Như đã trình bày ở phần trước, nước thải trước khi
xả vào nguồn cần thiết phải được xử lý để không
làm ô nhiễm môi trường. Tùy theo loại nguồn nước
mà chất thải sẽ xả vào chúng ta sẽ tham khảo bảng
"giới hạnnồng độ tối đa của các chất ô nhiễm
trong nước thải" để biết mức độ cần thiết phải làm
sạch nước thải. Tùy theo điều kiện tài chíïnh, diện
tích, nhân lực của xí nghiệp để lựa chọn các hệ
thống xử lý phù hợp. Để bảo đảm cho việc thiết kế
hệ thống xử lý cầnthiết phải thu thập các số liệu
sau:
Qui trình sản xuất của xí nghiệp (trong đó
phải xác định khâu nào sinh ra nước thải?
thành phần?bao nhiêu? kế hoạch giảm thiểu
nước thải nếu có?)
Về lưu lượng nước thải cần thiết phải xác
định tổng lượng nước thải/ng.đ, lưu lượng
nước thải theo từng giờ trong ngày, sự biến
thiên lưu lượng nước thải theo giờ, ca, mùa vụ
sản xuất.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố cần thiết để lựa chọn hệ thống xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ LỰA CHỌN HỆ
THỐNG XỬ LÝ
Như đã trình bày ở phần trước, nước thải trước khi
xả vào nguồn cần thiết phải được xử lý để không
làm ô nhiễm môi trường. Tùy theo loại nguồn nước
mà chất thải sẽ xả vào chúng ta sẽ tham khảo bảng
"giới hạn nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm
trong nước thải" để biết mức độ cần thiết phải làm
sạch nước thải. Tùy theo điều kiện tài chíïnh, diện
tích, nhân lực của xí nghiệp để lựa chọn các hệ
thống xử lý phù hợp. Để bảo đảm cho việc thiết kế
hệ thống xử lý cần thiết phải thu thập các số liệu
sau:
Qui trình sản xuất của xí nghiệp (trong đó
phải xác định khâu nào sinh ra nước thải?
thành phần? bao nhiêu? kế hoạch giảm thiểu
nước thải nếu có?)
Về lưu lượng nước thải cần thiết phải xác
định tổng lượng nước thải/ng.đ, lưu lượng
nước thải theo từng giờ trong ngày, sự biến
thiên lưu lượng nước thải theo giờ, ca, mùa vụ
sản xuất.
Về thành phần nước thải: nên xác định các
chỉ tiêu như BOD, COD, màu, SS, VSS, Total
coliform, hàm lượng các hóa chất khác nếu có
(theo đặc trưng của từng loại hình sản xuất)
Các qui định của Sở KHCN & MT về tiêu chuẩn
nước thải.
Khi thiết kế hệ thống xử lý nhớ chú trọng đến các
điểm sau:
Nhu cầu của chủ nhân hệ thống xử lý
Đây là một yếu tố quan trọng nhất là đối với các
cộng đồng nhỏ chưa có kinh nghiệm về xây dựng
và vận hành các hệ thống xử lý. Nó liên hệ đến vấn
đề vốn đầu tư, khả năng vận hành, nhân sự điều
hành hệ thống, các thiết bị, kinh nghiệm và khả
năng ảnh hưởng đến môi trường.
Đối với tất cả các đề án, điều cần thiết nhất là kỹ sư
thiết kế và chủ nhân phải hiểu rõ các mục tiêu, mục
đích chung để thỏa mãn được nhu cầu của chủ
nhân mà vẫn bảo đảm được yêu cầu cơ bản trong
việc lựa chọn phương pháp xử lý (đạt tiêu chuẩn
nước thải cho phép thải vào nguồn nước công
cộng, có hiệu quả kinh tế, giảm nhẹ các ảnh hưởng
xấu đến môi trường...)
Kinh nghiệm
Các kinh nghiệm về thiết kế và vận hành các hệ
thống xử lý giúp ta có thể dự đoán trước các khả
năng và hạn chế của hệ thống xử lý để có những
biện pháp hỗ trợ, cải tiến thích hợp. Kiến thức về
các hệ thống xử lý giúp cho các kỹ sư loại bỏ được
các yếu tố không an toàn và tính toán sai dẫn đến
các thiết kế không phù hợp, lãng phí. Đối với các
qui trình mới, người kỹ sư chưa có kinh nghiệm thì
qui trình này phải được thử nghiệm cẩn thận ở các
mô hình cũng như trong thực tiễn.
Yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường
Ở Việt Nam tiêu chuẩn nước thải được phép thải
vào nguồn nước công cộng được ban hành bởi Bộ
KHCN & MT. Trên nguyên tắc, các Sở KHCN & MT
có quyền đưa ra các tiêu chuẩn riêng của mình
nhưng các tiêu chuẩn này không được thấp hơn
tiêu chuẩn của Bộ. Do đó việc tìm hiểu các qui định,
tiêu chuẩn của cơ quan quản lý là hết sức cần thiết
để thiết kế hệ thống xử lý đạt yêu cầu của các cơ
quan này.
Tương thích với những thiết bị hay hệ thống sẵn có
Đối với việc nâng công suất, mở rộng một hệ thống
xử lý sẵn có phải chú ý đến qui trình và thiết bị mới
phải tương thích với những cái có sẵn để có thể tận
dụng được nguồn nhân lực, vật lực sẵn có, tránh
lãng phí.
Tài chính
Khả thi về mặt tài chính, các phân tích về mặt kinh
tế nên dựa trên các chỉ tiêu như NPV (net present
value), B/C (benefit/cost ratio), IRR (internal rate of
return)... Các yếu tố về lạm phát cũng nên đưa vào
để tính toán. Phải ước tính được giá vận hành và
bảo trì hệ thống bao gồm các chi phí về nhân công
vận hành, năng lượng, vật tư và hóa chất cung cấp
cho hệ thống.
Các hệ thống nên mang lại hiệu quả kinh tế (thu lại
do không phải trả thuế môi trường, từ nguồn năng
lượng, phân bón thu được)
Các vật tư, thiết bị
Các thiết bị sử dụng phải là các loại có sẵn và dễ
tìm trên thị trường để bảo đảm nhu cầu về phụ tùng
thay thế khi có sự cố, không làm gián đoạn việc vận
hành hệ thống xử lý và tiến độ xây dựng.
Phải dự trù về khả năng cung cấp các loại vật tư sử
dụng cho hệ thống kể cả điện năng trong tương lai
để hệ thống không bị gián đoạn do vấn đề khan
hiếm các loại vật tư này.
Nhân sự
Nhân sự để vận hành và bảo trì hệ thống sau này
kể cả những kỹ thuật viên. Các nhân sự này phải
được tập huấn về cơ chế xử lý, các sự cố có thể
xảy ra, cách khắc phục...
Các hệ thống xử lý phải tương ứng với trình độ kỹ
thuật của địa phương, có thể tận dụng nguồn nhân
lực địa phương (giảm chi phí đầu tư, cũng như dễ
dàng tìm nhân sự vận hành các thiết bị).
Tính mềm dẻo
Có khả năng nâng công suất khi nhà máy có yêu
cầu tăng sản lượng.
[