1.Trình bày khái niệm hệ thống, HTTT quản lý, vai trò và nhiệm vụ của HTTT quản lý trong tổ chức.
- hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ rang buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung
- hệ thống thông tin quản lí là 1 hệ thống tích hợp “người-máy” tạo ra các thông tin giúp cho con ng trong sx, qli và ra qđ. HTTTQL sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, CSDL, các thủ tục thủ công, các mô hình để phân tích, lập kế hoạch quản lí và ra qđ.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3061 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập hệ thống thông tin và quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập hệ thống thông tin và quản lý
Câu 1 (Chương 1)
1.Trình bày khái niệm hệ thống, HTTT quản lý, vai trò và nhiệm vụ của HTTT quản lý trong tổ chức.
- hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ rang buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung
- hệ thống thông tin quản lí là 1 hệ thống tích hợp “người-máy” tạo ra các thông tin giúp cho con ng trong sx, qli và ra qđ. HTTTQL sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm, CSDL, các thủ tục thủ công, các mô hình để phân tích, lập kế hoạch quản lí và ra qđ.
- vai trò:
2. Trình bày tóm tắt các giai đoạn trong quá trình xây dựng HTTT quản lý.
Mọi phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin phải trải qua các giai đoạn sau:
- Nghiên cứu nhu cầu (hệ thống cần gì?)
- Nghiên cứu khả thi (cân nhắc giữa nhu cầu và khả năng)
- Đề xuất một kiểu kiến trúc mới của hệ thống
- Mã hóa (tổ chức dữ liệu và lập trình)
- Thử nghiệm và khai thác
Quá trình phát triển của hệ thống thông tin phải bắt đầu từ tình trạng của hệ thống thông
tin cũ và từ sự thiếu hiệu quả của hệ thống cũ so với nhiệm vụ đặt ra của tổ chức.
3. Nội dung công việc cần thực hiện trong giai đoạn khảo sát, phân tích, thiết kế, cài đặt HTTT quản lý.
Khảo sát:
Đây là giai đoạn đầu tiên thông qua việc tiếp xúc giữa người phân tích và chủ đầu tư
nhằm xác định các công việc cần thiết trước khi có thể tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực, bộ phận, hệ thống con, các tổ chức có liên quan đến hệ thống thông tin cần xây dựng. Giai đoạn này là làm rõ được ý muốn của chủ đầu tư là: xây dựng 1 hệ thống thông tin mới hay nâng cấp 1 hệ thống thông tin cũ. Mục đích cần làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Có cần thiết xây dựng hệ thống thông tin mới hoặc nâng cấp HTTT cũ không
- hệ thống hiện tại đang làm j?
- đưa ra đánh giá về hiện trạng
- xác định nhu cầu của tổ chức kinh tế, yêu cầu về sản phẩm
- xác định những j sẽ thực hiện và khẳng định lợi ích kèn theo
- tìm giải pháp tối ưu trong các giới hạn về kỹ thuật, tài chính, thời gian và những rang buộc khác.
Phân tích:
- phân tích hệ thống về xử lý: xây dựng được các biểu đồ mô tả logic chức năng xử lý của hệ thống
- phân tích hệ thống về dữ liệu:
Mô tả dữ liệu
Xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu mức logic của hệ thống
Thiết kế
Nhiệm vụ; chuyển các biểu đồ, lược đồ mức logic sang mức vật lý’
Công việc càn thực hiện:
Thiết kế dữ liệu: xác định các đối tượng (tập thực thể) và cấu trúc dữ liệu được sử
dụng trong hệ thống.
Thiết kế chức năng: định ra các modun xử lý thể hiện các chức năng xử lý của hệ
thống thông tin.
Thiết kế giao diện: chi tiết hóa hình thức giao tiếp người - máy
Thiết kế an toàn hệ thống
Thiết kế phần cứng: tính toán các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống
Dự kiến nhân sự tại các vị trí công tác của hệ thống.
Thiết kế các kiểm soát
Thiết kế các tập tin dữ liệu
Thiết kế chương trình
Cài đặt
Thay thế hệ thống thông tin cũ bằng hệ thống thông tin mới.
