1. Ngôn từ, yếu tố đầu tiên và vô cùng
quan trọng của tác phẩm, là chất liệu và là
chất men cho tác phẩm. Nhà văn Bùi Bình
Thi nói: “Chữ trong văn xuôi cần có
men câu chữ trong truyện ngắn nói
riêng nó lên men, nó toả hương, nó rủ rê
dắt dẫn, nó quyến rũ ta, nó là cái hồn của
câu chuyện”. Do dung lượng nhỏ mà sức
chứa phải lớn nên trong truyện ngắn ngôn
ngữ phải chắt lọc, cô đọng, hàm súc, câu
chữ tinh gọn, đòi hỏi ở nhà văn một thái
độ lao động hết sức nghiêm túc, mà
Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu nhất sử
dụng phương pháp sáng tác này. (*)
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 tại Hà
Nội trong một gia đình nho giáo, con cụ
Tú Hải Vân, thời còn trẻ ông đã theo gia
đình sinh sống tại nhiều tỉnh miền Trung.
Năm 1929, tham gia bãi khoá bị đuổi học,
trốn sang Băng Cốc, bị bắt giải về nước và
bị bỏ tù; năm 1937 sống bằng nghề viết,
năm 1938 sang Hồng Kông đóng phim
Cánh Đồng Ma, năm 1945 theo Việt
Minh, mất năm 1987 tại Hà Nội
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011
41
CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ CỦA NGUYỄN TUÂN
TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI
TRỊNH VIẾT TOÀN (*)
NGUYỄN ĐÌNH ĐƯƠNG (**)
TÓM TẮT
Cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân hết sức độc đáo. Việc vận dụng ngôn từ của
ông trong vang bóng một thời thể hiện rõ điều này. Ông đã sử dụng hệ thống từ cổ, từ Hán
Việt, tiếng lóng, thành ngữ, nghệ thuật vẽ mây nảy trăng, từ ngữ chỉ thời gian mang tính
hoài cổ, biện pháp tu từ tương phản, phép tách từ... đạt hiệu quả cao.
ABSTRACT
Nguyen Tuan’s use of words in “Once Famous” was very original,. He effectively
employed a system of archaic words, words of Chinese origin, slangs, idioms, figurative
words, words denoting time of the past, rhetoric words showing contrast, words which
can split.
1. Ngôn từ, yếu tố đầu tiên và vô cùng
quan trọng của tác phẩm, là chất liệu và là
chất men cho tác phẩm. Nhà văn Bùi Bình
Thi nói: “Chữ trong văn xuôi cần có
men câu chữ trong truyện ngắn nói
riêng nó lên men, nó toả hương, nó rủ rê
dắt dẫn, nó quyến rũ ta, nó là cái hồn của
câu chuyện”. Do dung lượng nhỏ mà sức
chứa phải lớn nên trong truyện ngắn ngôn
ngữ phải chắt lọc, cô đọng, hàm súc, câu
chữ tinh gọn, đòi hỏi ở nhà văn một thái
độ lao động hết sức nghiêm túc, mà
Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu nhất sử
dụng phương pháp sáng tác này. (*)
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 tại Hà
Nội trong một gia đình nho giáo, con cụ
Tú Hải Vân, thời còn trẻ ông đã theo gia
đình sinh sống tại nhiều tỉnh miền Trung.
Năm 1929, tham gia bãi khoá bị đuổi học,
(*)
Trường Đại học Sài Gòn
(**)
Trường Đại học Thủ Dầu Một
trốn sang Băng Cốc, bị bắt giải về nước và
bị bỏ tù; năm 1937 sống bằng nghề viết,
năm 1938 sang Hồng Kông đóng phim
Cánh Đồng Ma, năm 1945 theo Việt
Minh, mất năm 1987 tại Hà Nội.
