Cách phân tích giá cổ phiếu

EPS; P/E - Các công cụ hữu hiệu xác định giá cổ phiếu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số P/E là bao nhiêu thì hình thành cuộc chơi? Chấp nhận P/E cao, rủi ro có thể lớn do mua giá cao hơn so với lợi nhuận công ty đạt được. Hoặc mức độ thể rủi ro sẽ thấp, vì khi đó công ty trở nên có giá và đang phát triển ổn định .

doc54 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách phân tích giá cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phân tích giá cổ phiếu EPS; P/E - Các công cụ hữu hiệu xác định giá cổ phiếu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số P/E là bao nhiêu thì hình thành cuộc chơi? Chấp nhận P/E cao, rủi ro có thể lớn do mua giá cao hơn so với lợi nhuận công ty đạt được. Hoặc mức độ thể rủi ro sẽ thấp, vì khi đó công ty trở nên có giá và đang phát triển ổn định . Nội dung câu hỏi: P/E và EPS là gì? Các chỉ số này có vai trò gì trong quá trình phân tích, đánh giá một mã chứng khoán? Xin cho biết cách xác định từng thành phần cấu tạo nên các chỉ số trên? (Nguyễn Mạnh Quân) Chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E (hệ số giá trên thu nhập). Hệ số (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu ABC không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu ABC, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu ABC. Đối với các công ty đang niêm yết, tra bảng ta sẽ có các chỉ số này: Ví dụ tra thông tin trên bản tin thị trường chứng khoán ngày 29/8/2007 của VNM ta có: EPS= 5.180 đ/cf P/E = 31.47; Đối với các công ty chưa niêm yết ta tính như sau: Ví dụ: Tìm hiểu một công ty có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng (mỗi cổ phiếu có mệnh giá 10.000 đồng. Như vậy công ty này phát hành 10 triệu cổ phiếu; Giá trên thị trường là 50.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế (LNST) năm trước là 20 tỷ đồng. Ta tính như sau: EPS = LNST / số cổ phiếu phát hành = 20 tỷ đồng / 10 triệu cổ phiếu = 2.000đồng/cổ phiếu P = Thị giá = 50.000 đ P/E = 50.000 / 2.000 = 25 Vấn đề là chỉ số P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi, ở đây có hai trường hợp xảy ra: - Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được. - Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định . Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao. Hiện nay, các chuyên gia tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 15 - 35 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 20 - 35 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 20. Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao có chỉ số P/E được . Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy với thị trường Việt Nam nên tư duy cổ phiếu đắt và rẻ như sau: P/E <10 cổ phiếu rẻ 10 < P/E < 25 cổ phiếu hợp lý P/E > 25 cổ phiếu đắt 1. Quên mức giá ban đầu đi! Chăm chăm vào mức giá ban đầu bỏ ra có thể sẽ cản trở bạn đến các quyết định hợp lý. Câu hỏi đặt ra là, bạn có mua cổ phiếu ở mức giá hiện nay hay không? Nếu câu trả lời vẫn là có thì bạn không bắt buộc phải bán - cho dù nó đã có một giai đoạn tăng trưởng dài trước đây. Hãy xem xét một trong những quyết định mua gần đây của Warren Buffett. Trong tháng ba, Berkshire Hathaway của Buffett đã mua lại hãng sản xuất hoa chất Lubrizol với giá khoảng 9,7 tỷ USD. Thương vụ này gây chú ý khi một lãnh đạo của Berkshire - David Sokok đã từ chức sau khi thừa nhận đã mua cổ phiếu của Lubrizol trước khi bán lại cho Buffett. Buffett đã mua công ty này khi mà giá cổ phiếu của nó đã tăng hơn 340% so với hai năm trước đó - hơn gấp ba lần mức tăng của chỉ số S&P 500. Không những Buffett không bối rối bởi sự tăng giá này mà ông còn sẵn sàng trả thêm 28% tiền phí so với mức giá trần lúc đó. Tại sao? Vì mức giá giao dịch của Lubrizol chỉ khoảng 12 lần mức lợi nhuận bình quân ước tính của năm 2011 khi Buffett mua - rẻ hơn nhiều so với các công ty trong ngành. 