Câu 1. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nước?
Khái niệm: Quyền lực NN là sức mạnh của NN buộc mọi người phải phục tùng ý chí của NN thông qua các cơ quan NN bằng BMNN do mình tổ chức ra.
Khi đã hình thành quyền lực thì phải có sự kiểm soát quyền lực. Việc hình thành quyền lực dù là quyền lực của tổ chức hay của cá nhân thì cũng phải được kiểm soát.
Mục đích kiểm soát nhằm:
• Tránh lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi
• Tránh việc làm trái quy định của pháp luật
Câu 2. Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng cách nào?
Khái niệm: Kiểm soát quyền lực NN là tổng hợp các hình thức và biện pháp do luật định để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống các CQNN có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của BM công quyền cũng như hoạt động công vụ của đội ngũ CBCC nhằm đảm bảo hiệu lực hiệu quả của hoạt động QLHCNN.
Kiểm soát quyền lực NN bằng cách:
1. Tổ chức thực hiện quyền lực NN
QLNN được chia thành 3 nhánh quyền
- Lập pháp: trao cho quốc hội_đại diện ý chí chung của Quốc gia, thực hiện làm hiến pháp ,
40 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Thanh tra giải quyết khiếu nại hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
Câu 1. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nước?
Khái niệm: Quyền lực NN là sức mạnh của NN buộc mọi người phải phục tùng ý chí của NN thông qua các cơ quan NN bằng BMNN do mình tổ chức ra.
Khi đã hình thành quyền lực thì phải có sự kiểm soát quyền lực. Việc hình thành quyền lực dù là quyền lực của tổ chức hay của cá nhân thì cũng phải được kiểm soát.
Mục đích kiểm soát nhằm:
Tránh lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi
Tránh việc làm trái quy định của pháp luật
Câu 2. Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng cách nào?
Khái niệm: Kiểm soát quyền lực NN là tổng hợp các hình thức và biện pháp do luật định để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống các CQNN có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của BM công quyền cũng như hoạt động công vụ của đội ngũ CBCC nhằm đảm bảo hiệu lực hiệu quả của hoạt động QLHCNN.
Kiểm soát quyền lực NN bằng cách:
Tổ chức thực hiện quyền lực NN
QLNN được chia thành 3 nhánh quyền
Lập pháp: trao cho quốc hội_đại diện ý chí chung của Quốc gia, thực hiện làm hiến pháp , luật. Giám sát tối cao mọi hoạt động của NN, nhất là hoạt động thực hiện quyền hành pháp.
Đây là một hình thức kiểm soát quyền lực NN bên trong tổ chức BMNN để góp phần giúp cơ quan hành pháp và tư pháp làm đúng, làm đủ nhiệm vụ quyền hạn được giao hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền.
Hành pháp: là tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia do CP đảm trách. Trong hoạt động thực thi quyền hành pháp phải có bộ phận thường xuyên thanh tra kiểm tra_một hình thức kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy Hành pháp.
Tư pháp: là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia, bằng việc xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và CQNN. Kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS; phúc thẩm, giám đốc thẩm , tái thẩm của tòa án_là các hình thức kiểm soát quyền lực NN bên trong BM tư pháp để đảm bảo quyền tư pháp độc lập chỉ tuân theo pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế nước ta 3 nhánh quyền này không được phân công rạch ròi mà có sự phối hợp thực hiện giữa ba nhánh quyền.
Tạo lập cơ chế kiểm soát quyền lực NN từ các chủ thể khác nhau
Ngoài sự kiểm soát của chính các cơ quan NN, còn chịu sự kiểm soát của các tổ chức chính trị ( Đảng chính trị), và các tổ chức chính trị xã hội ( mặt trận tổ quốc VN, công đoàn, hội nông dân VN, đoàn thanh niên cộn sản HCM, hội liên hiệp phụ nữ VN, hội cựu chiến binh). Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát của các tổ chức này nhằm củng cố kỷ luật, nâng cao hiệu lực QLNN.
Câu 3. Phân tích khái niệm kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước?
