Câu hỏi nhận định luật thương mại

Hoạt động mua bán hàng hoá trg thương mại còn được điều chỉnh bởi LDS. Vì có nhiều quy định của hoạt động mua bán hàng hoá trong TM mà LTM ko điều chỉnh, khi đó LDS sẽ được dung để điều chỉnh. Như: vấn đề hiệu lực của HĐ, giao kết hợp đồng, HĐ vô hiệu, các biện pháp đảm bảo thưc hiện nghĩa vụ HĐ, thời điểm có hiệu lực của HĐ. Hơn nữa, đối tượng điều chỉnh của LDS quan hệ tài sản giữa các tổ chức cá nhân, mà quan hệ mua bán hàng hoá chính là một dạng của quan hệ tài sản,

doc11 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 7876 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi nhận định luật thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUA BÁN HÀNG HOÁ Hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi LTM. à sai. Hoạt động mua bán hàng hoá trg thương mại còn được điều chỉnh bởi LDS. Vì có nhiều quy định của hoạt động mua bán hàng hoá trong TM mà LTM ko điều chỉnh, khi đó LDS sẽ được dung để điều chỉnh. Như: vấn đề hiệu lực của HĐ, giao kết hợp đồng, HĐ vô hiệu, các biện pháp đảm bảo thưc hiện nghĩa vụ HĐ, thời điểm có hiệu lực của HĐ. Hơn nữa, đối tượng điều chỉnh của LDS quan hệ tài sản giữa các tổ chức cá nhân, mà quan hệ mua bán hàng hoá chính là một dạng của quan hệ tài sản, vì hàng hoá chính là một dạng của tài sản, mà chủ thể của LDS là mọi tổ chức cá nhân, và thương nhân cũng là một trong những tổ chức cá nhân đó. Do đó, hoạt động mua bán hàng hoá trong thương mại cũng có thể được điều chỉnh bởi luật dân sự. Đ 4 ltm HĐMBHH trong thương mại là một dạng đặc biệt của HĐ mua bán tài sản. à Đ. Vì: đ/n HĐ MBTS; HĐ MBHH + HĐMBHH có bản chất chung của HĐ, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hoá. + LTM 05 ko đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể xác định bản chất pháp lý của HĐMBHH trong thương mại trên cơ sở quy định của BLDS (điều 428) về HĐMBTS. HĐMBHH trong thương mại vô hiệu khi vi phạm các quy định của BLDS về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. LTM ko quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của HĐMBHH. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của HĐMBHH cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của GDDS quy định trong BLDS (điều 122) và các quy định có liên quan để xác định hiệu lực của HĐMBHH. Đ4ltm Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là hợp đồng có ít nhất một bên chủ thể là thương nhân. à S. trường hợp có 1 bên chủ thể là thương nhân thì chỉ là HĐMBHH khi bên ko là thương nhân lựa chọn AD luật thương mại (theo khoản 3 điều 1 LTM) Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có hiệu lực pháp luật khi bên cuối cùng ký vào văn bản hợp đồng. à S. Điều 405 BLDS quy định…à Có nhiều trường hợp thời điểm giao kết HĐMBHH ko trùng với thời điểm có hiệu lực của HĐ, VD như HĐ kí bằng miệng có hiệu lực khi hai bên thoả thuận đc nội dung chính của HĐ. Hoặc HĐ được kí bằng văn bản nhưng hai bên thoả thuận HĐ sẽ có hiệu lực pháp luật sau 10 ngày kể từ ngày bên sau cùng kí vào hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực hiện việc ký kết hợp đồng. à S. Vì chủ thể kí kết có thể chỉ là đại diện cho 1 thương nhân khác kí hợp đồng chứ ko phải là người thực hiện HĐ. Quyền sở hữu đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán trong thương mại luôn được chuyển giao cùng một thời điểm với rủi ro đối với hàng hóa đó. à S. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được quy định như sau : + Thứ nhất, chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao cho bên mua. Đ 57 LTM + Thứ hai, chuyển rủi ro trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định : rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Đ 5. Đ 58 LTM + Thứ ba, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển : được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. Đ 59 + Thứ tư, chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Đ 60 + Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ khi hàng hoá thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Đ 61. Thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại chính là thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua. à Sai. Nt DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện những điều đã thoả thuận trong hợp đồng. Sai=> (K2Đ 523 LDS), K1 Đ 78 LTM HĐ cung ứng dịch vụ luôn mang tính chất đền bù HĐ cung ứng dịch vụ là loại HĐ song vụ Thương nhân có quyền cung ứng những dịch vụ mà pháp luật ko cấm. TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI: * ĐẠI DIỆN: 1. HĐDD cho thương nhân là một dạng đặc biệt của HĐ uỷ quyền. k/n HĐUQ: dd581 blds Vì: Quan hệ đại diện phát sinh trên cơ sở HĐ đại diện. Quan hệ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của quan hệ đại diện theo uỷ quyền theo quy định trong BLDS. 2. Thương nhân giao đại diện phải có quyền thực hiện hđộng thương mại mà mình uỷ quyền, thương nhân nhận đại diện phải có đăng kí kinh doanh dịch vụ đại diện. 3. HĐ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của HĐ uỷ quyền nhưng cũng đồng thời là HĐ dịch vụ nên đối tượng của HĐ đại diện cho thương nhân là những công việc mà bên đại diện phải tiến hành trên danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện. 4. Bên đại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân. Là đúng vì: Luật thương mại ko có quy định cấm bên đại diện đại diện cho nhiều thương nhân. Luật chỉ quy định bên đại diện ko được thực hiên các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ 3 trong phạm vi đại diện. Nghĩa vụ này ko có nghĩa là bên đại diện ko đc phép đại diện cho hai hoặc nhiều thương nhân cùng một lúc nếu trg HĐ ko có hạn chế như vậy. 5. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên dại diện ko được uỷ quyền cho người thứ ba để thực hiện công việc đại diện. à Sai. Vì LTM ko có quy định cụ thể về có cho phép được uỷ quyền lại không. Tuy nhiên, với việc quan hệ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của quan hệ uỷ quyền theo quy định của LDS nên quan hệ đại diện cho thương nhân còn sự điều chỉnh của luật dân sự. Mà theo quy định của luật dân sự 2005, điều 583 cho phép bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. 6. Trong mọi trường hợp, bên đại diện đều phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bên giao đại diện. à S. Vì: KHoản 3 điều 145 LTM quy định bên đại diện phải tuân thủ chỉ đẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó ko vi phạm quy định của pháp luật. Như vậy, bên đại diện có quyền từ chối tuân theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc ko phù hợp với hợp đồng đại diện. 7. Bên đại diện thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của bên giao đại diện nên bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng mà bên đại diện đã nhân danh bên giao đại diện để kí kết với khách hàng. à S. Vì. Theo điều 146 BLDS giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện ko làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. 8. Người đại diện vẫn có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao kết giữa bên giao đại diện với bên thứ 3 trước và sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt nếu những HĐ đó được giao kết là kết quả của những giao dịch do bên đại diện đem lại và việc chấm dứt hợp đồng là do ý chí đơn phương của bên giao đại diện (khoản 3 điều 144 LTM) 9. Cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có tư cách pháp nhân à S. phải có tư cách thương nhân, có tư cách pháp nhân chưa chắc có tư cách thương nhân ( DNTN) 10. Bên đại diện có thể trở thành bên mua của hợp đồng mua bán hàng hoá mà bên bán là thương nhân mà mình đang làm đại diện. à S. Vì theo khoản 4 điều 145 LTM và khoản 5 điều 144 LDS. 11. Bên đại diện có thể làm đại diện cho bên mua và bên bán trong cùng một quan hệ mua bán hàng hoá thương mại à S. Vì trùng phạm vi đại diện theo khoản 5 điều 144 LDS 12. Bên đại diện không được nhân danh mình khi thực hiện các hoạt động thương mại. à S. đc tự mình, nhân danh chính mình khi kí HĐ đại diện 13. Bên đại diện phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu bên đại diện ký kết. à đc, vì người đại diện chỉ nhân danh người được đại diện khi kí HĐ à ko cần thiết cần phải có giấy CNĐKKD về lĩnh vực này 14. Việc Giám đốc, người đại diện đương nhiên của công ty tnhh A cử Phó Giám đốc của công ty đó đi ký kết hợp đồng thương mại giữa 2 bên chủ thể: công ty tnhh A và công ty cổ phần B là hành vi đại diện kí hợp đồng * MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 1. Các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại phải là thương nhân và kí kết hợp đồng môi giới thương mại nhằm mục đích kinh doanh. à S. Vì: Pháp luật hiện hành ko quy định bên được môi giới có nhất định phải là thương nhân hay ko. Và mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau. Trong đó mục đích của bên môi giới khi kí hợp đồng môi giới là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 2. Người môi giới thương mại phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện HĐ của các bên đó. 3. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận cụ thể về thù lao môi giới, thù lao môi giới thương mại chỉ được trả cho bên môi giới khi các bên được môi giới ký kết hợp đồng với nhau. à Đ. Trong hoạt động MGTM, bên môi giới được hưởng thù lao khi đã hoàn tất việc môi giới, tức là khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau. Trong trường hợp các bên được môi giới không giao kết được hợp đồng với nhau, bên môi giới không được hưởng thù lao nhưng có quyền yêu cầu bên được môi giới thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc môi giới. (khoản 1 điều 153 LTM) (cô Yến bảo sai) 4. A và B có tư cách thương nhân, vì vậy, hợp đồng đại diện ký giữa A và B là hợp đồng đại diện cho thương nhân theo quy định của LTM. à sai phải là đại diện nhằm mục đích thực hiện các hành vi thương mại, và A và B kí với nhau với tư cách là thương nhân hay cá nhân với nhau 5. Người môi giới phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giớià S, Vì theo khoản 3 điều 151 LTM bên môi giới chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lí của các bên được môi giới chứ ko chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán giữa họ. Hơn nữa căn cứ vào bản chất của hoạt động môi giới, bên môi giới ko tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ thương mại được giao kết giữa các bên mà chỉ nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Do đó ko chịu bất cứ trách nhiệm nào trước sự vi phạm hợp đồng của các bên được môi giới với nhau. 8. Trong mọi trường hợp, người môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng với các bên được môi giới. à S. Theo khoản 4 điều 151 LTM bên môi giới vẫn có thể tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới nếu có sự uỷ quyền của bên được môi giới, trong trường hợp này bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện. 9. Người môi giới không được ký hợp đồng môi giới với cả người mua và người bán trong cùng một quan hệ mua bán hàng hoá. à S. Đây là 2 HĐ độc lập. 10. Trong hoạt động môi giới thương mại, không phải tất cả các bên được môi giới đều có quan hệ môi giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới nào kí hợp đồng với bên môi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại. * UỶ THÁC MBHH Ủy thác thương mại khác với đại lý thương mại ở chỗ, bên đại lý nhân danh chính mình trong quan hệ với người thứ ba, trong khi bên nhận ủy thác nhân danh bên ủy thác. à S. bên nhận uỷ thác ko nhân danh bên uỷ thác Ủy thác thương mại chính là một ví dụ của đại diện cho thương nhân à Sai. Vì đại diện nhân danh bên giao đại diện còn uỷ thác nhân danh chính mình Hàng hoá là đối tượng của HĐ uỷ thác mua bán hàng hoá. à Sai. Vì Theo điều 518 BLDS HĐ uỷ thác mua bán hàng hoá là một loại HĐ dịch vụ, do đó đối tượng của HĐ uỷ thác mua bán hàng hoá là công việc mua bán hàng hoá do bên nhận uỷ thác tiến hành theo sự uỷ quyền của bên uỷ thác. Hàng hoá được mua bán theo yêu cầu của bên uỷ thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận uỷ thác với bên thứ 3 chứ ko phải đối tượng của HĐ uỷ thác. 4. Trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu bên uỷ thác có thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua bán tất cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam. à Sai. Vì theo điều 17 NĐ 12/2006/NĐ-CP thì thương nhân được uỷ thác cho thương nhân khác xuất nhập khẩu các loại hàng hoá trừ các hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. VD như: Hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng là hàng hoá được phép lưu thông ở Việt Nam. Nhưng nó thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu ban hành theo NĐ 12/2006/NĐ_CP nên bên uỷ thác ko thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua bán loại hàng hoá này được * ĐẠI LÍ: Đại lý thương mại là một hoạt động thương mại trong đó, bên đại lý nhân danh chính mình, bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên thứ ba và chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba. à S. vì trách nhiệm đc phân chia theo HĐ hoặc theo quy định của PL tuỳ theo lỗi của bên gây ra thiệt hại. Theo khoản 5 điều 175 LTM bên đại lí chỉ phải liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lí mua bán hàng hoá, chất lượng dịch vụ của đại lí cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi của mình gây ra. Hàng hoá là đối tượng của HĐ đại lí mua bán hàng hoá. à S. Vì HĐ đại lí mua bán hàng hoá cũng là một HĐ dịch vụ theo quy định tại điểu 518 BLDS nên đối tượng của HĐ đại lí là công việc mua bán hàng hoá hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lí cho bên giao đại lí. Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí ko phải là người mua hàng hoá của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3. 3. Trong hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá, các bên có thể thoả thuận quyền sở hữu hàng hoá có thể được chuyển giao cho bên đại lí kể từ thời điểm bên giao đại lí giao hàng cho bên đại lí. à Sai. Vì: Theo điều 170 LTM. Hàng hoá giao cho bên đại lí thuộc sở hữu của bên giao đại lí, Khi thực hiện hoạt động đại lí, bên đại lí ko phải là người mua hàng hoá của bên giao đại lí mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ 3. Chỉ khi hàng hoá được bán, quyền sở hữu hàng hoá mới chuyển từ bên giao đại lí cho bên thứ 3. 4. Trong quan hệ đại lí thương mại, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí. à Đúng. Vì theo điều 177LTM thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí và chỉ cần thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lí trong thời hạn quy định. Điều 525 BLDS cũng quy ddingj các bên tham gia hợp đồng đại lí cs quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí trong những trường hợp… XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Xúc tiến thương mại là một loại dịch vụ trong thương mại. à Sai, vì nếu hoạt động xúc tiến thương mại cho thương nhân tự mình thực hiện thì ko phải là dịch vụ thương mại * KHUYẾN MẠI: 1- Mục đích của khuyến mại ko chỉ nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá mà còn nhằm mục đích xúc tiến việc mua hàng. Vì viêc khuyến mại để gom hàng, mua hàng cũng có thể trở thành nhu cầu tất yếu để hoàn thành kế hoạch kinh doanh. 2- Nghị định 37 quy định các thủ tục cơ bản để thực hiện khuyến mại là đăng kí, thông báo và xin phép. Trong đó: + thủ tục xin phép chỉ thực hiện đối với những hình thức khuyến mại mà pháp luật chưa dự liệu được và chưa được liệt kê trong luật thương mại 2005. + Thủ tục đăng kí ko đòi hỏi thương nhân chờ đợi thái độ tiếp nhận hay phảm đối của cơ quan công quyền. Thủ tục này được thực hiện trước khi bắt đầu hoạt động chương trình khuyến mại và bản chất của nó là sự thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung, hình thức, thời gian, địa bàn khuyến mại… Cơ quan nhà nc theo đó có quyền kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện + Thủ tục thông báo cũng là hành vi có tính chất thông tin một chiều tới cơ quan nhà nước dược thực hiện trc hoặc sau khi hết đợt xúc tiến thương mại 3- Thương nhân được phép khuyến mại đối với mọi hàng hóa thuộc quyền