2. Kiểm tra thực tế Hãy nhớ rằng, triển vọng của một công ty có thể thay đổi nhanh chóng trong khi bạn đang nắm giữ cổ phiếu - và những lý do bạn lựa chọn mua cổ phiếu đó có thể không còn giá trị. Có thể người tiêu dùng đang thay đổi thói quen chi tiêu của mình? Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới? Các nhà đầu tư bắt đầu để ý tới "viên đá quý" của bạn? Những câu hỏi này đặc biệt quan trọng cho các công ty tăng trưởng nhanh mà giao dịch chủ yếu dựa trên những kì vọng về hiệu suất trong tương lai - một khi các cổ phiếu này đã tăng thì cơ hội sẽ giảm đi rất nhiều. Ví dụ, nếu bạn mua cổ phiếu của một công ty bán lẻ thời trang thể thao Lululemon Athletica hai năm trước đây, bạn đã nhận được mức tăng trên 600%. Điều này có được do mức tăng trưởng doanh số vượt bậc của họ. Tuy nhiên công ty đã đưa ra mức đánh giá triển vọng tăng trưởng thấp hơn trong quý này, bên cạnh đó những đối thủ cạnh tranh như  Nike hay Adidas đang tích cực săn đón phân khúc khách hàng cao cấp của Lululemon. Với mức giá giao dịch trên 90 USD trong những ngày gần dây, mức giá trên thu nhập dự kiến năm 2011 đang vào khoảng 48 lần, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành là 17. Bạn sẽ quyết định thế nào? 3. Lập kế hoạch từ trước Đặt chiến lược bán của bạn "là cách tốt để loại bỏ cảm xúc từ quá trình này" - ông Tom Forester, quản lý Quỹ giá trị Forester cho biết. Ngay cả khi bạn cảm thấy đây là lúc  từ bỏ các cổ phiếu nóng thì đó cũng luôn là một bước đi khó khăn. Thật khó để từ bỏ ý nghĩ về những lợi nhuận mà bạn phải từ bỏ khi bán vào lúc này. Vì vậy, một mức chốt lời và cắt lỗ nhất định sẽ giúp bạn quyết tâm hơn. Cuối cùng, hãy cân nhắc các mức thuế khi bạn quyết định bán cổ phiếu, nếu mức lợi nhuận không rõ ràng và có thể còn "mất trắng" sau khi trừ thuế thì bạn hãy quyết định cẩn thận hơn. Phần lớn những người mới chơi chứng khoán đều không biết chính xác khi nào cần phải bán cổ phiếu. Thực tế thì việc chọn thời điểm bán thường khó hơn việc chọn thời điểm mua. Nhưng chính điều này mới quyết định lợi nhuận cho những người chơi cổ phiếu. Phần lớn những người mới chơi chứng khoán đều không biết chính xác khi nào cần phải bán cổ phiếu. Thực tế thì việc chọn thời điểm bán thường khó hơn việc chọn thời điểm mua. Nhưng chính điều này mới quyết định lợi nhuận cho những người chơi cổ phiếu. Người đầu cơ (còn gọi là người chơi cổ phiếu) khác với một nhà đầu tư – đây là hai loại người khác nhau trong thị trường chứng khoán. Steve Anderton, người sáng lập ra Hãng Tactical Trader của Anh, khuyên rằng: “Nếu bạn quyết định trở thành một người chơi cổ phiếu thì hãy quên đi nguyên tắc chính của một nhà đầu tư là ‘mua và giữ’. Khi mua cổ phiếu, người chơi cổ phiếu phải biết khi nào sẽ bán chúng”. “Việc ra quyết định bán cổ phiếu đôi khi rất khó khăn. Mọi người thường không chịu thừa nhận sai lầm của mình và không muốn bán cổ phiếu khi chúng hạ giá vì hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Và họ cũng khó khăn không kém khi ra quyết định bán những cổ phiếu đang tăng giá: có cảm tưởng rằng giá sẽ còn tăng nữa và người chơi cổ phiếu thường tiếc những khoản lợi nhuận còn ‘chưa có’ này”. “Bán là quyết định khó khăn nhất khi bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu, - Barry