Công việc cần thực hiện:
Lập kế hoạch cài đặt: đảm bảo không gây ra biến động lớn trong toàn bộ hệ thống
Biến đổi dữ liệu
Huấn luyện
Biên soạn tài liệu về hệ thống.
b. nguyên tắc trong xây dựng httt:
Nguyên tắc xây dựng theo chu trình:
Quy trình xay dựng htth gồm nhiều công đoạn ứng với nhiều nhiệm vụ
Công đoạn sau phải dựa trên công đoạn trước => phải tuân theo nguyên tắc tuân tự , không bỏ qua công đoạn nào
Ssau mỗi công đoạn trên cơ sở phân tich đánh giá bổ sung phương án được thiết kệ , có thể quay lại công đoạn trước đó để hoàn thiện them rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo, theo cấu trúc chu trình lặp lại
Nguyên tắc đảm bảo dộ tin cậy
Các thông tin phải được phân cấp theo vai trò và chức năng
Thông tin cho lãnh đão phải có tính tổng hợp, bao quát cao có tính chiến lược
Thông tin cho các cán bộ điều hành tác nghiệp phải chi tiết , chính xác , kịp thời
Phải bảo mật thông tin trong hệ thống quản lý
Tiếp cận hệ thống
Yêu cầu phương pháp: phải xem xét hệ thống trong tổng thể vốn có của nó, cùng với các mối liên hệ của các phân hệ nội tại cũng như mối liên hệ ới các hệ thống bên ngoài.
Khi khảo sát , phân tích HTTT:
Trước hết phải xem xét doanh nghiệp như là 1 hệ thông thống nhất về mặt kt,kỹ thuật, tổ chức sau đó mới đi vào các vấn đè cụ thể trong từng lĩnh vực.
Trong mỗi lĩnh vực lại chia thành các vần dề cụ thể
Đây chính là phương pháp tiếp cận đi từ tổng quát đến chi tiết theo sơ đồ cấu trúc hình cây.
4. Cấu trúc doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thuận lợi hay cản trở gì đối với việc triển khai ứng dụng của HTTT quản lý.
- cấu trúc doanh nghiệp: các DN vừa và nhỏ: tình trạng quản lý rời rạc, nhỏ lẻ; quản lý thủ công, dẫn đến nguồn lưu chuyển thông tin trong DN thiếu chính xác, không kịp thời; và chưa quan tâm đến tính hoạch định, chiến lược, những ứng dụng nhỏ, phi chuẩn, chỉ để đáp ứng những yêu cầu ngắn hạn, do đội ngũ IT trong DN tự xây dựng đang trở thành rào cản vô hình và làm chậm sự thay đổi. Trong khi đó ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất và kinh doanh là yếu tố quan trọng, giúp các DN đi đến thành công. Đa số DN vừa và nhỏ sử dụng HTTT chỉ dừng ở cấp độ các ứng dụng văn phòng, còn với những giải pháp tổng thể, tích hợp, như các phần mềm quản trị nguồn lực, thì vẫn chưa được quan tâm. Tình trạng website không cập nhật thường xuyên và ít quan tâm về an ninh mạng vẫn là phổ biến. Nhiều DN chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm có bản quyền trong mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài, trong khi thương hiệu, các qui chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết nếu muốn vươn ra thị trường quốc tế một cách bền vững và rộng khắp.chi phí cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai ưng dụng HTTT quản lý
- Văn hóa doanh nghệp:
Khó khăn lớn nhất trong việc triển khai các ứng dụng HTTT là nhận thức của cấp lãnh đạo cao nhất. Trên thực tế, các lãnh đạo thường không ngay lập tức hình dung ra nên ứng dụng CNTT vào đâu và hiệu quả thu được sẽ đạt đến mức độ nào. Trong khi đó các bộ phận nghiệp vụ thường quá tải vì phải giải quyết các tác vụ hàng ngày, nên họ không có nhiều thời gian để xác định xem có thể ứng dụng vào chỗ nào thì tốt. Chính vì vậy người có trách nhiệm đối với thông tin trong DN phải tìm cách thuyết phục, phối hợp, để tìm ra những mảng nghiệp vụ cần phải ứng dụng HTTT và khi triển khai có thể thấy kết quả nhanh nhất. con người và sự hòa nhập của con người với HTTT.
