Tóm tắt. Bài viết đề cập đến ý nghĩa của giá trị và kĩ năng sống đối với mỗi công
dân của từng quốc gia cũng như công dân toàn cầu trong xã hội hiện đại và sự cần
thiết phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm. Những vấn đề
như đào tạo giáo viên dạy nội dung này, xây dựng nội dung, chương trình học phần
giáo dục giá trị và kĩ năng sống với tư cách là môn cơ sở ngành. Bài báo cũng chỉ
ra rằng giữa kĩ năng sống và giá trị có quan hệ biện chứng với nhau cũng được bàn
đến. Do mối quan hệ đó cần đảm bảo mối quan hệ biện chứng và thống nhất giữa
giáo dục giá trị và kĩ năng sống. Đồng thời, trong nội dung giáo dục giá trị không
thể thiếu nội dung giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên. Chính giá trị nghề
nghiệp sẽ chi phối và trở thành động lực thúc đẩy sinh viên sư phạm học tập, rèn
luyện năng lực nghề nghiệp trong chính quá trình đào tạo và phát triển chuyên môn
liên tục sau này.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 155-162
This paper is available online at
CẦN PHẢI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KĨ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Nguyễn Thanh Bình
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến ý nghĩa của giá trị và kĩ năng sống đối với mỗi công
dân của từng quốc gia cũng như công dân toàn cầu trong xã hội hiện đại và sự cần
thiết phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm. Những vấn đề
như đào tạo giáo viên dạy nội dung này, xây dựng nội dung, chương trình học phần
giáo dục giá trị và kĩ năng sống với tư cách là môn cơ sở ngành. Bài báo cũng chỉ
ra rằng giữa kĩ năng sống và giá trị có quan hệ biện chứng với nhau cũng được bàn
đến. Do mối quan hệ đó cần đảm bảo mối quan hệ biện chứng và thống nhất giữa
giáo dục giá trị và kĩ năng sống. Đồng thời, trong nội dung giáo dục giá trị không
thể thiếu nội dung giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên. Chính giá trị nghề
nghiệp sẽ chi phối và trở thành động lực thúc đẩy sinh viên sư phạm học tập, rèn
luyện năng lực nghề nghiệp trong chính quá trình đào tạo và phát triển chuyên môn
liên tục sau này.
Từ khóa: Giá trị, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục công dân, kĩ năng sống, mối quan
hệ giữa giá trị và kĩ năng sống.
1. Mở đầu
Trong xã hội hiện đại, mỗi công dân của từng quốc gia cũng như của toàn cầu đều
cần có một nền tảng giá trị và năng lực ứng phó, ứng xử và giải quyết các vấn đề đặt ra
một cách tích cực và mang tính xây dựng. Muốn có được điều đó thì chương trình giáo dục
ở từng quốc gia cần chứa đựng nội dung và phương thức giáo dục những giá trị và năng
lực này - hay còn gọi là kĩ năng sống (KNS) (Life skills). Từ năm 2000, tại Hội nghị giáo
dục Thế giới lần thứ 2 đã thông qua chương trình hành động Dakar có 6 mục tiêu, trong
đó mục tiêu 3 đã yêu cầu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương
Ngày nhận bài: 5-1-2013. Ngày chấp nhận đăng: 4-4-2013
Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com
155
Nguyễn Thanh Bình
trình giáo dục KNS phù hợp, còn mục tiêu 6 thì yêu cầu đánh giá chất lượng giáo dục
cần đánh giá cả KNS của người học. Đồng thời đặc tính của KNS là thể hiện bằng những
hành vi, thói quen tích cực, do đó nó phải được dựa trên một nền tảng giá trị được xã hội
chấp nhận và khuyến khích. Cho nên, giáo dục giá trị và giáo dục KNS cần trở thành bộ
phận cốt yếu của mọi chương trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con
người nói chung và người công dân nói riêng. Theo đó, đào tạo giáo viên (GV) cần phải
xác định yêu cầu về năng lực giáo dục giá trị và KNS cho người học trong Chuẩn đầu ra,
đồng thời trong chương trình đào tạo GV cũng phải hàm chứa nội dung và cách thức hình
thành năng lực này ở sinh viên (SV) sư phạm.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mối quan hệ giữa giá trị và kĩ năng sống
2.1.1. Giá trị
Trong “Bàn về giá trị nói chung”, Ralph Barton Perry đã viết: giá trị là tất cả
“những sự vật có ích”. Sau đó, ông còn đi sâu vào giá trị trong tám lĩnh vực: đạo đức, tôn
giáo, khoa học, kinh tế học, chính trị, pháp luật và tập tục. Hàm nghĩa giá trị với ý nghĩa
thoả mãn nhu cầu của con người chỉ là theo nghĩa hẹp. Vì nó chỉ có nghĩa theo sự thoả
mãn nhu cầu của chủ thể tức là giá trị công cụ hay giá trị sử dụng của đối tượng trong
quan hệ với con người. Trên thực tế theo nghĩa rộng, ngoài sự thoả mãn nhu cầu, giá trị
còn hàm nghĩa sâu rộng hơn. Phần thoả mãn nhu cầu nào đó của con người được coi là
hàm nghĩa cơ bản và đó mới chỉ là phần giá trị sử dụng. Phần hàm nghĩa sâu sắc của giá
trị là đặc tính ưu việt, là giá trị bên trong của sự vật, hiện tượng.
