Câu hỏi ôn tập môn Triết học cao cấp

Tiến hành CNH-HĐH, phát triển lực lượng sản xuất sản xuất là qui luật là qui luật chung phổ biến của nhiều quốc gia trong tiến trình trở thành một nước phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, cơ sở vật chật chất-kỹ thuật tiên tiến, tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cao. Ở Việt Nam Đảng đã xác định xây dựng CNXHlà sự nghiệp cách mạng của toàn đảng toàn dân. Chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên CNXH, phải chuẩn bị những điều kiện tiền đề vật chất-kỹ thuật vững chắc cho sự hình thành phương thức sản xuất CNXH. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất. Vì lực lượng sản xuất là yếu tố động hơn cả và cách mạng hơn cả của sự sản xuất.Trước hết, lực lượng sản xuất của xã hội biến đổi và phát triển. Rồi sau đó, tùy theo và phù hợp với những biến đổi ấy, quan hệ sản xuất giữa người ta với nhau cũng biến đổi. Từ đó giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, hợp thành phương thức sản xuất như chúng ta mong đợi. Phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ,đòi hỏi chúng ta phải thực hiện CNH-HĐH. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhận định: “ Nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng nước ta trở thành một nước cộng nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”.

pdf30 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Triết học cao cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần IV:HIỆN ĐẠI HOÁ NGUYỄN DUY KIỆT – QTDN K13-2002 1 of 30 MỞ ĐẦU Tiến hành CNH-HĐH, phát triển lực lượng sản xuất sản xuất là qui luật là qui luật chung phổ biến của nhiều quốc gia trong tiến trình trở thành một nước phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, cơ sở vật chật chất-kỹ thuật tiên tiến, tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cao. Ở Việt Nam Đảng đã xác định xây dựng CNXH là sự nghiệp cách mạng của toàn đảng toàn dân. Chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên CNXH, phải chuẩn bị những điều kiện tiền đề vật chất-kỹ thuật vững chắc cho sự hình thành phương thức sản xuất CNXH. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất. Vì lực lượng sản xuất là yếu tố động hơn cả và cách mạng hơn cả của sự sản xuất.Trước hết, lực lượng sản xuất của xã hội biến đổi và phát triển. Rồi sau đó, tùy theo và phù hợp với những biến đổi ấy, quan hệ sản xuất giữa người ta với nhau cũng biến đổi. Từ đó giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất thống nhất với nhau, hợp thành phương thức sản xuất như chúng ta mong đợi. Phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ,đòi hỏi chúng ta phải thực hiện CNH-HĐH. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhận định: “ Nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Mục tiêu của CNH-HĐH là xây dựng nước ta trở thành một nước cộng nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Ở nước ta CNH-HĐH đã trở thành một chiến lược mang tính thời sự, được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, kinh tế. Vì quá trình CNH-HĐH rất phức tạp nó đòi hỏi phải quản lý, kết hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của một quốc gia, đồng thời phải có những chính sách, những định hướng khoa học, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến thế giới vừa tạo ra những thuận lợi vừa có những nguy cơ thách thức.Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình học môn Triết Học Mác-Lê Nin học viên rất quan tâm và chọn đề tài: CNH-HĐH và phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam, với mong muốn góp phần vào đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH ở Việt Nam. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT I) KHÁI NIỆM : Lực lượng sản xuất là quan hệ kinh tế-kỹ thuật của một nền sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất còn biểu hiện năng lực thực hiện của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố : 1) Tư liệu sản xuất : 1.1) Đối tượng lao động : Là toàn bộ mọi vật mà lao động của con người tác động vào, cải biến cho phù hợp nhu cầu con người cả trong sản xuất và nhu cầu đời sống, tạo ra sản phẩm mong muốn. Đối tượng lao Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần IV:HIỆN ĐẠI HOÁ NGUYỄN DUY KIỆT – QTDN K13-2002 2 of 30 động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất.Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động có sẵn, mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động.Sự phát triển của sản xuất có liên quan tới việc đưa những đối tượng ngày càng mới hơn vào quá trình sản xuất. Điều đó hoàn toàn có tính quy luật bởi chính những vật liệu mới, mở rộng khả năng sản xuất của con người. - Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên do thiên nhiên tạo ra: gỗ,than, đá Các tài nguyên thiên nhiên này bao gồm những dạng như : Tài nguyên thiên nhiên không thể tái sinh : dầu lửa Tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được : thủy hải sản. Tài nguyên thiên nhiên có nguồn tái sinh vô hạn : sức gió Ở nước ta phương hướng là phải tiến hành thăm dò để xác định trữ lượng, có kế hoạch khai thác.Vì trị giá của nó có thể giảm khi không khai thác kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng khoa học khoa học-kỹ thuật phát triển phát minh ra nhiều loại nguyên vật liệu nhân tạo mới. -Đối tượng lao động đã qua sử dụng, chế biến : được tiếp tục gia công trong quá trình sản xuất bao gồm các loại nguyên liệu : bông, sắt, thép Chúng ta phải tăng giá trị của đối tượng lao động này, bằng cách tác động nhiều lao động để chế biến đồng thời kéo dài tuổi thọ của nó trong chu trình kinh tế.Vì những nguyên liệu này có tính chất đặc biệt : không tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất. Chúng ta phải làm cho định mức hao phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hình thành cho được những vùng nguyên vật liệu tập trung. 1.2)Tư liệu lao động : Tư liệu lao động là vật thể hay là phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn truyền sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất.Do đó tư liệu lao động gồm tất cả những đồ vật mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động và tất cả những phương tiện vật chất cần thiết khác cho quá trình lao động sản xuất như : - Công cụ lao động : quyết định năng suất lao động, sự phát triển của sản xuất. - Vật liệu chứa đựng bảo quản đối tượng lao động : K.Marx gọi là hệ thống mạch máu sản xuất gồm : nhà xưởng, bao bì, kho tàng, phương tiện chứa đựng -Những tư liệu lao động khác : nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến lao động ngay lập tức, là kết cấu hạ tầng cơ sở sản xuất gồm: đường xá, giao thông vận tải, hệ thống thông tin bưu điện. Trong toàn bộ tư liệu lao động, công cụ lao động đóng vai trò quan trọng nhất là hệ thống xương cốt, bắp thịt của sản xuất, trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội : ” Chỗ khác nhau giữa một thời đại kinh tế này với thời đại kinh tế khác là phương pháp chế tạo những tư liệu lao động dùng để chế tạo hơn là những cái mà người ta chế tạo ra” K.Marx-Tư Bản. Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần IV:HIỆN ĐẠI HOÁ NGUYỄN DUY KIỆT – QTDN K13-2002 3 of 30 Công cụ lao động luôn được cải tiến. Nó là yếu tố độâng nhất và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Lịch sử phát triển kinh tế xã hội loài người ghi nhận sự phát triển của công cụ sản xuất trải qua các giai đoạn : Giai đoạn thủ công Bán cơ khí Cơ khí hoá Đại công nghiệp được cơ khí hoá Bán tự động hoá Tự động hoá Tin học và các phương tiện của tin học Quá trình phát triển các công cụ sản xuất không thể đốt cháy giai đoạn được bởi nó vừa mang tính khách quan vừa là kết quả chủ quan của con người. Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển của công cụ sản xuất biểu hiện sự thay đổi về chất các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, cùng với sự cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển phong phú thêm, những nghành sản xuất mới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển. 2)Người lao động : với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thói quen lao động sử dụng tư dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Trong các yếu tố hợp thành tư liệu sản xuất, người lao động là lực lượng sản xuất cơ bản quyết định nhất. Lê Nin từng viết “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”- Lê Nin toàn tập. Yếu tố trí tuệ của con người được vật hoá vào trong sản phẩm ngày càng nhiều, thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm càng cao. Nếu K.Marx chỉ đề cập đến người lao động với năng khiếu nghề nghiệp, trình độ tay nghề người lao động, thì ngày nay người ta tiếp cận người lao động trên một bình diện khác.Người lao động vừa phải có chuyên môn giỏi, vừa phải đủ thể chất : thể