1. Đặt vấn đề
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, so với những nhà văn cùng xu
hướng sáng tác, Hồ Dzếnh (1916-1991) đứng ở một vị trí khiêm tốn. Tác phẩm của
ông không được đón nhận sôi nổi như một số nhà văn lớn khác nhưng trải qua thử
thách khắc nghiệt của thời gian, những tác phẩm ấy vẫn âm thầm lặng lẽ sống trong
lòng người đọc. Ở lĩnh vực văn xuôi, tác phẩm của Hồ Dzếnh đã thể hiện một phong
cách riêng khó trộn lẫn cả trên bình diện nội dung lẫn hình thức. Những tác phẩm
ấy đã tạo cho người đọc ấn tượng riêng qua lối kể đậm màu sắc chủ quan, cách tổ
chức lời văn và điểm nhìn trần thuật đặc biệt với giọng điệu trữ tình sâu lắng, thấm
đẫm cảm xúc. Ngôn ngữ văn xuôi Hồ Dzếnh gần với ngôn ngữ thơ, mang đậm chất
thơ nên mềm mại tinh tế, uyển chuyển, có sức truyền cảm sâu sắc vừa chuyển tải
được cảm xúc của cái tôi trữ tình vừa góp phần hình thành giọng điệu tác phẩm.
Bài viết này muốn góp phần tìm hiểu phong cách văn xuôi Hồ Dzếnh qua cách thức
tổ chức lời văn nghệ thuật.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 16-23
CÁCH THỨC TỔ CHỨC LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI HỒ DZẾNH
Ngô Thị Hy
Trường Đại học An Giang
1. Đặt vấn đề
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, so với những nhà văn cùng xu
hướng sáng tác, Hồ Dzếnh (1916-1991) đứng ở một vị trí khiêm tốn. Tác phẩm của
ông không được đón nhận sôi nổi như một số nhà văn lớn khác nhưng trải qua thử
thách khắc nghiệt của thời gian, những tác phẩm ấy vẫn âm thầm lặng lẽ sống trong
lòng người đọc. Ở lĩnh vực văn xuôi, tác phẩm của Hồ Dzếnh đã thể hiện một phong
cách riêng khó trộn lẫn cả trên bình diện nội dung lẫn hình thức. Những tác phẩm
ấy đã tạo cho người đọc ấn tượng riêng qua lối kể đậm màu sắc chủ quan, cách tổ
chức lời văn và điểm nhìn trần thuật đặc biệt với giọng điệu trữ tình sâu lắng, thấm
đẫm cảm xúc. Ngôn ngữ văn xuôi Hồ Dzếnh gần với ngôn ngữ thơ, mang đậm chất
thơ nên mềm mại tinh tế, uyển chuyển, có sức truyền cảm sâu sắc vừa chuyển tải
được cảm xúc của cái tôi trữ tình vừa góp phần hình thành giọng điệu tác phẩm.
Bài viết này muốn góp phần tìm hiểu phong cách văn xuôi Hồ Dzếnh qua cách thức
tổ chức lời văn nghệ thuật.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Mọi tác phẩm văn học, dù là thơ hay văn xuôi đều được tạo ra bằng lời để
diễn tả cảm xúc, kể lại sự việc, nêu lên quan điểm hay những suy tư. . . của nhà văn
về cuộc sống. Đó là lời thơ, lời văn, lời tác giả, lời nhân vật. . . gọi chung là lời văn.
Nói đến lời văn là nói đến “ngôn ngữ trong tính toàn vẹn, cụ thể và sinh động của
nó chứ không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ
học có được bằng một sự trừu tượng hóa hợp pháp và tất yếu một số khía cạnh nào
đó của sự sống cụ thể của lời nói” (M.Bakhtin). Cũng cần thấy rằng “ngôn từ trong
tác phẩm văn học là một kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên trên cơ
sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã hội mà ông ta tiếp thu được. Lời văn nghệ thuật
này chính là đối tượng của sự phân tích văn học”.