John Maciology - Hoa Kỳ: "Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó một thành viên
của một nền văn hoá xác định điều gì là đáng mong muốn, điều gì không đáng mong
muốn, điều gì là tốt hay dở, điều gì là đẹp hay xấu" [3].
Các giá trị giúp hình thành động cơ, thái độ, quyết tâm và sức mạnh giúp con người
vượt qua khó khăn, vươn tới mục đích, thúc đẩy hoạt động con người. Cho nên “nói đến
giá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm
coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi
thúc con người nỗ lực hành động và nỗ lực vươn tới” [2].
Căn cứ vào cấu trúc xã hội, cấu trúc nhân cách; căn cứ vào nguyên tắc logic - lịch
sử, có thể có cách phân chia giá trị theo những hệ như sau:
- Hệ giá trị truyền thống - giá trị hiện đại,
- Hệ giá trị phổ quát - giá trị cục bộ,
- Hệ giá trị dân tộc - giá trị toàn cầu,
156
Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm
- Hệ giá trị cá nhân - giá trị xã hội...
Trong mỗi hệ giá trị đó, bao hàm những cấp độ giá trị nhỏ hơn.
Thang giá trị là vấn đề có tính nhân loại, tính thời đại, tính dân tộc. Trong các giá
trị sống cốt lõi (phổ quát) của nhân loại bao gồm: 1). Hòa bình; 2). Tôn trọng; 3). Yêu
thương; 4). Khoan dung; 5). Hạnh phúc; 6). Trách nhiệm; 7). Hợp tác; 8). Khiêm tốn; 9).
Trung thực; 10). Giản dị; 11). Tự do; 12). Đoàn kết [5], thì Hoà bình là giá trị được xếp
thứ nhất bởi hoà bình trong lịch sử nhân loại luôn là yếu tố được mọi người dân tiến bộ
mong muốn nhiều nhất.
Cuộc sống con người bên cạnh những giá trị sống, còn có giá trị nghề nghiệp mà
mỗi người cần có trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của mình.
Các giá trị tồn tại không độc lập, tách rời nhau mà chúng tồn tại trong quan hệ hữu
cơ với nhau. Quan hệ giữa các giá trị do quan hệ bên trong của cấu trúc nhân cách, cấu
trúc xã hội quy định, yếu tố nọ ràng buộc yếu tố kia, không có yếu tố nào tách rời yếu
tố nào. Các giá trị quan hệ với nhau theo kết cấu ngang và và kết cấu dọc. Giá trị truyền
thống không thể tách rời giá trị hiện đại, giá trị tinh thần không thể tách rời các giá trị vật
chất, giá trị phổ quát không thể tách rời giá trị cục bộ, giá trị dân tộc không thể tách rời
các giá trị toàn cầu...
2.1.2. Kĩ năng sống
a). Các quan niệm về KNS:
Có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách
khác nhau.
- Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (viết tắt là UNESCO )
Có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày [4], đồng thời coi KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó
là: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); Học để tự khẳng định
(Learning to be); Học để chung sống với người khác (Learning to live together) [6];
-Tổ chức Y tế thế giới ( viết tắt là WHO) từ góc độ sức khỏe xem KNS là những kĩ
năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh. Rộng hơn, KNS
là những năng lực mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả
với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống
hàng ngày [6].
- Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi
hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến
thức, hình thành thái độ và kĩ năng [9].
