Câu hỏi lý thuyết về khoa học quản lý

Câu 1: Phân tích mối liên hệ giữa các phương pháp trong quản lý. Liên hệ vận dụng phương pháp kinh tế tại địa phương và đơn vị công tác ? BÀI LÀM Trong hoạt động của một cá nhân hay một tập thể đều phải hướng đến một mục tiêu đã được đề ra và để điều hành hệ thống đạt được mục tiêu đó, chủ thể quản lý phải tác động vào đối tượng quản lý bằng những phương pháp quản lý để cho bộ máy dưới sự quản lý của mình đạt được kết quả tốt nhất. Việc nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lý hiệu quả sẽ mang đến những thành công lớn cho nhà quản lý cũng như tạo động lực cho các đối tượng quản lý, từ đó tiếp cận và đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh nhất. Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Thực tế cho thấy phần lớn kết quả của một quá trình qu ản lý lại tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý. Lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý đúng, hợp lý sẽ tạo động cơ, động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý đồng thời làm cho các hoạt động quản lý tuân thủ đúng quy luật, nguy ên tắc quản lý, sát hợp với đối tượng và mang tính xã hội sâu sắc.

pdf13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi lý thuyết về khoa học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Câu 1: Phân tích mối liên hệ giữa các phương pháp trong quản lý. Liên hệ vận dụng phương pháp kinh tế tại địa phương và đơn vị công tác ? BÀI LÀM Trong hoạt động của một cá nhân hay một tập thể đều phải hướng đến một mục tiêu đã được đề ra và để điều hành hệ thống đạt được mục tiêu đó, chủ thể quản lý phải tác động vào đối tượng quản lý bằng những phương pháp quản lý để cho bộ máy dưới sự quản lý của mình đạt được kết quả tốt nhất. Việc nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lý hiệu quả sẽ mang đến những thành công lớn cho nhà quản lý cũng như tạo động lực cho các đối tượng quản lý, từ đó tiếp cận và đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh nhất. Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Thực tế cho thấy phần lớn kết quả của một quá trình quản lý lại tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý. Lựa chọn và sử dụng phương pháp quản lý đúng, hợp lý sẽ tạo động cơ, động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý đồng thời làm cho các hoạt động quản lý tuân thủ đúng quy luật, nguyên tắc quản lý, sát hợp với đối tượng và mang tính xã hội sâu sắc. Đối tượng tác động của các phương pháp quản lý là con người- những thực thể có cá tính, thói quen, tình cảm nhân cách gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, con người không chỉ đóng góp vào thành quả chung của tập thể mà còn mong muốn nhận lại từ thành quả chung đó những lợi ích vật chất và tinh thần thỏa đáng. Vì vậy, chủ thể quản lý phải biết lôi cuốn, thúc đẩy mọi người trong việc tổ chức tham gia công việc chung, đem hết sức lực, tài năng làm việc cho tổ chức, có như vậy mới làm cho tổ chức thêm vững mạnh. Đồng thời một tổ chức vững mạnh sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho con người làm việc và phát triển toàn diện hơn. Để tác động đến yếu tố con người trong lao động, người ta phải dùng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp tâm lý giáo dục và phương pháp kinh tế,... mỗi phương pháp quản lý đặc trưng cho một thủ pháp tạo động cơ và động lực thúc đẩy đối tượng quản lý Phương pháp tổ chức - hành chính là phương pháp dựa vào quyền uy tổ chức của chủ thể quản lý để bắt buộc đối tượng quản lý phải chấp hành mệnh lệnh quản lý một chiều từ trên xuống. Phương pháp này mang tính bắt buộc, cưỡng chế đơn 2 phương mà cơ sở tác động là quyền lực của chủ thể quản lý ở trong hệ thống quản lý, quyền lực này được xác lập theo pháp luật, quy chế, cơ chế. Hiệu lực, hiệu quả quản lý phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện đúng hay không đúng quyền lực của mình. Ưu thế của phương pháp này là thể hiện tính kỷ cương trong thực hiện công việc nhờ đó đem lại hiệu quả nhanh chóng, thống nhất, triệt để, vì vậy phương pháp này thường phù hợp với các tình huống quản lý cấp bách, khẩn trương và là phương pháp không thể thiếu được trong tất cả các cơ quan, các tổ chức. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, độc đoán . do đó để giảm bớt mức độ quan liêu hóa, nhà quản lý khi xác lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, có quan tâm đến điều kiện cụ thể của các thành viên trong tổ chức. Phương pháp tâm lý - giáo dục : là phương pháp tác động tới đối tượng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tư tưởng, tình cảm. Phương pháp này dựa vào uy tín của người quản lý để lôi cuốn mọi người trong tổ chức hăng hái, tích cực tham gia công việc, uy tín được được xác lập dựa trên nhân cách người lãnh đạo quản lý . Công cụ tác động của phương pháp này là vận dụng các quy luật, nguyên tắc tâm lý và giáo dục, nhờ đó người quản lý nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn, tình cảm, đạo đức, lý tưởng của mỗi người và có biện pháp tạo lập trong mỗi người niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc. Trong phương pháp này, đối tượng quản lý là con người được xem như một thực thể có ý thức, được tôn trọng và nhận thức được nhiệm vụ của mình, lao động tự giác. Hiệu quả phương pháp này rất lâu bền và sâu sắc. Tuy nhiên con người không phải ai và lúc nào cũng lao động và hành động với đầy đủ ý thức, tự giác và sự nhiệt tình, nhất là khi mà nhu cầu lợi ích vật chất của họ không được thỏa mãn hoặc không công bằng. Vì vậy, phương pháp này chỉ hiệu quả khi được người quản lý biết phối hợp phương pháp hành chính với phương pháp kinh tế. Phương pháp tâm lý - giáo dục không thể thiếu trong mọi tổ chức, nhất là các tổ chức xã hội, nhưng nhất thiết người quản lý phải biết kết hợp với phương pháp tổ chức - hành chính và phương pháp kinh tế. Phương pháp kinh tế : là phương pháp tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Trong phương pháp này, nhà quản lý sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế như : giá cả, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng, lợi nhuận để tác động đến điều kiện hoạt động của con người, điều chỉnh hành vi của đối tượng nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế, đối 3 tượng quản lý tự tính toán thiệt hơn để tự quyết định hành động của mình, tự chủ lấy công việc của mình.. không có sự can thiệp trực tiếp của tổ chức. Phương pháp kinh tế lấy lợi ích kinh tế vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành động. Lợi ích đó thể hiện qua thu nhập của mỗi người, lấy lại từ thành quả chung, phù hợp với sự đóng góp của mỗi người. Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lúc này là mối quan hệ kinh tế là những giá trị vật chất đầy hấp dẫn, do vậy nếu người quản lý quá coi trọng lợi ích chung, coi nhẹ lợi ích cá nhân của mỗi người sẽ làm triệt tiêu động lực của họ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi thu nhập thực tế của người lao động chưa cao, nhu cầu vật chất của con người mới đáp ứng được ở mức thấp, thì lúc đó khi thực hiện các công việc nào họ cũng đều rất quan tâm đến lợi ích và thu nhập. Vì vậy, người quản lý ở mọi tổ chức phải hết sức coi trọng việc vận dụng phương pháp kinh tế. So với các phương pháp quản lý khác, phương pháp kinh tế có ưu điểm là đặt mỗi người vào điều kiện tự mình được quyết định làm việc như thế nào có lợi nhất cho mình và cho tổ chức. Lao động, làm việc càng hiệu quả thì lợi ích vật chất nhận về càng nhiều. Phương pháp kinh tế có thể giúp cho người ta thoát khỏi cơ chế, giấy tờ, thủ tục của chủ nghĩa quan liêu và những rắc rối trong thể chế tình cảm xã hội. Tuy vậy phương pháp kinh tế cũng có những hạn chế vốn có của nó. Nếu lạm dụng phương pháp kinh tế dễ dẫn người ta đến chỗ chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất, thậm chí chỉ lệ thuộc vào vật chất, tiền của mà quên những giá trị đạo đức, tinh thần, đạo lý, có dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Động lực từ lợi ích cá nhân của mỗi người nếu không được định hướng và kiểm soát nó sẽ dẫn người ta đến chỗ làm ăn phi pháp. Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng trong hoạt động điều hành quản lý, 3 phương pháp quản lý trên luôn có mối liên hệ với nhau. Sự liên hệ ấy bắt nguồn từ đối tượng tác động của phương pháp quản lý chính là con người. Mỗi phương pháp quản lý tác động đến con người theo một hướng nhất định, tạo động cơ, động lực thúc đẩy con người với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên phương pháp quản lý này chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu sử dụng cùng với phương pháp khác, bởi vì mỗi phương pháp quản lý suy cho cùng chỉ là tác động đến một vài trong rất nhiều những nhu cầu của con người, mà con người thì chỉ có thể làm việc tốt nhất trong điều kiện có khuôn khổ tổ chức chặt chẽ, rõ ràng; có lợi ích thoả đáng; có sự hiểu biết và niềm say mê với công việc. Phương pháp kinh tế kích thích con người vì thỏa mãn nhu cầu vật chất nhưng nếu như công việc nhàm chán, không tạo niềm say mê, không có những thách thức, hứng thú hoặc không nhận được sự quan tâm, công nhận, tôn trọng của người 4 quản lý, của xã hội thì lúc đó những lợi ích kinh tế không đủ để lôi cuốn người ta làm việc. Ngược lại nếu người quản lý có phẩm chất tuyệt vời, quan tâm đến gần gủi đến người lao động, có phong cách và phương thức quản lý tốt nhưng nếu chỉ áp dụng biện pháp, cơ chế trả lương cho người lao động theo phương pháp bình quân thì cũng sẽ không khuyến khích được người lao động toàn tâm, toàn ý vì công việc. Ngoài ra, đối với những con người quá chú trọng đến lợi ích kinh tế hoặc những người quen dựa dẫm, lười lao động, trình độ nhận thức và tự giác thấp thì nếu không phương pháp tổ chức - hành chính thì khó có thể kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của họ theo đúng định hướng, đúng mục tiêu của tổ chức đề ra. Ngược lại, nếu chỉ áp dụng đơn thuần phương pháp tổ chức - hành chính thì rõ ràng đối tượng quản lý chịu sự cưỡng chế mà không có khuyến khích tinh thần hay vật chất cũng dễ dẫn đến những tiêu cực trong hoat động. “Dựa vào pháp luật để trị dân, sử dụng hình phạt để chỉnh đốn họ thì họ tạm thời khỏi bị phạm tội nhưng lại không có liêm sỉ. Nếu như dựa vào đức trị để trị dân, sử dụng lễ giáo để chỉnh đốn họ thì họ không những có liêm sỉ mà còn quy phục” (Hà Thúc Minh, 1998. Lịch sử triết học Trung Quốc. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh: 27). Từ mối liên hệ trên cho thấy rằng trong các phương pháp quản lý thì phương pháp kinh tế mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng không phải là duy nhất và toàn bộ. Nhà quản lý thực hiện đồng thời cả 3 phương pháp trong hoạt động quản lý, tuy nhiên tùy theo trường hợp và từng giai đoạn mà sử dụng phương pháp nào là chính.Việc tuyêt đối hoá một phương pháp quản lý nào đó trong quản lý sẽ làm giảm hiệu lực tác động, không phát huy được ưu thế và khắc phục hạn chế vốn có của mỗi phương pháp. Đó cũng chính là sự tác động toàn diện và ảnh hưởng lẫn nhau của các phương pháp quản lý đối với mỗi con người. Cũng từ mối liên hệ giữa các phương pháp quản lý cho thấy rằng nhận thức và vận dụng các phương pháp quản lý như thế nào còn phụ thuộc vào đối tượng và tình huống quản lý cụ thể. Nếu người quản lý chủ quan coi nhẹ yêu cầu thực tế khách quan của đối tượng và tình huống quản lý thì hoạt động quản lý có nguy cơ bị quan liêu hoá. Con người ai cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, ở từng thời điểm khác nhau nhu cầu của họ cũng khác nhau. Vì vậy, nhà quản lý phải biết thấu hiểu những yếu tố tâm lý đó để sử dụng những phương pháp thích hợp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, kích thích đúng động cơ, đáp ứng đúng nhu cầu để họ có thể làm việc có chất lượng và hiệu quả cao. 5 Ngoài ra, lựa chọn các phương pháp quản lý phải phù hợp, có tác động thiết thực trong việc điều chỉnh đối tượng quản lý. Các phương pháp quản lý khi xác lập và vận dụng phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, bảo đảm cho đối tượng quản lý có thể thực hiện được một các tự giác và tích cực. Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã cường điệu hóa, tuyệt đối hóa phương pháp quản lý tổ chức hành chính và phương pháp quản lý tâm lý giáo dục, coi nhẹ phương pháp quản lý kinh tế vì cho đó là nặng về lợi ích cá nhân, điều này làm cho tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính chất quan liêu hình thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động sáng tạo của mỗi người. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế xã hội được nhận thức và vận dụng một cách đầy đủ hơn, trong đó lợi ích kinh tế được coi trọng. Do đó phương pháp kinh tế trở thành phương pháp tác động chính đến đối tượng quản lý, lợi ích thiết thân của mỗi người được coi là điểm xuất phát để xác lập hệ thống lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Thực chất của việc xác lập và vận hành các phương pháp quản lý ở nước ta hiện nay là quá trình thực hiện dân chủ hoá toàn bộ quá trình quản lý các tổ chức kinh tế - xã hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Do vậy trong quản lý cũng không thể coi nhẹ phương pháp tổ chức - hành chính và phương pháp tâm lý - giáo dục. Thực tế cũng đòi hỏi đội ngũ những người quản lý phải nâng cao trình độ sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý, phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và phẩm chất, trao dồi và nâng cao trình độ quản lý của mình cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bản thân công tác nhiều năm trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong môi trường làm việc đó thì cả 3 phương pháp tổ chức - hành chính, tâm lý - giáo dục và kinh tế đều cần thiết. Tuy nhiên, là đơn vị hành chính sự nghiệp thì phương pháp tổ chức hành chính và phương pháp tâm lý giáo dục được sử dụng trong công tác quản lý thường xuyên và dễ dàng hơn trong khi áp dụng phương pháp kinh tế gặp rất nhiều khó khăn bởi những quy định ràng buộc do cơ chế hưởng lương từ ngân sách, nhất là đối với một tỉnh mà thu nhập còn phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp Theo quy định về chế độ lương trước đây, người lãnh đạo cao nhất đơn vị hoặc người có trình độ chuyên môn cao, công tác nhiều năm trong ngành lương và thu nhập khác cũng không quá 2 triệu/ tháng. Lương bình quân của một người có trình độ chuyên môn đại học cũng từ 500.000-700.000 đồng /tháng. Những khó 6 khăn về kinh tế buộc người công chức nhà nước phải làm thêm bằng nhiều nghề phụ khác, hoặc phải nhận việc để làm ngoài giờ. Mặt khác, trước khi Luật đất đai có những điều chỉnh như hiện nay thì khối lượng công việc giữa sự nghiệp - dịch vụ công và hành chính còn chưa tách bạch rõ ràng, do vậy đơn vị phải giải quyết một khối lượng hồ sơ thủ tục rất lớn nên có rất nhiều công việc cán bộ công nhân viên không thể thực hiện hết trong giờ hành chính, vì vậy việc giao việc làm thêm ngoài giờ cho công nhân viên chức vừa tạo thêm thu nhập nhưng cũng vừa giải quyết bớt các tồn đọng trong công việc. Tuy nhiên theo quy định của Luật lao động thì người lao động chỉ có thể làm ngoài giờ tối đa là 200 giờ/năm, vì vậy chỉ có thể trả lương cho công nhân viên trong khoảng 200 giờ làm thêm theo quy định, còn lại người quản lý chỉ có sử dụng phương pháp tổ chức hành chính hoặc biện pháp tâm lý động viên họ hoàn thành công việc theo đúng thời gian quy định mà không có sự đền bù về vật chất nào. Với cơ chế như vậy rõ ràng là không giúp cho người công chức, viên chức có thể toàn tâm toàn ý cho công việc, không khuyến khích được sự cải tiến trong phương pháp, lề lối giải quyết công việc và cũng không thể thu hút được những người có tài năng vào trong bộ máy nhà nước của đơn vị. Sự khó khăn về kinh tế cũng làm cho phát sinh một số tệ nạn : nhũng nhiễu, hạch sách, nhận hối lộ ... Về mặt quản lý, người quản lý đương nhiên sẽ áp dụng các biện pháp hành chính hoặc giáo dục để ngăn ngừa những vi phạm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhưng về lâu dài khi phương pháp quản lý kinh tế kích thích lợi ích vật chất không được áp dụng thì hiệu quả chất lượng công tác thấp, tỉ lệ những người tài bỏ ngành càng cao, đầu vào của ngành không đạt yêu cầu thì không thể nói đầu ra tốt được. Ngày nay, với sự điều chỉnh của Luật Đất đai, trong đó có việc tách bạch rõ ràng giữa dịch vụ hành chính công và công tác quản lý thì việc vận dụng phương pháp kinh tế sẽ có thể áp dụng tốt hơn. Ở các đơn vi sự nghiệp thực hiện dịch vụ hành chính công, người quản lý có thể sử dụng phương pháp kinh tế để kích thích công nhân viên bằng hình thức khoán việc, trả lương theo năng suất lao động. Ở bộ phận quản lý