên cứu
thực tiễn (phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn
sâu, phương pháp chuyên gia), phương pháp xử lí số liệu bằng Toán thống kê (sử dụng phần mềm
spss) để nghiên cứu về thực trạng năng lực TVTL của giáo viên THCS hiện nay, trong đó có thực
Trần Thị Tuyết Mai
142
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TVTL của giáo viên. Hai phương pháp chính được chúng
tôi sử dụng là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Với phương
pháp điều tra bằng phiếu hỏi chúng tôi đã xây dựng một bộ công cụ gồm các bảng hỏi với các nội
dung nghiên cứu khác nhau để giáo viên và CBQL trường THCS tiến hành đánh giá, cụ thể gồm:
biểu hiện của năng lực TVLT; khó khăn của giáo viên khi thực hiện hoạt động TVTL; mong muốn
của giáo viên nhằm nâng cao năng lực TVTL và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực TVTL của
giáo viên THCS. Đồng thời, kết hợp với các câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho giáo viên và CBQL
đã giúp chúng tôi thu thập được nguồn thông tin phong phú, chính xác, toàn diện hơn về các vấn
đề nghiên cứu nêu trên.
2.2. Kết quả thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên
trung học cơ sở
Năng lực TVTL của giáo viên THCS được đánh giá dựa trên 3 năng lực thành phần sau: xây
dựng và tổ chức hoạt động phòng ngừa khó khăn tâm lí ở học sinh, lập và lưu trữ hồ sơ tâm lí của
học sinh, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục. Kết quả cho thấy, năng lực TVTL của giáo viên
THCS nói chung được đánh giá ở mức “Trung bình”. Từ việc tìm hiểu mức độ năng lực TVTL
của giáo viên THCS, chúng tôi đã xác định các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan ảnh
hưởng đến năng lực TVTL của họ.
2.2.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến năng lực tư vấn tâm lí của
giáo viên trung học cơ sở
Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến năng
lực TVTL của giáo viên THCS. Kết quả thu được thể hiện thông qua bảng sau
Bảng 1. Đánh giá của giáo viên và CBQL về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố chủ quan đến năng lực TVTL của giáo THCS
TT Các yếu tố ĐTB ĐLC
Các mức độ ảnh hưởng (%)
1 2 3 4 5
1 Nghiệp vụ chuyên môn về TVTL học đường 3,77 1,04 3,4 5,8 30,0 31,4 29,5
2
Hiểu biết của giáo viên về vai trò, yêu cầu
cấp thiết của công tác TVTL trong trường
học hiện nay
4,04 0,92 0 5,3 24,6 30,4 39,6
3
Hiểu biết của giáo viên về đặc điểm tâm -
sinh lí lứa tuổi của học sinh THCS
4,10 1,00 1,4 6,3 17,9 29,5 44,9
4
Hiểu biết của giáo viên về những khó khăn
tâm lí học sinh THCS thường gặp phải
3,96 0,91 1,4 6,3 16,4 46,4 29,5
5 Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm 3,82 0,99 2,4 4,8 30,4 32,4 30,0
6 Kinh nghiệm về giáo dục đạo đức học sinh 3,94 0,89 1,9 1,4 27,1 39,6 30,0
7 Lòng nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên 4,19 0,92 1,9 1,4 18,4 31,4 46,9
8
Sự nỗ lực, ý chí của giáo viên trong việc
rèn luyện các kĩ năng tư vấn tâm lí
4,00 0,94 ,5 7,2 19,8 36,2 36,2
9 Khí chất của giáo viên 4,01 0,95 1,9 5,8 15,9 41,5 34,8
10
Nhu cầu phát triển năng lực nghiệp vụ sư
phạm
3,80 1,01 1,9 8,7 24,6 36,2 28,5
11 Xu hướng nghề nghiệp 3,81 1,00 0 15,0 16,9 40,1 28,0
Ghi chú: Các mức độ - Mức 1. Không ảnh hưởng; Mức 2. Phân vân;
Mức 3. Ít ảnh hưởng; Mức 4. Ảnh hưởng phần nào; Mức 5. Rất ảnh hưởng
(Điểm trung bình: ĐTB; Độ lệch chuẩn: ĐLC)
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở
143
Qua bảng trên ta thấy, theo đánh giá của giáo viên và CBQL, hầu hết các yếu tố đều được
đánh giá nhiều nhất ở mức 4 - “Ảnh hưởng phần nào” và mức 5 - “Rất ảnh hưởng”. Như vậy, có
thể nói các yếu tố trên có ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực TVTL của giáo viên THCS.
