Cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo biên - Phiên dịch

Dịch là một môn học có trong hầu hết các chương trình dạy-học ngoại ngữ từ trước đến nay. Điều đó thể hiện phần nào vai trò của dịch thuật trong giao tiếp quốc tế. Ở nước ta, các cơ sở giảng dạy ngoại ngữ đã cung cấp rất nhiều cán bộ biên-phiên dịch cho nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra như "Có dịch được không ?" hay "Có thể dạy nghề dịch được không ?" Để trả lờicâu hỏi này thì không khó vì hiện nay trên Thế giới đã có nhiều cơ sở đào tạo nghề dịch chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Nhưng sẽ là thú vị hơn khi đi tìm hiểu nguyên nhân gì đã làm nảy sinh câu hỏi kia ? Tại sao cần đào tạo dịch chuyên nghiệp và làm thế nào để có thể làm được điều này ? Bản tham luận này sẽ cố gắng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo biên - Phiên dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
578 CẦN NÂNG CAO TÍNH CHUYÊN NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO BIÊN-PHIÊN DỊCH ĐINH HỒNG VÂN Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Pháp Đặt vấn đề Dịch là một môn học có trong hầu hết các chương trình dạy-học ngoại ngữ từ trước đến nay. Điều đó thể hiện phần nào vai trò của dịch thuật trong giao tiếp quốc tế. Ở nước ta, các cơ sở giảng dạy ngoại ngữ đã cung cấp rất nhiều cán bộ biên-phiên dịch cho nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn có nhiều câu hỏi được đặt ra như "Có dịch được không ?" hay "Có thể dạy nghề dịch được không ?" Để trả lời câu hỏi này thì không khó vì hiện nay trên Thế giới đã có nhiều cơ sở đào tạo nghề dịch chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Nhưng sẽ là thú vị hơn khi đi tìm hiểu nguyên nhân gì đã làm nảy sinh câu hỏi kia ? Tại sao cần đào tạo dịch chuyên nghiệp và làm thế nào để có thể làm được điều này ? Bản tham luận này sẽ cố gắng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Có thể dịch được không ? Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, "Dịch" là "chuyển nội dung diễn đạt từ ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu) này sang ngôn ngữ (hoặc hệ thống tín hiệu) khác.". Xét theo đinh nghĩa này thì mọi việc chẳng có gì là phức tạp. Nhưng trên thực tế "dịch" đã làm nảy sinh vô số vấn đề gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn. Thậm chí nhiều giáo viên ngoại ngữ nhưng vẫn không chắc chắn là mình có thể dịch được. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này chính là sự đa nghĩa của từ "DỊCH". Thật vậy, "dịch" là một ừ được dùng để chỉ nhiều thực tế khác nhau. - Dịch có thể là thao tác chuyển mã (transcodage) thuần túy như dịch từ "riz" của tiếng Pháp sang thành từ "gạo" hoặc "cơm" trong tiếng Việt, - Dịch có thể là chuyển tải nội dung của các tác phẩm triết học, tôn giáo như kinh thánh, - Dịch có thể là các hoạt động chuyển nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhờ vào công nghệ thông tin như dịch máy, - Dịch cũng có thể là các hoạt động chuyền ngữ bằng giọng nói như dịch tiếp xúc, hội nghị, dịch ứng đoạn (interprétation consécutive) hoặc dịch song hành (interprétation simultanée). - Hình như chính sự đa nghĩa của thuật ngữ này đã gây ra nhiều sự hiểu lầm không đáng có. Trên thực tế hiện nay có hai kiểu quan niệm trái ngược nhau : - cách quan niệm thứ nhất cho rằng dịch là một công việc hoàn toàn đơn giản