Khái niệm: Kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước là tổng thể các phương tiện tổ chức pháp lý do các CQNN, các tổ chức XH và công dân tiến hành nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong QLHCNN thiết lập trật tự bảo đảm bảo vệ quyền tự do lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của NN và xã hội.
Là tổng thể các phương tiện pháp lý: hoạt động HCNN được thực hiện thông qua luật bằng văn bản pháp luật
Chủ thể kiểm soát hoạt động HCNN:
Cơ quan NN
+ Cơ quan quyền lực: QH, HDDND các cấp
+ Cơ quan HCNN: chính phủ, bộ, các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp
+Tòa án, VKS
Tổ chức xã hội
+Đảng chính trị
+Mặt trận tổ quốc
+Đoàn thanh niên
+Hội nông dân
+Hội cựu chiến binh
+Hội liên hiệp phụ nữ
+Công đoàn
Công dân
Mục đích:
+ Góp phần xây dựng NN pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp là tối cao, mọi hoạt động đều phải tuân theo pháp luật của NN do đó trước tiên cần phải kiểm soát hoạt động của CQNN, CBCC có thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao không.
+ Đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong cơ quan HCNN
+ Phát hiện và xử lý các VPPL. Thông qua việc kiểm soát các hoạt động sau:
Kiểm soát thẩm quyền
Kiểm soát trình tự thực hiện
Kiểm soát hành vi vi phạm của người vi phạm
+ Làm cho hoạt động của CQNN trong sạch hơn
+ Bảo đảm và bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của NN và XH.
Ví dụ: thông qua quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
+ Đề cao giá trị dân chủ
Ví dụ: Việc sửa đổi hiến pháp 2013, phải lấy ý kiến của nhân dân.
+ Đảm bảo quyền lực NN là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa 3 nhánh quyền LP, HP, TP.
+ Đảm bảo sự thống nhất tính hệ thống của cơ chế kiểm soát với BMNN.
Đảm bảo kiểm soát hoạt động của cả 3 nhánh quyền LP ( công dân), HP (QH, HĐND,TA,VKS, Công dân, TCXH), TP (QH, HĐND, CQHCNN, VKS, TCXH, công dân).
Câu 4. Tại sao phải kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước? ( đặc điểm của hoạt động kiểm soát HCNN) _trả lời từng ý phần mục đích câu 3.
Câu 5. Phân biệt các phương thức cơ bản kiểm soát hoạt động HCNN? ( Hay phân biệt thanh tra, kiểm tra, giám sát). Vở ghi or tài liệu photo thúy ngày xưa
Câu 6. Trong các phương thức kiểm soát hoạt động hành chính phương thức nào quan trọng nhất, tại sao?
Các phương thức kiểm soát hoạt động hành chính NN: thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Cả ba phương thức kiểm soát hoạt động HCNN đều rất quan trọng:
Thông qua hoạt động kiểm tra sẽ đo lường được kết quả rút ra được ưu, nhược điểm. Từ đó có được giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, điều chỉnh sai lệch và sửa chữa sai lầm. Mục đích kiểm tra để tổ chức vận hành theo đúng mục tiêu
Thông qua hoạt động giám sát để đảm bảo các tổ chức hoạt động theo đúng quy định pháp luật, kịp thời ngăn chặn những sai lệch.
Tuy nhiên hoạt động thanh tra là hoạt động quan trọng nhất vì thanh tra chỉ được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách, mang tính quyền lực NN, còn kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi nhiều chủ thể trong đó có chủ thể như các tổ chức XH thì chỉ dừng lại ở việc đưa ra và nêu ý kiến, kiến nghị chứ không được xử lý ngay khi phát hiện sai phạm. Do đó hoạt động kém hiệu quả hơn.
Câu 7. Tại sao hoạt động thanh tra lại gắn liền với hoạt động QLNN?
