- Cho phép RIP là nhiệm vụ duy nhất được yêu cầu cấu hình
để router thực hiện hoạt động RIP .
- Cho phép cập nhật unicast cho RIP. RIP sẽ vận hành như
một giao thức broadcast trừ khi nhiệm vụ này được cấu
hình. Với nhiệm vụ này, các nhà quản lý mạng có thể điều
khiển các quyết định trao đổi thông tin định tuyến.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu hình một miền định tuyến RIP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 6: Cấu hình một miền định
tuyến RIP
Để cấu hình một miền định tuyến RIP thì các router phải
được cấu hình để thực hiện các nhiệm vụ dưới đây. Một số nhiệm
vụ là rõ ràng nhưng một số khác cần giải thích thêm.
- Cho phép RIP là nhiệm vụ duy nhất được yêu cầu cấu hình
để router thực hiện hoạt động RIP .
- Cho phép cập nhật unicast cho RIP. RIP sẽ vận hành như
một giao thức broadcast trừ khi nhiệm vụ này được cấu
hình. Với nhiệm vụ này, các nhà quản lý mạng có thể điều
khiển các quyết định trao đổi thông tin định tuyến.
- Áp dụng offset đối với các tham số (metric) định tuyến.
Trong khi RIP là giao thức hop-count, nhiệm vụ này có
thể được sử dụng để tăng metric đến các tuyến được biết
bởi RIP. Nó cho phép nhà quản lý mạng coi trọng hơn các
khám phá RIP.
- Điều chỉnh timer và xác định phiên bản của RIP
- Cho phép nhận thực RIP. RIP 2 hỗ trợ nhận thực có thể
thiết lập (plain-text, MD5). Để sử dụng MD5 thì các khoá
phải được thiết lập và xác định,một trương thời gian sống
phải được xác định cho một bộ khoá trên một ‘chain’. Mỗi
khoá phải được xác định với một ‘key ID’và key được lưu
trữ cục bộ. Key ID và giao diện kết hợp với key xác định
đơn nhất thuật toán nhận thực và MD5 được sử dụng.
- Không cho phép tóm tắt tuyến. Tóm tắt tuyến được thực
hiện tự động bởi RIP2. các prefix mạng con được tóm tắt
khi chuyển qua đường biên mạng. Nếu miền định tuyến có
các mạng con không liên tục thì tóm tắt định tuyến có thể
bị huỷ bỏ.
- Sử dụng IGRP và RIP đồng thời. Nếu nhiệm vụ này được
phép thì thông tin định tuyến IGRP gạt bỏ thông tin RIP vì
sử dụng quản lý IGRP. Các giao thức này sử dụng các đồng
hồ định thời khác nhau khiến một phần của miền định
tuyến tin RIP một phần khác tin IGRP. Hội tụ sẽ xảy ra
nhưng tình huống này ảnh hưởng đến các ứng dụng nhậy
cảm với thời gian.
- Không cho phép sự hợp lệ của địa chỉ IP nguồn. Đối với
mục đích bảo an, một địa chỉ IP nguồn cho một bản tin cập
nhật RIP là không hợp lệ. Nhiệm vụ này thoả mãn yêu cầu
lọc trên một giao diện, nó cũng là một ‘trap door’ cho một
miền định tuyến.
- Cấu hình trễ giữa các gói.
- Cho phép/không cho phép trượt ngang.
- Lọc thông tin RIP và quản lý khóa
- VLSM là một công cụ tốt để sử dụng địa chỉ IP.
2.4.4 OSPF (Open Shortest Path First)
OSPF là một giao thức định tuyến trạng thái đường được sử
dụng phổ biến, nó là giao thức định tuyến trong miền (interor)
được hỗ trợ bởi hầu hết các router trên thị trường. Nó có các đặc
tính chức năng sau:
- Sử dụng thuật toán định tuyến trạng thái đường Dijkstra.
- Hỗ trợ nhiều đường cùng giá trị cost đến cùng đích.
- Hỗ trợ VLSM.
- Phân cấp hai mức.
- Thông tin trạng thái tuyến chỉ thông báo khi có sự biến đổi
về cấu hình.
- Có khả năng mở rộng.
Một ví dụ về mạng OSPF gồm một số vùng như hình 2.9:
Hình 2.9: Mạng OSPF
Một mạng OSPF phải có một vùng 0 được định nghĩa như
vùng backbone. Nếu có nhiều vùng được cấu hình, tất cả các vùng
khác 0 phải kết nối đến vùng 0 qua ABR (Area Border Router).
Các router trong một vùng thông báo trạng thái đường LSA (Link
State Advertisement) và xây dựng một sơ đồ các vùng được gọi là
cơ sở dữ liệu trạng thái đường. Thông tin được tóm tắt về các cấu
hình và các mạng đặc biệt được chuyển giữa các vùng thông qua
ABR. Do đó các router duy trì thông tin hoàn chỉnh về tất cả các
mạng và các router trong vùng của nó và thông tin đặc biệt về các
mạng và các router ngoài vùng của nó. Để đạt tới mạng trong vùng
này, các router cần phải có đủ thông tin để hướng các gói đến ABR
phù hợp.
OSPF thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phát triển
mạng và quản lý mạng vì một số lý do sau.
- Các mạng lớn hơn bao gồm nhiều hơn các router đang
được triển khai và xây dựng, khả năng scalability lớn hơn
RIP và các giao thức định tuyến véc tơ khoảng cách khác.
- Các chức năng và dịch vụ bổ sung đang và sẽ cần được
triển khai trên các mạng này. Là một giao thức định tuyến
trạng thái đường, OSPF có khả năng mở rộng, tăng cường
các chức năng nó cung cấp bằng cách định nghĩa và bổ
sung các trường mới để mang thông tin mới trong các LSA
OSPF.