và chỉ cần biết ngoại ngữ là có thể dịch được. 579 - cách quan niệm thứ hai lại cho rằng dịch là một công việc vô cùng khó khăn nên muốn dịch được thì người ta cần phải được đào tạo tại trung tâm chuyên biệt. Cách quan niệm thứ nhất xuất phát từ chỗ cho rằng dịch chỉ thuần túy là công tác chuyển mã. Nguyên nhân chính của quan niệm này là do người ta không nắm rõ bản chất của dịch, không biết những yếu tố cần thiết để có thể dịch được. Những người ủng hộ quan niệm này cho rằng chỉ cần biết các cặp từ tương ứng (corespondants) trong hai ngôn ngữ là có thể dịch được. Chính vì vậy mà trong các giờ học ngoại ngữ, thương xuyên có các bài tập dịch ngôn ngữ, tức là loại hình dịch chủ yếu là để kiểm tra trình độ ngoại ngữ. Rõ ràng là các bài tập này có ích cho việc học ngoại ngữ, nhưng chắc chắn là không đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác dịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian học, nhiều cử nhân ngoại ngữ được huy động làm công tác dịch thuật. Về phía người có tài liệu cần dịch, họ thường chỉ nghĩ tới những người được coi là giỏi ngoại ngữ hay những người nhận dịch với mức thù lao thấp. Hiện nay, khi mà nhu cầu về dịch ngày càng gia tăng thì hình như những yêu cầu về tính chuyên nghiệp của hoạt động dịch thuật lại có vẻ mờ nhạt đi. Người ta có cảm giác rằng công việc của người dịch chỉ thuần tuy như việc đánh máy còn việc chuyển ngữ thì được coi là tự động, gần như một phản xạ, một khi người ta biết ngoại ngữ. Đối với quan niệm cho rằng không thể dịch, có hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất là có những người nói đến chuyện không dịch được một từ hoặc một câu nào đó bởi vì không có từ tương ứng trong ngôn ngữ dịch. Nhưng quan niệm này chỉ có thể đúng nếu xem dịch thuật chỉ là việc tìm kiếm những từ tương ứng ở ngôn ngữ dịch. Còn nếu xét về phương diện biểu đạt ngôn ngữ thì nếu một thực tế đã được thể hiện ở một ngôn ngữ này thì nó cũng có thể được biểu đạt ở ngôn ngữ khác. Nguyên nhân thứ hai là do người ta chỉ căn cứ vào một số loại hình dịch tương đối đặc biệt như dịch song hành. Khi thấy nói phiên dịch viên phải vừa nghe vừa nói thì nhiều người cho rằng không thể dịch được như vậy. Quả thực loại hình dịch này đòi hỏi phải có một sự chuẩn bị tương đối kỹ, nhưng nó cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nhu cầu dịch thuật nói chung. Vả lại từ xưa đến nay, khó có thể phủ nhận được sự tồn tại của hoạt động dịch thuật, vậy không nên đặt vấn đề là có dịch được hay không nữa. Nếu có thì đó chỉ là do một cá nhân nào đó không dịch được mà thôi chứ không phải là vấn đề nội tại của chính dịch thuật. Làm thế nào để dịch được Để tránh cả hai quan niệm cực đoan này, và cũng là vì dịch thuật bao gồm nhiều loại hình hoạt động khác nhau với những yêu cầu hết sức đa dạng ở nhiều cấp độ nên cần xác định cụ thể các yêu cầu về chuyên môn, những kỹ năng cần có ở người dịch. Việc làm này sẽ cho phép xây dựng các chương trình đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác 580 nhau. Thật vậy, vệc dạy dịch không chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường dịch, mà còn có ích trong giờ học ngoại ngữ. Khi đó, các bài tập dịch sẽ giúp cho người học thấy rõ những nét tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ của người học và tiêng nước ngoài. Về phần mình, người dạy có thể dùng các bài tập dịch để