Cái nhìn ngược sáng từ "Di cảo Nguyễn Minh Châu"

Con người đi săn đuổi và bị săn đuổi đến cùng, nơi nào con người có thể làm chỗ nương tựađều bị họng súng nhè vào". Trong đợt trao trả tù binh trên bờ sông Thạch Hãn, một người sĩ quan bên ta khi đọc đến tên một tù binh địch thì ngờ ngợ. Khi ông đi tập kết, con ông còn nhỏ nên ở lại miền Nam cùng vợ. Ngót hai mươi năm ông chưa một lần gặp mặt, nhận tin nên nó bị bắt lính rồi bị ta bắt ông đều không biết. Kịp khi đứa con cùng nhận ra ông và chỉ kịp kêu lên "Bố!" thì hai cảnh sát nguỵ lao vào khoá tay anh và nhanh chóng dòng ngay xuống thuyền qua sông Thạch Hãn. Và ba ngày sau đó, chúng bí mật đưa anh lính trẻ vừa được trao trả này đi thủ tiêu. Ghi chép ngày 9.5.1973, ở Đông Hà: "Không một tàu lá nào nguyên lành. Không một gốc cây nào nguyên lành, không một đồ vật nào nguyên lành, không một tâm hồn nào nguyên lành"

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái nhìn ngược sáng từ "Di cảo Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cái nhìn ngược sáng từ "Di cảo Nguyễn Minh Châu" Con người đi săn đuổi và bị săn đuổi đến cùng, nơi nào con người có thể làm chỗ nương tựa đều bị họng súng nhè vào". Trong đợt trao trả tù binh trên bờ sông Thạch Hãn, một người sĩ quan bên ta khi đọc đến tên một tù binh địch thì ngờ ngợ. Khi ông đi tập kết, con ông còn nhỏ nên ở lại miền Nam cùng vợ. Ngót hai mươi năm ông chưa một lần gặp mặt, nhận tin nên nó bị bắt lính rồi bị ta bắt ông đều không biết. Kịp khi đứa con cùng nhận ra ông và chỉ kịp kêu lên "Bố!" thì hai cảnh sát nguỵ lao vào khoá tay anh và nhanh chóng dòng ngay xuống thuyền qua sông Thạch Hãn. Và ba ngày sau đó, chúng bí mật đưa anh lính trẻ vừa được trao trả này đi thủ tiêu. Ghi chép ngày 9.5.1973, ở Đông Hà: "Không một tàu lá nào nguyên lành. Không một gốc cây nào nguyên lành, không một đồ vật nào nguyên lành, không một tâm hồn nào nguyên lành". Lúc này "Đông Hà như thi thể của một con quái vật đã chết và qua mưa nắng, đã thối rữa" (tr287). Những ghi chép trong chuyến đi 559 (đường mòn Hồ Chí Minh) lần thứ hai là những ghi chép vượt qua thói quen ghi chép đơn thuần về những sự tích anh hùng. Ông đã có cái nhìn ngược sáng xuyên vào mặt sau của nó. Sự quan sát và suy ngẫm vào thời kỳ này đã mang sự trải nghiệm sâu sắc xuất phát từ con người, vì thế bao trùm lên tất cả là một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh. Đương nhiên, hoàn toàn không phải là tư tưởng phản chiến. Đây là nỗi đau thật sự của một đồng loại trước những mất mát, cùng khổ mà người dân hứng chịu, trước sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh đối với cuộc sống của con người, là cảm hứng nhân đạo xuất hiện trong trái tim mẫn cảm. Là người đã sống qua hai cuộc chiến tranh, có lẽ vì thế mà ông thấu nỗi đau khổ, khó khăn của người dân sống ở vùng đất vốn là nơi tranh chấp quyết liệt trong bao năm trời: "Cái khổ cái chết giăng bẫy khắp mặt đất, khắp mặt trái đất này. Không, nơi khác, người ta không sống thế. Hình như chiến tranh vẫn chưa kết thúc... Sau chiến tranh mà người bị thương vẫn nằm la liệt trong các lán bệnh viện, nhưng xét cho cùng, cái chết chóc thương tật cũng không tác hại người ta bằng cái khổ sở, cái thiếu