5. Trình bày tóm tắt các dạng trong HTTT quản lý của doanh nghiệp.
5.1. HTTT QL theo cấp độ quản lí( tổ chức)
a. Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra (cho cấp quản lý nào)
- quản lí chiến lược: EIS, DSS, OIS(OAS)
Xác định các mục tiêu chiến lược, đường lối chính sách thực hiện mục tiêu đó
Hoạt động quản lí đc thực hiện bởi ban quản lí cấp cao( HĐQT, GĐ, PGĐ…)
Thông tin tổng hợp, ít chi tiết, có tính dự báo, quy mô tộng và thường không đc xác định trc
- quản lí chiến thuật: MRS, DSS, OIS
Xác định các mục tiêu cụ thể dựa trên mục tiêu chiến lược, sách lược ngắn hạn để thực hiện mục tiêu cụ thể
Hoạt động quản lí đc thực hiện bởi cấp quản lí trung gian (phụ trách chi nhánh, phụ trách các bộ phận sản xuất, kinh doanh, kế toán…)
Thông tin chi tiết, đc quy định trc, đc cung cấp định kì, quy mô nhỏ
- quản lí vận hành: TPS, OIS
Chỉ đạo, giám sát các hoạt động cụ thể cho các mục tiêu cụ thể
Hoạt động quản lí đc thực hiện bởi các tổ trg, giám sát viên…
a) Hệ thống xử lý giao dịch (TPS Transac-on Processing System)
HTTT giúp thi hành và ghi nhận (lưu lại) các giao dịch hàng ngày cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Ví dụ:
Hệ thống làm các đơn bán hàng, hệ thống đăng ký khách đến và thanh toán cho khách đi ở khách sạn, hệ thống đặt chỗ vé máy bay ở phòng bán vé, hệ thống chấm công.
Giao dịch kinh doanh diễn ra hàng ngày, sử dụng nhiều lao động, có quy trình chặt chẽ, rõ ràng, chính xác
TPS giúp việc xử lý thông tin giao dịch nhanh chóng và đạt độ chính xác cao bằng việc tự động hóa một số giao tác
Giao tác được thực hiện đơn giản trong một khoảng thời gian ngắn.
b) ATM:
Hệ thống gởi, rút tiền tự động (Automated Teller Machine - ATM) là một hệ thống máy tính gồm nhiều thiết bị đầu cuối được đặt ở những nơi cần thiết, thuận tiện, có chức năng cho phép khách hàng thực hiện các dịch vụ rút và gởi tiền theo tài khoản xác định trong ngân hàng mà không cần giao dịch trực tiếp tại văn phòng giao dịch của ngân hàng.
c) Hệ thống báo quản lý (MRS Management Report System)
Tạo ra các báo cáo quản lý, dữ liệu thống kê, tổng hợp cho các nhà quản lý cấp trung trong việc đưa ra quyết định chiến thuật giúp duy trì và quản lý doanh nghiệp.
• Ví dụ:
Hệ thống thông tin kế toán tạo các báo cáo kế toán như báo cáo tài chính, bảng cân đối tài chính v..v
Hệ thống MRS thường được sử dụng song song với TPS, lấy dữ liệu từ TPS.
Hạt nhân của hệ thống là CSDL (luôn được cập nhật kịp thời) chứa các thông tin phản ánh tình trạng, hoạt động hiện thời của doanh nghiệp.
MRS không mềm dẻo và có ít khả năng phân tích, hệ thống xử lý dựa trên các quy trình đơn giản và các kỹ thuật cơ bản như tổng kết, so sánh.
d) Hệ thống thông tin điều hành (EIS-Execu-ve Informa-on System) hay hệ thống hỗ trợ điều hành (ESS -Executive Support System)
Hệ thống cung cấp thông tin ở mức đủ để khái quát và tóm lược về hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý cấp cao trong việc đưa ra các quyết định cho các vấn đề không có cấu trúc.
ESS tạo ra các đồ thị phân tích trực quan, biểu diễn cho các kết quả của việc tổng hợp, chắt lọc, đúc kết dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giảm thiểu thời gian và công sức nắm bắt thông tin cho lãnh đạo
ESS cung cấp các công cụ để tổng hợp dữ liệu, theo dõi, ước lượng các xu thế tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
e) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS-Decision Support System)
Hệ thống cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định được kết quả khi một quyết định được đưa ra. Thêm vào đó, ht còn có khả năng phân lớp và đánh giá các giải pháp
Ví dụ:
Giám đốc tiếp thị muốn cắt giảm ngân sách quảng cáo, DSS sẽ phân tích cho thấy quyết định đó ảnh hưởng tới lợi nhuận thực của doanh nghiệp như thê nào, giúp cho giám đốc tiếp thị có thể đánh giá được quyết định đó hợp lý hay không, từ đó lựa chọn quyết định
DSS sử dụng các dữ liệu (từ DBMS) và mô hình (từ MDMS) tạo khả năng phân tích, thống kê, sử dụng ngôn ngữ truy vấn, bảng tính, đồ họa để người sử dụng có thể giao tiếp với hệ thống bằng các câu hỏi giả thiết-kết luận (Nếu-thì).