kiểm tra xem người học đã nắm vững danh mục từ vựng và các quy tắc ngữ pháp đã được giới thiệu trong bài giảng hay chưa. Tuy nhiên, cần phải cho người học biết tác dụng và mục đích của loại bài tập dịch trong giờ học ngoại ngữ để họ biết rằng dịch trong giao tiếp là một loại hình hoạt động khác, đòi hỏi nhiều kỹ năng khác. Trong đào tạo biên-phiên dịch chuyên nghiệp, dịch được coi là một hoạt động giao tiếp, ở đây mục đích không phải là đối chiếu hai ngôn ngữ vì người dịch đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa các bên tham gia giao tiếp nhưng lại không có phương tiện ngôn ngữ chung. Theo Christine DURIEUX : "Người dịch không dừng lại ở câu chữ để chuyển những cau chữ đó sang một thứ tiếng khác mà dựa vào đó như một tấm ván bật của một vận động viên nhảy cầu để tiếp cận với ý định giao tiếp và lấy đó làm nguyên liệu để xây dựng nghĩa của thông báo vì trên thực tế, nghĩa không gắn với từ mà được xây dựng từ vật liệu là từ." Quan niệm này chỉ ra rằng nghĩa của thông báo không chỉ là từ vựng mà phải có sự can thiệp của người tiếp nhận thông báo. Sự can thiệp đó thể hiện ở chỗ người dịch, ngoài việc nắm chắc kiến thức về ngôn ngữ còn phải có một lượng kiến thức cơ bản nhất định về chủ đề cần dịch, phải tính đến yếu tố hoàn cảnh giao tiếp của phát ngôn, đây chính là những điều kiện cần thiết để người dịch có thể nắm bắt được nghĩa của thông điệp. Sau khi đã nắm được nghĩa của thông điệp, người dịch chỉ còn phải tìm cách diễn đạt nội dung ngữ nghĩa ấy bằng các phương tiện phù hợp của ngôn ngữ dịch. Điều này đã được các tác giả của Lý thuyết dịch nghĩa (Théorie du sens) chỉ rõ : dịch không đơn giản là công việc của ngôn từ, cái cốt lõi là nắm bắt đầy đủ ý nghĩa của thông điệp rồi chuyển toàn bộ ý nghĩa ấy sang ngôn ngữ dịch. Để làm được việc này, người dịch cần phải được đào tạo một cách chính quy, chuyên nghiệp. Sự cần thiết của việc đào tạo biên-phiên dịch một cách chính quy Các đại biểu tham dự Diễn đàn đào tạo ngành dịch ở bậc đại học tháng 9 năm 2008 và Hội thảo về nghiên cứu ứng dụng Pháp ngữ tổ chức tháng 12 năm 2008 tại Đại học Đà Nẵng nhất trí kết luận rằng cần phải xây dựng một chương trình đào tạo chính quy về biên-phiên dịch để trang bị cho người dịch những kỹ năng cơ bản, cần thiết ngoài năng lực ngôn ngữ cao mà họ có được từ các khóa học ngoại ngữ. Chỉ có vậy thì người dịch mới đủ khả năng để đap ứng những yêu cầu khắt khe của dịch chuyên nghiệp. Việc xây dựng chương trình đào tạo chính quy sẽ bắt đầu bằng việc xây dựng một khung tham chiếu bao gồm những phẩm chất và 581 yêu cầu của nghề biên-phiên dịch, tiếp theo là việc chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo biên- phiên dịch. Khung tham chiếu sẽ là một thứ cẩm nang, một đai an toàn và một thước đo để đánh giá năng lực của các học viên biên-phiên dịch và của người dịch khi họ đã tham gia hành nghề trên thị trường. Khung tham chiếu sẽ có tác dụng định hướng cho việc xác định mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình cũng như phương pháp sư phạm cần thiết cho mỗi loại hình biên- phiên dịch. Khung tham chiếu này cũng sẽ là một công cụ để tuyên truyền và giới thiệu với thị trường tầm quan trọng của năng lực của người dịch chuyên nghiệp. Việc chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo sẽ được tiến hành ở 3 góc độ : đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên. Việc