Câu hỏi thảo luận và ôn tập môn chính trị

Trình bày các quan điểm triết học khác nhau về bản chất của thế giới. Quan điểm triết học Mác – Lênin về vấn đề này. a/ Chủ nghĩa duy tâm (CNDT) : Bản chất thế giới là Ý thức; Ý thức Vật chất Tuy nhiên, khi giải thích ý thức là gì thì CNDT lại phân thành hai loại: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (CNDTKQ) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (CNDTCQ). - CNDTKQ: Ý thức( tinh thần) đó là “tinh thần thế giới” hoặc “ Ý niệm tuyệt đối” chính lực lượng này có trước, tồn tại khách quan bên ngoài ý thức con người; lực lượng này sinh ra thế giới và quyết định sự vận động, biến đổi của thế giới. Tiêu biểu là Platon (427 – 347 TCN) và Heeghen (1770 – 1831) + Biểu hiện của CNDTKQ trong đời sống xã hội hiện nay và cách khắc phục: Đó là hiện tượng mê tín dị đoan, hũ tục cúng trừ ma ở vùng sâu, vùng xa nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Cách khắc phục đó là đưa đội ngũ giáo viên, bộ đội xuống công tác tại các thôn bản để họ cùng với các già làng, trưởng bản vận động bà con dân bản xóa bỏ những hũ tục này. - CNDTCQ: Ý thức chính là cảm giác, ý chí của con người, là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Họ cho rằng “sự vật chỉ là tổng hợp những cảm giác”. Do đó, “xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật”. Tiêu biểu là Beccowli (1658 – 1753) và Hium (1711 – 1776) là hai nhà duy tâm khách quan người Anh.

doc18 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi thảo luận và ôn tập môn chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ 1/ Trình bày các quan điểm triết học khác nhau về bản chất của thế giới. Quan điểm triết học Mác – Lênin về vấn đề này. a/ Chủ nghĩa duy tâm (CNDT) : Bản chất thế giới là Ý thức; Ý thức Vật chất Tuy nhiên, khi giải thích ý thức là gì thì CNDT lại phân thành hai loại: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (CNDTKQ) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (CNDTCQ). - CNDTKQ: Ý thức( tinh thần) đó là “tinh thần thế giới” hoặc “ Ý niệm tuyệt đối” chính lực lượng này có trước, tồn tại khách quan bên ngoài ý thức con người; lực lượng này sinh ra thế giới và quyết định sự vận động, biến đổi của thế giới. Tiêu biểu là Platon (427 – 347 TCN) và Heeghen (1770 – 1831) + Biểu hiện của CNDTKQ trong đời sống xã hội hiện nay và cách khắc phục: Đó là hiện tượng mê tín dị đoan, hũ tục cúng trừ ma ở vùng sâu, vùng xa nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Cách khắc phục đó là đưa đội ngũ giáo viên, bộ đội xuống công tác tại các thôn bản để họ cùng với các già làng, trưởng bản vận động bà con dân bản xóa bỏ những hũ tục này. - CNDTCQ: Ý thức chính là cảm giác, ý chí của con người, là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Họ cho rằng “sự vật chỉ là tổng hợp những cảm giác”. Do đó, “xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật”. Tiêu biểu là Beccowli (1658 – 1753) và Hium (1711 – 1776) là hai nhà duy tâm khách quan người Anh. + Biểu hiện của CNDTCQ trong đời sống xã hội và cách khắc phục: Thành kiến với những người có HIV và những người phạm tội, mặc dù họ đã hoàn lương và quyết tâm vượt lên bệnh tật để trở thành những người có ích cho xã hội. Cách khắc phục đó là tuyên truyền vận động mọi người để họ thấy rõ những điều tốt đẹp có thể được mang lại nếu họ xóa bỏ thành kiến này. Kant: Cái đẹp không phải trên đôi môi người thiếu nữ mà trong đôi mắt gã si tình b/ Chủ nghĩa duy vật(CNDV): Bản chất thế giới là vật chất; vật chất có trước, sinh ra ý thức, quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật cổ đại và cận đại gọi là chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Chủ nghĩa duy vật của triết học Mác – Leenin là chủ nghĩa duy vật khoa học (CNDVKH), là chủ nghĩa duy vật biên chứng( CNDVBC). 