Thanh tra là hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan chuyên trách, các cơ quan này trực thuộc bộ máy HCNN_một trong những thiết chế QLNN. Các cơ quan này được sử dụng quyền lực NN trong thực thi công vụ và được hưởng lương cũng như các chế độ khác theo quy định chặt chẽ của pháp luật. Do đó hoạt động thành tra luôn gắn liền với hoạt động quản lí NN.
Câu 8. Phân tích các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra ?
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan, khoa học, được quy định trongpháp luật thanh tra mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức thanh tra , cán bộ, thanh ttra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra.
Các nguyên tắc chung
Tuân thủ pháp luật
+ Tuân thủ nội dung: Quyết định thanh tra về nội dung nào thì chỉ được tiến hành thanh tra trong giới hạn thuộc nội dung thanh tra đó, không thanh tra nội dung khác mặc dù phát hiện nội dung khác có dấu hiệu vi phạm
+ Tuân thủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Việc thành lập Đoàn thanh tra phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi cuộc thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
+ Đảm bảo về trình tự thủ tục
+ Thanh tra đúng đối tượng thanh tra theo quy định:
Bảo đảm chính xác, khách quan và trung thực
Đoàn thanh tra phải chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều cá nhân, tổ chức gây áp lực có thể khiến sự thật bị bóp méo, thiên lệch. Do đó, phải đảm bảo tính chính xác của bất kỳ số liệu, tư liệu, nhận định nào.
Nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra đòi hỏi, mọi công việc tiến hành trong hoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Mọi quyết định, kết luận hay kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải xuất phát từ thực tiễn khách quan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan, hời hợt hay mang tính áp đặt.
Công khai, dân chủ, kịp thời
Nội dung các công việc của hoạt động thanh tra phải được thông báo một cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết;
Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động thanh tra, đảm bảo phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của hoạt động này;
Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra được thông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết.
Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật về thanh tra, chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức liên quan hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng việc phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, quyết định phân công thanh tra viên chuyên ngành hoạt động độc lập, quyết định phân công người giám sát đoàn thanh tra, quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, báo cáo giám sát đoàn thanh tra ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thanh tra và các văn bản chỉ đạo, bổ sung, thay thế khác phải công khai trong Đoàn thanh tra và người được giao nhiệm vụ giám sát Đoàn thanh tra.
Hoạt động thanh tra giúp kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật. Đảm bảo nguyên tắc này người dân hiểu rằng hoạt động của CQNN nhằm bảo vệ và mang lại lợi ích cho họ, và họ có quyền giám sát các hoạt động đó để các hoạt độg đc thực hiện không xâm hại đến lợi ích của cá nhân, xã hội, xã hội.
Đối tượng thanh tra có quyền đề đạt ý kiến, nguyện vọng đối với cơ quan thanh tra.
Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Cùng thanh tra về 1 nội dung đối với cùng đối tượng, cơ quan khác không có quyền tổ chức thanh tra trừ trường hợp yêucầu.
Theo nguyên tắc này: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cần nghiên cứu, xem xét kỹ các căn cứ và những điều kiện khác có liên quan trước khi ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để tránh trùng lặp, cố gắng tránh hiện tượng có thể xảy ra là 1 năm liên tiếp có nhiều Đoàn kiểm tra, thanh tra đến 1cơ quan, đơn vị, nhất là thanh tra, kiểm tra về cùng 1 nội dung. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn Thanh tra cần thực hiện đúng kế hoạch thanh tra, đúng quyền hạn, trình tự thủ tục và đúng thời gian, thời hiệu thanh tra
Không làm cản trở hđ bình thường của CQ, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
Số lượng, đối tượng, công việc của đtg thanh tra như bình thường, không mang tính chống đối. Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt khi trên thực tế xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ thanh tra lợi dụng việc thanh tra để thực hiện nhưng hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đối tượng thanh tra, đặc biệt là của các đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các nguyên tắc có tính nghiệp vụ (xem vở nhé)
Coi trọng công tác tư tưởng chính trị
Tuân thủ quy định của PL
Khi thực hiện hoạt động thanh tra, ngoài căn cứ vào tính hợp pháp, cần phải căn cứ vào tính hợp lý
Không làm cản trở hoạt động của cơ quan thanh tra
Hoạt động thanh tra đúng thành phần, đúng đối tượng, đúng VB mẫu do PL quy định
Câu 9. Bình luận điều 13 luật thanh tra (chưa bình luận được)
Điều 13 Luật thanh tra quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.
