Câu 1: Hãy phân tích luận đề: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai như thế nào?
51 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5778 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi đáp Luật đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI THI HỌC PHẦN
Học phần: LUẬT ĐẤT ĐAI
Câu 1: Hãy phân tích luận đề: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai như thế nào?
Câu 2: Tại sao nhà nước Việt Nam qui định khung giá cho từng loại đất? Nhằm mục đích gì? Quan điểm của anh, chị về khung giá như thế nào trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay?
Câu 3: Gia đình ông A là công chức ở tỉnh H được cơ quan cấp 01 gian nhà cấp bốn năm 2000, cơ quan tiến hành thanh lý nhà cho cán bộ công chức của cơ quan, gia đình ông H nộp tiền thanh lý. Tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh H làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho gia đình ông A, đồng thời thu 10 triệu đồng tiền sử dụng đất. Ông A không nộp, với lý do ông đã nộp tiền thanh lý nhà và đất cho cơ quan? Hãy phân tích sự việc trên?
Câu 4: Điều 10 khoản 2 Luật đất đai 2004 qui định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN". Quan điểm của anh, chị về qui định trên?
Câu 5: Hãy cho biết quan hệ pháp luật đất đai thuộc quan hệ pháp luật hành chính hay quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ minh hoạ?
Câu 6: Hãy cho biết các trường hợp sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai hay không? giải thích tại sao?
Câu 7: Hãy nêu những hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2003, cho ví dụ minh hoạ?
Câu 8: Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất?
Câu 9: Gia đình bà A sử dụng 1000m2 đất nông nghiệp trong đô thị, nay diện tích đó được quy hoạch thành đất ở.
Câu 10: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp 1992, Điều 5 Luật đất đai 2003) theo anh, chị sở hữu toàn dân thì người chủ sở hữu là ai? chủ sở hữu có mấy quyền năng pháp lý?
Câu 11: Tại sao Nhà nước Việt Nam qui định mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng? Hiện nay nhà nước ta khuyến khích phát triển kinh tế trang trại thì việc qui định hạn mức sử dụng đất có hạn chế gì không?
Câu 12: Gia đình ông A là công chức Nhà nước, năm 1990 gia đình ông nhận chuyển nhượng một thửa đất trồng lúa diện tích 500m2 của một hộ gia đình nông dân ở ngoại thành Hà Nội, nhưng chưa sang tên chước bạ. năm 2004, diện tích đó được qui hoạch thành đất ở?
Hỏi: Gia đình ông A có được tiếp tục sử dụng đất trồng lúa hiện nay chuyển thành đất ở không? Tại sao?
Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai 1993, 1998, 2001, 2003 như thế nào? Trên thực tế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ có bất cập gì?
Câu 14: Căn cứ để phân loại đất theo Luật đất đai năm 2003 là gì? Theo anh, chị cách phân loại như vậy đã phù hợp với điều kiện ở Việt Nam chưa.
Câu 15: Vợ chồng ông A và bà C có 4 con, hai người con đã định cư ơ nước ngoài, hai người con ở trong nước cùng sử dụng chung với vợ chồng ông là 18.000m2, đất nông nghiệp. Mảnh đất trên do ông A đứng tên chủ hộ, năm 1996 ông A mất, bà C làm thủ tục sang tên bà là chủ hộ. Năm 1997, bà sang tên cho con trai lớn là anh T với diện tích là 7/500m2 đất, con trai thứ hai là K sử dụng chung với bà là 10.500m2. Năm 2002 bà C chuyển về ở với T và muốn lấy bớt một phần đất do anh K sử dụng cho anh T, nhưng anh K không đồng ý và đòi chia thừa kế quyền sử dụng đất, Bà C gửi đơn kiện lên Toà án.
Theo anh (chị) vụ việc trên sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định của luật đất đai hiện hành?
Câu 16: Quy hoạch sử dụng đất là gì? Anh, chị có nhận xét gì về việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiện nay?
Câu 17: Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được qui hoạch trong Luật đất đai 2003 như thế nào? Anh, chị có nhận xét gì về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương mình?
Câu 18: Ông A có diện tích đất ở là 250m2, năm 2000 ông chuyển nhượng diện tích đất trên cho người khác để vào Nam sinh sống, UBND xã yêu cầu ông A phải nộp 3 triệu đồng tiền lệ phí đất?
Câu 19: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003? theo anh, chị nội dung quản lý nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 20: Phân tích mối quan hệ giữa ngành luật đất đai và ngành luật dân sự? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 21: Việc quy hoạch khung giá cho từng loại đất của NN nhằm mục đích gì? anh, chị có bình luận gì về khung giá đất đai?
Câu 22: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được qui định trong Luật đất đai năm 2003 như thế nào? anh chị có nhận xét gì về việc giải quyết các tranh chấp đất đai hiện nay?
