Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng mở rộng, hợp tác giao lưu với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Cùng với sự thiết lập quan hệ mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt – Hàn, tiếng Hàn Quốc ngày càng trở nên được yêu thích và phổ biến ở Việt Nam. So với tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc có khá nhiều sự khác biệt. Điều này vừa tạo ra sự mới mẻ, vừa tạo ra sự khó khăn trong việc học và giảng dạy thứ ngôn ngữ này tại Việt Nam. Đặc biệt trong việc tiếp cận với ngữ pháp ,người học thường gặp nhiều trở ngại .Bài nghiên cứu này của chúng tôi xin được đề cập đến một vấn đề nhỏ trong ngữ pháp của tiếng Hàn đó là “ Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn”. "Câu đơn" luôn là điểm khởi đầu cho việc học bất kì ngôn ngữ nào. Bởi vậy viêc nắm vững cấu trúc cùa câu đơn là vô cùng quan trọng .Nó là nguồn cội của tất cả các cấu trúc ngữ pháp phức tạp sau này. "Thì hiện tại thường" cũng là vấn đề ngữ pháp được đề cập đến đầu tiên khi học bất kì một ngoại ngữ nào. Do đó mục đích của chúng tôi khi làm bài nghiên cứu này là nhằm giúp đỡ những ai khi mới bắt đầu học tiếng Hàn sẽ dễ dàng nắm vững được cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường. Khi nắm chắc cấu trúc này thì việc học các cấu trúc khác sẽ dễ dàng hơn.

docx12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TRÚC CÂU ĐƠN THÌ HIỆN TẠI THƯỜNG TRONG TIẾNG HÀN Giáo viên hướng dẫn: .Th.s Nghiêm Thị Thu Hương Học sinh thực hiện: Hoàng Thị Thùy Linh 2H_09 Cao Thị Thu Hương 2H_09 Hoàng Thị Vân Anh 2H_09 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng mở rộng, hợp tác giao lưu với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Cùng với sự thiết lập quan hệ mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt – Hàn, tiếng Hàn Quốc ngày càng trở nên được yêu thích và phổ biến ở Việt Nam. So với tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc có khá nhiều sự khác biệt. Điều này vừa tạo ra sự mới mẻ, vừa tạo ra sự khó khăn trong việc học và giảng dạy thứ ngôn ngữ này tại Việt Nam. Đặc biệt trong việc tiếp cận với ngữ pháp ,người học thường gặp nhiều trở ngại .Bài nghiên cứu này của chúng tôi xin được đề cập đến một vấn đề nhỏ trong ngữ pháp của tiếng Hàn đó là “ Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn”. "Câu đơn" luôn là điểm khởi đầu cho việc học bất kì ngôn ngữ nào. Bởi vậy viêc nắm vững cấu trúc cùa câu đơn là vô cùng quan trọng .Nó là nguồn cội của tất cả các cấu trúc ngữ pháp phức tạp sau này. "Thì hiện tại thường" cũng là vấn đề ngữ pháp được đề cập đến đầu tiên khi học bất kì một ngoại ngữ nào. Do đó mục đích của chúng tôi khi làm bài nghiên cứu này là nhằm giúp đỡ những ai khi mới bắt đầu học tiếng Hàn sẽ dễ dàng nắm vững được cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường. Khi nắm chắc cấu trúc này thì việc học các cấu trúc khác sẽ dễ dàng hơn. 2. Phương thức tiến hành và phạm vi nghiên cứu Là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi cũng chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để tự mình làm một nghiên cứu chuyên sâu hơn nên phương pháp sử dụng của chúng tôi ở đây là: Dựa trên những nghiên cứu, tài liệu đã có từ trước chúng tôi thu thập lại, đọc và tổng hợp một cách khoa học và có hệ thống phù hợp với đối tượng sinh viên và chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất đang theo học tiếng Hàn. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu “cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn” nên chúng tôi sẽ đi sâu vào các vấn đề: +) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các thành phần câu và trật tự của nó. +) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các dạng đuôi kết thúc. +) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét mục đích sử dụng. Dưới đây là những gì chúng tôi tìm hiểu được. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Các khái niệm ngữ pháp cơ bản Để giúp các bạn có thể hiểu được rõ khái niệm cơ bản về câu đơn thì hiện tại, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được một số khái niệm cơ bạn như sau: - Khái niệm câu đơn: Trong tiếng Việt câu đơn được hiểu là một câu có nòng cốt chính là một cụm chủ ngữ, vị ngữ, hoặc một từ, một cụm từ chức năng thông báo, biểu cảm (www.bachkhoatoanthu.gov.vn) - Khái niệm về thì: Trong tiếng Việt, khái niệm về “thì” được hiểu là một khái niệm thuộc phạm trù ngữ pháp, dùng để xác định rõ thời gian được nói đến trong câu. Tuy vậy tiếng Việt lại không sử dụng ngữ pháp để biểu đạt thời gian mà chủ yếu dùng phương tiện từ vựng (www.ngonngu.net). Đấy là điểm khác biệt so với một số ngôn ngữ như tiếng Anh và tiếng Hàn. Tiếng Anh bao gồm 12 thì cơ bản, bao gồm 4 thì hiện tại (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn), 4 thì quá khứ (quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn), 4 thì tương lai ( tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn). Các thì trong tiếng Anh được xác định rõ qua các dấu hiệu ngữ pháp rõ ràng trong câu sử dụng (www.hocmai.vn). Cũng như tiếng Anh, thì trong tiếng Hàn cũng được biểu thị trong câu bằng các dấu hiệu ngữ pháp. So với thì trong tiếng Anh, tiếng Hàn chỉ được chia thành 5 thì cơ bản bao gồm thì hiện tại thường, thì hiện tại tiếp diễn, thì tương lai và thì quá khứ ( Giáo trình hướng dẫn học và thi năng lực tiếng Hàn Quốc – Ths. Nghiêm Thị Thu Hương) Thì hiện tại thường được hiểu để diễn tả những việc làm, những hành động, trạng thái đang diễn ra. Câu đơn thì hiện tại thường là câu dùng để diễn tả những việc làm, hành động, trạng thái của sự vật, sự việc đang diễn ra. 2. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các thành phần câu và trật tự của câu. a) Câu đơn 2 thành phần: là dạng câu đơn hai thành phần: Chủ ngữ - Vị ngữ Giống với tiếng Việt, câu đơn hai thành phần của tiếng Hàn cũng theo trật tự: chủ ngữ + vị ngữ VD: Câu tiếng Việt: Trời lạnh. CN VN Câu tiếng Hàn: 날씨가 춥습니다. CN VN b) Câu đơn 3 thành phần: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Vị ngữ Trong tiếng Việt, trật tự từ là: Chủ ngữ + Vị ngữ + Bổ ngữ VD: Tôi ăn cơm Chủ ngữ Vị ngữ Bổ ngữ Trật tự từ trong câu tiếng Hàn thì ngược lại so với câu tiếng Việt: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Vị ngữ VD: 저는 밥을 먹습니다. Tôi cơm ăn - Chủ ngữ, bổ ngữ +) Trật tự từ trong câu đơn tiếng Hàn tương đối lỏng lẻo nên khó xác định được đâu là chủ ngữ đâu là bổ ngữ của câu nên trong tiếng Hàn có sự xuất hiện của các tiểu từ bổ ngữ 을/를 và tiểu từ chủ ngữ 이/가. Trong tiếng Việt của chúng ta thì trật từ từ quy định vai trò của các danh từ trong câu. VD: Câu 'Cô ấy yêu anh ấy' không bao giờ bị hiểu sai thành "Anh ấy yêu cô ấy" bởi trật tự trước sau của từ trong câu đã quy định rõ nghĩa của câu. Tuy nhiên, trong tiếng Hàn thì không như vậy. Vì cả "anh ấy" và "cô ấy" đều đứng trước động từ "yêu" và trật tự từ trong câu đơn tiếng Hàn tương đối lỏng lẻo nên khó xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là bổ ngữ của câu. Chính bởi vậy, trong tiếng Hàn có tiểu từ bổ ngữ 을/를 và tiểu từ chủ ngữ 이/가. Chức năng chính của các tiểu từ này là đứng sau danh từ để phân biệt và chỉ ra thành phần ngữ pháp của danh từ đó ở trong câu. (+) Tiểu từ chủ ngữ 이/가 : Nếu danh từ làm chủ ngữ có pat-chim thì dùng tiểu từ chủ ngữ 이 Nếu danh từ làm chủ ngữ không có pat-chim thì dùng tiểu từ chủ ngữ 가 (+) Tiểu từ bổ ngữ 을/를: Nếu danh từ làm bổ ngữ có pat-chim thì dùng tiểu từ bổ ngữ 을 Nếu danh từ làm bổ ngữ không có pat-chim thì dùng tiểu từ bổ ngữ 를 VD: 아버지가 신문을 읽으십니다. Bố tôi đang đọc báo. 남동생이 텔레비전을 봅니다. Em trai tôi đang xem ti vi. +) Vị trí của chủ ngữ và tân ngữ có thể đổi chỗ cho nhau tuỳ theo ý đồ của người nói. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đổi chỗ được. VD: Trường hợp đổi được: 저는 학교에 가요. 학교에 저는 가요. ( Tôi đi học. ) Trường hợp không đổi được: 저는 학생이 아닙니다. ? 학생이 저는 아닙니다. (Tôi không phải là học sinh.) Lưu ý: Dù là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, hay câu có ba thành phần chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ thì động từ trong câu tiếng Hàn đều được đặt ở cuối câu. -Vị ngữ : Tuỳ thuộc vào đặc điềm của động từ được sử dụng làm vị ngữ ,số lượng các thành phần cần phải có trong một câu có thể thay đổi. + Xét vị ngữ trong câu đơn 2 thành phần: là nội động từ hoặc động từ "이다" thường chỉ cần một chủ ngữ. (+) Nội động từ: những động từ đã có đầy đủ ý nghĩa , thường chỉ tính chất hay trạng thái,nó không cần danh từ bổ nghĩa cho nó. Ví dụ :đi ,đứng, chạy ,nằm, khóc ,cười, xấu, đẹp, mới, cũ, tốt... VD: 철수가 자요. Cheolsu đang ngủ. 꽃이 예쁩니다. Hoa đẹp. 