Chăm sóc người cao tuổi trong tiến trình già hoá dân số tại thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: “Già hóa dân số” đang trở thành vấn đề bức thiết của Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ diễn ra rất nhanh, gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều và độ tuổi ngày càng cao, lại mắc nhiều bệnh. Hiện nay loại hình chăm sóc tại gia đình người cao tuổi chiếm tuyệt đại bộ phận, trên 99,5%. Tuy nhiên, nguồn lực chăm sóc của gia đình có chiều hướng suy giảm và ngay cả với mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình cũng không thể duy trì như lâu nay, cần được nâng cao chất lượng và thay đổi phương thức chăm sóc. Để đảm bảo chất lượng sống người cao tuổi đòi hỏi sự trợ giúp lớn hơn nữa từ Nhà nước và cộng đồng, cần chuẩn bị phát triển dịch vụ chăm sóc và chính sách hỗ trợ, giải pháp đồng bộ, ngay từ bây giờ. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi từ gia đình chuyển dần sang xã hội ở một thành phố thông minh, văn minh, hiện đại.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chăm sóc người cao tuổi trong tiến trình già hoá dân số tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 121 CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG TIẾN TRÌNH GIÀ HOÁ DÂN SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Lê Văn Thành Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Email: thanhlv@yahoo.com Tóm tắt: “Già hóa dân số” đang trở thành vấn đề bức thiết của Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ diễn ra rất nhanh, gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều và độ tuổi ngày càng cao, lại mắc nhiều bệnh. Hiện nay loại hình chăm sóc tại gia đình người cao tuổi chiếm tuyệt đại bộ phận, trên 99,5%. Tuy nhiên, nguồn lực chăm sóc của gia đình có chiều hướng suy giảm và ngay cả với mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình cũng không thể duy trì như lâu nay, cần được nâng cao chất lượng và thay đổi phương thức chăm sóc. Để đảm bảo chất lượng sống người cao tuổi đòi hỏi sự trợ giúp lớn hơn nữa từ Nhà nước và cộng đồng, cần chuẩn bị phát triển dịch vụ chăm sóc và chính sách hỗ trợ, giải pháp đồng bộ, ngay từ bây giờ. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi từ gia đình chuyển dần sang xã hội ở một thành phố thông minh, văn minh, hiện đại. Từ khoá: Chăm sóc người cao tuổi, thành phố thông minh, dịch vụ an sinh xã hội. 1. Giới thiệu “Già hóa dân số” đang trở thành vấn đề bức thiết của Thành phố Hồ Chí Minh gây ra nhiều thách thức cho tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Số lƣợng Ngƣời cao tuổi ngày càng nhiều và độ tuổi ngày càng cao. Cần có những biện pháp tiên lƣợng để chăm sóc cho Ngƣời cao tuổi, nhất là trong điều kiện cụ thể là có nhiều Ngƣời cao tuổi mắc bệnh mãn tính, và thậm chí nhiều bệnh cùng một lúc. Số lƣợng Ngƣời cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 500.000 ngƣời. Theo luật Ngƣời cao tuổi thì có bốn loại hình chăm sóc Ngƣời cao tuổi 72 nhƣng hiện nay thì loại hình chăm sóc tại gia đình Ngƣời cao tuổi chiếm tuyệt đại bộ phận, ở Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này là trên 99,5%. Số lƣợng Ngƣời cao tuổi đƣợc chăm sóc trong các cơ sở tập trung chiếm tỷ lệ rất thấp, ít hơn 0,5 % số Ngƣời cao tuổi toàn thành phố, chủ yếu là Ngƣời cao tuổi neo đơn, không nơi nƣơng tựa hoặc diện chính sách. Nói cách khác, mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi hiện nay chủ yếu là ở gia đình. Tuy nhiên, nguồn lực chăm sóc của gia đình có chiều hƣớng