16
Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh
Lời văn trong tác phẩm văn học khác lời nói thường ngày và cũng khác với
lời văn khoa học vì nó có tính tổ chức cao và hơn nữa nó đã được tổ chức theo qui
luật riêng - qui luật của nghệ thuật – tạo thành lời văn nghệ thuật: “Lời văn nghệ
thuật là một hình thức phát ngôn được tổ chức một cách có nghệ thuật”.
Lời văn nghệ thuật là một yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm, được tạo nên
bởi các yếu tố ngôn ngữ để thể hiện cuộc sống và bộc lộ tâm tư tình cảm của nhà
văn. Ngôn ngữ là chất liệu để nhà văn xây dựng nên tòa nhà văn học với những cấu
trúc thẩm mỹ độc đáo và là phương tiện để nhà văn truyền đạt thông điệp, tư tưởng
thẩm mỹ đến người đọc. Nhà văn trong quá trình tạo ra một tác phẩm nghệ thuật
cũng đã xây dựng nên một công trình nghệ thuật ngôn ngữ với những cấu trúc riêng
độc đáo. Cho nên lời văn nghệ thuật gắn bó với nội dung tác phẩm, có nghĩa là nó
mang tính nội dung, tính quan niệm và lời văn ấy phải được tổ chức phù hợp trong
việc thể hiện nội dung tư tưởng thẩm mỹ của tác giả, đặc biệt là biểu thị được thái
độ cảm xúc của chủ thể phát ngôn.
Tìm hiểu lời văn nghệ thuật là khám phá những lời nói, lời phát ngôn đã được
tổ chức một cách nghệ thuật, giàu tính hình tượng và giàu sức biểu cảm của người
kể chuyện, của các nhân vật thể hiện ở những dạng thức lời nói trực tiếp, gián tiếp,
nửa trực tiếp... Lời văn nghệ thuật là một yếu tố quan trọng, là đối tượng để giúp
chúng ta không chỉ hiểu được bức tranh đời sống được tái hiện trong tác phẩm mà
còn tìm thấy vẻ đẹp ngôn ngữ văn chương, vẻ đẹp của sự sáng tạo độc đáo ở mỗi
nhà văn.
2.2. Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ
Dzếnh
Giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn nền văn học dân tộc đã phát triển hết sức
mạnh mẽ, phong phú đa dạng theo hướng hiện đại. Trên văn đàn lúc bấy giờ có
những cây bút viết nhiều, viết khỏe trở thành quen thuộc đối với người đọc, thực sự
khẳng định được tài năng và tạo cho mình một chỗ đứng vững vàng. Cũng có những
cây bút viết không nhiều, họ chỉ âm thầm lặng lẽ viết về những điều họ trải nghiệm,
cảm xúc nhưng đã tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hồ Dzếnh là
một trường hợp như thế. Hồ Dzếnh không phải là một tác giả lớn và sáng tác của
ông cũng không nhiều. Người đọc biết đến ông với tập thơ khá nổi tiếng Quê ngoại
mang âm điệu trữ tình lắng đọng, thấm đượm tình quê hương đất nước. Ở lĩnh vực
văn xuôi, ngoài Chân trời cũ - một tập truyện được nhiều người biết đến và được
đánh giá cao – ông còn viết vài tiểu thuyết ký bút danh Lưu Thị Hạnh. Do sức hấp
dẫn riêng của ngòi bút văn xuôi trữ tình, tác phẩm của ông đã đứng vững được với
thời gian, đặc biệt là tập truyện ngắn Chân trời cũ. Không phải ngẫu nhiên mà ông
được giới nghiên cứu xếp vào chung khu vực văn xuôi của các cây bút như Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Xuân Diệu. . . Tìm hiểu về mảng sáng tác này của Hồ Dzếnh,
Trần Hữu Tá đã mạnh dạn khẳng định: “Nếu được làm nhà dự báo, tôi cả tin rằng
17
Ngô Thị Hy
truyện ngắn Hồ Dzếnh sẽ có sức sống lâu bền hơn thơ ông. Ở thể loại này, trong
những tác phẩm hay nhất như Người chị dâu tôi, Chị Yên, Sáng trăng suông. . . tác
giả vẫn phát huy được tối đa thế mạnh của Hồ Dzếnh thi sĩ. Chất thơ thấm vào
từng trang văn, tạo nên phong vị trữ tình ảo diệu”. Có thể nhận xét này của giáo sư
Trần Hữu Tá mang tính chủ quan nhưng có cơ sở xác đáng. Quả thật văn xuôi Hồ
Dzếnh đã tạo nên một phong cách riêng khá độc đáo. Một trong những đặc điểm
tạo nên phong cách văn xuôi Hồ Dzếnh là việc tổ chức lời văn nghệ thuật.