날씨가 춥습니다. Trời lạnh. (+) Động từ "이다": chức năng liên kết chủ ngữ của câu với danh từ vị ngữ.nó cũng biểu thị chủ ngữ của câu thuộc về hay được gộp vào danh từ vị ngữ. VD: 이것은 책입니다. Đây là quyển sách. 오늘은 일요일이에요. Hôm nay là chủ nhật. 나는 김영수입니다. Tôi là Kim Yongsu. + Xét vị ngữ trong câu đơn 3 thành phần: là ngoại động từ, động từ 있다, 없다, thường cần phải có cả chủ ngữ và bổ ngữ. (+) Ngoại động từ: những động từ đòi hỏi phải có danh từ bổ nghĩa cho nó,để chỉ đối tượng mà hành động đó tác động lên ,thường cần phải có cả chủ ngữ và bổ ngữ. Ví dụ: ăn( cơm), học( tiếng Hàn), mua (áo)... VD: 절수가 밥을 먹어요. Cheolsu đang ăn cơm. 나오코는 음악을 듣습니다. Naoko đang nghe nhạc. (+) Đối với các câu kết thúc bằng động từ 있다, 없다. Động từ 있다 biểu thị sự tồn tại,vị trí hay sự sở hữu. VD: 학생이 교실에 있어요. Học sinh ở trong lớp học. 도시에 차가 많이 있습니다. Ở thành phố có nhiều xe cộ. Dạng phủ định của 있다 là 없다. VD: 가방에 책이 없습니다. Sách không ở trong cặp. 하노이에 바다가 없어요. Ở Hà Nội không có biển. 3. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các dạng đuôi kết thúc Trong tiếng Hàn, người ta phải chọn đuôi động từ dựa trên các yếu tố xã hội như địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ gia đình của người nghe và mức độ thân sơ trong mối quan hệ giữa người nói và người nghe. a/ Đuôi kết thúc dạng kính ngữ thể hiện sự tôn trọng (으) 시다 Là đuôi câu kính ngữ ở mức cao nhất, thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với chủ thể hoặc với người nghe. +) Đuôi kính ngữ (으) 시다 dùng khi người nói thể hiện sự đề cao chủ ngữ là chủ thể của câu. VD: 선생님께서 외출 중이십니다. Cô giáo đang ở ngoài. 그분이 우리 선생님이십니다. Vị kia là giáo viên của chúng tôi. 제 오빠는 얘기를 재미있게 하시지요? Anh trai tớ nói chuyện thú vị nhỉ? +) Đuôi kính ngữ (으) 시다 dùng khi người nói thể hiện sự rất tôn trọng với người nghe với đối tượng người nghe là bề trên, người lớn tuổi, có địa vị cao hơn trong xã hội. VD:할아버지, 책을 읽으십니까? Ông ơi, ông đang đọc sách ạ? 여러분, 앉으십시오! Quý vị, xin mời ngồi! 선생님, 다시한번 설명하십시오! Cô ơi, xin cô hãy giảng lại một lần nữa! +) Đuôi kết thúc được hình thành thành bằng cách gắn thêm ‘-(으)시-’ vào gốc động từ trước khi kết hợp với một đuôi từ nào như : -아(어/여)요, -ㅂ니다, -ㅂ니까? để thể hiện sự tôn trọng với người nghe hoặc không muốn hạ thấp người nghe ( ngay cả khi người nói là bề trên, có chức vụ cao hơn) VD:부모님께서 선물을 드리세요. Hãy tặng quà cho bố mẹ. 제 동생이 학교에 가세요. Em trai tôi đi đến trường. 듣고 따라 하십시오! Hãy nghe và làm theo! Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi Nếu động từ có bat-chim thì cộng với (으)시 VD:한국말 책이 있으십니까? Anh có quyển sách tiếng Hàn nào không? 박 사장님께서는 돈이 많으십니다. Giám đốc Pak có nhiều tiền. 앉으세오. Mời ngồi. *Đối với động từ 있다: Ở nghĩa tồn tại 있다 có hình thức tôn kính là '계십니다'. VD:부모님이 집에 계십니다. Bố mẹ đang ở nhà. Ở nghĩa sở hữu, hình thức tôn kính tương đương là '있으시다'. VD: 어머니,돈이 얼마나 있으세요? Mẹ ơi, mẹ có bao nhiêu tiền? Nếu động từ không có bat-chim thì cộng với 시 VD: 오빠, 아버지께서 회사에 가셨습니다 . Anh ơi, bố đi đến công ty rồi. 