James, Chủ tịch Quỹ James Advantage Funds, cho biết. – Bạn sẽ là kẻ thua lỗ nếu chỉ xác định cho mình những nguyên tắc mua cổ phiếu mà không đề ra các nguyên tắc bán cổ phiếu”. Nên bán khi các chỉ số xấu đi Một trong những l‎ý do xác đáng để đem bán cổ phiếu là khi xuất hiện những thông tin xấu về các chỉ số tài chính của công ty phát hành cổ phiếu. Vì đây, có thể không phải là những tin tức xấu cuối cùng, David Covach, Trưởng điều hành của Turner Investment Partners, cho biết. “Tốt nhất là bán những cổ phiếu này đi hơn là giữ và ngồi nhìn thấy giá cổ phiếu ngày càng tụt xuống thấp hơn”, ông nói. Năm 2004, cổ phiếu của e-Bay (Turner Investment Partners có nắm giữ cổ phiếu của e-Bay) tăng từ 32 đô-la lên 58 đô-la. Nhưng đến 01/2005, sau khi hãng công bố các kết quả tài chính không mấy khả quan của mình, cổ phiếu e-Bay trong một tuần giảm xuống còn 40 đô-la. Vào thời điểm này, David Covach bán số cổ phiếu e-Bay mà ông nắm giữ. Mặc dù, mất đi một phần lợi nhuận nhưng ông vẫn giữ được phần còn lại: ba tháng sau cổ phiếu e-Bay hạ xuống còn 30 đô-la. “Khi nhận được những thông tin xấu đầu tiên, bạn đừng thụ động ngồi nhìn”, Daniel Morgan, người điều hành Quỹ Synovus Investment Advisors, nói. Đặc biệt, nếu đây là những công ty nhỏ và đang phát triển nhanh, giá cổ phiếu của các hãng này đã không hiếm lần tăng quá mức mong đợi. Morgan cảnh báo rằng: cần phải bán loại cổ phiếu này ngay khi nhận được những tin tức cho thấy có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng xấu đi trong công việc kinh doanh của các hãng này. Ông cho rằng, đây là trường hợp không nên quyết định dựa vào những bài phân tích trên các phương tiện truyền thông. Xác định mức giá bán Các chuyên gia khuyên: khi mua cổ phiếu của một hãng nào đó, bạn nên định ngay giá có thể bán được chúng. Bạn có thể xác định mức giá này dựa vào những bảng phân tích của các nhà băng hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Những thông tin này có thể được đăng tải trên những tờ báo và các tạp chí chuyên ngành. Người chơi chứng khoán phải tự xác định cho mình mức giá mà anh ta sẵn sàng bán những cổ phiếu mà mình đã mua. Khi mua cổ phiếu, những người điều hành Quỹ Needham Growth Fund đã xác định giá có thể bán ra dựa trên dự báo về mức lợi nhuận và khả năng phát triển kinh doanh của hãng phát hành cổ phiếu. Vào năm 2002, Seagate Technology, một công ty nghiên cứu công nghệ lưu trữ thông tin, lần đầu tiên lên sàn chứng khoán và Needham Growth Fund mua cổ phiếu của hãng này với giá 12 đô-la/một cổ phiếu. Những nhà điều hành quỹ xác định 25 đô-la là giá có thể bán được, theo họ ở mức giá này hệ số P/E đã là quá cao. Vì vậy, vào cuối năm 2003, khi giá đạt mức 25 đô-la, quỹ đã quyết định bán một phần cổ phiếu Seagate của mình. Nhìn lại sự việc, một nhà điều hành của quỹ nói: “Đáng lẽ ra chúng tôi phải bán hết số cổ phiếu này mới phải, vì chỉ một thời gian ngắn sau là giá bắt đầu giảm. Chúng tôi rút ra bài học: khi mua cổ phiếu phải xác định giá cần bán và khi cổ phiếu đạt đến mức giá này thì phải bán hết”. Ông còn nói thêm: tuy nhiên mức giá này, trong một số tình huống có thể được xem xét lại, ví dụ trong trường hợp lợi nhuận hoặc mức tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của hãng phát hành cổ phiếu tăng đột ngột. Khi giá cổ phiếu đạt mức xác định những người chơi chúng khoán nên ra lệnh bán (take profit) trên hệ thống giao dịch mà họ sử dụng (ví dụ như QUIK и NetInvestor). Hệ thống này sẽ thực hiện mệnh lệnh tự động. Những người chơi cổ phiếu nên định sẵn thời hạn thực