suy giảm vì sự phát triển gia đình hạt nhân và nhu cầu tham gia vào thị trƣờng lao động xã hội của ngƣời thân, giải phóng 72 Ngoài chăm sóc tại gia đình còn có ba nhóm mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi nhƣ sau: (1) Nhóm thứ nhất là các cơ sở do các cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tổ chức, xây dựng; (2) Nhóm thứ hai là các cơ sờ dƣỡng lão từ thiện do các cá nhân hoặc tổ chức tôn giáo nhƣ nhà chùa, giáo hội đứng ra tổ chức; (3) Nhóm thứ ba bao gồm các sở chăm sóc, điều dƣỡng ngƣời có công, ngƣời cao tuổi thuộc diện chính sách do nhà nƣớc đứng ra bảo trợ. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 122 sức lao động. Hiện nay việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc Ngƣời cao tuổi chƣa đáp ứng nhu cầu. Gia đình muốn sử dụng dịch vụ chăm sóc cho Ngƣời cao tuổi nhƣng không biết tƣ vấn ở đâu, chọn lựa dịch vụ nào thích hợp với khả năng kinh tế cũng nhƣ chất lƣợng an toàn dịch vụ. Ngay cả với mô hình chăm sóc Ngƣời cao tuổi tại gia đình cũng không thể duy trì phƣơng thức nhƣ lâu nay, cần đƣợc nâng cao chất lƣợng và thay đổi phƣơng thức chăm sóc Ngƣời cao tuổi. Bên cạnh đó, số cơ sở phúc lợi chăm sóc ngƣời cao tuổi tại Thành phố còn ít. Những chính sách hỗ trợ cho việc chăm sóc ngƣời cao tuổi cần đƣợc chú ý và bổ sung đầy đủ hơn. Để đảm bảo chất lƣợng chăm sóc ngƣời cao tuổi đòi hỏi cần sự trợ giúp lớn hơn nữa từ Nhà nƣớc và cộng đồng. Trách nhiệm chăm sóc ngƣời cao tuổi từ gia đình chuyển dần sang xã hội. Về chính sách luật pháp, Nhà nƣớc đã có luật Ngƣời cao tuổi, năm 2009, Chính phủ có Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngƣời cao tuổi, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 1781/QĐ- TTg ngày 22/11/2012 về phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020, Quyết định số: 544/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 04 năm 2015 về “Tháng hành động vì ngƣời cao tuổi Việt Nam”. Thành phố cũng có những văn bản tƣơng ứng để triển khai tổ chức thu hút sự quan tâm của tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chăm sóc, phụng dƣỡng và phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống loại hình cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lƣợng các loại hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đƣa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp để phát triển các loại hình này. Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở các lý thuyết về phúc lợi, chăm sóc Ngƣời cao tuổi, thực tiễn của thành phố và kinh nghiệm các nƣớc, đặc biệt là Nhật bản. Ngƣời cao tuổi đƣợc nghiên cứu trong phạm vi đề án này là những ngƣời hiện đang sinh sống tại TP HCM, ở với gia đình hoặc ở cơ sở tập trung, có hoặc không có hộ khẩu thƣờng trú và có thời gian cƣ trú ít nhất là 6 tháng trở lên. Ngƣời cao tuổi về tạm trú để chữa bệnh, thăm con cháu sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu này. Nội dung nghiên cứu đƣợc giới hạn ở loại hình chăm sóc đời sống ngƣời cao tuổi, từ tháng 6 năm 2016 đến 2018, thông qua việc phân tích đánh giá các nhóm tiêu chí cơ bản: sức khỏe, vật chất và đời sống tinh thần. Ngoài ra còn lƣu ý đến nhân sự đại diện cho một số cơ quan quản lý nhà nƣớc, gián tiếp hoặc trực tiếp thực thi chính sách chăm sóc ngƣời cao tuổi; nhân sự cơ bản tại các cơ sở- trung tâm chăm sóc. Về phƣơng pháp nghiên cứu:(1) Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với ba bảng hỏi cấu trúc với hộ gia đình có ngƣời cao tuổi đang sinh sống và ngƣời cao tuổi đang sống tại gia