공부하십시요! Hãy học đi! b/ Đuôi kết thúc dạng phép lịch sự cao (공식) :습니다, ㅂ니다 , 습니까, ㅂ니까? Là đuôi câu thể hiện sự lịch sự, trang trọng được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe. Loại đuôi câu này thường được dùng trong những trường hợp người nói và người nghe mới lần đầu gặp mặt hoặc không quen thân nhau lắm. VD: 어머니가 책을 읽습니다. Mẹ tôi đang đọc sách. 저는 아침 6 시에 일어납니다. Tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng. 무엇을 합니까? Cậu đang làm gì thế? 무엇을 먹습니까? Cậu đang ăn gì thế? Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi: Nếu có pat-chim thì thêm ~습니다/~습니까? VD: 영화가 재미있습니다. Bộ phim thú vị. 영화가 재미있습니까? Bộ phim có thú vị không? Nếu không có pat-chim thì thêm ~ㅂ니다/ㅂ니까? VD:주말에 바쁩니다. Cuối tuần bận rộn. 주말에 바쁩니까? Cuối tuần có bận không? c/ Đuôi kết thúc dạng phép lịch sự vừa phải (비공식):아/어/여 요, 아/어/여 요? Là đuôi câu thường được sử dụng ở cấp độ phát ngôn thông thường ít mang tính nghi thức, tạo cảm giác nhẹ nhành và chủ quan hơn. Loại đuôi câu này thường được sử dụng trong các mối quan hệ thân mật, hay người nói có cảm giác đặc biệt gần gũi với người nghe. * Với những câu dùng ~ㅂ니다/~습니다 thì chuyển thành ~ 아 요, ~ 어요, 해요. VD: 밥을 먹어요. Tôi đang ăn cơm. 그는 회사에 다녀요. Anh ấy đi làm. 저는 한국어를 공부해요. Tôi học tiếng Hàn. * Với những câu dùng ~ㅂ니까?/ ~습니까? thì chuyển thành ~ 아 요?, ~ 어요?, 해요? VD: 어디에 가요? Cậu đi đâu thế? 아버지는 신문을 읽어요? Bố đang đọc báo à? 교실이 깨끗해요? Lớp học có sạch không? Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi: - Thân động từ không có pat-chim và: Kết thúc bằng 하 ~>해요 VD:제 친구가 잘 해요. Bạn tôi hát hay. Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아요 VD:어머니가 시장에 가요. Mẹ đi chợ. 오빠 영화를 봐요. Anh xem phim. Kết thúc bằng nguyên âm 이 ~> ~ 여요 VD:그 남자가 커피를 마셔요. Anh kia đang uống cà phê. Kết thúc bằng nguyên âm 으 ~> ~ 어요 VD:이 옷을 에뻐요. Cái áo này đẹp. - Thân động từ có pat-chim và: Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아 VD:날씨가 좋아요. Thời tiết tốt. 저는 부모님에게서 편지를 받아요. Tôi nhận được thư từ bố mẹ Kết thúc bằng các nguyên âm khác thì ghép với ~ 어요 VD:친구와 같이 밥을 먹어요. Tôi ăn cơm cùng với bạn. d/ Đuôi kết thúc dạng phép thân mật,gần gũi,xuồng sã(비공식): 아/어/여, 아/어/여? Đuôi kết thúc dưới hình thức bỏ 요 được sử dụng dưới dạng thân mật, hoà đồng ở các mối quan hệ thân thiết hoặc giữa bạn bè với nhau; đối với những đối tượng không cần phải bày tỏ sự kính cẩn như trẻ em, người ít tuổi hơn hoặc cấp dưới. VD:의자에 앉아. Cậu ngồi xuống ghế đi. 등산 을 좋아해? Cậu thích leo núi không? Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi: - Thân động từ không có pat-chim và: Kết thúc bằng 하 ~>해 VD: 오늘은 영어를 공부해? Hôm nay học tiếng Anh à? 축구를 좋아해. Tớ thích bóng đá. Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아 VD: 형은 지금 자. Anh trai bây giờ đang ngủ. 내일 사진기를 가져오? Ngày mai có cầm máy ảnh theo không? Kết thúc bằng nguyên âm 이 ~> ~ 여 VD:오늘은 구름이 껴? Hôm nay trời nhiều mây à? 번개가 쳐? Có chớp hả? Kết thúc bằng nguyên âm 으 ~> ~ 어 VD:휴대폰을 켜? Cậu tắt máy di động à? 