kinh doanh của mình à sai. Vì. Theo điều 100, một số hàng hoá thuộc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhưng ko được sử dụng để khuyến mại dưới mọi hình thức như thuốc lá, rượu cồn từ 30 độ trở lên… 5.Hoạt động khuyến mại của thương nhân chỉ thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 à Sai. Khoản 9 điều 100 LTM quy định thương nhân ko đc khuyến mại nhằm cạnh tranh ko lành mạnh . Việc khuyến mại nhằm cạnh tranh ko lành mạnh lại được quy định cụ thể trong luật cạnh tranh. DO đó hoạt động khuyến mại của thương nhân còn thuộc sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh 6. Thương nhân có thể sử dụng hình thức khuyến mại giảm giá đối với tất cả các mặt hàng ko bị cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh. à sai. Vì theo điều 9 nghị định 37/2006/NĐ-CP Ko đc giảm giá với các đối tượng quy định tại khoản 2, 3 điều này * QUẢNG CÁO: 1. Việc có các quy định hạn chế về thời lượng, dung lượng…quảng cáo trên các phương tiện thông tin ko phải là sự hạn chế quyền tự do kinh doanh thương mại của thương nhân, Vì: + Các phương tiện thông tin có nhiệm vụ thông tin toàn diện về chính trị, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu thông tin mọi mặt của người dân…nên quy định hạn chế là hợp lý. + Các quy định hạn chế thương tự ko áp dụng dối với quảng cáo trên cac báo, phương tiện quảng cáo chuyên dụng như băng, biển, pa-nô, áp-phích… 2.Quảng cáo thương mại là một hoạt động thương mại mà khi thực hiện, các thương nhân bắt buộc phải ký kết hợp đồng quảng cáo thương mại. à sai, t/h thương nhân tự thực hiện quảng cáo ko cần thông qua HĐ 3.Tất cả các hoạt động quảng cáo thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc phạm vi các đối tượng bị cấm kinh doanh đều được coi là hợp pháp à Sai. Có những sản phẩm đc phép kinh doanh nhưng ko đc quảng cáo (sữa cho trẻ dưới 12 tháng, rượu dưới 30 độ) 4.Bên phát hành quảng cáo phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm quảng cáo. à sai. Bên có sản phẩm quảng cáo, chủ thể thiết kế ra sản phẩm quảng cáo…cũng phải chịu trách nhiệm 5. Thương nhân ko đc ko được thực hiện hoạt động quảng cáo bằng việc so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ cùng loại của thương nhân khác. à Sai. Vì Điều 22 NĐ 37/2006 Thương nhân có quyền so sánh HH của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT trong sản phẩm QCTM sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT để so sánh. 6. Thương nhân được phép quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ trên báo in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình. à Đúng. Vì LTM chỉ cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 30 độ. 7. Các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có quyền tự do thoả thuận mức phạt vi phạm hợp đồng, không bị giới hạn mức phạt tối đa” à sai. Vì: Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là sự thoả thuận giữa các bên ký kết, theo đó bên làm dịch vụ thực hiện quảng cáo thương mại cho bên thuê quảng cáo, bên thuê quảng cáo trả tiền công cho bên làm dịch vụ. Hợp đồng quảng cáo chính là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó nó có những đặc điểm của hợp đồng dịch vụ và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ. Trong đó có quy định về thoả thuận mức phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên nhằm tránh việc các bên thỏa thuận mức phạt quá cao sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hoạch toán của bên vi phạm, Luật thương mại quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” – Điều 301. Như vậy, theo quy định của LTM thì hai bên có quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm, tuy nhiên mức thỏa thuận này không được quá giới hạn tối đa cho phép. Do đó khẳng định trên là sai. * ĐẤU GIÁ: Trong trường hợp người trả giá cao nhất từ chối mua hàng hóa, người trả giá cao thứ hai sẽ là người mua được hàng hóa bán đấu giá. à S. Vì cuộc đấu giá tiếp tục diễn ra và sẽ bắt đầu từ mức giá mà người trả giá cao thứ 2. Người trả giá cao nhất trong một c