Cụ thể, trong các yếu tố chủ quan nêu trên, yếu tố “Lòng nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên”
được giáo viên đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất đến năng lực TVTL của giáo viên THCS, với
ĐTB = 4,19. Như vậy, để hình thành nên năng lực TVTL cho giáo viên đòi hỏi họ phải có lòng
nhiệt tình, tâm huyết đối với công tác TVTL trong trường học. Theo ý kiến chia sẻ của cô T.T.V:
“Để làm công việc dạy học nói chung hay TVTL nói riêng cũng như bất cứ việc nào khác trong
cuộc sống, chúng ta đều cần có lòng nhiệt tình, tâm huyết. Đây có thể xem là yếu tố quan trọng
thúc đẩy chúng ta làm việc hiệu quả, có trách nhiệm. Chỉ có như thế chúng ta mới rèn được những
năng lực cần thiết cho bản thân”.
Yếu tố được giáo viên đánh giá cao thứ hai đó là “Hiểu biết của giáo viên về đặc điểm tâm
- sinh lí lứa tuổi của học sinh THCS”. Có thể nói, việc nắm rõ các đặc điểm tâm sinh lí của học
sinh là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp cho giáo viên THCS trong quá trình TVTL
cho các em. Nó là một yếu tố vô cùng cần thiết để giáo viên THCS hình thành nên năng lực TVTL
cho học sinh của mình. Trong dạy học, giáo dục học sinh hay hoạt động TVTL nếu hiểu rõ được
đặc điểm cá nhân của học sinh, nhất là các nét đặc trưng về tính cách, tình cảm, điều kiện hoàn
cảnh sẽ giúp học sinh giải quyết các khó khăn tâm lí được tốt hơn.
Xếp vị trí cuối cùng là “Nghiệp vụ chuyên môn về TVTL học đường” với ĐTB = 3,77. Như
chúng ta biết, bình thường để hình thành được năng lực TVTL của giáo viên, yếu tố nghiệp vụ
chuyên môn có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, giáo viên lại đánh giá yếu tố này có mức độ ảnh
hưởng thấp hơn các yếu tố khác. Lí giải lí do tại sao lại có đánh giá như vậy, chúng tôi phỏng vấn
sâu và đã thu được một số ý kiến về điều này. Cô T.T.V chia sẻ: “Đây là yếu tố cần thiết ảnh
hưởng đến năng lực TVTL của giáo viên. Hầu như giáo viên ít được đào tạo bài bản về vấn đề
chuyên môn nghiệp vụ TVTL nhưng để trang bị về chuyên môn họ cũng có thể tìm kiếm tài liệu,
tự trau dồi nghiệp vụ TVTL trên nhiều phương tiện khác nhau, quan trọng là nhu cầu của bản
thân họ đến đâu, cao thấp ra sao.” Hay theo thầy N.T.N chia sẻ: “Nghiệp vụ chuyên môn là yếu
tố quan trọng và giáo viên chủ yếu phải tự trau dồi qua các hình thức bồi dưỡng khác nhau.
Nhưng theo tôi, để góp phần tạo nên hiệu quả cho quá trình TVTL và giúp giáo viên phát triển
năng lực TVTL không chỉ phụ thuộc vào kiến thức TVTL mà chủ yếu lại là sự tâm huyết, lòng
nhiệt tình, tình yêu thương, mong muốn được giúp đỡ học sinh của mình.”