Câu 23: Gia đình ông D hiện đang sinh sống tại tỉnh 11 năm 1990, gia đình ông khai hoang được 5ha đất hoang hoá và đưa vào sản xuất nông nghiệp. Tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh H ra quyết định thu hồi, sau đó giao cho bộ quốc phòng xâydựng nhà ở cho cán bộ quân đội, nhưng không đền bù mà chỉ được hỗ trợ công khai phá là 25.000đ/m2 với ký do đát khai hoang trên sử dụng không hợp pháp?
Câu 24: Hãy phân tích công cụ tài chính trong hoạt động quản lý NN về đát đai? theo anh, chị trong điều kiện hiện nay NN ta nên sử dụng công cụ nào để quản lý đất đai cho hiệu quả nhất?
Câu 25: Thị trường bất động sản là gì? những loại đất nàoa được tham gia thị trường bất động sản? anh, chị có nhận xét gì về thị trường BĐS ở nước ta hiện nay?
Câu 26: Năm 1979 gia đình ông A được cơ quan B phân cho một gian nhà cấp bốn diện tích 40m2. Năm 1996, cơ quan B tiến thành thanh lý nhà và đất cho các hộ gia đình đang ở, ông A đã trả toàn bộ tiền thanh lý cho cơ quan B. Tháng 8 năm 2004, UBND thành phố H (đô thị đặc biệt) tiến hành giải toả khu nhà ông A đang ở, đồng thời lên phương án đền bù cho mỗi m2 đất ở đó có giấy tờ hợp lệ là 13.000.000đ, trong khi đó giá chuyển nhượng trên thị trường ở vị trí nhà ông A tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và đền bù là 50.000.000đ trên một m2, ông A và một số gia đình không đồng ý với mức đền bù trên.
Theo anh, chị giá đền bù như vậy đã thoả đáng chưa? ý kiến của anh, chị như thế nào về việc đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay?
Ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Câu 27: Người SD đất phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính đôí với NN? mục đích của qui định về nghĩa vụ tài chính là gì?
Câu 28: Chủ tịch UBND tỉnh H uỷ quyền cho chủ tịch UBND huyện K ký kết quyết định cho 19 ha đất nông nghiệp cho trường trung học NN để XD khu nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, đồng thời thu của trường 300 triệu đồng tiền giao đất. Sau khi được giao đất, trường trung học nông nghiệp tự ý san lấp 2 ha đất nông nghiệp để cấp cho cán bộ, nhân viên nhà trường làm nhà ở.
Anh, chị hãy phân tích sự việc trên?
Câu 29: Trường hợp nào NN thu hồi đất của người đang sử dụng đất? Khi phát triển kinh tế như XD khu đô thị mới, xây nhà để bán hoặc cho thuê có cần áp dụng thủ tục thu hồi đất không? Quan điểm của anh, chị như thế nào về việc thu hồi đất ở các khu đô thị mới hiện nay?
Câu 30: khi được cấp giấy chứng nhận về quyền SDĐ, người SD cần có những loại giấy tờ gì, anh chị có nhận xét gì về tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ hiện nay?
Câu 31: Hãy cho biết các quyết định giao đất, cho thuê đất sau đây đúng hay sai? giải thích rõ, tại sao?
Câu 32: Trình tự và thủ tục giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo người Việt Nam định cư ở nước người, cá nhân nước ngoài?
Câu 33: Luật đất đai 2003 quy định những trường hợp nào để đòi lại đất khi cho mượn, cho thuê đất ? liên hệ tại địa phương anh, chị?
Câu 34: Xã D có 1.200m2 đất ao hồ, dự định sẽ san lấp để chia cho các hộ gia đình trong xã xây dựng nhà ở. Trong khi đang chờ ý kiến của UBND tính, thị xã D đã thuê công ty B san lấp ao hồ và phân lô chỉ cho các hộ gia đình có khó khăn trong xã, đồng thời thu hồi mỗi hồ 70 triệu đồng tiền sanlấp mặt bằng. Sau khi nhận đất một số hộ đã chuyển nhượng cho người khác để kiếm lười. Anh, chị hãy phân tích sự việc nói trên cơ sở pháp luật đất đai hiện hành?
Câu 35: Phân tích nội dung quản lý NN về đất đai? Trong các nội dung đó nội dung nào NNQL yếu nhất ở thời điểm hiện nay?
Câu 36: Hãy nêu các nguyên tắc trong việc thu hồi về đền bù giải phóng mặt bằng? quan điểm của anh, chị như thế nào về việc đền bù hiện nay, đền bù theo quan hệ dân sự hay quan hệ hành chính?