Chân trời cũ là một tập tự truyện của Hồ Dzếnh gồm nhiều truyện ngắn viết
về những người gần gũi với tác giả như người mẹ, người cha, người anh, người em
gái, người chị dâu, người chị nuôi. . . Vì thế tác phẩm được trần thuật ở ngôi thứ
nhất theo phương thức chủ quan và cái tôi tác giả luôn luôn xuất hiện bàng bạc
giữa câu chuyện để bộc lộ, để tự thể hiện mình làm cho dấu ấn chủ quan thể hiện
đậm đặc trong suốt câu chuyện. Điều này đã chi phối rất nhiều đến cách tổ chức lời
văn nghệ thuật của tác phẩm.
Có thể nói toàn bộ mạch truyện trong Chân trời cũ được dẫn dắt bằng lời
gián tiếp của người kể. Những đoạn miêu tả tâm lý của nhân vật cũng được tái hiện
bằng lời gián tiếp của chủ thể trần thuật. Hồ Dzếnh thường sử dụng lời nói gián
tiếp để thể hiện nội tâm dưới hình thức độc thoại. Dạng độc thoại thường thấy của
nhân vật Tôi - người kể chuyện là hình thức độc thoại như là sự suy ngẫm, lời tự
vấn bên trong ý thức người kể khi nhìn về quá khứ. Cũng như Thạch Lam, khi đi
vào mảng khuất tối trong thế giới tinh thần của con người, Hồ Dzếnh trong Chân
trời cũ đã có khả năng đào sâu cái tôi nội cảm phức tạp bằng những dòng độc thoại
để tự mổ xẻ mình.
Ngoài việc sử dụng lời trực tiếp để tái hiện ngôn ngữ nhân vật, Chân trời cũ
còn có lời trực tiếp của tác giả. Đây là một tập văn xuôi trữ tình mang tính chất tự
truyện, kể theo phương thức chủ quan nên lời trực tiếp của tác giả xuất hiện nhiều
để bộc lộ cảm xúc suy tư hoặc những lời tự vấn. Mạch truyện trong Chân trời cũ
thường dừng lại nhường cho những lời trực tiếp của tác giả. Nhưng đặc biệt lời trực
tiếp của tác giả xuất hiện nhiều dưới hình thức những lời “trữ tình ngoại đề” hoặc
những lời nói mang tính chất triết lý. Chẳng hạn ở truyện ngắn Chị Yên, đang kể
về cuộc đời người con gái nuôi hiền lành, mạch truyện đã dừng lại để nhà văn gửi
vào đó những dòng cảm xúc về quê hương Việt Nam, quê hương thứ hai của mình:
“Hỡi nước Nam! Tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống cày mà hương
thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói thứ tiếng của Người, vì tôi
đã thề yêu Người trên bực tuyệt vời của tôn giáo. Trên giải đất súc tích những tinh
hoa của văn chương, những công trạng của lịch sử, tôi còn ghi cả những bóng dáng
người xưa tôi thương yêu, và trong số những người này, chị Yên tôi là một”.
Lời kể vì thế mang đậm tính chất chủ quan, tạo thành đặc điểm trong cách
kể của Hồ Dzếnh. Nhà văn đã vừa kể vừa suy ngẫm, vừa bộc lộ cảm xúc cho nên
lời văn trong tác phẩm của ông luôn xen kẽ lời gián tiếp để tái hiện câu chuyện với
18
Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh
lời trực tiếp của người kể để bộc lộ, có khi là những lời tự vấn, suy ngẫm, có khi đó
là những lời trữ tình tha thiết. Mặt khác, lời gián tiếp khi tái hiện lại câu chuyện
có khi xen lẫn với lời trực tiếp của chủ thể trần thuật dưới hình thức đối thoại với
nhân vật tạo thành lời văn gián tiếp hai giọng thật đặc biệt. Lời trực tiếp của tác
giả lúc này hướng tới đối tượng đang kể như một lời tâm tình làm cho khoảng cách
giữa người kể và nhân vật trở nên gần gũi. Ta có thể thấy đặc điểm này xuất hiện
thường trực trong tập truyện. Ví dụ ở Thiên truyện cuối cùng, tác giả kể chuyện về
người anh cả, một người bị mẹ coi là “đốt mía bị sâu đục”, phải trốn tránh sự ghẻ
lạnh của người đời bằng cách tìm đến bà tiên nâu và cuối cùng đã kết thúc “một
hành trình điên dại” của kiếp người mà không có một người vuốt mắt. Trong truyện
này, lời tâm tình trực tiếp đối với nhân vật xuất hiện đậm đặc thường xuyên xen
vào giữa câu chuyện. Cốt truyện do vậy, như nhòe đi nhường lại cho cảm xúc trực
tiếp của người kể. Từ ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”, nhà văn đã chuyển sang xưng hô
“em” để thổ lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Hầu như quên cả nhiệm vụ trần thuật,
chủ thể kể đã nhập hoàn toàn vào nhân vật, người chứng kiến, người có mối quan
hệ mật thiết với nhân vật được kể để miên man trong những dòng cảm xúc đang
dâng trào. Dường như không còn ranh giới giữa người kể và nhân vật, người kể như
bước hẳn vào câu chuyện để thực hiện một cuộc đàm thoại trực tiếp với nhân vật
mà không quan tâm đến bất cứ yếu tố nào bên ngoài, chỉ có “anh” - nhân vật được
kể với “em” - tác giả với những tiếng gọi, tiếng nói và những đợt sóng cảm xúc cứ
liên tục trào dâng giữa những dòng tự sự, khi tha thiết như vỗ về, khi dâng trào
đến đỉnh cao bật ra thành tiếng nấc với những lời cảm thán ai oán, não nùng: “Trời
ơi, làm sao lúc này em muốn khóc quá!”, hay: ...“Anh ơi! Anh đáng thương của em
ơi, họ đã tìm thấy anh rồi”.
Có lúc nhà văn cũng sử dụng lời văn nửa trực tiếp, tức lời gián tiếp nhưng đã
mang ý thức của nhân vật trong những dòng tự sự. Chẳng hạn, ở Thiên truyện cuối
cùng có đoạn: “Mây âm u giải dài cuối rừng, hình dung một đám tang huyền ảo.
Hơi sống của anh chỉ còn mấp máy ở cổ họng. Tứ chi anh ran lên một cơn nóng đột
ngột: cơn sốt thương hàn! Nếu được một điếu thuốc phiện! Trời ơi! Chỉ một viên
nhỏ xíu, một chất đen tầm thường, một liều thuốc hồi phục”.
Dễ nhận thấy rằng lời văn vẫn là lời gián tiếp của người kể nhưng đã mang ý
thức và ngữ điệu của nhân vật. Đó là tâm trạng, là ý thức của một “kiếp ươn kèn,
bỉ ổi”, chỉ biết thỏa mãn “những cơn thèm thuồng hút xách miễn là lấp được cái
đòi hỏi, còn nhân cách, còn thiện lương, cái đó không nặng hơn một làn gió mát”.
