1/ Xử lý hạt giống
- Theo kinh nghiệm nếu gieo hạt trực tiếp vào khay nhựa, thùng xốp (hoặc chậu,
ly) khi hạt giống chưa ngâm nước thì có thể gieo đều, đơn giản, ít tốn thời gian
nhưng khả năng nảy mầm của hạt giống thấp và phải tưới giữ ẩm khi gieo.
- Ngâm hạt trong nước rồi phơi ngoài nắng khoảng 2 – 8h (tuỳ theo loại hạt) rồi
mới gieo vào giá thể, cách này khó gieo cho đều vì khi ngâm nước hạt thường hay
dính.
- Đối với hạt giống của các loại rau cải, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, rau dền, rau
đay, xà lách, rau muống, ta có thể gieo trực tiếp, không cần phảo chần qua nước vì
chúng rất dễ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cao.
- Hạt giống các loại rau gia vị như hành, ngò, hẹ, cần tây chúng ta cần xử lý để
tăng tỉ lệ nẩy mầm của hạt bằng cách, ngâm hạt trong nước có nhiệt độ khoảng
30oC-35oC (hay là 2 sôi + 3 lạnh) trong 4-5 giờ, sau đó vớt ra trải đều hạt trên
khăn giấy đã thấm nước.
8 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách làm hạt giống dễ nảy mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách Làm Hạt Giống
Dễ Nảy Mầm
1/ Xử lý hạt giống
- Theo kinh nghiệm nếu gieo hạt trực tiếp vào khay nhựa, thùng xốp (hoặc chậu,
ly) khi hạt giống chưa ngâm nước thì có thể gieo đều, đơn giản, ít tốn thời gian
nhưng khả năng nảy mầm của hạt giống thấp và phải tưới giữ ẩm khi gieo.
- Ngâm hạt trong nước rồi phơi ngoài nắng khoảng 2 – 8h (tuỳ theo loại hạt) rồi
mới gieo vào giá thể, cách này khó gieo cho đều vì khi ngâm nước hạt thường hay
dính.
- Đối với hạt giống của các loại rau cải, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, rau dền, rau
đay, xà lách, rau muống, ta có thể gieo trực tiếp, không cần phảo chần qua nước vì
chúng rất dễ nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cao.
- Hạt giống các loại rau gia vị như hành, ngò, hẹ, cần tây chúng ta cần xử lý để
tăng tỉ lệ nẩy mầm của hạt bằng cách, ngâm hạt trong nước có nhiệt độ khoảng
30oC-35oC (hay là 2 sôi + 3 lạnh) trong 4-5 giờ, sau đó vớt ra trải đều hạt trên
khăn giấy đã thấm nước.
- Khăn giấy để ủ hạt giống được lót trong một cái hộp phẳng đáy và giữ nước đủ
ướt lớp giấy thấm (tuỳ theo thời gian nảy mầm của hạt mà lớp giấy thấm dày hay
mỏng cũng như lượng nước ít hay nhiều, thời gian nảy mầm của hạt giống được
nhà XS ghi trên bao bì), 1-2 ngày sau để cho hạt nứt vỏ, rễ mầm nhú ra, lúc này ta
mang hạt giống gieo vào giá thể trồng. Với phương pháp này thì tốn công nhưng tỉ
lệ nẩy mầm cao.
2/ Chuẩn bị giá thể để gieo
- Hiện nay trên thị trường có cung cấp sẵn giá thể trồng rau mầm, ta có thể mua về
hoặc tự trộn hỗn hợp gồm xơ dừa, hoặc mùn cưa với phân trùn quế nguyên chất
(loại phân hữu cơ sạch rất an toàn cho rau ăn lá), cho giá thể vào khay nhựa (thùng
xốp, chậu, ly) và để cách mép dụng cụ trồng khoảng 5cm để khi tưới giá thể không
tràn ra ngoài.
- Dùng bình tưới nhỏ giọt phun lên bề mặt giá thể để nước ngấm dần dần nhằm
mục đích tạo độ ẩm cho chất trồng trước khi ta gieo hạt.
- Tùy theo kích cỡ dụng cụ trồng và mục đích của người trồng là ăn rau mầm hay
rau ăn lá mà lượng hạt sử dụng nhiều hay ít, gieo dày hay gieo thưa. Với hạt giống
đã xử lý, sau khi hạt vừa nứt vỏ, rễ mầm vừa nhú ra ta có thể dùng que gỗ hay
muỗng nhựa trãi đều hạt giống trên mặt giá thể và lấp một lớp mỏng giá thể tươi
xốp lên . Nếu ta gieo hạt giống trực tiếp, nên phủ một túi nhựa mỏng hay giấy báo
lên vật dụng trồng rau để giữ độ ẩm và hơi ấm cho hạt nẩy mầm nhanh.
- Bỏ các vật che đậy sau khi thấy hạt giống nảy mầm, thường là từ 7 đến 14 ngày.
Di chuyển khay hạt đến chỗ có ánh đèn hoặc có ánh sáng tự nhiên để hạt tiếp tục
phát triển.