Câu 37: Gia đình ông A có 500m2 đất nông nghiệp trồng lúa đã đượcu cấp GCN QSD Đất. Cuối năm 2001, xảy ra cơn sốt đất gia đình ông đã tự ý san lấp toàn bộ 500m2 đất nông nghiệp để chuyển nhượng cho gia đình ông B với giá 5 triệu đồng 1m2. Tháng 8 năm 2004, chủ đầu tư tiến hành triển khai dự án này XD khu đô thị mới, và bồi thường cho gia đìnhông B mỗi m2 đất NN là 135.000đồng, ông B khiếu kiện lên Hội đồng đền bù và giải phóng mặt bằng của quận. Anh, chị hãy bình luận, phân tích sự việc trên?
Câu 38: Hãy Phân tích thẩm quyền của các cơ quan NN trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai? Hiện nay tranh chấp loại nào hay xảy ra nhiều nhất? vì sao?
Câu 39: Khi nào một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được coi là hợp pháp? tại sao trên thực tế thường xảy ra hiện tượng chuyển nhượng ngầm đất đai?
Câu 40: Một doanh nghiệp tư nhân thuê đất của NN để làm xưởng phục vụ mục đích SXKD với thời hạn 20 năm kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1998, một công ty nước ngoài ngỏ ý muốn liên doanh với DN tư nhân này theo hình thức bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, bên nước ngoài góp vốn bằng tiền và máy móc thiết bị. Hỏi: doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có được góp vốn bằng giá trị quyền SD đất thuê của NN để liên doanh với nước ngoài không? tại sao?
Câu 41: Hãy nêu các điều kiện về việc sở hữu nhà và quyền SD đất của người VN ở nước ngoài? người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất ở VN không? tại sao?
Câu 42: Phân biệt ngành Luật đất đai với Luật Hành Chính?
Câu 43 : Hãy nêu những điều cấm trong Luật đất đai 1993 và phân tích các điều khoản cấm đó?
Câu 44: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất?
Câu 45: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh(chị) việc hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay như thế nào?
Câu 46: Tại sao Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng?
Câu 47: Chứng minh Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung 1998 và 2001 quan tâm đế quyền và lợi ích của người sử dụng đất?
Câu 48: Căn cứ đê phân biệt loại đất theo Luật đất đai 1993 là gì? Theo anh (chị) cách phân loại đã khoa học chưa?
Câu 49: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ đất đai thông qua hai công cụ quan trọng là quy hoạch và pháp luật. Anh (chị) có nhận xét gì về hai công cụ quản lý này trong giai đoạn hiện nay?
Câu 50: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 1993?
Câu 51: Phân tích mối quan hệ giữa Luật đất đai với Luật dân sự?
Câu 52: Hãy phân tích khía cạnh kinh tế trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai?
Câu 53: Người sử dụng đất nông nghiệp muốn chuyển dổi phải làm thủ tục tại cơ quan nào? Nhà nước có khuyến khích việc chuyển đổi hay không?
Câu 54: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong pháp luật đất đai. Nhận xét về quyền và nghĩa vụ trong thực tế?
Câu 55: Người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào với Nhà nước. Mục đích của việc quy định các nghĩa vụ tài chính?
Câu 56: Luật đất đai quy định: "Trong trường hợp thật cần thiết,Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bịt hu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ "Phân tích quy định này?
Câu 57: Anh (chị) có nhận xét gì về tình hình giao đất, cho thuê đất hiện nay?
Câu 58: Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nười sử dụng đất phải có giấy tờ gì? Nhân xét về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Câu 59: Căn cứ để các cơ quan Nhà nước ra quyết định giao đất cho thuê đất?
Câu 60: Đối tượng nào được giao đất lâm nghiệp?
Câu 61: Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quan trọng nhất, yếu nhất?
Câu 62: Khi thu hồi đất Nhà nước dền bù theo nguyên tắc nào?
Câu 63: Phân tích thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp về đất đai. Hiện nay tranh chấp loại nào hay xảy ra nhiều nhất?
Câu 64: Khi nào một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.Tại sao trên thực tế thường xảy ra hiện tượng chuyển nhượng ngầm đất đai?
Câu 65: Hãy nêu các điều kiện sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nướn ngoài. Người nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất đai ở Việt Nam?
Câu 66: Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền gì?Tại sao hiẹn nay có hiện tượng người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Câu 67: Quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích gì? Tại sao một quy hoạch sử dụng đất có thể được điều chỉnh nhiều lần. Phân tích ưu và nhược điểm của việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết?
Câu 68: Anh (chị) có nhận xét gì về thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay?
Câu 69: Chính quyền xã có nhiệm vụ gì trong quản lý Nhà nước về đất đai. Nhân xét về tình hình quản lý của chính quyền cấp xã?
HỆ THỐNG TRẢ LỜI THI HỌC PHẦN
Học phần: LUẬT ĐẤT ĐAI
Câu 1: Hãy phân tích luận đề: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu". Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai như thế nào?