Nhà văn đã không chỉ miêu tả, kể về nhân vật mà còn thâm nhập vào tận cùng bên
trong ý thức nhân vật để cảm nhận cả tiếng kêu của nhân vật và nỗi khát khao đến
tuyệt vọng - khát khao chỉ một điếu thuốc phiện để hồi phục sự sống đang bắt đầu
“tan dần theo hơi thở nóng bỏng”. Lời văn nửa trực tiếp trong trường hợp này đã
phát huy tác dụng trong việc thể hiện ý thức nhân vật. Điểm nhìn vì thế cũng dịch
chuyển từ bên ngoài vào bên trong, từ điểm nhìn của người trần thuật đến điểm
19
Ngô Thị Hy
nhìn của nhân vật. Việc đưa những lời trực tiếp xen vào lời gián tiếp của người kể
đã làm cho lời kể thêm sinh động bớt đi sự đơn điệu trong cách kể. Mặt khác với lối
kể này, nhà văn vừa miêu tả diễn biến sự việc vừa thể hiện được ý thức và thế giới
bên trong của nhân vật đồng thời cũng bộc lộ được thái độ cảm xúc của chủ thể kể
đối với nhân vật. Quả thật Chân trời cũ đã thể hiện nét đặc sắc trong việc tổ chức
lời văn phù hợp với loại văn xuôi đậm chất trữ tình. Điều này đã góp phần làm nên
phong cách truyện ngắn Hồ Dzếnh.
Đặc điểm của lối kể đậm màu sắc trữ tình của Hồ Dzếnh còn được thể hiện
trong một tác phẩm khác của ông, đó là tác phẩm Cuốn sách không tên. Ở tác phẩm
này, nhà văn cũng xây dựng kiểu người trần thuật xưng “tôi” - vừa là người dẫn
truyện vừa là một nhân vật trong truyện- để dẫn dắt câu chuyện. Ở kiểu trần thuật
này, nhà văn đã trao vai trò người kể chuyện cho nhân vật xưng “tôi” nên về cơ bản
nhân vật “tôi” đã mang quan điểm chủ quan của tác giả. Mặt khác nhân vật “tôi”
cũng là một nhân vật trong truyện, người chứng kiến sự việc xảy ra, cùng tham gia
vào hành động truyện nên sự việc được kể cũng mang tính khách quan như nó vốn
có trong cuộc sống. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người kể chuyện và ủy thác cho
nhân vật này vai trò kể chuyện. Lời gián tiếp của người kể ở đây đã mang một đặc
điểm riêng, đó là “lời gián tiếp phong cách hóa”, tức là “lời gián tiếp phỏng theo một
lời nào đó, một ý thức nào đó” . Đó là ý thức của một đứa trẻ chỉ mới là cái bào
thai trong bụng mẹ cho đến khi mẹ chết thì nó cũng chỉ mới vài tháng tuổi. Chọn
ý thức của một đứa bé ngây thơ để trần thuật, tác giả đã làm bật lên nỗi bất hạnh
của đứa trẻ khi phải chứng kiến cảnh ly tán của gia đình, cảnh người thân, anh
trai, người mẹ, cứ lần lượt ra đi. Tác phẩm có một lối kể thật sáng tạo, độc đáo.
Người đọc cứ dõi theo điểm nhìn và dòng ý thức ngây thơ của một bào thai rồi sau
đó là một đứa trẻ vài tháng tuổi mà hiểu được diễn tiến câu chuyện. Tuy vậy khi
tiếp cận câu chuyện, lắng vào những cảm xúc của người kể, người đọc có cảm giác
như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện xảy ra với những cảnh đời đau thương
trước mắt. Người đọc cũng dễ có sự đồng cảm với những cảm xúc ngây ngô, chân
thật của đứa trẻ. Chẳng hạn đây là cảm nhận của đứa trẻ khi còn là bào thai trong
bụng mẹ khi cứ phải chứng kiến cảnh cha mẹ bàn bạc nhỏ to vì cảnh nghèo túng:
“Mẹ tôi lo lắng nhiều nên đã hai phen tôi bị xúc động trong bụng. Một lần tôi cựa
quậy, thiếu chút nữa cái màng bọc thai rách ra. Lần thứ hai tôi làm lộn xộn bụng
người mẹ lên, vì dòng sữa nuôi tôi đâm ra thiếu. Mỗi lần như vậy, tôi đều bị một
chất nước khai khai, hăng hăng và mằn mặn hòa vào mùi gay gắt của lá ngải cứu
trấn áp, nên đáng lý làm xẩy thai, tôi lại nằm yên...”