Tóm lại, KNS là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả
157
Nguyễn Thanh Bình
năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
b). Những đặc tính của KNS:
- Là năng lực tâm lí - xã hội của con người, nên KNS không phải là kĩ năng mang
tính thao tác kĩ thuật, hay kĩ năng thực hành, cũng không phải là kĩ năng tâm vận động
(nhưng kết hợp với kĩ năng tâm vận động, nói cách khác kĩ năng tâm vận động là hình
thức thể hiện của KNS dưới dạng hành vi), nhưng KNS bao hàm cả các kĩ năng xã hội
(KNXH) của con người.
- KNS có thể được xem là tương thích với Trí thông minh nội tâm (Intra-personal
Inteligence) và Trí thông minh tương tác cá nhân (Inter-personal Inteligence) trong lí
thuyết Trí thông minh đa dạng (Multiple Intelligence).
- KNS vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó
là năng lực của cá nhân. KNS còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển
của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những KNS thích hợp.
- KNS thuộc phạm trù năng lực, nên KNS là tổng hòa kiến thức, thái độ ( giá trị) và
hành vi, do đó những KNS cụ thể có thể dưới dạng thái tư duy ( như tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo), hoặc dưới dạng thái độ (như thiện chí, thấu cảm...), nhưng cuối cùng KNS
của con người với tư cách là năng lực phải thể hiện ở những hành vi, ứng xử, hành động
giải quyết tính huống hiệu quả và có thể quan sát được.
- KNS thể hiện ở những cách ứng xử, giao tiếp và giải quyết vấn đề hiệu quả nhưng
những hành vi, hành động đó phải mang tính tích cực và mang tính xây dựng. Tiêu chí để
đánh giá tính tích cực và mang tính xây dựng gắn với giá trị phổ quát và với nền văn hóa
nào đó. Điều đó có nghĩa là KNS có mối quan hệ chặt chẽ với giá trị sống. Giá trị sống
là gốc, trên cơ sở đó phát triển KNS, giá trị sống định hướng, chi phối cách ứng xử, giải
quyết vấn đề bằng tổ hợp các KNS cần thiết trong từng tình huống của cuộc sống.
- Người có KNS là người sống một cách phù hợp và hữu ích, quản lí được bản thân
trong mọi tình huống để tránh được rủi ro.
2.1.3. Quan hệ giữa giá trị và KNS
Từ những trình bày trên có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa giá trị và KNS:
- Giá trị (Hệ giá trị cá nhân) có tính định hướng, có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh hành
vi của con người. Và vì vậy, giáo dục giá trị phải được tiến hành để tạo ra cái gốc giúp cá
nhân thực hiện các hành vi theo giá trị. Nền tảng giá trị vững vàng, chắc chắn là động lực
để khuyến khích con người phát triển các thái độ sống tích cực, những hành vi phù hợp
thể hiện lối sống lành mạnh của công dân tích cực, nhân cách phát triển. Khi cá nhân nhận
ra ý nghĩa của giá trị thì nó trở thành động cơ của hoạt động, thúc đẩy người đó phải làm
158
Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm
cái này, không làm cái kia để đạt được mục tiêu - đạt tới cái được coi là giá trị đối với bản
thân. Như vậy giá trị lại trở thành cái quy định mục đích của hoạt động. Có thể khái quát
thành chu trình: con người quan tâm đến đánh giá, tìm ra ý nghĩa của những giá trị trong
xã hội để xác định hệ giá trị cá nhân trên cơ sở đó mong muốn theo đuổi giá trị, biểu hiện
và thực hiện giá trị thông qua các hành vi, hành động.
- KNS chính là những hành vi,hành động, ứng xử thể hiện cách giải quyết vấn đề
dù trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào cũng đảm bảo tính hiệu quả, nhưng mang tính
tích cực, xây dựng dựa trên năng lực tâm lí-xã hội và nền tảng của hệ giá trị cá nhân. Có
thể thấy: KNS một mặt chịu sự chi phối của hệ giá trị cá nhân, mặt khác KNS là hiện thực
hóa hệ giá trị cá nhân thông qua những biểu hiện cụ thể của hành động, hành vi và cách
ứng xử.
- Do đó, cần giáo dục đồng thời cả giá trị và KNS. Nếu chỉ giáo dục giá trị thì khó
có được những hành vi mong đợi ở người công dân trong cách ứng xử với các vấn đề trong
xã hội hiện đại, nếu chỉ giáo dục KNS thì cũng không tạo ra nền tảng bền vững cho những
hành vi vừa phù hợp với cá nhân, lại mang tính tích cực, xây dựng.