hiện lệnh take profit hay stop loss, ví dụ sau hai hoặc ba tháng. Lệnh sẽ “treo” sẵn trên hệ thống giao dịch và chờ đến khi cổ phiếu đạt mức giá xác định thì thực hiện. Giới hạn tổn thất Ngoài ra còn có những cách khác để định mức giá bán cổ phiếu, nhưng đều phải xác định ngay từ khi mới mua chúng và sau đó tuân thủ tuyệt đối quyết định đã đưa ra, Anderton nhân viên Tactical Trader cho biết. “Không được có bất kỳ sự luyến tiếc nào. Nếu bạn mua cổ phiếu vì nghĩ rằng giá sẽ lên, thì phải bán lập tức khi giá hạ”, - ông nói. Có những biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng tổn thất cho những người chơi chứng khoán – xác định mức stop loss. Tức là người chơi cổ phiếu “treo” lệnh bán ở mức thấp hơn một số phần trăm nào đó so với giá hiện tại. Khi giá thị trường thay đổi, mức stop loss cũng có thể thay đổi theo nhưng khoảng phần trăm chênh lệnh giữa chúng không đổi. Bằng cách này, người chơi chứng khoán luôn biết số lợi nhuận thấp nhất mà anh ta có thể nhận được. “Stop loss là sự bảo vệ tốt cho những người chơi chứng khoán khỏi bị thua thiệt nặng, nó cho phép “thoát hiểm” khi mức lợi nhuận âm”, - David Fuller, giám đốc Stockcube Research của Anh và Nhà xuất bản Thông báo chứng khoán Fullermoney, cho biết. Khi thị trường chứng khoán đang trong chiều hướng ổn định thì khoảng cách giữa giá cổ phiếu hiện tại và stop loss có thể cao hơn. “Nếu chiều hướng đi lên kết thúc bằng sự tăng định giá đột ngột, thì tôi đặt stop loss cố định để bán cổ phiếu mà không có bất cứ sự thay đổi nào cả”, Fuller nói. Kiểm tra bản thân Người chơi chứng khoán cần phải hiểu rõ tại sao anh ta mua cổ phiếu và định kỳ kiểm tra lại những nguyên nhân dẫn đến quyết định mua xem chúng còn tồn tại không, Crag Hodges người lãnh đạo Quỹ Hodges Fund ở Dallas , cho biết. Hay nói một cách đơn giản hơn, “nếu tình hình biến đổi theo hướng tồi tệ, thì hãy bán số cổ phiếu đã mua”. Khoảng bốn năm trước, Hodges Fund đã mua cổ phiếu của hãng radio vệ tinh XM - Satellite Radio được thành lập vào năm 2001 với giá 3 đô-la/một cổ phiếu. Đầu tiên, Crag Hodges cho rằng giá loại cổ phiếu này có thể tăng lên đến 15-16 đô-la, nhưng ông đã tăng định giá mức bán sau khi nhận thấy Satellite Radio không những mắc mạng lưới sử dụng cho những cá nhân mà còn k‎ý hợp đồng với những hãng sản xuất ô-tô để lắp radio của mình vào những chiếc ô-tô do các hãng này sản xuất. Theo đánh giá của Hodges, việc tăng mạng lưới khách hàng tất sẽ kéo theo sự tăng lợi nhuận cho hãng. Hodges bán cổ phiếu Satellite Radio của mình vào đầu năm 2005 với giá mỗi cổ phiếu là 35 đô-la. Ông đưa ra quyết định này sau buổi gặp gỡ hàng năm với những nhà đầu tư, ban lãnh đạo Satellite Radio nói về việc “mở rộng mạng lưới người sử dụng nhưng không có một lời nào nói về những lợi nhuận thu được”. Hodges hiểu rằng: ‎quan điểm của ông cho rằng việc tăng số lượng người sử dụng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của Satellite Radio đã không đúng với sự thực. Và hóa ra quyết định bán số cổ phiếu này của ông là hoàn toàn đúng đắn: một thời gian ngắn sau cổ phiếu của Satellite Radio bắt đầu giảm. Giá cổ phiếu thậm chí giảm xuống tới 10 đô-la (Hodges lại một lần nữa mua cổ phiếu của hãng ở mức giá này), và hiện nay giá lại tăng lên  14 đô-la. Quan sát thị trường Nếu tình hình thị trường chứng khoán xấu đi, theo Morgan, những người chơi cổ phiếu nên bán bớt một số cổ phiếu của mình. “Có thể bạn không muốn hoàn toàn rút khỏi cuộc chơi, vì vậy hãy rút một phần vốn đầu tư của mình để bảo toàn lực lượng. Và sau đó một thời gian hãy phân tích lại tình