Ở Cuốn sách không tên, tuy đã trao vai trò kể chuyện cho nhân vật trong câu
chuyện nhưng bóng dáng tác giả dường như luôn lộ diện, luôn ẩn hiện khắp các
trang truyện và bộc lộ cảm xúc qua từng biến cố của câu chuyện dưới hình thức
những lời trữ tình ngoại đề - một dạng lời trực tiếp của tác giả: “Ai đã không may
có một đứa con độ hai, ba tuổi chết, mới cảm thấy tất cả cái vô lý của cuộc đời gọi
20
Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh
tên là số mạng. Những bước đi lâng châng cứ nổi rõ mãi trong đầu óc người làm cha
mẹ và tiếng cười, điệu nói, ta chỉ muốn được nghe cho trọn khúc mà không thể nào
nghe được... Rồi mãi mãi, ta nghe trên đường đời cũng tiếng cười nói ngày trước ở
đâu đây, văng vẳng trên môi trẻ thơ khác, vẫn thấy những dáng điệu chập chững
lặp lại, ám ảnh một cách nặng nề. Và ta thấy cái ly tình kia không thể nguôi bằng
một sum họp nào khác, làm mờ hết những tang tóc đã trải qua”.
Có thể thấy đây là đoạn văn thể hiện trực tiếp cảm xúc, suy ngẫm của tác giả
chen vào giữa câu chuyện được kể trước sự việc đau lòng: người anh, một đứa trẻ
chỉ mới độ hai, ba tuổi đã phải ra đi thật vô lý. Đó là tất cả nỗi tiếc hận vô cùng,
cái ám ảnh nặng nề trước cái “ly tình” đau đớn. Cái cảm xúc thường thấy trong
cảnh sinh ly tử biệt tưởng như không thể nén lại được cho nên tác giả phải bộc lộ,
giãi bày trực tiếp bằng cả bằng một đoạn văn trữ tình khi mạch truyện đang diễn
tiến. Lời văn trực tiếp của tác giả như đang hướng về phía người đọc để giãi bày
và mong muốn tìm được một sự cảm thông. Từ cách xưng hô ngôi thứ nhất “tôi” -
dùng cho chủ thể kể - đã chuyển thành “ta”- có thể hiểu là một người đứng ngoài
câu chuyện - đang bình luận, bộc lộ cảm xúc khiến ta có cảm giác khoảng cách giữa
người kể và người đọc được rút ngắn và đoạn văn giống như lời trò chuyện trực tiếp
với người đọc. Tổ chức lời văn theo kiểu “lời gián tiếp phong cách hoá” đã làm nên
điểm đặc biệt, sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện của Cuốn sách không tên.
Lối tổ chức lời văn nghệ thuật đậm chất trữ tình còn thể hiện ở những tác
phẩm văn xuôi của Hồ Dzếnh kể theo phương thức khách quan như các tiểu thuyết
Một chuyện tình mười lăm năm về trước, Cô gái Bình Xuyên... Ở phương thức trần
thuật khách quan, người kể thường giấu mình đi để đảm bảo tính khách quan trong
khi kể. Nhưng những tác phẩm văn xuôi của Hồ Dzếnh có những khác biệt đáng kể.
Tuy chủ thể trần thuật vẫn đứng ngoài tác phẩm kể lại sự việc nhưng dường như đã
không “cố ý tách mình ra khỏi sự đồng cảm rất lớn đối với các nhân vật” mà luôn
luôn hiện diện để tìm cách bộc lộ, bày tỏ cảm xúc về sự kiện, con người được miêu
tả qua những lời bình giá, nhận xét mang tính chất chủ quan. Hồ Dzếnh với cách
tự bộc lộ thái độ chủ quan của mình trong phương thức khách quan đã đem lại cho
tác phẩm của mình tính chất mới mẻ. Sự việc được miêu tả không hoàn toàn mang
tính khách quan trung tính mà đã mang tính chất trữ tình do những cảm xúc của
chính người kể mang lại.