8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
9. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Câu 10. So sánh thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành?
Tiêu chí
Thanh tra hành chính
Thanh tra chuyên ngành
Khái niệm
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó
Mục đích
làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành
bảo đảm sự chấp hành pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động kinh tế tài chính, kinh tế xã hội cũng như trong mọi lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội.
Chủ thể
chủ yếu do Thanh tra Chính phủ và các cơ quan Thanh tra nhà nước khác (Thanh tra bộ, thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra sở, thanh tra cấp huyện) quyết định và tiến hành. Ngoài ra, đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc đối với những vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện)
chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực quyết định và thực hiện. Cụ thể là, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, Giám đốc sở, ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Đối tượng
các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước.
KVC và KVT
Phạm vi
nội bộ của bộ máy nhà nước; là thanh tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới (thuộc quyền quản lý trực tiếp)
rộng hơn rất nhiều so với thanh tra hành chính và chủ yếu là khu vực tư, chẳng hạn các cuộc thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chất lượng mũ bảo hiểm xe máy, thanh tra tài nguyên môi trường, thanh tra việc khám chữa bệnh hay hành nghề y dược tư nhân, thanh tra xây dựng
Tính chất
-chủ yếu áp dụng các biện pháp kỷ luật hành chính.
-phải tổ chức đoàn thanh tra, phải có quyết định thanh tra
-có quyền xử phạt hành chính
-có thể tổ chức đoàn hoặc có thể được thực hiện bởi thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự phân công nhiệm vụ.
Ví dụ
Thanh tra Sở GD&ĐT: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh tra Sở Sở GD&ĐT: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương
Câu 11. Em hiểu như thế nào là thanh tra theo kế hoạch?
Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010:
Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra xây dựng để thực hiện Định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, thuộc sở) có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra.
Cụ thể, Điều 36 Luật Thanh tra năm 2010 quy định:
- Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra cấp mình.
- Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
- Chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra. Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
- Kế hoạch thanh tra nói trên được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Câu 12. Ưu, nhược điểm khi cơ quan thanh tra trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước?
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của NN, là hđ kiểm tra, xem xét việc làm của các CQ, tổ chức, cá nhân được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục nhất định nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của QL HCNN.
Ưu điểm
Cơ quan thanh tra có sự am hiểu về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của các đối tượng thanh tra là cơ quan HCNN. Do đó công tác thanh tra sẽ thuận lợi hơn trong các bước của quy trình thanh tra tueù khâu chuẩn bị đến kết luận thanh tra
Nhược điểm
Các cơ quan thanh tra phụ thuộc vào các cơ quan hành chính cùng cấp về kinh phí, hoạt động, chương trình, kế hoạch, biên chế, tổ chức, nhân sự.
Mà CQ thanh tra lại là chủ thể tiến hành thanh tra với chính đối tượng là Cơ quan hành chính mà mình phụ thuộc đó.
Do đó, nhìn một cách thực tế, khó có thể đảm bảo được tính khách quan, chính xác, có thể khiến sự thật bị bóp méo, thiên lệch. Đôi khi vì nể nang, vì các mối quan hệ ràng buộc mà kết quả thanh tra không chính xác, khách quan theo đúng sự thật, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HCNN
+ Khi thanh tra có thể xem nhẹ các quy trình, tiến hành thanh tra lỏng lẻo, khó xác định đúng sai phạm, vi phạm của CQ HCNN
+ Bóp méo sự thật, không kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh nhũng hành vi vi phạm
Câu 13. Phân tích và làm sáng tỏ mục đích của hoạt động thanh tra?
Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về mục đích thanh tra như sau:
"Mục đích thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức