Câu 1: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao chính phủ nên:
a. Giảm thuế và giảm chi ngân sách b. Tăng thuế và tăng chi ngân sách
c. Tăng thuế và giảm chi ngân sách c. Giảm thuế và tăng chi ngân sách
Câu 2: Sản phẩm trung gian khác sản phẩm cuối cùng ở chổ:
a. Là nguyên liệu và không phải là nguyên liệu b. Mục đích sử dụng
c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai
Câu 3: Câu nào sau đây là kinh tế vĩ mô thực chứng:
a. Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1992-1995 tăng 20% mỗi năm.
b. Chính phủ cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách.
c. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1997 tăng 20% so với năm 1998.
d. a, c đều đúng.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao chính phủ nên:
a. Giảm thuế và giảm chi ngân sách b. Tăng thuế và tăng chi ngân sách
c. Tăng thuế và giảm chi ngân sách c. Giảm thuế và tăng chi ngân sách
Câu 2: Sản phẩm trung gian khác sản phẩm cuối cùng ở chổ:
a. Là nguyên liệu và không phải là nguyên liệu b. Mục đích sử dụng
c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai
Câu 3: Câu nào sau đây là kinh tế vĩ mô thực chứng:
a. Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1992-1995 tăng 20% mỗi năm.
b. Chính phủ cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách.
c. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1997 tăng 20% so với năm 1998.
d. a, c đều đúng.
Câu 4: Nếu chính phủ trợ cấp cho các hộ gia đình khoản tiền 100 triệu đồng, sau đó các hộ gia đình dùng hết số tiền này để mua hàng hóa và dịch vụ. Vậy 100 triệu đồng trên sẽ được tính vào GDP danh nghĩa như là:
a. Chi tiêu của chính phủ b. Tiêu dùng của các hộ gia đình
c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai
Câu 5: Nếu chính phủ tăng lãi suất thì:
a. GDP danh nghĩa tăng và mức giá chung tăng b. GDP danh nghĩa giảm và mức giá chung tăng
c. GDP danh nghĩa giảm và mức giá chung giảm d. Tất cả đều sai
Câu 6: Các câu sau đây câu nào sai:
a. Tỷ giá hối đoái đồng nội tệ tăng sẽ làm cho thất nghiệp tăng.
b. Nếu giá dầu thế giới tăng mạnh thì ở những nước nhập khẩu dầu lạm phát và thất nghiệp sẽ tăng.
c. Tăng cường chạy đua vũ trang sẽ làm cho lạm phát và thất nghiệp tăng.
d. Trong ngắn hạn đường AS sẽ ngưng dịch chuyển khi sản lượng thực tế đạt sản lượng tiềm năng.
Câu 7: Trong mô hình AD-AS và xét trong nền kinh tế đóng, tại điểm cân bằng thì:
a. Nhu cầu của các thành phần trong xã hội được đáp ứng đầy đủ.
b. Nền kinh tế đạt trạng thái ổn định.
c. Tiết kiệm + thuế = đầu tư + chi tiêu của chính phủ.
d. Tất cả đều sai.
Câu 8: Nếu mọi người tăng tiết kiệm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì:
a. Sản lượng quốc gia giảm b. Sản lượng quốc gia tăng
c. Sản lượng quốc gia không đổi c. Tất cả đều đúng
Câu 9: Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và giảm thuế một lượng bằng nhau thì trạng thái nền kinh tế sẽ:
a. Ổn định sang lạm phát b. Ổn định sang suy thoái
c. Suy thoái sang lạm phát d. Suy thoái sang ổn định
Câu 10: Nếu tiền lương danh nghĩa tăng thêm 20%, tỷ lệ lạm phát là 24% thì mức sống của người dân:
a. Tăng lên b. Giảm xuống c. Không đổi d. Không biết nữa
Dùng số liệu sau cho câu 11, 12, 13, 14, 15: Trong năm 2004 cho các hàm C = 300 + 0.7Yd, I = 100 + 0.12Y
T = 20 + 0.1Y, G = 300, X = 200, M = 50 + 0.15Y, Yp = 2200 tỷ, Un = 4%.
Câu 11: Phương trình đường tiết kiệm là:
a. S = 300 + 0.3Yd b. S = -300 + 0.3Yd c. S = 300 - 0.7Yd d. S = -300 + 0.7Yd
Câu 12: Sản lượng cân bằng quốc gia năm 2004 là:
a. 2070 tỷ b. 2080 tỷ c. 2090 tỷ d. 3000 tỷ
Câu 13: Nếu năm 2005 chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng 83.6 tỷ thì sản lượng cân bằng quốc gia mới là:
a. 2298 tỷ b. 2299 tỷ c. 2300 tỷ d. 2301 tỷ
Câu 14: Nếu sản lượng tiềm năng năm 2005 ước tính 2310 tỷ thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2005 là:
a. 3% b. 3.5% c. 4% d. 4.5%
Câu 15: Để năm 2005 sản lượng thực tế tiến về sản lượng tiềm năng là 2310 tỷ thì chính phủ nên:
a. Tăng chi tiêu 4.4 tỷ b. Giảm thuế 6.4 tỷ c. Giảm chi tiêu 5 tỷ d. Tăng thuế 4.4 tỷ
Dùng số liệu sau cho câu 16, 17, 18: Trong năm 2003, tiền lương 410, tiền thuê mặt bằng 80, tiền lãi 50, khấu hao 130, thuế thu nhập cá nhân 15, thuế GTGT 18, thuế tiêu thụ đặc biệt 8, thuế xuất nhập khẩu 10, thuế thu nhập doanh nghiệp 35, lợi tức chủ doanh nghiệp 120, doanh nghiệp đóng vào các quỹ công ích 20, chính phủ bù lỗ cho xí nghiệp quốc doanh 5, trợ cấp thất nghiệp 15, trợ cấp học bổng 6, thu nhập ròng từ nước ngoài 50, tỷ lệ thất nghiệp thực tế là 6%.
Câu 16: GDP danh nghĩa năm 2003 là:
a. 861 b. 871 c. 881 d. 891
Câu 17: Thu nhập khả dụng trong năm 2003 là:
a. 721 b. 731 c. 741 d. 751
Câu 18: Nếu năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp thực tế là 5%, sản lượng tiềm năng tăng 1% thì GDP danh nghĩa năm 2004 là:
a. 911 b. 912 c. 913 d. Tất cả đều sai
Câu 19: Nếu chính phủ muốn tăng chi tiêu cho giáo dục 5 tỷ mà không muốn lạm phát xảy ra thì chính phủ nên:
a. Tăng thuế 5 tỷ b. Giảm thuế 5 tỷ c. Tăng thuế hơn 5 tỷ d. giảm thuế ít hơn 5 tỷ
Câu 20: Nếu chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình tăng từ 500 ngàn lên 700 ngàn khi thu nhập khả dụng tăng từ 400 ngàn lên 800 ngàn thì phương trình tiết kiệm là:
a. S = -200 + 0.5Yd b. S = -250 + 0.25Yd c. S = -300 + 0.25Yd d. S = -300 + 0.5Yd
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trac_nghiem_vi_mo_chuong_3_8342.doc
- trac_nghiem_vi_mo_chuong_4_4744.doc