Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở lươn đồng

KTNT - Do sản lượng lươn thu được từ sinh sản nhân tạo còn khiêm tốn nên đa phần lươn thả nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Lươn tuy có sức chịu đựng tốt, nhưng do điều kiện bể nuôi có nhiều điểm khác biệt so với môi trường tự nhiên nên sức đề kháng của lươn phần nào giảm sút. Nguyên nhân là do quá trình đánh bắt gây chấn động mạnh, thời gian dự trữ nhiều ngày không cho ăn làm lươn bị đói. Trong quá trình nuôi, sự thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường nước, thức ăn, chỗ trú ngụ cũng là nguyên nhân suy giảm sức khỏe của lươn, tạo cơ hội cho vi khuẩn

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở lươn đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở lươn đồng KTNT - Do sản lượng lươn thu được từ sinh sản nhân tạo còn khiêm tốn nên đa phần lươn thả nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ tự nhiên. Lươn tuy có sức chịu đựng tốt, nhưng do điều kiện bể nuôi có nhiều điểm khác biệt so với môi trường tự nhiên nên sức đề kháng của lươn phần nào giảm sút. Nguyên nhân là do quá trình đánh bắt gây chấn động mạnh, thời gian dự trữ nhiều ngày không cho ăn làm lươn bị đói. Trong quá trình nuôi, sự thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường nước, thức ăn, chỗ trú ngụ cũng là nguyên nhân suy giảm sức khỏe của lươn, tạo cơ hội cho vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công và gây bệnh. Hiện nay, lươn nuôi đa phần mắc bệnh do ký sinh trùng gây ra, tiêu biểu là các bệnh đóng dấu, nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đỉa. Xin mô tả triệu chứng, cách chữa trị một bệnh thường gặp ở lươn: Bệnh đóng dấu: Bệnh xảy ra khi lươn bị xây xát, khi đó các vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ bám vào vết thương và sinh sống, phát triển dần thành những vết loét lớn. Trên mình lươn xuất hiện những vết hình tròn hoặc bầu dục màu đỏ xen lẫn với các vùng da bị giập nát. Nếu bệnh nặng, đuôi lươn sẽ bị rụng, bơi lội khó khăn, đầu lươn thường ngóc lên khỏi mặt nước để thở, lươn mệt mỏi, yếu dần rồi chết. Ngoài sử dụng Cenplex Cu, bà con có thể dùng thuốc trộn vào thức ăn cho lươn ăn liên tục trong 5 ngày như: Vime- fenfish 500, 1 lít/2,5 tấn lươn, hoặc dùng Sulfamidine 0,5gr/50kg lươn. Bôi thuốc tím (Potassium permanganate) trực tiếp lên vết loét. Bệnh tuyến trùng: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên. Nếu nhiễm khối lượng lớn, ruột lươn sưng đỏ, rối loạn tiêu hoá, hậu môn sưng, lươn hoạt động yếu ớt, kiệt sức và chết. Cách chữa trị: Sử dụng thuốc xổ sán lãi như VimeClean 1kg/4 tấn lươn, cho ăn liên tục 3 ngày. Bệnh nấm thủy mi: Còn gọi là bệnh nấm nước, bọ gòn. Bệnh do nấm kí sinh gây nên, những sợi nấm bám chặt vào da lươn, hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu, yếu dần rồi chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh. Cách chữa trị: Xử lý nước bằng Cenplex Cu, liều dùng khoảng 10g/m3 nước. Xử lý lần đầu nấm sẽ rơi rụng, liên tục vài lần nữa lươn sẽ liền vết ghẻ. Bệnh đỉa: Do đỉa bám vào phần đầu lươn, phá hoại mô bì, hút máu khiến vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn. Dùng Cenplex Cu, liều lượng 5-10g/m3 nước trong bể nuôi lươn. Liên tục vài lần sẽ dần liền các vết viêm nhiễm. Ngoài các bệnh do ký sinh trùng gây nên, lươn nuôi còn mắc một số bệnh do lỗi kỹ thuật như ăn phải mồi trộn thuốc nên nội tạng bị hư. Thả nuôi với mật độ dày trong điều kiện nước nhiều chất thải và thức ăn thừa gây thiếu ôxy nghiêm trọng; mức nước trong bể thấp hoặc bể nuôi không được làm mát khiến nhiệt độ nước tăng cao... Các yếu tố bất lợi trên khiến lươn tiết nhiều nhớt. Độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng to, chết hàng loạt. Để phòng bệnh, cách duy nhất là chọn mua giống có nguồn gốc rõ ràng, thả nuôi với mật độ vừa phải, thường xuyên vệ sinh bồn bể.
Tài liệu liên quan