Cách Nhân Giống Ổi
Nhân giống ổi tương đối dễ, có thể nhân giống từ hạt, ghép, chiết cành, cắm
cành, dùng hom rễ, chẻ gốc, cắm cành trong ô xây, phun mù cho phép nhân
nhanhHái quả ổi chín trên cây, gieo ngay ra vườn ươm (làm như thế hạt
nảy mầm nhanh và nhiều). Tuy nhiên nhân giống bằng hạt biến dị nhiều, do
đó phương pháp ghép mắt và chiết cành rất được chú trọng. Trước khi thực
hiện phương pháp ghép cần có cây con gieo từ hạt và cách gieo như sau:
- Gốc ghép được 5 - 6 tháng tuổi thì có thể bắt đầu ghép. Chọn cành ghép ở
các giống ổi có năng suất cao, ít hạt, vị ngọt , giòn để ghép, chọn những
cành 1 tuổi đường kính 10 - 12mm, 10 ngày trước khi lấy mắt ghép cắt bớt
lá để cho mắt sưng lên, dễ bật. Cành ghép, sau khi cắt xong, nhúng hai đầu
vào sáp hay nến có thể giữ được 6 - 7 ngày nhưng vừa cắt xong ghép ngay là
tốt nhất, tránh những tháng mưa quá nhiều.
- Chiết cành: Chọn cây ổi thấp nhiều cành lá, chỉ cần bóc vỏ, uốn cong sát
mặt đất, phủ đất lên cho ra rễ, 2 - 3 tháng có thể cưa cành chiết đem trồng.
Có thể không bóc vỏ, dùng một sợi dây thép xoắn chặt quanh cành chiết, ở
chỗ cành bị vùi xuống đất, rễ sẽ mọc ra ở phía trên sợi dây thép. Khi cây ổi
đã lớn, cành thấp sát mặt đất không còn, chiết cao theo phương pháp chiết
vải, cam, bưởi... các cành có đường kính độ 1,5cm, bóc một đoạn vỏ 2cm,
khô 1 - 2 ngày, bọc bằng đất bùn thật xốp, có kích thích tố như IBA, NAA 3
- 5000 ppm rắc vào chỗ chiết tỷ lệ ra rễ càng cao. Chọn cành khoẻ lấy trên
một cây còn non, bầu đủ ẩm, đủ thoáng chỉ 5 - 6 tuần lễ là ra rễ, 2 - 3 tháng
có thể rễ ra đầy giá thể, 6 - 8 tuần lễ nữa thì có cây con đủ tiêu chuẩn trồng.
- Trồng bằng hom rễ: moi rễ hoặc chọn chỗ rễ nổi trên mặt đất đường kính
phải to hơn 1 cm, dùng dao hay xẻn cuốc chặt đứt ở chỗ cách gốc cây độ 80
- 90cm. Khúc rễ bị cắt rời khỏi cây mẹ, phía dưới còn rễ cám bật lên một
cành mới. Đợi mầm non cao độ 10cm có thể trồng ra vườn ương. Khoảng 6 -
8 tháng sau khi ở vườn ương cây con sẽ phát triển đủ tiêu chuẩn trồng.
- Cắm cành: Là phương pháp nhân giống ổi có nhiều triển vọng. Cắm cành,
nếu đốn tỉa bón phân cho cây mẹ đúng cách thì một cây mẹ 4 tuổi đường
kính 3cm có thể cung cấp đủ hom để ương 1000 cây con. Sử dụng phương
pháp cắm cành, nếu muốn đạt tỷ lệ ra rễ cao nên dùng cành con vì cành con
chứa nhiều tirozin, axit aspactic và glutamic, đồng thời ít lizin hơn cành già.
Nhúng cành giâm vào các dung dịch IBA, NAA 100 ppm trong 12 giờ trước
khi cho vào bể giâm thì tăng tỷ lệ ra rễ. Giâm cành trong điều kiện phun mù
lại càng tạo điều kiện cho hom ra rễ nhanh và nhiều hơn.
- Giâm cành trong những bể không đáy, lót đá, cát bên dưới để thoát nước
tốt, sau đó phủ lớp đất bên trên, tránh mưa lớn xâm nhập vào khay.
Chuẩn bị cành giâm như sau:Trên cây mẹ cắt hết những cành nhỏ đường
kính dưới 1 cm để có cành giâm khoẻ, to. sau đó bón phân tổng hợp nhiều
đạm, 50 ngày sau có thể lấy một đợt cành giâm 4 - 6 lá và 35 ngày sau nữa
lại cắt được 1 đợt cành thứ hai. Cành cắt xong đem giâm ngay, không để
héo. Chân cành giâm phải cắt bằng dao ghép, thật sắc. Không cắt lá hoặc
xén, để phòng bào tử nấm xâm nhập. Chân cành nhúng vào một hỗn hợp bột
tanca và axit indola butiric (IBA) 2000ppm. Cắm chân cành xuống các sâu
2cm không để lá tiếp xúc với cát. Mật độ cắm là 50hom/m2, cành ở bể giăm
khoảng 40 ngày. Phun mù từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Khi mưa to cắt
nước không phun. Đến ngày thứ 30 nếu trời không nắng to, có thể cắt nước
không phun 3, 4 lần 1 ngày, mỗi ngày cắt 30 phút.
Sau khi cấy 20 ngày, cành giâm bắt đầu ra rễ, sau 40 ngày không phun mù
nữa, đưa ra cấy ở chậu hay túi polietilen. Đất ở chậu hay túi này 4/5 là đất
mùn, 1/5 là cát cứ mỗi lít đất bón thêm 4g một loại phân tổng hợp tỷ lệ NPK
là 8 - 8 - 28, 2 gam Amon Sunfat, l0g Magie Sunfat, chậu hay túi đem để ở
chỗ che bóng khá dày và cố định trong thời gian 35 - 40 ngày. Khi thấy có
những mầm mới người ta đưa ra chỗ nhiều ánh sáng và tưới ít hơn. Từ khi
mới giâm đến khi có cây con cứng cáp có thể ra ngôi cần khoảng 7 tháng thì
có thể làm cây giống để trồng.