2/ Phân tích nội dung, ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lênin Định nghĩa vật chất của V.I Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng đẻ chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” ( V.I.Lênin; Toàn tập; H. Tiến bộ, M- 1980, tập 18; tr 151) Định nghĩa vật chất của Lênin thể hiện những nội dung cơ bản sau: Xem “ Vật chất là một phạm trù triết học” , là phạm trù rộng lớn nhất dùng để chỉ mọi cái tồn tại khách quan, mà khi tác động vào các giác quan của con người thì sinh ra cảm giác. Nghĩa là vật chất là cái vô hạn khác với những vật cụ thể, nó tồn tại khách quan có trước cảm giác ( Ý thức). Thuộc tính cơ bản của vật chất là tồn tại khách quan. Như vậy, mọi cái tồn tại khách quan mà khi tác động vào các giác quan cho con người cảm giác thì thuộc phạm trù vật chất. Vật chất tồn tại khách quan và được biểu hiện bằng những sự vật, hiện tượng cụ thể mà con người có thể nhận thức được nó thông qua các giác quan của mình. Nghĩa là con người có khả năng nhận thức được thế giới quan. Vật chất tồn tại khách quan tuân theo quy luật của nó chứ không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, dù con người có nhận thức được nó hay chưa nó vẫn tồn tại khách quan. - Ý nghĩa: Phản ánh đúng bản chất của thế giới vật chất là tồn tại khách quan, vật chất có trước sinh ra ý thức, con người có thể nhận thức được thế giới quan thông qua các giác quan của mình. Định nghĩa đó đã giải quyết dứt điểm vấn đề cơ bản của triết học ( mối quan hệ giữa vật chất và ý thức) trên lập trường duy vật triệt để; và do đó, nó có ý nghĩa cách mạng to lớn là cổ vũ các nhà khoa học ngày càng đi sâu nghiên cức khám phá và có những tri thức mới về thế giới quan. - Giá trị thực tiễn: định nghĩa vật chất của Lênin đã trang bị cơ sở lý luận khoa học cho việc hình thành thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học, nó đem lại niềm tin cho con người trong việc nhân thức và cải tạo lại thế giới. 3/Phân tích nội dung, ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. a/ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản, bao trùm của mọi triết học. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở xuất phát để giải quyết mọi vấn đề của triết học. Để giải quyết vấn đề này trước tiên ta phải xác định vật chất và ý thức là gì cũng như mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ,sau đó xác định ý của vấn đề. - vật chất là một phạm trù, nền tảng cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất dùng để chỉ mọi cái tồn tại khách quan mà khi tác động vào các giác quan con người chúng cho ta cảm giác. -ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và chỉ là hình ảnh của thế giới quan được đưa vào đầu óc con người và được cải biến lại trong đó. -mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức như: +quan điểm CNDT: ý thức có trước sinh ra và quyết định vật chất. +quan điểm CNDVSH: thừa nhận vật chất có trước sinh ra và quyết định ý thức, nhưng chưa thấy được tác động trở lạ to lớn của ý thức đối với vật chất. +quan điểm CNDVKH: Bản chất thế giới là vật chất, vật chất có trước sinh ra và quyết định ý thức đồng thời thấy được tác động trở lại to lớn của vật chất đối với ý thức. Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau.trong quan hệ đó vật chất có trước sinh ra ý thức,quyết định ý thức, song ý thức có tác động to lớn trở lại đối với vật chất. Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở chỗ vật chất (bao gồm cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế ấy; vật chất biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo, vật chất còn là điều kiện để hiện thực hóa ý thức tư tưởng. Như vậy, vật chất quyết định cả nguồn gốc, nội dung lẫn khuynh hướng vận động, biến đổi, phát triển của ý thức. Từ đó rút ra ý nghĩa: Muốn thay đổi ý thức, tư tưởng phải cải biên cơ sở, điều kiện, phương tiện vật chất và môi trường xã hội đã sinh ra nó. + Ý thức có tác động trở lại đối với vật chất thể hiện ở chỗ: Ý thức phản ánh thực tại khách quan vào trong đầu óc con người, giúp con người hiểu được đặc điểm, bản chất, quy luật vận động, phát triển của sụ vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Từ sự hiểu biết đó, con người xác định phương hướng, mục tiêu, lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp để cải tạo sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan theo mục đích của mình. Do vậy nếu ý thức tiến bộ, sẽ có tác động tích cực; ngược lại, nếu lạc hậu sẽ có tác động tiêu cực. -Sự tác động qua lại giữa vật chất và ý thức thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nghĩa là bằng hoạt động thực tiễn, con người nhận thức được thế giới và cải tạo thế giới thế giới theo mục đích của mình. Ở đây thực tiễn là khâu trunng gian nối liền giữa cái vật và cái tinh thần trong đời sống xã hội. Tồn tại khách quan Phản ánh sáng tạo VC YT Vận động, biến đổi Mang bản chất xã hội b/ Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của vấn đề: 1/ Xác lập thế giới quan duy vật triệt để. 2/ Quán triệt quan điểm thực tiễn. 3/ Quán triệt bài học phương pháp luận: Mọi suy nghĩ và hành động của con người phải luôn luôn xuất phát từ thục tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan. Chống bệnh chủ quan, duy ý chí 4/ Trong thực tiễn công tác: Mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ thực tế khách quan( từ đặc điểm tự nhiên, truyền thống,lịch sử, trình độ phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương; từ quy luật và xu thế phát triển của xã hội). Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải xây dựng cả cơ sở vật chất lẫn hệ tư tưởng và nền văn hóa tiên tiến của chủ nghĩa xã hội./. 4/ Phân tích nội dung, ý nghĩa của nguyên lý về sự liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển * Nguyên lý về sự phổ biến: a/ Nội dung nguyên lý: Quan điểm duy tâm, tôn giáo: Thừa nhận các sự vật hiện tượng trong thế giới có mối liên hệ phổ biến nhưng cho nguồn gốc của sự liên hệ đó là do thần linh, thượng đế hoặc “ ý niệm tuyệt đối” quy định. Quan điểm siêu hình: Cho sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại một cách cô lập, không có quan hệ gì với nhau và nếu có thì đó chỉ là sự liên hệ bên ngoài mang tính ngẫu nhiên. Các quan điểm trên đều sai lầm, không phản ánh đúng đặc điểm của thế giới. Quan điểm triết học Mác – Lênin khẳng định: + Thế giới có vô số sự vật hiện tượng khác nhau nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở tính vật chất nên tất yếu chúng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Mối liên hệ giữa tự nhiên và xã hội; mối liên hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; mối liên hệ giữa các khái niệm trong tư duy con người; mối liên hệ giữa các bộ phận, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, giữa nền kinh tế nước ta với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới; mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành cái cây với đất đai, ánh sáng, khí hậu, thời tiết, nguồn nước, môi trường... và sự tác động của con người... + Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới mang tính khách quan, tất yếu, phổ biến và đa dạng. Khách quan: Vì đó là mối liên hệ vốn có trong bản thân sự vật chứ không do ý muốn con người tạo nên. Phổ biến: Vì vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại với các vật khác nhau. Đa dạng: Có vô số mối liên hệ khác nhau. Khái quát chia thành các mối liên hệ sau: - Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài. - Liên hệ cơ bản và liên hệ không cơ bản. - Liên hệ chủ yếu và liên hệ thứ yếu - Liên hệ chung và liên hệ riêng. Các mối liên hệ có vị trí, vai trò khác nhau đối với bản thân sự vật, nhưng chúng có liên hệ tác động qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Do đó, không được lẫn lộn và cũng không được tuyệt đối hóa mối quan hệ nào. b/ Ý nghĩa: - Xây dựng và quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể. - Chống chủ nghĩa siêu hình, phiến diện, tư tưởng cục bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa và thuật ngụy biện. a/ Nội dung nguyên lý: Quan điểm siêu hình: Xem sự phát triển của sự vật hiện tượng chỉ là sự tăng hoặc giảm về lượng, mà không thay đổi về chất. Quan điểm triết học Mác – Lênin khẳng định: + Sự phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện là những khuynh hướng mang tính phổ biến của thế giới. VD: sự vận động, phát triển tiến lên không ngừng của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. + Nguồn gốc của sự vận động phát triển nằm trong bản than sự vật, do mâu thuẫn trong bản thân sự quy định. b/ Ý nghĩa: - Xây dựng và quán triệt quan điểm phát triển. - Chống tư tưởng bảo thủ định kiến. 5/ Phân tích nội dung, ý nghĩa của quy luật “ mâu thuẫn”( quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập): Vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển là do sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật quyết định a/ Nội dung quy luật: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đêu là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. + Lấy ví dụ minh họa: Cơ thể sống: hấp thụ > < tiêu biến Cây xanh: hấp thụ cacbonic > < thải ra oxi + Giải thích khái niệm: Mặt đối lập: Là những mặt vùa có sự liên hệ tác động qua lại, vừa có khuynh hướng vận động