hình thị trường để đưa ra những quyết định mới”, - ông nói. Trong trường hợp này, việc đầu tiên là bán đi phần đầu tư mạo hiểm nhất, sau đó bán một phần cổ phiếu của những công ty nhỏ vì nó có thể giảm giá nhiều hơn những cổ phiếu của những “cây đại thụ”, Skott Billodo - Giám đốc đầu tư vào những công ty vừa và nhỏ Fifth Third Asset Management - chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, một số nhà chơi chứng khoán chuyên nghiệp lại cho rằng không nên chộp lấy các pha lên hay xuống của thị trường nói chung mà tập chung sự chú ‎ý‎ vào cổ phiếu của những công ty nhất định nào đó. “Chúng tôi không dự đoán chiều hướng của thị trường mà tập chung vào việc tìm kiếm những cổ phiếu có triển vọng”, - Hodges nói. Còn Fuller thì có hai chiến lược – đầu tư vào đầu cơ. Sau khi xác định những cổ phiếu có tính dài hạn, ông lập danh mục đầu tư lâu dài bao gồm những cổ phiếu mà ông sẽ giữ trong dài hạn có thể từ vài năm đến một chục năm. Đối với những cổ phiếu này sự dao động ngắn và trung bình về giá không làm ông bận tâm. Thậm chí, ông còn mua thêm mỗi khi giá xuống. Theo Fuller thì thông thường đây là những cổ phiếu của thị trường nguyên liệu, kim loại qu‎ý. Còn trong chiến lược đầu cơ thì bản danh mục đầu tư của ông lại phụ thuộc vào sự dao động trên thị trường và số lượng cổ phiếu thuộc lại hình đầu tư này của ông cũng nhiều hơn. Fuller thường thực hiện các giao dịch mua cổ phiếu loại này thông qua những hợp đồng với giá ấn định trước thời điểm giao nhận cổ phiếu. Trong danh mục này ông cũng có những đầu tư dài hạn. Thời điểm bán cổ phiếu được xác định bởi tình hình thị trường hoặc nhờ vào stop loss. Đầu tư chứng khoán điều quan trọng nhất là phải xây dựng chiến lược kinh doanh. Từ đó giúp họ ra các quyết định giao dịch đúng đắn. Trong tình hình thị trường Việt Nam hiện nay đang rất biến động, cách tốt nhất để sinh lời là đi theo thị trường. Vì xu hướng tất yếu của thị trường là luôn luôn đi lên. Hiện nay chỉ số Nasdaq là 2780, S&P 500 là 1557 (số liệu cập nhật ngày 05/10/2007). Như vậy chúng ta thấy nếu như thị trường không có một sự đổ vỡ đồng loạt (điều này rất ít xảy ra), thì xu hướng đi lên là tất yếu. Chiến lược đi theo thị trường được còn được gọi là đầu tư theo chỉ số hay đầu tư thụ động. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về chiến lược kinh doanh này. Chỉ số là gì? Chỉ số là một đại lượng so sánh sự thay đổi mức giá của thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc được chọn trước. Ở Việt Nam, có hai chỉ số chính thức là VN-Index và HASTC-Index được tính toán từ tất cả các cổ phiếu có mặt trên sàn Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội. Bên cạnh đó còn một số chỉ số khác, sẽ được đề cập trong phần kế tiếp của bài viết này. Đầu tư chỉ số là gì? Nguyên tắc đầu tiên của chiến lược này là mua tất cả các chứng khoán có trong chỉ số, với tỷ trọng vốn đầu tư bằng đúng tỷ trọng vốn hóa của từng cổ phiếu trên thị trường. Khi đầu tư theo chiến lược này phầm trăm thay đổi của chỉ số bằng đúng phầm trăm lợi nhuận. Ví dụ: trên thị trường có 3 cổ phiếu A, B, C với thông tin như sau: Khi đó với một số vốn nhất định, ta sẽ phân bổ cho các cổ phiếu theo tỷ trọng giá trị thị trường tại thời điểm mua vào: Như vậy phần lợi nhuận của danh mục đầu tư bằng đúng sự gia tăng của chỉ số đại diện cho danh mục. Khi đầu tư theo cách này ưu điểm là không tốn chi phí thời gian và chi phí tài chính cho sự phân tích mà vẫn dễ dàng kiếm được lợi nhuận khi chỉ số gia tăng. Tuy nhiên hiện nay trên sàn có rất nhiều cố phiếu (hơn 200
Tài liệu liên quan