2.2. Khung năng lực cần giáo dục cho học sinh theo tiếp cận giá trị
và KNS
Đổi mới vào cải cách giáo dục ở các nước trên thế giới hiện nay đều hướng vào phát
triển năng lực người học, mà “Học để biết, học để làm, học để khẳng định bản thân, học
để chung sống” vừa là một triết lí giáo dục vừa là định hướng các năng lực cốt lõi cần
đạt được.
Giáo dục Singapore đã tìm cách để tạo sự cân bằng tốt hơn giữa việc học nội dung
kiến thức với việc hướng tới hình thành các giá trị và năng lực cần thiết để phát triển trong
tương lai, nên đã xác định khung năng lực cần hình thành cho học sinh (HS) phổ thông
sau 2015 như sau [8]:
Nhìn vào khung năng lực trên có thể thấy rất rõ vai trò của giá trị và KNS trong
mô hình nhân cách công dân Singapore. Giá trị cốt lõi là trung tâm, sau đó nằm trong các
vòng tròn đồng tâm thứ hai thực chất là năng lực cảm xúc và năng lực xã hội, mà thực
chất là những nhóm KNS và KNS cụ thể. Đó là những giá trị các KNS sẽ đi cùng HS
trong suốt cuộc đời trở thành con người có trách nhiệm, những công dân tích cực. Nó có
thể được hình thành và phát triển chủ yếu dựa vào sự trải nghiệm. Vòng tròn thứ ba thể
hiện các kĩ năng phát triển tư duy, kĩ năng kĩ năng giao tiếp, năng lực công dân toàn cầu
và các kĩ năng đa văn hóa. Chúng có thể được hình thành và phát triển dựa vào các môn
học (skills-based subjects). Cuối cùng, sản phẩm của giáo dục là con người tự tin, tự định
hướng, biết hợp tác tích cực và công dân có trách nhiệm.
159
Nguyễn Thanh Bình
Bộ Giáo dục Singapore chú ý rằng các năng lực này sẽ được phát triển thông qua
chương trình các môn học lí thuyết và qua các hoạt động ngoại khóa. Chương trình và kết
quả mong đợi dựa trên các năng lực này sẽ được thể hiện trong chương trình tới dự kiến
trong khoảng năm 2012 -2014. Đồng thời, Bộ Giáo dục Singapore cũng đang xây dựng
các năng lực của GV (teacher capacity) cần đạt được để đáp ứng với chương trình phát
triển giá trị và năng lực của HS trong thế kỉ 21.
2.3. Sự tất yếu phải đào tạo năng lực giáo dục giá trị và KNS cho SV sư
phạm
2.3.1. Yêu cầu của thực tiễn giáo dục Việt Nam
Giáo dục giá trị sống và KNS đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm tổ chức
tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) và GV để họ có thể triển khai trong thực
tiễn giáo dục. Tuy nhiên, trong chương trình tập huấn nội dung giáo dục giá trị sống và
KNS chưa được kết nối với nhau theo mối quan hệ biện chứng vốn tiềm tàng trong chúng.
Việc tổ chức thực hiện sau khi tập huấn còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều lí do, dù cho
đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết phải giáo dục giá trị
sống và KNS cho HS, nhưng chưa thấy được toàn bộ quá trình dạy học, giáo dục trong
nhà trường cần được tổ chức dựa trên tiếp cận giá trị và KNS. Việc lồng ghép, tích hợp
giáo dục giá trị sống và KNS vào quá trình dạy học hay hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp được thực hiện đến đâu chưa có biện pháp quản lí, đánh giá. Qua tìm hiểu cho
thấy CBQL các trường mong đợi có chương trình riêng về nội dung giáo dục này và có
sự chỉ đạo cụ thể từ Bộ, cũng như mong đợi các trường sư phạm đưa nội dung giáo dục
giá trị sống và KNS vào đào tạo sinh viên để sau khi ra trường họ có thể đảm nhiệm
nhiệm vụ này một cách chuyên nghiệp.
2.3.2. Định hướng về biện pháp tổ chức đào tạo năng lực giáo dục giá trị và KNS
a). Xây dựng chương trình học phần giáo dục giá trị và KNS và đưa vào như một
nội dung tự chọn bắt buộc trong chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo GV, sao cho mọi
sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đều có năng lực thực hiện tích hợp giáo dục giá trị
và KNS trong dạy học và các hoạt động giáo dục.
b). Mục tiêu và Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo GV dạy công dân cần bổ sung nội
dung hình thành và phát triển năng lực giáo dục giá trị và KNS để họ có thể thực hiện
được chức năng này như là năng lực đặc thù so với giáo viên khác.
