Máy tính tuy đã trở nên quen thuộc đối với giới trẻ Việt Nam ngày nay, nhưng kỳ thực
phần lớn trong số họ đều chỉ biết đến sử dụng và khi máy xảy ra sự cố gì đó thì họ chỉ
còn nước cầu cứu những người thân có kinh nghiệm hoặc bỏ tiền ra nhờ những người gọi
là "thợ" đến xử lý. Thông thường máy chỉ cần có đôi chút không bình thường thì cách
đơn giản nhất vẫn là cài lại hệ điều hành.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cài Windows không quá khó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cài Windows không quá khó
Trong phần đầu tiên, Genk xin hướng dẫn cách cài đặt Windows 7 cho một hệ
thống máy tính mới từ đĩa DVD.
Máy tính tuy đã trở nên quen thuộc đối với giới trẻ Việt Nam ngày nay, nhưng kỳ thực
phần lớn trong số họ đều chỉ biết đến sử dụng và khi máy xảy ra sự cố gì đó thì họ chỉ
còn nước cầu cứu những người thân có kinh nghiệm hoặc bỏ tiền ra nhờ những người gọi
là "thợ" đến xử lý. Thông thường máy chỉ cần có đôi chút không bình thường thì cách
đơn giản nhất vẫn là cài lại hệ điều hành.
Điều này nhanh chóng khiến cho thị trường phát triển một thứ thợ sửa máy tính chỉ cần
biết cách cài lại hệ điều hành là có thể sẵn sàng lấy đi của bố, mẹ, ông, bà các bạn từ 100
tới 200 nghìn đồng tiền công, số tiền bỏ ra cho một công việc mà đáng lẽ những người trẻ
tuổi trong gia đình nên biết để giúp đỡ người thân. Để đáp ứng nhu cầu đó, GenK xin
được gửi tới bạn đọc một chuyên đề khác về kinh nghiệm sử dụng máy tính cơ bản
song song với chuyên đề tư vấn lựa chọn sản phẩm. Hy vọng loạt bài viết trong chuyên
đề này sẽ giúp ích được cho những bạn trẻ muốn rèn luyện bản thân.
Ở chuyên đề này GenK xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài viết hướng dẫn cơ bản cho
những người mới sử dụng máy tính. Từ các vấn đề đơn giản như cài windows, thiết lập
và sử dụng windows, thiết lập mạng và router cùng một số vấn đề cơ bản khác. Trong
phần đầu tiên, Genk xin hướng dẫn cách cài đặt Windows 7 cho một hệ thống máy tính
mới từ đĩa DVD một công việc có vẻ là thường xuyên nhất đối với người dùng máy tính
chưa biết cách tự bảo vệ mình.
Các phiên bản Windows 7
- Starter: Phiên bản rút gọn các tính năng cao cấp, không cầu kì về giao diện, gọn nhẹ,
thích hợp với các máy Netbook, hướng tới đối tượng là người mua mới Netbook, người
mới làm quen với máy vi tính, người có thu nhập thấp.
- Home Basic: Lược bỏ một số các chức năng giải trí nâng cao (như Media Center) ở bản
Home Premium, thích hợp với các loại Netbook, máy tính cá nhân, công ty vừa và nhỏ,
hướng tới đối tượng là người mua mới Netbook, gia đình có thu nhập trung bình.
- Home Premium: Các chức năng giải trí, giao tiếp, kết nối ở mức khá tốt, thích hợp với
các máy Netbook thế hệ mới, máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay (Laptop), hướng
tới người sử dụng là các hộ gia đình, công ty vừa và nhỏ.
- Professional: Các chức năng kết nối mạng văn phòng cũng như kết nối mạng đầy đủ,
hướng tới các công ty lớn, các doanh nhân thường xuyên làm việc với máy vi tính để trao
đổi dữ liệu.
- Ultimate và Enterprise: Tập hợp đầy đủ các chức năng của tất cả các phiên bản kia
cộng lại, giúp người dùng có được một sức mạnh toàn năng trong trao đổi thông tin và
giải trí mọi lúc mọi nơi, hướng tới các cá nhân, tổ chức muốn một giải pháp trọn vẹn cho
việc hoạt động máy vi tính của họ. Điểm khác biệt gần như duy nhất của Ultimate và
Enterprise nằm ở chỗ Enterprise mang đến giải pháp về giá và hỗ trợ toàn diện hơn
Ultimate. Vì vậy, Ultimate hướng đến các cá nhân sử dụng, còn Enterprise hướng vào
môi trường có tính chất cộng đồng, tương tự như Professional. Cùng với đó, trong khi
Ultimate là phiên bản thương mại toàn cầu, còn Enterprise không được bán lẻ mà chỉ
dành cho các tổ chức đặt mua với số lượng lớn.
Yêu cầu tối thiểu về phần cứng:
- CPU 1GHz hoặc cao hơn với 32 bit hoặc 64 bit.