Trong những tác phẩm của Hồ Dzếnh, ta thường thấy tác giả trao điểm nhìn
cho nhân vật. Đó là kết quả của việc người trần thuật hòa mình vào nhân vật để
tìm hiểu, khám phá thế giới tinh thần của nhân vật. Việc nhà văn thâm nhập vào ý
thức nhân vật để phơi bày, phân tích tâm lý, ngay cả những cảm giác mong manh,
thoáng qua của nhân vật đã làm cho việc trần thuật mang tính khách quan nhưng
cũng thấm đượm chất trữ tình thể hiện ở sự hòa nhập, đồng cảm của tác giả đối
với nhân vật. Điều này đã làm nên một đặc điểm của loại văn xuôi trữ tình, một
loại văn xuôi có xu hướng hướng nội, có khả năng đi sâu vào thế giới bên trong của
21
Ngô Thị Hy
nhân vật với mọi biểu hiện của những cảm xúc, cảm giác tinh tế.
Nhìn chung, trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, cách tổ chức lời
văn nghệ thuật của Hồ Dzếnh tuy không có sự biến hóa sinh động đa dạng như ở
một số nhà văn khác nhưng cũng đã tạo nên ấn tượng riêng qua lối kể đậm màu sắc
chủ quan. Đây chính là những đóng góp nhất định của tác giả cho tiến trình hiện
đại hoá nền văn học thể hiện trong cách tổ chức lời văn và điểm nhìn trần thuật.
Lời văn của ông thể hiện trong văn xuôi nghệ thuật, đặc biệt là tập Chân trời cũ
cũng mang một phong cách riêng với một giọng điệu trữ tình sâu lắng, thấm đẫm
cảm xúc. Hệ thống ngôn ngữ mang nét đặc sắc riêng đã được ông sử dụng để thể
hiện giọng văn này. Ngôn ngữ của ông giàu sắc thái trữ tình, bị chi phối gần như
tuyệt đối bởi cảm xúc chủ quan, bởi dòng hoài niệm miên man của cái tôi trữ tình.
Câu văn của ông giàu giá trị biểu cảm, diễn tả được một cách thành thực mọi sắc
thái của tâm trạng, cảm xúc. Cũng vì thế ngôn ngữ của ông gần với ngôn ngữ thơ,
mang đậm chất thơ. Câu văn xuôi khi du nhập yếu tố trữ tình của thơ đã trở nên
mềm mại tinh tế, uyển chuyển, có sức truyền cảm sâu sắc vừa chuyển tải được cảm
xúc của cái tôi trữ tình vừa góp phần hình thành giọng điệu tác phẩm. Có thể tìm
thấy rất nhiều lối viết như thế trong Chân trời cũ, chẳng hạn đoạn văn sau:
- “Lòng tôi nghe vang một thứ gió âm u của miền sa mạc Mông Cổ, trôi
qua Thiểm Tây, Cam Túc, luồn vào những khu rừng không tên của hai tỉnh Lưỡng
Quảng, vuợt trùng dương sang tôi, như tiếng thở dài não nùng của những linh hồn
phiêu bạt. Không hiểu sao lòng tôi rưng rưng. . . ” (Chú Nhì).
- “Ô hay! Sao lúc viết mấy dòng chữ này, tôi còn thấy như một niềm bối rối,
gió tối bận bịu trong lùm tre, một chấm lửa lung lay châm lóe vào bóng đêm bất
tận! Tôi chăm chỉ ngồi học dưới ánh đèn lúc ấy, nhưng lúc này quay nhìn lại cái dĩ
vãng không vui vẻ, tôi rùng mình thấy hiện ra trên cái gì xa xôi, một váng vất buồn
rầu tang chế. . . ” (Người chị dâu tôi).
3. Kết luận
Cũng như các nhà văn cùng xu hướng sáng tác: Thạch Lam, Thanh Tịnh,
những tác phẩm văn xuôi c