Trên văn đàn, Nguyễn Tuân không
phải là người viết nhanh, viết nhiều so với
đồng nghiệp. Vốn sống, vốn văn hoá, vốn
chữ nghĩa giàu có của ông so với những gì
viết ra quả chưa tương xứng, bởi vì ông là
người viết rất kĩ, rất công phu. Với
Nguyễn Tuân “Đã viết thì phải độc đáo,
phải in đậm cá tính, phong cách riêng của
mình trên trang sách. Nghĩa là phải viết
cho ra Nguyễn Tuân, mỗi lần đặt một câu,
một chữ lên trang giấy trắng, phải làm
sao để có thể nói được dõng dạc với độc
giả: Đây là văn Nguyễn Tuân, đây là chữ
nghĩa của Nguyễn Tuân!” (Nguyễn Đăng
Mạnh). Vâng “Đọc nhiều, tra cứu nhiều,
đi nhiều, xem nhiều, tích lũy nhiều – Mỗi
lần cầm bút là cân nhắc từng chữ, từng
42
câu, viết xong còn đọc đi đọc lại nhiều lần
để kiểm nghiệm lại không chỉ bằng mắt
mà cả bằng tai mà phải ngửi lại, nếm lại
cái lời mình viết ra kia có khi lại như
chính lòng bàn tay mình phải sờ lại những
góc cạnh câu viết của mình” (Về tiếng ta).
Đúng là bản chất của con người nghệ sĩ
Nguyễn Tuân. Chính với sự chịu khó cam
khổ, ý thức trách nhiệm cao về ngòi viết
của mình, Nguyễn Tuân trở thành gương
sáng khổ luyện ngôn từ, thành “ông lái
bậc thầy con thuyền chữ trên một dải sông
văn đầy thác ghềnh”. Đọc văn Nguyễn
Tuân, nhà văn Nguyễn Quang Sáng hết lời
ca ngợi: “Đọc Nguyễn Tuân thấy hay từng
chữ một”.
2. Trong số những tác phẩm trước
cách mạng, Vang bóng một thời - “chùm
quả chín xếp rất đều, rất đẹp” được nhắc
đến nhiều hơn cả. Tập truyện đã làm sống
lại cả một thời phong kiến đã qua với
những nghệ thuật cổ thanh cao, những nếp
sống, sinh hoạt xã hội nho phong của một
nền văn minh xưa cũ, nó cũng là niềm
nuối tiếc của một tâm hồn hoài cổ trước
những cái hay, cái đẹp, những nghệ thuật
cầu kì của một thời đại đã qua, cái thời ấy
nay đã chết rồi, chỉ còn để lại một tiếng
vang: Vang bóng một thời. Đọc Vang
bóng một thời của Nguyễn Tuân, ta có
cảm tưởng gần giống như khi ngắm một
bức hoạ cổ. Gần giống, vì hoạ sĩ, tác giả
bức hoạ cổ, là người thời xưa, có cái óc
của thời nay và có những nét, những mầu
của thời nay, còn tác giả Vang bóng một
thời chỉ là người khơi đống tro tàn của dĩ
vãng để bày lại trước mắt ta những cái ta
đã biết qua hay chưa biết rõ.
Vang bóng một thời không chỉ có nội
dung phong phú mà còn đạt đến đỉnh cao
về phong cách nghệ thuật. Mặc dù viết về
thời đã qua nhưng tác phẩm vẫn gợi lên
được không khí cổ kính, sinh động. Để
làm công việc “phục chế” lại cái thời đã
qua, Nguyễn Tuân chọn lọc và sử dụng tài
tình hệ thống ngôn từ trong tập truyện đặc
sắc này. Triệu Thị Huệ có viết: “ Tác giả
Vang bóng một thời đã sử dụng hệ thống
từ cổ, từ Hán Việt một cách đắc địa.