trái ngược nhau cùng nằm trong bản thân sự vật. Thống nhất: là sự liên hệ, tác động qua lại ràng buộc lẫn nhau giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật. Thống nhất giữa các mặt đối lập là tạm thời, có điều kiện; còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì trong sự thống nhất vẫn ngầm chứa sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh đó diễn ra có lúc ngấm ngầm, có lúc công khai quyết liệt. Ví dụ: Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Đấu tranh: là sự bài trừ loại bỏ lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân sự vật. Mâu thuẫn biện chứng: Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành và mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc, động lực vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Vì thống nhất là điều kiện tạo nên sự vật, còn đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn luôn có khuynh hướng xóa bỏ mặt đối lập lạc hậu, phản động trong sự vật cũ; khẳng định mặt tiến bộ, tích cực. Kết quả đấu tranh giải quyết mâu thuẫn sẽ xóa bỏ sự vật cũ cho ra đời sự vật mới; sự vật mới lại chứa đựng mâu thuẫn mới, lại tiếp tục đấu tranh giải quyết mâu thuẫn để cho ra đời sự vật mới hơn, phát triển hơn. Ví dụ: Đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp cách mạng và giai cấp thống trị phản động trong xã hội loài người; hoặc cuộc đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta trước đây và trong sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay. Cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong bản thân thế giới là hết sức phong phú, đa dạng phức tạp và vô tận. Vì bản thân sự vật chứa đựng nhiều loại mâu thuẫn khác nhau. Mỗi loại mâu thuẫn lại có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vật và cách giải quyết đối với từng loại mâu thuẫn khác nhau trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau cũng khác nhau. Khái quát chia thành các loại mâu thuẫn sau: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài; + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. + Riêng trong lĩnh vực xã hội còn có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Trong các mâu thuẫn trên mâu thuẫn cơ bản giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật. Do vậy, muốn thay đổi sự vật phải thay đổi mâu thuẫn cơ bản trong bản thân chúng. b/ Ý nghĩa: Muốn nhận thức đúng bản chất sự vật phải nhận thức đầy đủ các mâu thuẫn tồn tại trong bản thân sự vật. Muốn thay đỏi sự vật phải đấu tranh giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Tuy nhiên cần có cách giải quyết phù hợp cho từng loại mâu thuẫn cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. 6/ Phân tích nội dung, ý nghĩa của quy luật “ Lượng – Chất”. Quy luật chuyển hóa từ thay đổi về LƯỢNG dẫn đến sự thay đổi về CHẤT và ngược lại (gọi tắt là quy luật “ Lượng – chất ” ): a/ Nội dung quy luật: - Mọi sự vật hiện tượng đều là thống nhất biện chứng giữa hai mặt đối lập là chất và lượng. + Chất: là tổ hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính tạo nên sự vật, để phân biệt nó với sự vật khác. VD: Chất của đường là ngột khác với chất của muối là mặn. + Lượng: là phạm trù chỉ tính quyết định vốn có của sự vật và được biểu thị bằng số lượng, kích thước, tốc độ vận động phát triển của sự vật. - Chất và lượng tồn tại thống nhất trong bản thân sự vật; chất nào thì lượng ấy, lượng nào thì chất ấy; sự thống nhất giữa lượng và chất trong một giới hạn nhất địng được gọi là ĐỘ. - Sự vận động biến đổi của sự vật đầu từ sự thay đổi về LƯỢNG dẫn đến sự thay đổi về CHẤT. Chất mới ra đời quy định Lượng mới, tạo điều kiện cho Lượng mới vận động, biến đổi sẽ cho ra đời Chất mới. Sự thay đổi về chất được thực hiện thông qua các bước nhảy (bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ; bước nhảy dần dà và bước nhảy đột biến). Sự vận động biến đổi từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, chất thay đổi quy định sự thay đổi về lượng diễn ra lặp đi lặp lại trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan trở thành quy luật cơ bản. b/ Ý nghĩa: - Xem xét sự vật phải chú ý cả hai mặt chất và lượng, chống xu hướng tuyệt đối hóa bất kì mặt nào. - Muốn làm thay đổi sự vật, trước hết phải tác động để làm thay đổi lượng và đén một giới hạn nhất định phải chủ động tạo ra sự thay đổi về chất. Tránh chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ trì trệ, trông chờ, ỷ lại. Trong lĩnh vực xã hội cần chú ý phất huy vai trò của nhân tố con người trong quá trình tạo ra sự chuyển hóa giữa lượng và chất theo hướng có lợi cho cách mạng. 7/ Phân tích nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định: Vạch ra con đường, khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới là tiến lên không ngừng theo đường “ xoắn ốc” trên cơ sở cái mới ra đời thay thế cái cũ. a/ Nội dung quy luật: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới là quá trình phủ định biện chứng diễn ra liên tục. Phủ định biện chứng là phủ định mang tính khách quan, có kế thừa chọn lọc, cải tạo và phát triển. Đó là quá trình đấu tranh loại bỏ mặt lạc hậu phản động trong cái cũ đồng thời chọn lọc, kế thừa, cải tạo những yếu tố tiến bộ, hợp lý trong cái cũ để phát triển thành cái mới. Lưu ý: Phủ định biện chứng khác phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn. Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng có tính chu kỳ. Nghĩa là cái mới dường như lặp đi, lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, phát triển hơn, hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn. Nghĩa là khi phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển, nó lại chuẩn bị cho sự phủ định của phủ định tiếp theo, là điểm xuất phát cho một chu kỳ phát triển mới cao hơn. - Ví dụ: Kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cốt truyện cuốn “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng với tài năng xuất chúng của mình Nguyễn Du đã sáng tạo ra một cô Kiều của Việt Nam và đưa truyện Kiều trở thành một tác phẩm hội tụ được tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt. Điều đó có thể được nhận thấy rõ qua đánh giá của học giả Phạm Quỳnh: “ Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Hay nói cách khác tác phẩm “Truyện Kiều” đã ra đời dựa trên sự tiếp thu có tính kế thừa và sáng tạo các giá trị tinh hoa của truyền thống dân tộc Việt Nam, đồng thời dựa trên cốt truyện cũ “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân - Ví dụ: Quá trình trưởng thành về nhận thức của GCCN Việt Nam: chuyển từ tự phát sang tự giác. Hay nói cách khác quá trình tự giác là quá trình tự phát nhưng phát triển ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn dưới sự trưởng thành về nhận thức do tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khuynh hướng, con đường của sự vận động phát triển là tiến lên không ngừng theo đường xoắn ốc trên cơ sở cái mới ra đời thay thế cái cũ, và đến lượt nó lại bị cái mới hơn thay thế theo nguyên tắc phủ định biện chứng. Ví dụ: Sự sống bắt đầu từ những hạt côaxecva, sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên, rồi mới hình thành nên động vật bậc thấp có hệ thần kinh chưa phát triển, sau đó đến động vật có hệ thần kinh phát triển, từ động vật chưa có xương sống đến động vật có xương sống. Lưu ý: Cái mới ra đời sau cái cũ nhưng là cái hợp với quy luật phát triển. Cái mới có vai trò to lớn đối với sự phát triển vì nó vạch ra khuynh hướng và tạo động lực cho sự vận động phát triển. b/ Ý nghĩa: - Xét sự vật phải đặt nó trong cái quan hệ với cái đối lập để thấy được mặt lạc hậu cần loại bỏ, mặt hợp lý, tiến bộ cần kế thừa phát triển; chống khuynh hướng phủ định siêu hình, phủ định sạch trơn. - Cần xây dựng một tinh thần cách mạng, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái mới và rèn luyện bản lĩnh kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái mới, chống bi quan chán nản. - Trong thực tiễn xã hội, cần phát hiện, xây dựng đấu tranh cho sự chiến thắng của cái mới. 8/ Phân tích nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Nêu sự vận dụng cuả Đảng ta về quy luật này trong việc hoạch định đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta Đây là quy luật kinh tế cơ bản nhất, phổ biến nhất quy định sự vận động phát triển xã hội. nhận thức đúng và vận dụng sang tạo quy luật này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. a/ Nội dung quy luật Trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy (giải thích khái niêm của tính chất của LLSX; trình độ của LLSX). C.Mác trong tác phẩm phê phán khoa kinh tế - chính trị năm 1853 rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ, tức là những quan hệ sản xuất. Những quy luật này phù hợp với trình độ nhất định