Như vậy, trong nhóm các yếu tố chủ quan, các yếu tố về lòng nhiệt tình, tâm huyết và hiểu
biết các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng lực
TVTL của giáo viên. Các yếu tố ít ảnh hưởng hơn, đó là: nhu cầu phát triển năng lực nghiệp vụ
sư phạm, xu hướng nghề và nghiệp vụ chuyên môn tâm lí học đường.
Bên cạnh các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân giáo viên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến năng lực TVTL của giáo viên THCS, cụ thể
gồm các nhóm yếu tố sau: Về phía phía học sinh và phụ huynh, các lực lượng xã hội; Về phía nhà
trường; Các yếu tố về CSVC, cơ chế chính sách vá các điều kiện khác. Kết quả thu được thể hiện
qua các bảng dưới đây:
2.2.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến năng lực TVTL của
giáo viên THCS
Nhìn chung, theo đánh giá của giáo viên THCS và CBQL, hầu hết các yếu tố đều được đánh
giá nhiều nhất ở mức 4 - “Ảnh hưởng phần nào” và mức 5 - “Rất ảnh hưởng”. Có thể khẳng định
các yếu tố trên ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực TVTL của giáo viên THCS hiện nay.
Trong các yếu tố nêu trên, yếu tố “Nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội về công tác tư
vấn tâm lí” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, với ĐTB = 4,18. Như vậy, đa số giáo viên THCS và
Trần Thị Tuyết Mai
144
CBQL cho rằng vấn đề nhận thức của các bậc cha mẹ cũng như xã hội hiện nay về công tác TVTL
cho học sinh có tác động đến hoạt động TVTL cũng như ảnh hưởng nhiều đến năng lực TVTL
của giáo viên THCS. Nếu các bậc cha mẹ cũng như xã hội nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa,
vai trò của hoạt động này sẽ giúp cho giáo viên có động lực và kiên trì hơn trong quá trình thực
hiện TVTL cho học sinh. Cô Đ.V.A chia sẻ: “Các bậc phụ huynh nếu nhận thức rõ về ý nghĩa
thiết thực của công tác TVTL cho con em của mình thì đó cũng là một yếu tố thúc đẩy chúng tôi
trong quá trình giúp đỡ các em giải quyết các khó khăn tâm lí gặp phải, nhất là những khó khăn
về mối quan hệ với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình”.
Bảng 2. Đánh giá của giáo viên và CBQL về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố khách quan (Về phía học sinh, phụ huynh, các lực lượng xã hội)
đến năng lực TVTL của giáo THCS
TT Các yếu tố ĐTB ĐLC
Các mức độ ảnh hưởng (%)
1 2 3 4 5
1 Nhu cầu được TVTL của học sinh 4,05 1,02 0 6,8 29,5 15,0 48,8
2 Sự hợp tác từ phía học sinh 3,92 0,96 1,9 3,4 29,0 31,9 33,8
3
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ
huynh với giáo viên
4,14 0,81 1,0 1,0 18,4 42,5 37,2
4
Nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội
về công tác tư vấn tâm lí
4,18 0,86 0 ,5 28,0 23,7 47,8
5
Sự phối hợp từ các lực lượng xã hội trong
cộng đồng
4,10 0,74 0 ,5 21,7 44,4 33,3
Ghi chú: Các mức độ - Mức 1. Không ảnh hưởng; Mức 2. Phân vân;
Mức 3. Ít ảnh hưởng; Mức 4. Ảnh hưởng phần nào; Mức 5. Rất ảnh hưởng.
Yếu tố “Sự hợp tác từ phía học sinh” được giáo viên đánh giá ít ảnh hưởng hơn so với các
yếu tố khác, với ĐTB = 3,92. Theo chia sẻ của các giáo viên và CBQL qua phỏng vấn sâu, họ
nghĩ rằng vì giáo viên đã có quá trình gắn bó, hiểu khá sâu sắc về học sinh của mình nên việc phối
hợp với học sinh trong quá trình giải quyết các khó khăn tâm lí cho các em sẽ gặp nhiều thuận
lợi. Vì thế, một bộ phận giáo viên đánh giá yếu tố này có mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với các
yếu tố khác.