Những từ cổ này được kết hợp hài hoà,
chặt chẽ với những cảnh, những người
trong quá khứ, tạo nên một hiệu quả đặc
biệt. Người ta có cảm giác như sống với
quá khứ, như đang trò chuyện với những
nhân vật trong trang sách”. Hoàng Như
Mai cũng đã nhận xét: “Mở cuốn Vang
bóng một thời, người ta tưởng như mở hai
cánh cửa bước vào một nhà bảo tàng văn
hoá dân tộc, nơi đó trưng bày những hiện
vật của một thời xưa”.
Ấn tượng về sự xưa cũ, cổ kính một
phần được tạo ra bởi hệ thống từ cổ kết
hợp với những địa danh, tên gọi, cách nói,
cách xưng hô mang dấu ấn của một thời,
xuất hiện dày đặc trong tác phẩm. Những
cái tên: Chùa Đồi Mai, xứ Đồng Côn, làng
quan Công Sứ, khoa thi Mậu Ngọ, nhà
nước bảo hộ, viên giám trảm, lính cơ, cụ
nghè giờ đây đã trở thành xa lạ, thậm
chí gây thắc mắc đối với người đọc đương
thời nhưng lại giúp chúng ta rất nhiều
trong hành trình trở về quá khứ. Có thể kể
ra rất nhiều từ cổ, cách nói, cách xưng hô,
như đã nói ở trên: Thụ một ít lộc Phật, ít
nhời, chén tống chén quân, ấm quần tử,
ấm Thế Đức màu gan gà, ấm đồng cò bay,
kim hoả (Những chiếc ấm đất); người
bạn đồng song, thả thơ, cái níp sách sơn
son (Thả thơ); phiến trát, Sơn Hưng
Tuyên đốc bộ đường, thầy thơ lại, ngục
43
tốt, án thư, bộ tứ bình, bức trung đường,
đồng tiền kẽm, lạc khoản, thoi mực, bái
lĩnh (Chữ người tử tù); điệu cổ phong,
ngâm gói hạc (Chén trà trong sương sớm);
trường thi, lọng vàng, mùi nghi vệ, quan
chánh chủ khảo, kinh truyện, “Báo oán
giả, tiên nhập, báo oán giả, thứ nhập”
(Báo oán). Việc sử dụng hệ thống từ cổ
độc đáo như trên vừa thể hiện dụng ý của
nhà văn lại vừa nói lên một cách đầy đủ
nhất sự hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ của ông
về nhiều phương diện như lịch sử, văn hoá
và xã hội.
Hệ thống từ Hán Việt trong Vang
bóng một thời cũng được sử dụng với mật
độ dày đặc. Từ Hán Việt chiếm một bộ
phận lớn trong vốn từ của người Việt.
Trong văn học, các nhà văn sử dụng lớp từ
này để tạo sự trang trọng, hàm súc cho câu
văn. Tuy nhiên dùng một cách dày đặc về
số lượng và có hiệu quả cao về chất lượng
như Nguyễn Tuân thì hẳn không có nhiều.
Đó cũng là lí do khiến nhiều người đánh
giá văn Nguyễn Tuân khó đọc, khó hiểu
và chỉ hợp với tầng lớp trí thức mà thôi.
Chỉ thống kê sơ lược một số truyện
trong Vang bóng một thời như Chữ người
tử tù, Thả thơ, Báo oán ta cũng sững sờ
khi thấy nhà văn sử dụng vốn từ này với
liều lượng cao.
Thả thơ: 127 từ (có lặp lại)
Chữ người tử tù: 144 từ (có lặp lại)
Báo oán: 283 từ (có lặp lại)
(Sự thống kê trên có thể chưa đầy đủ
vì một số từ rất khó phân định ranh giới
Hán Việt – thuần Việt, do người Việt sử
dụng quá quen thuộc).
Đây là đoạn đối thoại mà người bạn
học nói với ông Đầu Xứ Anh trong truyện
Báo oán:
“Đại huynh lúc không may lâm bệnh
rời bãi trường, phải bỏ lại trên cỏ bản
giáp bài kinh nghĩa. Là một người tự biết
mình bất tài, tiểu đệ đã mạn phép hiền
huynh điền vào quyển của đệ những lời
gấm hoa đanh thép bị bỏ phí kia. Nay
được vào kì đệ nhị, gọi là có món quà
mọn gửi lại, xin đại huynh nhận cho”.