Do đặc thù của mình, môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo
dục cho HS ý thức và hành vi của công dân, hình thành và phát triển những kĩ năng vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, tạo cho HS những phẩm chất và năng lực cần thiết
160
Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm
của người công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mặt khác, môn
Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực, một thành tố cơ
bản của nhân cách và là nội lực của sự phát triển nhân cách HS. Do vậy, môn học này góp
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo HS thành những
người lao động mới đáp ứng được đòi hỏi trong thời kì đổi mới của đất nước và phù hợp
với xu thế phát triển chung của thời đại.
c). Dù là chương trình tự chọn bắt buộc cho SV các ngành hay là chương trình môn
học với tư cách là môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành GV dạy công dân
thì cũng cần đảm bảo mối quan hệ biện chứng và thống nhất giữa giáo dục giá trị và KNS.
Đồng thời, trong nội dung giáo dục giá trị không thể thiếu nội dung giáo dục giá
trị nghề nghiệp cho SV. Chính giá trị nghề nghiệp sẽ chi phối và trở thành động lực thúc
đẩy SV sư phạm học tập, rèn luyện năng lực nghề nghiệp trong chính quá trình đào tạo
và phát triển chuyên môn liên tục sau này. Theo kinh nghiệm của Singapore giá trị nghề
nghiệp giáo viên được xác định gồm các nét cơ bản sau [7]:
- Những giá trị hướng vào HS: Yêu HS, khoan dung; Tin rằng tất cả mọi HS đều có
thể học được; Cam kết nuôi dưỡng tiềm năng của từng HS; Coi trọng sự đa dạng;
- Những giá trị mang bản sắc của người GV: Kiên trì, Kiên nhẫn, Sáng tạo; Ham
học hỏi;
- Những giá trị phục vụ nghề nghiệp: Tự hào về ý nghĩa của nghề GV, Trách nhiệm
nghề nghiệp, Cam kết chất lượng, Yêu nghề.
3. Kết luận
Từ những trình bày trên cho thấy các cơ sở đào tạo GV cần bổ sung nội dung giáo
dục giá trị và KNS vào chương trình đào tạo GV, đặc biệt đối với chương trình ngành đào
tạo GV giáo dục công dân để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông. Khi thiết
kế chương trình cần đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa giá trị và KNS, cũng như trong
giáo dục giá trị cần quan tâm giáo dục cả giá trị nghề nghiệp GV để tạo động lực cho SV
sư phạm tự giác học nghề và phát triển chuyên môn liên tục sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2009.Giáo trình Giáo dục Kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[2] Nguyễn Trọng Chuẩn, 2009.Một số vấn đề triết học - con người - xã hội. Nxb. Khoa
học Xã hội, Hà Nội, tr. 752-753.
[3] Đặng Cảnh Khanh, Xã hội học thanh niên, 2012. Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.
161
Nguyễn Thanh Bình
[4] Chu Shiu-Kee, 2012.Understanding Life skills. Báo cáo tại Hội thảo "Chất lượng giáo
dục và kĩ năng sống", Hà Nội 23-25/ 10/2003.
[5] Diane Tillman, 2009.Những giá trị sống cho tuổi trẻ. Nxb Tổng hợp TP. Hồ ChíMinh.
[6] Life skills The bridge to human capabilities. UNESCO education sector position pa-
per. Draft 13 UNESCO 6/2003.
[7] A Teacher Education Model for the 21st Century. A Report by the National Institute
of Education, Singapore.
[8]
ABSTRACT
The need for Education values and Life Skills for teacher students
The paper addresses the significance of values and life skills to every citizen of the
country as well as global citizens in modern society and the need to value education and
life skills to students pedagogy. Issues such as teacher training content, content develop-
ment, program the value of education and life skills as the basis of industry disciplines.
The article also points out that between life skills and values dialectical relationship to
each other are discussed. Because of that relationship to ensure that the dialectical rela-
tionship between education and consistent values and life skills. At the same time, the ed-
ucational content value content indispensable value of professional education for students.
The market value will be governed and motivated student teacher learning, professional
training capacity in the process of training and continuing professional development in
the future.
162