f) Hệ thống tự động hóa văn phòng (OAS-Ofcer Assignment System)
Hệ thống hỗ trợ cho các tác vụ văn phòng để tạo ra một môi trường văn phòng không sử dụng giấy tờ
Hệ tự động hóa văn phòng được thiết kế nhằm hỗ trợ các công việc phối hợp và liên lạc trong văn phòng như xử lý văn bản, chế bản điện tử, lịch điện tử, liên lạc thông qua thư điện tử, v..v
OIS có thể bao gồm ứng dụng thư thoại, đa phương tiện, thư điện tử, hội thảo truyền hình, truyền tập tin v..v
5.2 HTTT QL theo chức năng
Phân loại HTTT QL theo chức năng được hệ thống hỗ trợ: sản xuất, thị trường, kế toán, tài chính, nhân lực
- HTTT thị trường: Cung cấp TT về thị trường tiêu thụ (tiêu thụ sp, kh, dự báo giá, sp cạnh tranh).
- HTTT sản xuất: Cung cấp TT về sản xuất (hàng tồn kho, chi phí kỹ thuật, công nghệ sx, ¼).
- HTTT kế toán: Cung cấp TT xử lý nghiệp vụ kế toán, TT liên quan tới phân tích lập kế hoạch.
- HTTT tài chính: Cung cấp TT về tài chính (tình hình thanh toán, tỉ lệ lãi vay, thị trường chứng khoán).
- HTTT nhân lực: Cung cấp TT về nguồn và cách sử dụng nhân lực (lương, thị trường nguồn nhân lực, xu hướng sử dụng nl).
5.3 HTTT QL theo mức độ tích hợp (quy trình nghiệp vụ)
- là những hệ thống xuyên suốt nhiều bộ phần chức năng, cấp bậc tổ chức và đơn vị kinh doanh
- hệ thống DN tích hợp là hệ thống có thể liên kết các hoạt động, các qđ và dữ liệu xuyên suốt nhiều bộ phận chức năng, cấp bậc tổ chức, và đơn vị kinh doanh
a) Phân loại theo quy mô tích hợp
- Hệ thống quản lý nguồn lực (ERP- Enterprise Resource Planning): Là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yêu của doanh nghiệp
- Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM-Supply Chain Management): Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung cấp
- Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM- Customer Relationship Management): Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với khách hàng thông qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau
b) vài trò HTTT tích hợp trong doanh nghiệp
Tích hợp thông tin tài chính: ERP tạo ra 1 hệ thống chung duy nhất giữa các bộ phận kinh doanh trong DN
Tích hợp thông tin về đơn đặt hàng: giúp DN giải quyết các đơn đặt hàng tốt hơn khi các đơn đặt hàng rải rác ở các hệ thống khác mà không đc kết nối
Chuẩn hóa và cải tiến quá trình sản xuất: ERP, SCM sẽ chuẩn hóa các quy trình và phương thức hoạt động để tự động hóa 1 số bước nên tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất cho DN
Giảm bớt hóa đơn: giúp ng sử dụng lập kế hoạch phân phát sản phẩm tới kh tốt hơn, giảm khâu đánh giá sản phẩm cuối cùng ở kho và nơi nhận hàng
Giản hàng hóa tồn kho: giúp quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy và phát huy quá trình thực hiện đơn hàng trong công ty
Chuẩn hóa thông tin nhân sự: đối với DN vừa và lớn có nhiều đơn vị kinh doanh, RÊP có thể cung cấp một phương thức đơn giản giúp thực hiện đạt đc hiệu quả