Đoạn văn rất ngắn mà nhà văn dùng
đến mười ba từ Hán Việt (chiếm gần một
phần ba). Cách dùng từ như vậy phát huy
được sức nặng về nghĩa của nó, diễn tả
đúng hiện thực việc thi cử do triều đình
nhà Nguyễn tổ chức. Người có tài trở nên
vô dụng, kẻ vốn vô dụng thì được triều
đình cho là hữu dụng. Những truyện ngắn
như thế giúp người đọc thấy được lịch sử
dân tộc có những trang thật buồn tủi. Đó
cũng là lí do mà Hà Bình Trị trong bài
viết “Thầy chữ Nguyễn Tuân” đã nhận
xét: “Đến nay, dường như chưa có cây
bút nào vượt được Nguyễn Tuân trong
việc gợi lên không khí cổ kính của một
quá vãng xa xôi”.
Bên cạnh sử dụng từ Hán Việt, từ cổ,
nhà văn còn có cách dùng từ rất hình
tượng: Lũ, tên, bọn, kẻ... “lũ cây chuối
mật” (Chém treo ngành), “gông lũ tù dây
va vào nhau”, “Lũ tử tù bị trói giật cánh
khuỷu” (Chữ người tử tù), “Lũ chó mẹo”
(Ném bút chì), “lũ bầu nậm trước sân nhà
cô Tú” (Ngôi mả cũ), “lũ quay quắt”
(Chữ người tử tù), “Bọn vợ lính cơ”,
“Bọn hắn chịu án trảm” (Chém treo
ngành),“ Bọn Bá Huần Kim Sơn”,
“Cả bọn kéo nhau lên giường”(Ném bút
chì), “tên tử tù” (Chém treo ngành), “Kẻ
điên cuồng” (Chém treo ngành).
Ông cũng vận dụng một số thành ngữ
như “Lúc lên voi, lúc xuống chó” (Đánh
44
thơ), “Màn trời chiếu đất” (Ngôi mả
cũ) tạo cho lời văn mang tính triết lí
cao.
Khi miêu tả sự vật, Nguyễn Tuân sử
dụng từ ngữ giàu hình ảnh làm cho sự
vật được miêu tả mang tính người, có
nghĩa hàm ẩn lớn. Một số câu như: “Giọt
lệ nhà của những người mặc áo vải rỏ rơi
xuống thì cát nơi bãi sông cứ việc thấm
hút và uống cạn” “Nước một con sông
hiền lành đẩy nhẹ cánh hoa vô định lừ lừ
trôi một mình theo những cái xoáy nước
yếu đuối.” (Đánh thơ), “Một ngôi sao
Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống
phía chân trời không định” (Chữ người tử
tù). Cùng với những cách nói rất trang
trọng “Tiếng đàn hát của giai nhân”,
“Đặt tiền bên chiếu bạc văn chương”
(Đánh thơ), “Bát tràng màu xanh quan
lục” (Hương cuội)
Là người vốn kĩ lưỡng trong mọi sinh
hoạt đời sống, Nguyễn Tuân cũng rất cẩn
thận, kĩ càng trong từng chữ, từng câu văn
của mình. Khi viết, nhà văn hết sức tiết
kiệm ngôn từ, tả ít gợi nhiều, chủ yếu
dùng nghệ thuật “Vẽ mây nảy trăng” (chữ
dùng của Kim Thánh Thán, nhà phê bình
văn học Trung Quốc). Để làm nổi bật
nhân cách cao đẹp và tài năng lỗi lạc của
Huấn Cao, tác giả tập trung miêu tả tấm
lòng “trọng nghĩa liên tài” của quản ngục
và thơ lại. Chi tiết quản ngục nhận thấy
mình chỉ là “một kẻ tiểu lại giữ tù” “ngu
muội” cũng đủ làm nổi lên khí phách
“chọc trời khuấy nước”, “hoài bão tung
hoành” và “tài năng phi thường” của
Huấn Cao. Trong Chém treo ngành, cái tài
“chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn
dính vào cổ bằng làn da gáy” của Bát Lê,
vai trò của ông trong ngày xử trảm mười
hai tên tử tù, nhà văn dùng lời của viên
quan Tổng Đốc “Nếu như cái nghề chém
đặc biệt của chú không thể truyền lại cho
một người nào được thì một lần cuối cùng
này, chú cũng nên cho một vị quan Tây ở
đây thấy rõ cái cách chém của một người
đầy tớ hầu cận ta là như thế nào”. Dùng
nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” làm cho tác
phẩm với số trang ít mà giọng điệu, biến
hoá, nhiều tình tiết sinh động, góp phần
thể hiện một cách kín đáo tính khuynh
hướng của tác phẩm, tránh luỡi kéo kiểm
duyệt của nhà cầm quyền đương thời, ẩn
giấu tấm lòng yêu nước, gắn bó với cội
nguồn dân tộc của tác giả.