nhà nước, sự giảm bớt áp lực công việc cùng với sự tăng lương theo quy định mới cũng khuyến khích sự hăng hái hơn trong công việc. Tuy nhiên, về lâu dài, để có một bộ máy nhà nước thật sự hiệu quả, trong sạch và vững mạnh, một đội ngũ công chức yêu nghề, tận tụy, sáng tạo thì cần phải tiếp tục thực hiện công cuộc cải tổ tiền lương và xây dựng một cơ chế, chính sách 7 khuyến khích tăng thu nhập hợp lý và áp dụng đồng bộ các đòn bẩy kinh tế để kích thích sự đầu tư chất xám của cán bộ công chức và thu hút nhân tài. Câu 2: Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý ? BÀI LÀM I. Cơ sở khoa học hình thành cơ cấu tổ chức quản lý: 1. Khái niệm và tiền đề khách quan: Cơ cấu tổ chức quản lý là 1 chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã xác định. Một cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận hợp thành, có mục tiêu riêng, đồng thời đều nhằm vào mục tiêu chung, mục tiêu cuối cùng của hệ thống quản lý. Mỗi bộ phận của cơ cấu tổ chức quản lý có tính độc lập tương đối, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định. Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có 2 mối quan hệ cơ bản: Quan hệ ngang, cơ cấu tổ chức quản lý chia thành các khâu quản lý khác nhau; giữa các khâu là quan hệ hợp tác trong sự phân công lao động quản lý. Quan hệ dọc, cơ cấu tổ chức quản lý được phân chia thành các cấp quản lý. Cấp quản lý là một thể thống nhất gồm các khâu quản lý ở cùng 1 bậc trong hệ thống cấp bậc quản lý như cấp trung ương, cấp địa phương, cấp cơ sở. ; -Tiền đề khách quan của cơ cấu tổ chức quản lý: Tiền đề khách quan của sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức quản lý là sự phân công lao động xã hội. Đó là sự thể hiện mối quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu các đối tượng quản lý. Chính đối tượng quản lý quyết định cơ cấu tổ chức quản lý. Cơ cấu KT- XH là 1 hệ thống phân công và hiệp tác lao động trên quy mô toàn XH nên cơ cấu tổ chức quản lý phải được XD tương ứng với cơ cấu KT- XH. Sự thống nhất giữa cơ cấu tổ chức quản lý với cơ cấu KT- XH và sự độc lập tương đối của chúng là ĐK phát triển của cả hệ thống quản lý. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo những yêu cầu về tính tối ưu; tính linh hoạt; đảm bảo độ tin cậy trong hoạt động và đảm bảo tính kinh tế của quản lý. II. Những loại hình cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản: 8 Trong thực tiễn quản lý, trên thế giới đã xuất hiện nhiều kiểu cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Trong đó có 1 số loại hình tiêu biểu sau: 1.Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến: Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước 1 người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. Đây là mô hình đơn giản nhất, ra đời sớm nhất (vào khoảng thế kỷ thứ 10). Đặc điểm của loại hình cơ cấu này là MQH giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến, tức là quy định QH dọc trực tiếp từ người lảnh đạo cao nhất đến người thấp nhất; người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ 1 người phụ trách trực tiếp. (sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến, trang 90) Ưu điểm của mô hình này là đề cao vai trò người lãnh đạo quản lý; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ 1 thủ trưởng. Tạo ra sự thống tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng. Thông tin trực tiếp, nhanh chóng và chính xác. Nhược điểm: Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn; hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý; khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa 2 đơn vị, hoặc 2 cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đường vòng qua các kênh đã định. Vì thế cơ cấu này thường chỉ áp dụng ở các đơn vị có quy mô nhỏ, không phù hợp cho quy mô lớn. 2.Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng: Ra đời vào đầu TK 20, khi XH chuyển từ nền SX nhỏ sang nền SX lớn. Cha đẻ của mô hình này là Taylor. Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức, trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do 1 cơ quan hay 1 bộ phận đảm nhiệm, những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ trong phạm