đào tạo biên- phiên dịch chính quy cần có một đội ngũ giảng viên không chỉ thông thạo về nghiệp vụ sư phạm mà còn phải hiểu biết về nghề dịch. Nếu chỉ giỏi về nghiệp vụ sư phạm, người dạy dễ coi việc đào tạo nghề dịch là đào tạo thuần túy về ngoại ngữ mà không quan tâm đến những yêu cầu chuyên môn của nghề cũng như những vận động biến đổi của thực tiễn. Hậu quả của tình trạng này là sau khi tốt nghiệp, người học vẫn không hề biết những khó khăn của thực tế nghề nghiệp mà họ sẽ phải giải quyết (như sự đa dạng về chủ đề cũng như về thể loại tài liệu cần dịch, v.v), và trước khó khăn của thực tiễn thì họ sẽ hết sức lúng túng. Để giải quyết khó khăn này, cần có sự kết hợp giữa những người giảng dạy có hiểu biết vê nghệ dịch với những người làm nghề dịch chuyên nghiệp nhưng cũng có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm. Lý tưởng nhất là thành lập một đội ngũ cán bộ giảng dạy gồm những người dịch chuyên nghiệp và những giảng viên nhưng đã hoặc đang tham gia dịch chuyên nghiệp. Với tư cách là cầu nối, nội dung của chương trình đào tạo cũng góp phần vào việc chuyên nghiệp hóa khi mà các chủ đề đưa vào giảng dạy được lấy từ thực tế chuyên môn công tác sau này của người học; tài liệu dùng trong đào tạo phải là các tài liệu thực tế; ngoài những bộ môn nặng về ngôn ngữ, chương trình phải có cả những bộ môn cung cấp kiến thức đa ngành cho người học như kinh tế, luật, khoa học kỹ thuật, v.v Trong quá trình học tập, người học dịch phải được tạo điều kiện để có thể tiếp xúc với thực tế thông qua các dịch giả chuyên nghiệp hoặc thông qua các đợt thực tập chuyên môn. Các giảng viên có thể tạo điều kiện cho người học bằng cách giao cho họ các tài liệu phải dịch thực để người học làm quen với các yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng công việc hay thời hạn hoàn thành công việc. 582 Song song với việc xây dựng chương trình đạo tạo chính quy phải là việc chuyên nghiệp hóa nghề dịch bằng cách tuyên truyền, giải thích để cho những người có tài liệu phải dịch thấy sự cần thiết của việc sử dụng những người dịch chuyên nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng chương trình đào tạo chính quy cho nghề dịch cần phải được cụ thể hóa bằng hệ thống bằng cấp như cử nhân hoặc thạc sĩ. Thực tế hiện nay là ở Việt Nam chưa có bằng cho nghề dịch. Việc cấp bằng vừa là một sự bảo đảm về chất lượng vừa là một điều kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đối với các nghề biên dịch, dịch tiếp xúc, dịch hội nghị. Tóm lại, đã đến lúc cần có sự chung sức của các nhà chuyên môn và các nhà sư phạm để xây dựng chương trình đào tạo chính quy cho một nghề tưởng chừng đã cũ nhưng lại đang trên đường hình thành./. Tài liệu tham khảo DURIEUX Ch. (2005), "L’enseignement de la traduction : enjeux et démarches", Tạp chí META, volume 50, n°1. HOÀNG Văn Vân (2005), Nghiên cứu dịch thuật, Nxb KHXH, Hà Nội. LADMIRAL J.-R. (2002) : Traduire : théorèmes pour la traduction, Paris, Gallimard, coll. Tel, no 246. LADMIRAL J.-R. et Mériaud, M. (2005) : Former des traducteurs : Pour qui ? Pour quoi ?, in Méta, L, 1, 2005. MOUNIN G. (1955) : Les Belles Infidèles, Presses Universitaires de Lille, rééd. 1994, coll. "Étude sur la Traduction". SELESKOVITCH D. et LEDERER M. (1993) : Interpréter pour traduire, Paris, Didier Erudition, coll. "Traductologie".
Tài liệu liên quan