- Những khó khăn đối với OSPF bắt đầu được khắc phục khi
rất nhiều các kỹ sư mạng triển khai và quản lý các sản phẩm
mạng chạy OSPF.
OSPF là một giao thức thích ứng, nó điều chỉnh các vấn đề
trong mạng và cung cấp thời gian hội tụ ngắn để ổn định các bảng
định tuyến. Nó được thiết kế để chống hiện tượng loop. OSPF
được bao bọc trong IP datagram và trường protocol ID của IP đối
với OSPF là 89, nó có khả năng định tuyến TOS và đánh địa chỉ
mạng con.
U* Hoạt động của OSPF:
OSPF hoạt động trên các mạng broadcast và non-broadcast,
nó cũng hoạt động trên các link điểm-điểm. Các đường quay số,
các kết nối ISDN theo yêu cầu và các kết nối ảo chuyển mạch của
X25, frame relay, ATM tạo ra môi trường on-demand cho OSPF. ý
tưởng chính của OSPF là nó sẽ cấm một số lưu lượng gói thông
báo giữa các router được kết nối đến link theo yêu cầu. Tiếp cận
này cho phép kink yêu cầu thụ động (lớp 2 không hoạt động)
nhưng vẫn giữ mối quan hệ với OSPF. Khi link này hoạt động trở
lại OSPF sẽ gửi đi các thông báo trạng thái đường trên link này.
Hoạt động của OSPF biến đổi phụ thuộc vào loại mạng mà
nó hoạt động,dưới đây đưa ra một số hoạt động của OSPF thực
hiện với tất cả các loại mạng. OSPF thực hiện một giao thức
‘hello’, nó là một giao thức bắt tay,và sau đó thực hiện ‘ping’ với
các router kế cận để biết chắc rằng link hoặc router nào đó đang
hoạt động. Sau khi thực hiện ‘hello’ hoàn thành, các router đồng
tầng được xem như ‘merely adjacent’ có nghĩa là các router này đã
hoàn thành một phần đồng bộ chứ chưa phải tất cả. Tiếp theo,các
router trao đổi thông tin mô tả hiểu biết của chúng về miền định
tuyến. Thông tin này được đặt trong các bản tin LSA, nó không
phải là thông tin mô tả toàn bộ cơ sở dữ liệu trạng thái đường
nhưng nó chứa đủ thông tin để router thu biết liệu cơ sở dữ liệu
trạng thái đường của nó có đúng với cơ sở dữ liệu của các router
đồng tầng với nó không. Nếu có thì các kế cận được xác định là
‘fully adjacent’. Các router này sau đó thực hiện trao đổi các LSA
chứa cập nhật trạng thái đường và thực sự trở thành các kế cân đầy
đủ.
Các hello được phát theo định kỳ để giữ cho các router đồng
tầng hiểu biết lẫn nhau. Các LSA được tạo ra phải được gửi đến
các router đồng tầng với nó 30s một lần nhằm đồng bộ các cơ sở
dữ liệu trạng thái đường.
Hình 2.10: Hoạt động cơ bản của OSPF
U* Các vùng OSPF:
Các công ty với các hệ thống lớn có thể hoạt động với nhiều
mạng,nhiều router và host. Để quản lý một mảng rộng các phần tử
thông tin này thì phải sử dụng rất nhiều LSA. OSPF thực hiện phân
chia các AS thành các phần nhỏ hơn gọi là vùng, nhờ đó làm giảm
tổng số lưu lượng định tuyến được gửi qua AS vì các vùng được
cách ly với nhau. Nó làm giảm số thông tin router phải duy trì đầy
đủ về AS. Do đó thông tin được phát giữa các router để duy trì các
bảng định tuyến OSPF giảm .
OSPF sử dụng multicast để hạn chế xử lý gói LSA tại các
node không cần thiết kiểm tra các gói định tuyến tương ứng đối với
mạng broadcast. Còn đối với các mạng non-broadcast thì OSPF sử
dụng lọc gói để giảm số các gói định tuyến được trao đổi giữa các
router trong vùng. Vùng ‘stub’ là vùng mà thông tin định tuyến
trên các tuyến ngoài không được gửi đi. Thay vào đó, ABR tạo ra
một tuyến mặc định đến các đích ngoài vùng và các tuyến trong
vùng ‘stub’ sử dụng tuyến này.
Các nhà quản lý mạng có thể thiết lập ABR để tránh không
cho nó gửi thông báo tuyến tóm tắt vào trong vùng ‘stub’. Các
thông báo tuyến tóm tắt này được thiết kế như LSA loại. OSPF yêu
cầu tất cả các mạng được kết nối bằng một vùng backbone, nó
được xem như một bộ các node liên tục và kết nối các link để
thông tin qua backbone với nhau. Các vùng nối đến backbone phải
là các vùng ‘stub’, do đó OSPF hỗ trợ sử dụng các tuyến ảo để các
gói định tuyến có thể được gửi từ vùng này sang vùng khác không
phải qua backbone. Các tuyến ảo chạy giữa các router và cho phép
các gói LSA tóm tắt được xuyên hầm qua các vùng. Trong khi
thông tin định tuyến được gửi xuyên hầm thì lưu lượng người dùng
vẫn chọn được đường vật lý tốt nhất. Các tuyến ảo có thể được sử
dụng để duy trì kết nối giữa các vùng nếu backbone có thể được
chia ra, nó được kết nối logic với các tuyến ảo. Các mạng ngoài kết
nôi với các AS OSPF không phải là thành viên của AS này. Các
router AS OSPF phát hiện ra các mạng này qua giao thức EGP và
sau đó thông báo các mạng trong AS với các LSA ngoài.