thốn, cái bệnh tật, cái nhếch nhác, cái buồn tủi, cái chia ly, cái chia lìa mẹ con, vợ chồng, cái mồ hôi và nước mắt vẫn chảy thành đại dương và cái máu chỉ là con sông". Trước nỗi đau đó trái tim từng nhức nhối của ông đã có lúc bật lên: "Hai bên, ai sẽ là người thách thức đối phương một thái độ này: tất cả mọi việc mình làm chỉ để cho việc người dân bình thường đỡ bớt đi phần đau khổ. Ai sẽ nghĩ đến con người bình thường hơn một chút" (11.5.73). Những ngày đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, ý thức được sự hữu hạn của cuộc sống, ông có dịp suy ngẫm về những được mất của một thế hệ lớn lên giữa hai cuộc kháng chiến mà ông cho rằng "chưa kịp bước vào đời đã như một con chim bị kẹp giữa hai thanh sắt nung đỏ". Đây cũng là thời điểm đổi mới của đất nước. Ý thức dân chủ đã giải phóng cho ông khỏi "thói quen của một người vốn quen đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp" khi lật trở những suy nghĩ của mình: "Chiến tranh? Hình như hai chữ này chưa hề có trong ý thức và vốn từ vựng của đám thanh niên hai tư, hai nhăm tuổi chúng tôi hồi ấy". Chỉ đến cuộc chiến tranh chống Mỹ, sống với đám lính trẻ, quan sát, ông mới nhìn ra "rõ rệt cái tính hồn nhiên như trẻ thơ, thậm chí như chim chóc như thiên thần của đám người trẻ tuổi luôn ồn ào vui nhộn đang tham gia chiến tranh. Một thứ tính hồn nhiên đáng cảm phục đến dễ sợ. Hồn nhiên trước cả cái chết - mà nếu ta nhìn họ bằng con mắt của những người cha người mẹ họ không biết ta sẽ lấy làm đau lòng biết chừng nào!". Ông đã nhìn sâu vào bản tính, nhân cách của con người cá nhân và rút ra rằng: nhận thức về sự đổi đời, truyền thống yêu nước cùng với bản tính hồn nhiên và phần nào nữa là lòng tự trọng... những đức tính đó đã cùng xuất hiện đồng thời trong những con người tham gia chiến tranh và tạo nên một sức mạnh tổng hợp làm nên chiến thắng. Tiểu thuyết Miền cháy tuy viết theo cảm hứng sử thi nhưng ông đã thể hiện được tư tưởng: bước ra khỏi chiến tranh thì khó khăn bày ra trước mắt cũng không kém trong chiến tranh. Trong ghi chép ngày 31-3-1973 ông đã hình dung ra "Cuốn tiểu thuyết về chiến tranh: một anh giải phóng cõng trên lưng một anh thương binh ngụy, mà đi lên một con đường dốc". Tôi nghĩ, phải có một tình cảm và tư tưởng đến độ nào đó thì vào thời điểm ấy mới có một cách nghĩ, cách nhìn nhân văn về chiến tranh, một hình dung về những khó khăn mà dân tộc ta sẽ phải đương đầu như vậy. Mới đây, truyện ngắn Tiếng khóc của Nguyễn Văn Thọ đăng trên phụ san Văn nghệ số Tết Kỷ Sửu cũng đã thể hiện chiến tranh dưới cái nhìn này. 4. Toát ra từ trong những trang di cảo, đó là tinh thần và ý thức trách nhiệm của Nguyễn Minh Châu. Một ý thức công dân? Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Ông đã đến các vùng giao tranh ác liệt trong chiến tranh, ghi được những tư liệu quý, viết ra được những tác phẩm đã xuất bản và còn rất nhiều những tác phẩm đang còn ở dạng phác thảo, hoặc đã có đề cương chi tiết như Chân trời vỏ đạn, hoặc đang có những dự kiến về cốt truyện, nhân vật như Những người anh hùng của tiểu đội tôi ngoài chiến hào, Hai bờ sông Hiền Lương, Cô gái trong làng, Những dặm đường - Những người trẻ tuổi... Tất cả những điều đó đã cho thấy tính chuyên nghiệp của nhà văn. Với ông, luôn luôn là những dự định cho những sáng tác mới để khi viết xong tác phẩm này ông có thể bắt tay ngay vào tác phẩm khác. Ngay cả những ngày thọ bệnh, hình như ông vẫn đang ấp ủ những truyện ngắn, tiểu thuyết về con người và mảnh đất Quảng Trị, về con người Nghệ Tĩnh. Chưa kể là ông đã từng tiến hành song song hai cuốn tiểu thuyết vào cùng một thời điểm như những năm đầu của thập niên bảy mươi để cùng năm 1977, ông cho ra đời Miền cháy và Lửa từ những ngôi nhà. Đọc, nghĩ và lật xới, luôn trăn trở trong suy nghĩ, đó là đặc tính của ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Phần Nghề văn trong Di cảo đã cho thấy rõ điều này. Dưới tiêu đề Văn học và Nhà văn là những trang viết của Nguyễn Minh Châu mà không ít đã từng là phác thảo của một số bài tiểu luận phê bình đã được công bố và sau đó đã được tuyển chọn trong tập phê bình tiểu luận Trang giấy trước đèn. Ở đó, ông đã sửa sang, đẽo gọt cho hoàn chỉnh hơn nhưng cũng an toàn hơn. Còn ở đây là những suy nghĩ ở dạng mộc của ông về vai trò, trách nhiệm từ tâm thức của người nghệ sỹ, trong yêu cầu của một người làm nghề cũng như những suy nghĩ tản mạn của ông về văn học phương Đông và phương Tây... Ông cho rằng "mỗi người viết có thể đưa ra một định nghĩa với những tiêu chuẩn của một người cầm bút chân chính. Riêng ý tôi, có một điều bất kỳ một người cầm bút nào cũng không có quyền thiếu, đó là tinh thần trách nhiệm với con người, với cuộc sống. Nhà văn là một người rất nặng nợ với đời. Tôi đặt cho mình một nhiệm vụ phải có tinh thần trách nhiệm với con người". Ông cho rằng con người chỉ thành người khi theo đuổi một cái gì vượt lên khỏi con người. Văn học nghệ thuật phải thể hiện cho được bí mật của cái thế giới mà ta gọi là cá thể. Đây là một công việc không hề dễ dàng. "Chúng ta phải học tập thế giới rất nhiều (ví dụ chúng ta có thể tiếp thu các phong cách và hình thức tiểu thuyết...) nhưng dù có đọc hàng nghìn cuốn sách đủ các khuynh hướng của những người cầm bút thiên tài thế giới, cũng để trở về với mình, trở về với những vấn đề sinh tử trong cuộc sinh tồn của những con người Việt Nam, trở về dùng ngòi bút đào sâu vào nền văn hoá, tiếng nói triết lý dân gian thâm trầm, những thói tục, trở về với tất cả những gì vừa bộc lộ, vừa bí ẩn đã có hàng ngàn năm làm nên hình hài, trí thức và tâm hồn nhà văn của chính ta. Và cái hành trình đào sâu vào vẻ đẹp cũng như những giá trị tinh thần của dân tộc mình cũng là hành trình của nền văn xuôi của chúng ta đi đến giao tiếp với thế giới. Tôi trộm nghĩ rằng đấy là con đường để nền văn xuôi của chúng ta đạt tới tính hiện đại". Trở trăn, day dứt trước thực trạng của đất nước nói chung, của văn học nói riêng sau ba mươi năm chiến tranh, trong ông luôn hối thúc những suy nghĩ làm thế nào để nhân dân sống đúng với ý nghĩa là Con Người, làm sao cho văn chương nước nhà đặt ra được những vấn đề cốt tử của đời sống, của dân tộc. Ông viết "Sau ba mươi năm chiến tranh, dân tộc ta làm anh hùng, và đến bây giờ dân tộc ta đang bắt đầu một hành trình mới - hành trình tự hoà mình với nhân loại- có thể nói bây giờ ta mới học trở lại làm người. Nói gì thì nói ta cũng chỉ là một mảnh của nhân loại. Trong