Ta có thể phân tích luận đề trên theo 2 khía cạnh:
a. Thứ nhất: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân".
Luận đề này có thể được hiểu là toàn bộ đất đai, dù ở đất liền hay ở lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay chưa sử dụng đều thuộc sở hữu của toàn thể nhân dân. Sự khẳng định trên dựa trên các căn cứ.
- Qua nhiều thế hệ, con người đã tạo ra những giá trị mới cho đất đai thông qua việc khám phá, tạo ra của cải, vật chất.
- Đất đai là kết quả của quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên và bảo vệ đất đai qua các cuộc kháng chiến mà nhiều thế hệ của các tầng lớp nhân dân Việt Nam của một quố gia mà còn là cơ sở của lòng yêu nước của cả dân tộc. Vì vậy đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân.
b. Thứ hai: "Nhà nước thống nhất quản lý";
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân song toàn dân, không thể đứng ra thực hiện quyền sở hữu cụ thể mà phải cử người đại diện thay mặt nhân dân để thực hiện quyền này. Đó là nhà nước, Nhà nước thống nhất thay mặt nhân dân quản lý, toàn bộ quỹ đất đai trong phạm vi cả nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quốc hội, UNTVQH, Chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường, hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, và các Bộ, ngành khác có liên quan. Quản lý nhà nước về đất đai được hiểu trên 2 khía cạnh:
- Một là: Quản lý nhà nước về đất đai là quản lý hành chính đối với đất đai thông qua việc ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và kế hoạch sử dụng đất và bằng các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quyết định giao đất.
Cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích, sử dụng đất.
- Hai là: Quản lý nhà nước là quản lý kinh tế đối với đất đai thông qua các công cụ tài chính mà nhà nước như xác định khung giá đất, thuế sử dụng đất, phí và lệ phí chước bạ...
Như vậy, thông qua một loạt các chế định như quy hoạch, kế hoạch pháp luật, công cụ tài chính và các công cụ khác, Nhà nước thay mặt toàn dân thống nhất quản lý toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước nhằm mục đích bảo đảm việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả.
Câu 1: Hãy phân tích luận đề: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý"?
Luận đề này ngày từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định. Qua các lần sửa đổi bổ sung. Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bỏ sung năm 1998 và 2001. Luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Như sậy có thể thấy luận đề này là phù hợp, đúng đắn thể hiện được "ý Đảng, lòng dân" về vấn đề đất đai.
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." là nguyên tắc hiến định, được quy định tại điều 17 - Hiếp pháp 1992 "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân".
Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thẻ trong quan hệ sở hữu tài sản thuọc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng.
Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nói riêng.
Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nước ta. Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và abỏ vệ được vốn đất đai như ngày nay.
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý". Như đã khẳng định nhân dân đã trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dù ở đất lièn hay ở lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay đất chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước. Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Mục đích của quy định "Nhà nước thống nhất quản lý" là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản.
Câu 2: Tại sao nhà nước Việt Nam qui định khung giá cho từng loại đất? Nhằm mục đích gì? Quan điểm của anh, chị về khung giá như thế nào trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay?
Điều 12 - Luật đất đai 1993 đã được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 quy định "Căn cứ vào quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc phương pháp xác định giá các loại đất,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền kh giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuế đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thương khi Nhà nước thu hồi đất".
Những quy định này có thể phần nào cho chúng ta thấy lý do cùng mục đích của Nhà nước khi quy định khung giá cho từng loại đất.
Ngoài ra Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất còn vì các lý do cụ thể sau đây:
-Đó là sự cụ thể xoá sự thừa nhận của Nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt, phục vụ cho việc hình thành thị trường bất động sản.
-Tác động vào ý thức thái độ của người sử dụng đất để họ sử dụng đất tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của việc sử dụng đất.
Việc quy định khung giá cho từng loại đất là công cụ tài chính của Nhà nước. Việc Nhà nước sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai nhằm mục đích cao nhất là quản lý có hiệu quả, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất kết hợp hai hoà các lợi ích.
+ Giá đất hay còn gọi là giá quyền sử dụng đất, là số tiền tính trên một đơn vị diện tích do nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.
Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau:
- Do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cư số khung giá của chính phủ và được công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
- Do đánh giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Do thoả thuận về giá đất trong trường hợp chuyền quyền sử dụng đất.
+ Nhà nước ta quy định khung giá cho từng loại đất vì:
- Nhằm thể hiện sự tập quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước đối với đất đai thông qua công cụ tài chính.
- Đó là sự cụ thể hoá sự thừa nhận của nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt phục vụ cho việc hình thành thị trường bất động sản. Việc nhà nước sử dụng phối hợp các lợi