Nhà văn làm công việc “phục cổ”,
nên ngay cả từ ngữ về thời gian cũng ở thì
quá khứ, mang tính hoài cổ. Thời gian
trong các truyện in đậm tính chất thời gian
của truyện cổ tích. Nếu truyện cổ tích
thường lấy cách nói “ngày xửa ngày xưa”
làm điểm dẫn vào câu chuyện thì Nguyễn
Tuân dùng cách nói “Cái thời ấy, vào
quãng thời gian ấy, cái hồi, hồi ấy, trước
kiaTác giả miêu tả nhân vật trong sự
xoay chiều, hồi tưởng về quá khứ.
Ông sử dụng phép tương phản trong
khi xây dựng các hình tượng người tử tù
Huấn Cao, người quản ngục và thơ lại.
Huấn Cao kẻ “cổ đeo gông”, “chân vướng
xiềng” nhưng hiện lên như một vị vua có
uy quyền, kẻ cứu rỗi. Quản ngục, kẻ đại
diện cho pháp luật, nắm trong tay mạng
sống của Huấn Cao lại khúm núm, sợ hãi
mà tác giả dùng từ “ngấc đầu” gây ngữ
cảm rất tội nghiệp. Ngay chính quản ngục
và thơ lại cũng có sự tương phản giữa con
người hành chính và con người thực chất
của họ. Chữ của Huấn Cao lẽ ra phải được
viết trong một môi trường sang trọng
45
nhưng việc cho chữ lại diễn ra trong “một
buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy
màng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột
và gián”. Trong truyện Thả thơ, chỗ đức
Thánh Tổ (tức vua Minh Mạng) đã ngự
bút châu phê, câu văn ngài còn khắc trên
đá, lẽ ra phải được tôn kính thì lại là nơi
vợ chồng Phó Sứ và Mộng Liên yêu nhau
say đắm đến chết.
Khi bàn về ngôn ngữ của tác phẩm,
chúng ta không thể không tìm hiểu kĩ
lưỡng các biện pháp tu từ được sử dụng.
Các biện pháp tu từ là những cách diễn đạt
làm cho lời văn đẹp, ý văn sâu. Với văn
Nguyễn Tuân, đặc biệt là Vang bóng một
thời, tác phẩm được xem là gần đạt tới sự
“toàn thiện toàn mĩ”, các biện pháp tu từ
có vai trò không nhỏ.
Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh Bát Lê
khi tập chém chuối chuẩn bị bước vào
buổi hành hình mười hai tên tử tù “Trên
đống thân cây trơn ướt, Bát Lê vẫn làm
việc, nhảy nhót như một kẻ điên cuồng”
rồi “như một võ sinh sắp trổ tài ở võ
trường” (Chém treo ngành). Huấn Cao
đuợc ví “Một ngôi sao Hôm nhấp nháy
như muốn trụt xuống phía chân trời không
định” (Chữ người tử tù). Miêu tả cha con
cụ Ấm uống trà “Trông hai cha con uống
nước mà y như một đôi thầy trò vào một
giờ học ôn buổi sớm mai” (Chén trà trong
sương sớm). Cảnh trường được so sánh
“Đứng xa trông người vô sự mà không
có chữ tưởng đâu như dân cả một làng
nào đang đốt đuốc bắt ếch. Càng tiến lại
gần trường, người ta có cảm tưởng rùng
rợn như khi chịu bó tay đứng nhìn một
đám cướp lớn bật hồng phá nhà lấy của
trên xóm trên” (Báo oán)
Phù hợp hoàn cảnh, mục đích, nhà văn
chọn lọc từ ngữ, cách nói khác nhau. Cái
không khí lạnh lẽo, ma quái của cảnh chết
chóc ở pháp trường đã man rợ càng tăng
thêm phần rùng rợn qua cách nhận diện và
so sánh của tác giả:
“Bãi cỏ im lìm đến nỗi tiếng gông lũ
tù dây va vào nhau theo một nhịp bước rụt
rè nghe cứ rõ mồn một như tiếng sênh
người chấp hiệu định liệu bước đi cho cỗ
đòn đám” (Chém treo ngành)
Nguyễn Tuân luôn thể hiện sự phong
phú về tài năng của mình ở chỗ, khi cần
không khí ảm đạm thì lối so sánh, dùng
hình ảnh cũng mang vẻ thê lương chết
chóc. Viết về những cảnh sinh hoạt an
bình của người xưa, từ cách dùng biện
pháp tu từ đến giọng điệu đều trong sáng
và đẹp lạ lùng:
“Đây là cái màu dịu mắt của chất
ngọc bích, đấy là cái thứ ao xanh của ông
quan Tư mã đất Giang Châu dùng lau
nước mắt khi thương đến một người con
hát giữa một con thuyền trống trải trôi
trong một đám lau sậy ven sông” (Ngôi
mả cũ)
Cái màu áo của cậu Chiêu dưới giàn
bầu nậm, trong làn nắng được tác giả hình
dung kì lạ làm sao! Câu văn trở nên nhẹ
nhàng, nhịp điệu cứ trầm bổng du dương
khiến người đọc có sự liên tưởng phong
phú về một cuộc sống bình lặng, giản dị
và chan hoà.
Đến những suy nghĩ của sư cụ chùa
Đồi Mai cũng đầy chất thơ: “Ví buổi trưa
hè này là một đêm có bóng trăng dãi lạnh
lùng và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa
non đào thì những giọt sao kia có đủ cái
thi vị của một cuộc đánh dấu con đường về
của khách tục trở lại trần sau khi chia tay
cùng chúa động” (Những chiếc ấm đất)
46
Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như
minh hoạ cho hai câu thơ của Nguyễn
Công Trứ:
“Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng dành để tháng ngày chơi”
Với ông, cái gì cũng phải đạt đến độc
đáo thì mới hài lòng. Độc đáo từ cách
chọn đề tài, bố cục, kết cấu, xây dựng
hình tượng đặc biệt là ngôn ngữ. Từ
ngữ miêu tả dụng cụ của bọn cướp cũng
rất đặc biệt, nhà văn dùng loại tiếng
lóng: “bút chì”, “lá chắn”, “bút chùng”.
Khi họ chuẩn bị đám cướp to, tác giả
dùng cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”.
Cách dùng từ tạo nên không khí bí ẩn, lạ
lùng, làm rõ sự lén lút bất chính của bọn
người này.