bối cảnh đó, văn học ta sẽ làm gì, làm nên gì, và phải làm gì? Để đem dân tộc ta hoà đồng với nhân loại". Suy nghĩ đó của ông, cho đến thời điểm này, dầu đã ngót ba mươi năm nhưng trong yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc trong hoàn cảnh hội nhập của một "thế giới phẳng", nó vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những người cầm bút. Chúng ta có thể bắt gặp đó đây những suy nghĩ nghiêm túc mang tinh thần phản biện, những nhận định gợi cho chúng ta phải suy nghĩ: "Văn học ta hàng chục năm qua lao vào chứng minh và giải thích - chứng minh thì chứng minh sai, giải thích thì giải thích trật - nhưng cái tật chứng minh và giải thích vẫn là một căn bệnh". "Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái thực mà cả cái hư ảo của đời sống, không những nắm bắt hiện thực mà còn muốn nắm bắt cái bóng của hiện thực và cái đó mới là cái hiện thực đích thực". Những năm cuối đời của ông là những năm đất nước đang trong quá trình đổi mới. Đây cũng là thời gian ông có những suy nghĩ sâu sắc về tư tưởng nông dân trong cách mạng XHCN ở Việt Nam, trăn trở về nhân cách của nhà văn trong cơn lốc mưu sinh khi "mọi tính cách đều bị nghiến nát, đều bị tha hoá". Giữa dòng đời nhà văn không được quên rằng cái ác đang tồn tại, phải nhìn cho ra cái mưu mô giả trá đang ẩn trong bóng tối. "Nhà văn không phải là diễn viên trên sàn diễn. Nhà văn không phải là loài có cánh. Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm hoạ, giữa thập loại chúng sinh". Trong những trang nhật ký ghi về chuyến về thăm quê hương Quỳnh Lưu lần cuối cùng, ông đã có rất nhiều suy nghĩ sâu sắc về văn chương, về cuộc sống. Tư tưởng này sau đó đã được ông viết nên Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh hoạ và Ngồi buồn viết mà chơi. Đọc di cảo của ông, qua những ghi chép giàu chất văn học về thiên nhiên, con người, những suy nghĩ về nghề nghiệp... càng thấy rõ hơn tư chất nghệ sỹ nơi ông. 5. Nhà thơ Pháp Bôđơle (Baudelaire) đã nói: “Nghệ thuật thì lâu dài mà thơ ca thì ngắn ngủi”. Hai mươi năm. Đất nước nói chung và văn học nói riêng đã có nhiều thay đổi, đã tiến được những bước khá dài. Vậy nhưng Di cảo Nguyễn Minh Châu vẫnmới. Mới vì đó là những trang tư liệu sống mà đọc nó, ta như được sống lại một thời đạn lửa, đau thương. Mới bởi ông là nhà văn viết về chiến tranh đau nỗi đau sâu thẳm, tận cùng của con người trước sự huỷ diệt ghê gớm của nó. Mới bởi ông thật sự là một nhà cách tân: ông không chịu vừa lòng với những gì được viết ra, luôn tự làm mới mình bằng những suy nghĩ hướng văn chương trở về với ý nghĩa đích thực của nó. "Nhà văn trong khi làm ra tác phẩm một cách đầy nhọc nhằn thì tác phẩm cũng là một cái gì đầy hiệu quả để tạo nên diện mạo của nhà văn". Ý nghĩ đó của Nguyễn Minh Châu quả là trùng khít với cảm giác của nhiều người khi đọc ông. Di cảo Nguyễn Minh Châu còn cho chúng ta hiểu thêm về một thế hệ văn nghệ sỹ dấn thân, một thế hệ trong hoàn cảnh đặc biệt đã làm tròn vai trò công dân nhưng cũng thấy rất rõ những hạn hẹp của một nền văn chương thời chiến và ý thức trách nhiệm của người nghệ sỹ chân chính. Thật tiếc cho một tài năng sớm ra đi khi bao nhiêu dự định đầy hứa hẹn đang được triển khai