Thuận lợi trong quản lí: việc triển khai ERP, SCM, CRM cũng đồng nghĩa với việc xây dựng một kho trung tâm thông tin, dữ lệu toàn DN. Hệ thống tích hợp cho phép dễ dàng truy cập thông tin DN, cập nhật nhanh chong, giúp việc qđ đc chính xác và có cơ sở hơn. HT tích hợp còn giúp theo dõi chi phí thực tế của các hoạt động sản xuất và việc tính toán chi phí đc dễ dàng, phù hợp hơn
Hỗ trợ hoạch định chiến lược: giúp doanh nghiệp xác định đc đối tg, mục tiêu và nhóm các mục đích lập kế hoạch và thiết kế các chiến lược
Nâng cao năng lực cạnh tranh: là công cụ quan trọng để DN nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời nó cũng giúp DN tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế
e) vai trò của CNTT trong HTTT tích hợp
CNTT đưa ra nền tảng cho việc xây dựng HTTT tích hợp
CNTT là yếu tố qđ cho việc ứng dụng HTTT tích hợp trong DN
Do hạt nhân của HT ERP là kho dữ liệu và công cụ xử lí, bởi vậy việc xây dựng HT ERP dựa trên nền tảng CNTT là giải pháp hiệu quả nhất trong tất cả các giải pháp
CNTT có ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của dự án và tính hữu dụng của giải pháp như: chi phí XD và triển khai HT, mức độ đáp ứng yêu cầu của nhà quản lí
CNTT nói chung và công nghệ WEB nói riêng góp phần cung cấp các phần mềm thu thập dữ liệu, số lệu và sự tương tác khi mà tổ chức hay DN có nhu cầu sử dụng HTTT tích hợp
Việc sử dụng, ứng dụng các thiết bị phần cứng, mạng trong HT như: máy tính, máy in, máy quét… giúp cho DN có thể thu thập và kiểm soát đc mọi dữ liệu liên quan đến hoạt động của mình
Các công nghệ CSDL giúp phục hồi và lưu trữ dữ liệu
Công nghệ cung cấp các máy tính nối mạng. các thiết bị lưu trữ phục vụ cho việc quản lí kho, quản lí lượng hàng tồn kho tối ưu để giảm các chi phí liên quan đến việc lưu trữ khi tang hay giảm nhu cầu vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sản xuất
ứng dụng mô hình on-demand với công nghệ điện toán đám mây giúp tất cả mng có thể cùng lúc truy cập và thao tác trên các chức năng HTTT tích hợp. Do đó CNTT đóng vai trò rất quan trọng trong HTTT tích hợp và chúng cũng đc ứng dụng khá rộng rãi trong HT
6. HTTT được phân loại theo cấp độ quản lý có đặc điểm gì? Liệt kê 1 số HTTT tiêu biểu theo cấp độ quản lý (Lấy ví dụ cụ thể).
Đặc điểm: trợ giúp các nhà quản lí trong việc ra qđ. Chúng cung cấp các thông tin và các hỗ trợ để ra qđ về quản lí, là các nhiệm vụ phức tạp do các nhà quản trị và các nhà kinh doanh chuyên nghiệp thực hiện
7. HTTT được phân loại theo chức năng (Câu này chưa kịp ghi xong, chắc giống câu trên).
Đặc điểm: các HTTT tác nghiệp, xử lí các dữ liệu dùng cho các hoạt động kinh doanh và sinh ra trong các hoạt động đó. Các hệ thống này sinh ra nhiều sản phẩm thông tin dùng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. chúng thường đảm nhận những vai trò sau đây:
Xử lí 1 cách hiệu quả các giao dịch kinh doanh
Điều khiển các tiến trình công nghiệp (thí dụ quá trình chế tạo sản phẩm)
Hỗ trợ việc giao tiếp và cộng tác trong toàn doanh nghiệp
Cập nhật các CSDL cấp doanh nghiệp
Câu 2 (Chương 2)
1.Các mô hình mạng thường được sử dụng trong doanh nghiệp hiện nay.
a) mô hình dữ liệu File phẳng
- mô hình này chỉ dung cho các CSDL đơn giản
- CSDL dạng file phẳng thường là file kiểu văn bản chưa dữ liệu dạng bảng
b) mô hình dữ liệu phân cấp
- tổ chức theo hình cây, mỗi nút biết diễn 1 thực thể dữ liệu
- liên hệ dữ liệu thể hiện trên liên hệ giữa nút cha và nút con. Mỗi nút cha có thể có một hoặc nhiều nút con, nhưng mỗi nút con chỉ có thể có một nút cha
- do đó mô hình phân cấp thể hiện các kiểu quan hệ: 1-1, 1-N
c) mô hình dữ liệu mạng: cách tổ chức
- các file riêng biệt trong hệ thống file phăng được gọi là các bản ghi. Tập hợp bản ghi cùng kiểu tạo thành một kiểu thực thể dữ liệu
- Các kiểu thực thể kết nối với nhau thông qua mối quan hệ cha-con
- mô hình dữ liệu mạng biểu diễn bởi một đồ thị có hướng, và các mũi tên chỉ từ kiểu thực thể cha sang kiểu thực thể con
d) mô hình dữ liệu quan hệ
- trong mô hình dữ liệu quan hệ, không có các liên kết vật lý. Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng bảng với các hang và các cột:
+cơ sở dữ liệu là tập hợp các bảng (còn gọi là các quan hệ)
+mỗi hàng là một bản ghi, còn đc gọi là một bộ
+mỗi cột là một thuộc tính, còn đc gọi là trường
- dữ liệu trong hai bảng liên hệ với nhau thông qua các cột chung
-có các toán tử để thao tác trên các hàng của bảng
e) mô hình dữ liệu hướng đối tượng
- ra đời vào đầu năm 9ti, dựa trên cách tiếp cận của phương pháp lập trình hướng đối tượng
-CSDL bao gồm các đối tượng:
+ mỗi đối tượng bao gồm các thuộc tính, phương thức(hành vi) của đối tượng
Các đối tượng trao đổi với nhau thông qua các phương thức
+mỗi đối tượng có thể đc sinh ra từ việc kế thừa đối tượng khác, nạp chồng (hay định nghĩa lại) phương thức của đối tượng khác…
2. Kiến trúc các hệ cơ sở dữ liệu.
- 1 ng có thể sử dụng máy tính cá nhân để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quản lí công việc của mình
-với quy mô lớn, một tổ chức có thể xây dựng một CSDL rất lớn lưu trữ trên các máy tính có cấu hình mạnh. Hệ thống CSDL gồm nhiều CSDL con đặt ở nhiều nơi cách xa nhau và được liên kết với nhau.
- tùy thuộc vào quy mô và đặc thù hoạt động, mỗi tổ chức có thể lựa chọn loại kiến trúc hệ CSDL: tập trung hay phân tán
1. hệ CSDL tập trung
Tất cả các dữ liệu được định vị tạo 1 trạm đơn lẻ. những ng sử dụng tại các trạm từ xa có thể truy nhập CSDL thông qua các công cụ truyền thông dữ liệu
Hệ CSDL các nhân
- là hệ CSDL có một ng dùng
- ng dùng đóng vai trò ng quản trị CSDL và cũng là ng dùng đầu cuối của hệ thống
- hệ CSDL cá nhân phát triển và sử dụng đơn giản nhưng tính an toàn không cao
Hệ CSDL trung tâm
- là hệ CSDL với dữ liệu được lưu trữ trên máy tính trung tâm
- nhiều ng dùng từ xa có thể truy cập CSDL này thông qua các thiết bị đầu cuối và các phương tiên truyền thông
Hệ CSDL khách/chủ: các thành phần tương tác với nhau tạo nên hệ thống gồm:
- thành phần cấp tài nguyên thường đc cài đặt tại một máy chỉ trên mạng (cục bộ). Máy chủ dữ liệu.
- thành phần yêu cầu tài nguyên có thể cài đặt tại nhiều máy khác trên mạng
2. hệ CSDL phân tán
-là tập hợp dữ liệu logic thuộc về cùng một hệ thống nhưng trải rộng ra nhiều điểm trên mạng máy tính
+ dữ liệu không đặt trên cùng một vị trí
+dữ liệu có liên kết chặt chẽ với nhau
- hệ CSDL phân tán không thuần nhất: các CSDL cục bộ ở các nơi không dùng chung 1 hệ quản trị CSDL
- hệ CSDL phân tán thuần nhất: các CSDL cục bộ ở các nơi đều dùng chung 1 hệ quản trị CSDL. Hệ quản trị CSDL phân tán
- hệ quản trị CSDL phân tán là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị CSDL phân tán và làm cho ng dùng không thấy sự phân tán. VD: Oracle
- ưu điểm:
Cấu trúc dữ liệu