Như vậy, trong nhóm các yếu tố nêu trên, các yếu tố thuộc về phía cha me học sinh là các
yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng lực TVTL của giáo viên THCS. Trong khi đó, các yếu
tố liên quan đến học sinh được đánh giá có ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn.
Bên cạnh đó, chúng tôi xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan về phía nhà
trường đến năng lực TVTL của giáo viên THCS.
Bảng 3. Đánh giá của giáo viên và CBQL về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố khách quan (Về phía nhà trường) đến năng lực TVTL của giáo THCS
TT Các yếu tố ĐTB ĐLC
Các mức độ ảnh hưởng (%)
1 2 3 4 5
1
Quan tâm đến việc bồi dưỡng cho giáo viên
làm công tác tư vấn tâm lí
4,02 1,03 1,9 5,3 24,2 25,6 43,0
2
Lưu trữ và cập nhật thường xuyên hồ sơ
của học sinh
4,04 1,01 1,4 5,8 23,2 26,1 43,5
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tư vấn tâm lí của giáo viên trung học cơ sở
145
3
Việc phối kết hợp giữa các đơn vị, lực
lượng khác nhau trong nhà trường để thực
hiện công tác tư vấn tâm lí
4,04 0,95 ,5 6,3 21,7 30,9 40,6
4
Tổ chức đánh giá thường xuyên hiệu quả
của công tác tư vấn tâm lí
4,03 0,91 0 5,8 22,2 34,3 37,7
5
Sự ủng hộ, tin tưởng và tạo điều kiện của
Ban giám hiệu
4,07 0,95 0 6,3 23,2 27,1 43,5
Ghi chú: Các mức độ - Mức 1. Không ảnh hưởng; Mức 2. Phân vân;
Mức 3. Ít ảnh hưởng; Mức 4. Ảnh hưởng phần nào; Mức 5. Rất ảnh hưởng.
Nhìn vào Bảng 3, theo đánh giá của giáo viên THCS và CBQL, hầu hết các yếu tố đều được
lựa chọn nhiều nhất ở mức 4 - “Ảnh hưởng phần nào” và mức 5 - “Rất ảnh hưởng”. Như vậy,
các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực TVTL của giáo viên THCS.
Trong đó, yếu tố “Sự ủng hộ, tin tưởng và tạo điều kiện của Ban giám hiệu” được giáo viên
đánh giá ở vị trí cao nhất, với ĐTB = 4,07. Đa số giáo viên cho rằng, nếu được sự ủng hộ và tin
tưởng của Ban giám hiệu sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy, giúp họ có động lực hơn trong quá
trình TVTL. Điều đó có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành năng lực TVTL của giáo viên
THCS. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận định rằng nếu giáo viên THCS nhận được
sự tin tưởng, động viên và tạo điều kiện từ phía Ban giám hiệu sẽ giúp họ tự tin, hứng thú cũng
như nhiệt tình tham gia và hoàn thành nhiệm vụ TVTL cho học sinh. Cô V.T.H chia sẻ: “Bất cứ
công việc nào nếu được sự ủng hộ, đặt niềm tin từ lãnh đạo cấp trên, tôi thấy có động lực hơn
hẳn. Riêng đối với hoạt động TVTL là một hoạt động còn gặp phải những khó khăn cho những
giáo viên phụ trách công tác này nên nếu Ban giám hiệu có sự chỉ đạo tận tình và có những biện
pháp khuyến khích thì ắt hẳn chúng tôi sẽ làm tốt hơn”.
Yếu tố “Quan tâm đến việc bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác tư vấn tâm lí” được đánh
giá thấp hơn các yếu tố khác, với ĐTB = 4,02. Một bộ phận giáo viên có đánh giá như vậy bởi lẽ
họ cho rằng trước đến giờ nhà trường luôn quan tâm đến việc này. Bên cạnh đó, giáo viên cũng
thường xuyên tham gia vào các khóa bồi dưỡng do cấp trên chỉ đạo nên nó đã trở nên công việc
quen thuộc. Mặt khác, để làm tốt công tác TVTL thì bản thân giáo viên phải tự bồi dưỡng thông