그 여자가 에뻐? Cô gái kia đẹp không? - Thân động từ có pat-chim và: Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아 VD:베트남에서 겨울 날씨가 주워? Ở Việt Nam thời tiết mùa đông có lạnh không? 이번 시험은 쉬워. Bài thi lần này dễ. Kết thúc bằng các nguyên âm khác thì ghép với ~ 어 VD: 오늘 저녁에 뭐 먹어? Buổi tối hôm nay ăn gì thế? 공원에 가서 놀어. Đi đến công viên rồi chơi. 4. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét mục đích sử dụng. Câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn thường được sử dụng trong các mục đích chủ yếu như sau: a/ Diễn đạt chân lí hoặc thói quen: VD:건강이 재일입니다. Sức khoẻ là trên hết. 수업이 7시15분 에 시작합니다. Tiết học bắt đầu lúc 7.15. 한국 사름들이 매운 음식을 좋아합 Người Hàn Quốc thích ăn đồ ăn cay. b/Diễn đạt sự diễn tiến của hành động ở hiện tại: VD: 지금 한국어를 공부해요. Bây giờ tôi đang học tiếng Hàn quốc. 아버지는 신문을 읽으십니다. Bố tôi đang đọc báo. 지금은 그 남자가 전화를 합니다. Bây giờ anh ta đang nói chuyện điện thoại. *Chú ý: Trong tiếng Hàn, thì hiện tại tiếp diễn dùng 고 있다 sau động từ và được dùng nhấn mạnh một cách đặc biệt hành động đang xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, do thì hiện tại đơn cũng có thể diễn tả sự diễn tiến của hành động ở hiện tại nên người ta thương dùng thì hiện tại đơn nhiều hơn. c/ Trường hợp tính từ và động từ 이다: diễn đạt trạng thái hiện tại của sự vật. VD: 날씨가 덥습니다 / 더워요/ 더워. Trời nóng. 저는 대학생입니다 / 이에요 / 이오. Tôi là sinh viên. 책은 가방 속에 있습니다/ 있어요 / 있어. Sách ở trong cặp. d/ Diễn đạt hành động sắp diễn ra trong tương lai hoặc trạng thái hiện tại dưới quan điểm hiện tại. VD: 내일은 날씨가 좋습니다 / 좋아요 / 좋아. Ngày mai thời tiết tốt. 다음 주 화요일은 16 일입니다/ 이에요 / 이오. Thứ ba tuần sau là ngày 16. 나는 다음 주에 여행을 떠납니다 / 떠나요 / 떠나 . Tuần sau tôi lên đường đi du lịch. PHẦN III: KẾT LUẬN Trật tự từ trong câu tiếng Hàn được chia thành hai trường hợp: trường hợp câu chỉ có hai thành phần nòng cốt chủ ngữ và vị ngữ, trường hợp câu có ba thành phần chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. Trong cả hai trường hợp thì động từ đều đứng ở cuối câu. Tùy vào hoàn cảnh sử dụng mà động từ đứng ở cuối câu của câu đơên thì hiện tại thường sẽ có dạng kết thúc phù hợp: kính ngữ cao, dạng lịch sự, dạng thân mật (có hoặc không có) Mục đích sử dụng của câu đơn thì hiện tại thường gồm có: diễn tả chân lí, thói quen, diễn tả sự diễn tiến của hành động, trạng thái hiện tại của hành động, đôi khi là diễn tả một hành động sắp diễn ra trong tương lai dưới quan điểm của hiện tại. PHẦN IV:TÀI LIỆU THAM KHẢO Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn – Lí Kính Hiển (NXB Văn hóa thông tin) Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp tiếng Hàn – Hoàn Vũ (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Giáo trình hướng dẫn học và thi năng lực tiếng Hàn Quốc (KLPT) – Nghiêm Thị Thu Hương (NXB Giáo dục) hanquocngaynay.com, hocmai.vn, ngonngu.net, bachkhoatoanthu.gov.vn