lực và trí lực, mỗi con người có một khả năng, năng khiếu thuộc một lĩnh vực nhất định, nếu đầu tư đúng hướng sẽ đem lại hiệu quả. Ở Việt Nam lực lượng lao động hiện nay khoảng 38 triệu người. Phương hướng trong thời gian tới, chúng ta phải đào tạo được một thế hệ công dân mới có đầy đủ thể lực, trí lực và đạo đức lương tâm nghề nghiệp bao gồm : đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, các nhà quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề. bên cạnh đó phải lấy khả năng năng lực cá nhân làm thước đo chính, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đời sống người lao động, tạo ra một cơ chế xã hội thích ứng để sử dụng lao động. 3) Khoa học-kỹ thuật : Ngày nay trước các cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong lực lượng sản xuất. Vị trí của khoa học trong lực lượng sản xuất ngày càng tăng.Thực chất của cuộc cách mạng đó là mở ra kỷ nguyên mới của sản xuất tự động hóa với việc phát triển và ứng dụng điều khiển học và vô tuyến điện tử. Khoa học trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kỹ thuật sản xuất, tạo ra những nghành sản xuất mới, kết hợp khoa học kỹ thuật thành một thể thống nhất, đưa đến những phương pháp công nghệ mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất; phát hiện và đề ra hàng loạt những phương pháp khai thác các nguồn năng lượng mới, chế tạo những vật liệu mới mà trước kia loại người chưa Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần IV:HIỆN ĐẠI HOÁ NGUYỄN DUY KIỆT – QTDN K13-2002 4 of 30 biết tới; tạo ra sự thay đổi trong chức năng của người sản xuất. Con người không còn thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là sáng tạo điều khiển quá trình đó một cách tự động; tri thức khoa học trở thành một tất yếu trong hoạt động của người sản xuất thay cho thói quen kinh nghiệm thông thường; tri thức khoa học được vật chất hóa, được kết tinh vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuất, từ đối tượng lao động, tư liệu lao động kỹ thuật, phương pháp công nghệ đến tri thức của con người lao động-“ khoa học hóa sản xuất”. Cách mạng khoa học- công nghệ ngày nay là nhân tố trung tâm của công cụ sản xuất và con người, đồng thời trở thành động lực sản xuất, là lợi thế trong sản xuất. Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp mà thành phần cấu thành lực lượng sản xuất cũng thay đổi. Người lao động trong lực lượng sản xuất không chỉ bao gồm người lao động chân tay, mà còn bao gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư và cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất. 4) Sự tác động biện chứng giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất : Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp với lao động sống. Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất, tư liệu động dù có ý nghĩa lớn đến đâu nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Đồng thời những phẩm chất của con người, những kinh nghiệm và thói quen của họ đều phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có, phụ thuộc vào chổ họ sử dụng những tư liệu lao động nào. Không có nền đại công nghiệp thì không thể có người công nhân hiện đại. Sự phụ thuộc về trình độ, kinh nghiệm và thói quen của người sản xuất vào kỹ huật sản xuất là một trong những biểu hiện sự phụ thuộc của nhân tố chủ quan vào nhân tố khách quan, nhân tố con người sản xuất vào nhân tố vật chất của sản xuất.. hơn nữa con người không chỉ sử dụng những công cụ hiện có, mà còn sáng chế ra những tư liệu lao động mới. những trí thức khoa học, những kinh nghiệm thói quen của con người đều cần thiết để hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sản xuất. như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển của tư liệu lao động thích ứng với bản thân con người với sự phát triển văn hóa khoa học kỹ thuật của họ. II) VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT : Trước hết trên giác độ từng yếu tố trong lực lượng sản xuất : tư liệu sản xuất, người lao động đều đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất.Trong quá trình sản xuất, nếu thiếu một trong các yếu tố trên, thì quá trình sản xuất không thể diễn ra được.K.Marx trong bộ Tư bản của mình đã cho rằng : “tư liệu sản xuất, người lao động chỉ là hai yếu tố tiềm thế của sản xuất nếu như chúng tách rời nhau ra”. Một khi các nhân tố của lực lượng sản xuất kết hợp với nhau sẽ tạo ra sản phẩm, tạo ra của cải vật chất là cơ sở của cuộc sống loài người. Hoạt động sản xuất này là hoạt động quan trọng, cơ bản nhất của xã hội loài người. Vì các hoạt động khác như : chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo chỉ diễn ra khi đáp ứng các nhu cầu cần thiết như : ăn, mặc, ở của con người. Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần IV:HIỆN ĐẠI HOÁ NGUYỄN DUY KIỆT – QTDN K13-2002 5 of 30 Trình độ phát triển lực lượng sản xuất nói lên trình độ con người chinh phục thiên nhiên. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, sự phát triển kinh tế đồng thời là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn phản ánh trình độ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, trình độ và kỹ năng của người lao động sử dụng máy móc tân tiến hiện đại khai thác thiên nhiên đạt hiệu quả cao. Vai trò lực lượng sản xuất còn thể hiện ở mối quan hệ với quan hệ sản xuất. Vai trò lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một nền sản xuất xã hội, trong đó lực lượng sản xuất luôn giữ vai trò quyết định, đòi hỏi quan hệ sản xuất gồm : quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. “Lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất phải như thế ấy, lực lượng sản xuất là yếu tố động và cách mạng hơn cả của sự sản xuất. Trước hết lực lượng sản xuất của xã hội biến đổi và phát triển; rồi sau đó tùy theo và phù hợp với những biến đổi và phát triển ấy, quan hệ sản xuất giữa người ta với nhau cũng biến đổi”. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy trong một phương thức sản xuất xã hội : mỗi một lực lượng sản xuất nhất định luôn gắn liền với một quan hệ sản xuất tương ứng. Khi lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất cũng biến đổi phù hợp với sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội trong lịch sử. Trong phương thức sản xuất TBCN cho thấy khi lực lượng sản xuất phát triển đến quy mô khổng lồ, quan hệ sản xuất TBCN không còn phù hợp với trạng thái của lực lượng sản xuất xã hội. Những mâu thuẫn không thể điều hòa giữa tính chất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã biểu lộ ra trong những cuộc khủng hoảng chu kỳ về sản xuất thừa. Do đó chủ nghĩa tư bản đã thai nghén một cuộc cách mạng có nhiệm vụ thay thế chế độ sở hữu TBCN bằng chế độ sở hữu XHCN. III) QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT : Ở nước ta, sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc 1954, và cả nước thống nhất 1975 chúng ta đã tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Trong thời gian đầu, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà chủ yếu là do nhận thức không đầy đủ chủ nghĩa Marx-Lenin, sao chép dập khuôn mô hình phát triển kinh tế-xã hội của các nước XHCN khác, không dựa trên trình độ và đặc điểm phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chúng ta đã thiết lập một quan hệ sản xuất không phù hợp, tiến hành quốc hữu hóa, tập thể hóa nhanh chóng không theo qui luật, phủ nhận sự tồn tại của đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp nặng không dựa vào nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hệ quả là chúng ta đã trói buộc và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một thời gian dài. Chính vì không coi trọng vai trò của lực lượng sản xuất như là một động lực, đã dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế -xã hội ở nước ta trong thời gian này. Từ thực tiễn đó, Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới đất nước. Đảng đã khẳng định giữ vững mục tiêu XHCN, nhưng cần phải nhận thức cho đúng mục tiêu và con đường tiến lên CNXH ở nước ta. Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là : “giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế, để Câu hỏi ôn tập môn TRIẾT HỌC CAO CẤP Phần IV:HIỆN ĐẠI HOÁ NGUYỄN DUY KIỆT – QTDN K13-2002 6 of 30 phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN-Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần VI”. Đảng đã xác định chúng ta tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, không có nghĩa là bỏ qua những bước đi tất yếu hợp quy luật. Do đó Đảng đã định ra đường lối chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần chính là sự quan tâm đến sự phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời phù hợp với đặc điểm đa dạng của lực lượng sản xuất ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Tạo điều kiện cho lực lượng sản x