- 1 GB Ram cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB Ram cho 64 bit.
- 16 GB dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32 bit hoặc 20 GB cho 64 bit.
- Card đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
- Ổ đĩa DVD.
Nếu cấu hình phần cứng của bạn không đảm bảo cấu hình tối thiểu, bạn nên cài đặt hệ
điều hành Windows XP để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả nhất. Bạn cũng phải
chuẩn bị một đĩa DVD cài đặt Windows 7, có thể mua tại các cửa hàng máy tính. Sau đây
là các bước hướng dẫn cơ bản và chi tiết nhất, hy vọng có thể giúp các bạn mới sử dụng
máy tính có thể dễ dàng làm quen với bước đầu là cài đặt Windows.
Các bước cài đặt
1. Khởi động máy và đưa đĩa cài đặt Windows 7 vào ổ DVD. Bạn sẽ thấy màn hình Boot
from CD or DVD như hình bên dưới. Bạn có thể ấn một phím bất kỳ để bắt đầu quá trình
cài đặt.
2. Nếu bạn không thấy màn hình Boot from CD or DVD xuất hiện. Bạn sẽ cần thay đổi
thiết lập trong BIOS. Khởi động lại máy và ấn phím Delete hoặc F2 khi máy vừa khởi
động để vào BIOS. Hiện nay có hai loại BIOS thường được sử dụng với giao diện khác
nhau:
- Nếu BIOS của bạn có giao diện giống hình trên. Các bạn dùng phím mũi tên di chuyển
đến mục BIOS Features Setup rồi ấn enter. Một màn hình mới sẽ hiện ra như hình dưới.
Dùng phím mũi tên di chuyển đến dòng First Boot Device và đổi Floppy thành CD-ROM,
còn các dòng khác các bạn không cần quan tâm. Sau khi chỉnh xong, ấn F10 và chọn Yes
để lưu thiết lập và thoát khỏi BIOS.
- Nếu BIOS của bạn có giao diện giống hình trên. Các bạn cũng dùng phím mũi tên di
chuyển đến mục Boot. Di chuyển xuống dòng đầu tiên và cũng chọn CD-ROM Drive.
Sau khi thiết lập xong, ấn F10 và chọn Yes để lưu thiết lập và thoát khỏi BIOS.
- Lưu ý rằng ngoài việc chỉnh thiết lập Boot from CD, bạn không nên thay đổi bất kỳ
thiết lập nào trong BIOS. Nếu có lỡ thay đổi các thiết lập khác mà bạn không chắc chắn,
hãy bấm phím F9 rồi chọn Yes để khôi phục thiết lập mặc định của nhà sản xuất. Tuy
nhiên điều này có thể thay đổi các thiết lập được tùy chỉnh giúp hệ thống của bạn hoạt
động tốt nhất.
3. Sau khi đã thiết lập Boot from CD từ Bios, khởi động lại máy và thực hiện theo bước
1. Sau đó bạn sẽ thấy màn hình như hình dưới.
4. Tiếp đến là màn hình Start Windows sẽ hiện ra.
5. Sau đó bạn sẽ đến cửa sổ cài đặt đầu tiên. Tại đây có ba thiết lập:
- Language to Install: Ngôn ngữ cài đặt.
- Time and currency format: Định dạng ngày tháng và tiền tệ.
- Keyboard or input method: Kiểu bàn phím bạn sử dụng.
Các bạn có thể để các lựa chọn mặc định và ấn Next.
6. Trong màn hình tiếp theo, chọn Install Now.
7. Cửa sổ Select the operating system you want to install sẽ hiện ra với các phiên bản
Windows 7 để bạn lựa chọn. Bạn nên chọn phiên bản Windows 7 Ultimate và chọn Next.
8. Cửa sổ Pleae read the license terms với các điều khoản của nhà sản xuất. Bạn chỉ cần
click vào ô I accept the license terms sau đó chọn Next.
9. Cửa sổ Which type of installation do you want? để bạn lựa chọn các kiểu cài đặt, ở đây
có hai kiểu cài đặt:
- Upgrade: Đây là lựa chọn khi bạn muốn nâng cấp từ một phiên bản Windows cũ hơn
lên Windows 7.
- Custom (advanced): Đây là tùy chọn bạn sẽ cài đặt một hệ điều hành hoàn toàn mới.
Bạn cần lựa chọn kiểu Custom (Advanced) do chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành
trên một máy tính mới.
10. Trong cửa sổ Where do you want to install Windows? hệ thống sẽ hỏi bạn nơi muốn
cài đặt hệ điều hành. Với một ổ cứng mới, bạn sẽ chỉ có một phân vùng để lựa chọn. Tuy
nhiên bạn nên tạo thêm các phân vùng khác nhau như các ổ :C :D :E :F để sử dụng thuận
tiện nhất. Để tạo thêm các phân vùng ổ cứng mới, các bạn thực hiện theo bước dưới đây.