Nguyễn Tuân còn có thủ pháp rất đặc
biệt là phép tách từ. Một số cụm từ như:
Khoa và hoạn, danh và lợi, vàng và son,
màn trời chiếu đất, bóng thì loáng lẽ ra
đi chung và cùng diễn đạt một ý nhưng tác
giả tách ra thành lối diễn đạt riêng, để phát
huy ý nghĩa riêng, làm cho mỗi từ có thêm
một nghĩa mới mẻ. Trong truyện Một cảnh
thu muộn, nói về những vị quan đậu đạt
mà không ra làm quan thì gọi là “có khoa
mà không có hoạn”. Còn khi nói về tình
cảm của người dân quê đối với cụ Nghè
Móm vừa từ quan về quê trong truyện
ngắn Thả thơ, tác giả viết: “Dân quê hiền
lành vốn mến người có khoa hơn là có
hoạn”.
Từ Hán Việt “ khoa hoạn ” thường được
dùng để nói về việc học hành thi cử đỗ đạt
và ra làm quan của các cụ nhà Nho. Tuy
nhiên, đến thời Nguyễn Tuân, Nho học
không còn chiếm vị trí độc tôn nữa, con
đường khoa hoạn cũng không có sức thu hút
những người có học như trước nữa. Một số
nhà Nho vì chán ngán thực tại xã hội nên
cũng có “khoa” tức có học hành, không có
“hoạn” nghĩa là không ra làm quan. Cách
tách từ như vậy là rất tinh tế, diễn tả đúng
cuộc sống của một bộ phận không nhỏ các
nhà Nho thời bấy giờ.
Việc tách từ này cũng được nhà văn
vận dụng khi tỏ thái độ mỉa mai quan
Đổng lí Quân vụ trong Chém treo ngành -
kẻ quen ngả mình trên ghế bành “vàng và
son” mà quan liêu hách dịch. Cũng như
những đứa “dốt cay dốt đắng” mà vung
tiền để học đòi thú chơi tao nhã trong
Đánh thơ Ta còn gặp hiện tượng tách từ
trong Ngôi mả cũ khi Nguyễn Tuân diễn
đạt lại cảnh âm u hoang dã của rừng Hưng
Hoá, nơi cô Tú và cậu Chiêu dắt nhau
chạy loạn. “Màn trời có những vòm cây
lá âm u. Chiếu đất có những cỏ áy, sim lụi
và những cành cây mục bở với những đàn
kiến lửa nối nhau ngày đêm bò liền liền
như là quan quân đi tiễu giặc”. “Màn trời
chiếu đất” vốn là thành ngữ nhưng được
tách ra tạo cho câu văn có tính cụ thể hơn.
3. Có thể nói Vang bóng một thời đã
đạt đến đỉnh cao về trình độ sử dụng từ.
Chính tác phẩm này là cơ sở đưa Nguyễn
Tuân trở thành bậc thầy của nghệ thuật
ngôn từ Việt Nam. Có được điều đó là
nhờ truyền thống gia đình, kiến thức uyên
bác, năng khiếu văn chương, sự am tường
nhiều lĩnh vực nghệ thuật của nhà văn.
Đặc biệt do quá trình lao động nghệ thuật
nghiêm túc và hết mình, tình yêu của tác
giả đối với văn hoá và ngôn ngữ dân tộc
nên những trước tác của Nguyễn Tuân
để lại mãi mãi là viên ngọc quý về sử
dụng ngôn từ, trong kho tàng văn học
Việt Nam.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Mạnh, (1999) Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Mạnh, (1988) Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Nguyễn Tuân, (1986) chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
4. Nguyễn Tuân, (2000) Nguyễn Tuân toàn tập – tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Nguyễn Tuân, (1998) tuyển tập Nguyễn Tuân – tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Nguyễn Tuân, (2001) Vang bóng một thời, Nxb Đồng Nai
7. Nhiều tác giả, (1998) Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nhiều tác giả, (2004) Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Văn học Việt Nam.
9. Trương Chính, (1997) Tuyển tập Trương Chính – tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
10. Vũ Ngọc Phan, (1994) Nhà văn hiện đại – tập 1, Nxb Văn học và hội nghiên cứu và
giảng dạy văn học, TP. HCM.