11. Kích chuột vào Drive options (advanced), bạn sẽ thấy hiện ra một số lựa chọn mới:
- New: Để tạo ra phân vùng mới.
- Delete: Để xóa 1 phân vùng nào đó, các dữ liệu trong phân vùng đó sẽ bị xóa.
- Format: Để format hoàn toàn một phân vùng, dữ liệu trong phân vùng đó cũng sẽ bị
xóa.
- Extend: Để mở rộng một phân vùng từ 2 ổ cứng khác nhau. Điều này có lợi cho bạn khi
ổ cứng của bạn bị đầy trong khi ổ khác vẫn trống. Tuy nhiên, sử dụng phân vùng này
không giống như bạn dùng nó ở riêng một ổ. Nó có thể tiện ích ở một số trường hợp,
nhưng đôi khi cũng xảy ra lỗi. Nếu như có một lỗi nào đó xảy ra ở một ổ đĩa, tất cả dữ
liệu ở ổ mở rộng đó sẽ không dùng được và có thể bị mất.
12. Để tạo một phân vùng mới, bạn chọn New. Trong hộp thoại Size bạn có thể điền dung
lượng của phân vùng mới đó. Sau đó bấm vào Apply. Thông thường phân vùng dùng để
cài đặt Windows nên có dung lượng lớn hơn 30 GB, vì không chỉ cài đặt hệ điều hành mà
các ứng dụng bạn cài đặt sau này cũng sẽ lưu trữ tại đây. Các phân vùng khác bạn có thể
tùy ý lựa chọn.
13. Sau khi lựa chọn xong phân cùng để cài đặt, chọn Next và quá trình cài đặt Windows
sẽ bắt đầu. Quá trình cài đặt sẽ mất một khoảng thời gian, và trong quá trình này máy tính
sẽ khởi động lại một vài lần.
14. Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị như hình dưới.
15. Màn hình thiết lập đầu tiên sẽ yêu cầu bạn điền tên của tài khoản quản trị
(Administrator) và tên của má tính.
16. Tiếp theo bạn sẽ cần nhập mật khẩu cho máy tính nếu cần thiết. Bạn sẽ phải xác nhận
mật khẩu một lần nữa.
Ngoài ra còn có ô gợi nhớ, giúp bạn điền thông tin nào đó giúp gợi nhớ đến mật khẩu nếu
bạn lỡ quên. Tuy nhiên những người khác cũng sẽ thấy thông tin trong ô gợi nhớ và tìm
ra mật khẩu của bạn.
17. Trong cửa sổ Activation bạn có thể điền activation code hoặc key bản quyền nếu có
vào ô Product. Nếu bạn không có key thì chỉ cần ấn Next để tiếp tục.
18. Trong cửa sổ tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu lựa chọn các kiểu hoạt động cập nhật và
hệ thống bảo vệ máy tính của bạn:
- Use recommended settings: Cài đặt tất cả các bản cập nhật quan trọng và đề nghị để bảo
vệ an toàn khi sử dụng trình duyệt web và kiểm tra lỗi trực tuyến.
- Install importent update only: Chỉ cài đặt nhưng bản và bảo mật và cập nhật quan trọng
cho Windows.
- Ask me later: Nếu bạn không biết lựa chọn thế nào hoặc máy tính của bạn không có kết
nối mạng thì hãy chọn lựa chọn này. Windows sẽ nhắc bạn sau.
Tuy nhiên các bạn nên chọn thiết lập Use recommended settings để đảm bảo hệ thống
luôn được cập nhật và đực bảo vệ an toàn.
19. Cửa sổ tiếp theo cho bạn lựa chọn múi giờ và các tùy chỉnh thời gian, ngày tháng.
Chọn Next để tiếp tục.
20. Cửa sổ tiếp theo bạn phải lựa chọn cầu hình mạng internet phù hợp với điều kiện sử
dụng, có ba cầu hình:
- Public Network: Sử dụng chế độ này nếu như khi bạn đang ở nơi công cộng như tiệm
Internet, các quán bar, Cafe ...
- Work network: Bạn nên sử dụng tùy chọn này nếu bạn đang sử dụng mạng tại nơi bạn
đang làm việc.
- Home network: Đây là tùy chọn tốt nhất khi bạn đang sử dụng mạng tại gia đình.
Ở đây bạn nên lựa chọn kiểu kết nối Home network.
21. Sau khi hệ thống thiết lập cấu hình mạng xong, màn hình Welcome sẽ xuất hiện như
hình dưới.
Vậy là quá trình cài đặt đã hoàn tất. Hy vọng với các bước hướng dẫn cơ bản trên, các
bạn có thể dễ dàng tự cài cho mình một hệ điều hành mới. Trong các phần tới Genk sẽ
hướng dẫn các bạn cách cài đặt song song hai hệ điều hành, cài đặt hệ điều hành từ một
thiết bị USB và các lỗi thường gặp khi cài đặt hệ điều hành.
Chúc các bạn thành công !