đình, ngƣời cao tuổi đang sống ở cơ sở tập trung. Số lƣợng phiếu hỏi: 500 phiếu thông tin về hộ gia đình và 500 phiếu cá nhân ngƣời cao tuổi sống với gia đình và 300 phiếu hỏi ngƣời cao tuổi sống ở cơ sở. Mục đích của bảng hỏi nhằm đánh giá thực trạng ngƣời cao tuổi và HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 123 chất lƣợng chăm sóc ngƣời cao tuổi, tìm hiểu nhu cầu cần đƣợc chăm sóc của họ và khả năng đáp ứng của các loại hình cơ sở chăm sóc; Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu, quan sát, nghiên cứu tƣ liệu sẳn có, Tƣ liệu sẵn có: Đề tài sẽ sử dụng các số liệu thống kê của các ban ngành có liên quan, các tài liệu tổng điều tra cấp quốc gia, số liệu báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội, số liệu của các cuộc điều tra và các nghiên cứu về ngƣời cao tuổi tại các cấp; Số liệu trong các báo cáo của Hội ngƣời cao tuổi Việt Nam. Nghiên cứu các mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi của các nƣớc trên thế giới đặc biệt với Nhật Bản. Trên cơ sở các số liệu đƣợc thu thập và tổng hợp, đề tài phân tích, xử lý và làm rõ vấn đề già hóa dân số, xu hƣớng phát triển của vấn đề, thực trạng chăm sóc và chất lƣợng chăm sóc ngƣời cao tuổi Việt Nam, phân tích các tác động của chính sách đối với chăm sóc ngƣời cao tuổi. Về kỹ thuật chọn mẫu, với đối tƣợng ngƣời cao tuổi tại hộ gia đình, theo bốn bƣớc: Bƣớc 1: Chọn khu vực, Bƣớc 2: chọn quận/huyện của mỗi khu vực, Bƣớc 3: Chọn phƣờng/xã, Bƣớc 4: Chọn ngƣời cao tuổi. Với đối tƣợng ngƣời cao tuổi tại cơ sở, đã phân bổ tỷ lệ phù hợp giữa các loại hình cơ sở, bao gồm: 3 cơ sở bảo trợ do Nhà nƣớc quản lý và tổ chức vận hành gồm: Trung tâm dƣỡng lão Thị Nghè, Trung tâm nuôi dƣỡng và bảo trợ ngƣời già Chánh Phú Hòa, Trung tâm nuôi dƣỡng và bảo trợ ngƣời già Thạnh Lộc; 4 cơ sở bảo trợ do các tổ chức tôn giáo vận hành, bao gồm 2 cơ sở của Phật giáo là Viện Dƣỡng lão Việt Hoa - Chùa Lâm Quang và Mái ấm Tình ngƣời - Chùa Diệu Phát; 2 cơ sở của Thiên Chúa giáo là Mái ấm Thiên Ân - Dòng Trinh vƣơng Mẫu Tâm và Trung tâm Dƣỡng lão tình thƣơng Vinh Sơn; 1 cơ sở do tƣ nhân thành lập và khai thác mà ở đó ngƣời cao tuổi phải trả kinh phí là Trung tâm chăm sóc ngƣời cao tuổi Bình Mỹ; 1 viện dƣỡng lão khác là Viện dƣỡng lão nghệ sĩ. Biểu đồ 6. Cơ cấu mẫu khảo sát Ngƣời cao tuổi sống tại gia đình tại 6 quận, huyện Nguồn: Khảo sát HIDS, 2016 Bài viết này nhằm giới thiệu những kết quả chủ yếu của đề tài và đề xuất kiến nghị một số giải pháp. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 124 2. Một số kết quả nghiên cứu Ngƣời cao tuổi mong muốn sống tại gia đình là vì họ còn con cháu, còn ngƣời thân thì cho rằng con cái phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ, ông bà khi họ về già. Đó là về mặt tình cảm, ngoài ra Ngƣời cao tuổi có vai trò quan trọng trong gia đình vì vẫn hỗ trợ con cái trông chừng nhà cửa, làm công việc nhà, trông giữ cháu, thậm chí hỗ trợ tiền hàng tháng cho con cháu. Có những mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành viên trong gia đình khi phân công, phân nhiệm vai trò chăm sóc ngƣời cao tuổi, nhƣng tỷ lệ thấp. Ngay cả trong trƣờng hợp sống tại các cơ sở thì ngƣời cao tuổi đều chung mong muốn gắn bó, liên kết chặt chẽ với gia đình, ngƣời thân. Nguồn thu nhập của ngƣời cao tuổi tại gia đình chủ yếu đến từ nguồn tiết kiệm, sau đó lần lƣợt là lƣơng hƣu, công việc làm thêm hiện tại, con cháu hỗ trợ, từ họ hàng ngƣời quen hỗ trợ, và cuối cùng là một phần nhỏ từ các tổ chức xã hội. Qua đó, phản ánh tâm lý và sự chuẩn bị của ngƣời cao tuổi cho cuộc sống của họ, một số đã có sự chuẩn bị nhất định trƣớc khi bƣớc vào độ tuổi nghỉ ngơi để làm sao vẫn đảm bảo đƣợc cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nguồn thu nhập đó cũng chỉ thoả mãn nhu cầu tối thiểu. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ, có thể chiếm trên 60%, là những ngƣời lao động tự do, không đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội, phải bƣơn chải với cuộc sống thƣờng ngày. Hầu hết ngƣời cao tuổi sống tại gia đình lẫn tại cơ sở tập trung đều thích tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội, cũng nhƣ việc tham gia các hoạt động văn hóa, tinh thần, cộng đồng xã hội, rèn luyện sức khỏe. Họ chủ động quyết định, lựa chọn hoạt động phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân. Các thành viên gia đình cũng rất ủng hộ ngƣời cao tuổi, thƣờng xuyên vận động ngƣời cao tuổi trong gia đình tham gia vào các hoạt động này. Mô hình nhà dƣỡng lão chăm sóc ngƣời cao tuổi vẫn chƣa hoàn toàn phát triển hoàn chỉnh. Sự phát triển của các cơ sở chăm sóc, nuôi dƣỡng tƣ nhân vẫn còn khó khăn và chƣa nhận đƣợc nhiều sự đồng thuận của xã hội và các chính sách khuyến khích. Mạng lƣới dịch vụ xã hội chăm sóc riêng cho Ngƣời cao tuổi còn thiếu vắng, nguồn cung ứng chƣa tƣơng xứng dù nhu cầu chăm sóc ngƣời cao tuổi về sức khỏe và tinh thần ngày càng lớn. Sự trợ giúp của Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội cũng có giới hạn nhất định. Ngƣời cao tuổi chƣa có đủ thông tin và các xu hƣớng, mô hình để lựa chọn, chƣa quan tâm tìm hiểu dịch vụ chăm sóc dành riêng cho họ, chƣa quan tâm chủ động định hƣớng cuộc sống khi về già. Chính vì vậy mà họ vẫn phải đặt nhiều kì vọng vào vai trò của gia đình hơn là các hệ thống an sinh nhà nƣớc/tƣ nhân/tự nguyện. Ngƣời cao tuổi ngoài những nhu cầu cơ bản hàng ngày thì yêu cầu về chăm sóc sức khỏe là vô cùng to lớn, và khía cạnh này đòi hỏi Nhà nƣớc phải chăm lo, có chính sách phù hợp, bao gồm cả hệ thống y tế cũng phải phát triển tƣơng xứng. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên công tác đầu tƣ để nâng cao cơ sở vật chất và năng lực, kỹ năng cho cán bộ, nhân viên y tế nuôi dƣỡng, chăm sóc ngƣời cao tuổi còn hạn chế và điều này tác động không nhỏ đến chất lƣợng dịch vụ. Nguồn nhân lực còn rất thiếu và yếu, chƣa hình thành đƣợc một ngành nghề HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 125 chuyên biệt, với các danh xƣng phù hợp. Kỹ năng của ngƣời thân chăm sóc Ngƣời cao tuổi tại gia đình cũng chƣa đƣợc hƣớng dẫn bài bản. Luật Ngƣời cao tuổi có hiệu lực từ năm 2010 và hệ thống văn bản hƣớng dẫn thực hiện đƣợc ban hành nhanh chóng, bao quát các lĩnh vực, chế độ, chính sách liên quan đến ngƣời cao tuổi. Điều này cho thấy, đây là một bƣớc đi nhanh chóng và phù hợp của Việt Nam đáp ứng với xu hƣớng già hóa dân số đã, đang diễn ra, khẳng định cam kết của hệ thống chính trị trong việc đảm bảo quyền lợi và cuộc sống của ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng, các rủi ro về sức khỏe ngày càng lớn, xu hƣớng bệnh tật thay đổi và nhu cầu chăm sóc ngày càng cao thì các chính sách hiện có đòi hỏi điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng yếu thế nhƣ nghèo hoặc tàn tật. Vấn đề về ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc gia đình và xã hội quan tâm sâu sắc. Không gian sống trong gia đình và không gian sinh hoạt xã hội chƣa đƣợc thân thiện với ngƣời cao tuổi. Thiếu nhiều thiết bị chuyên dùng cho Ngƣời cao tuổi, chƣa hình thành một thị trƣờng về thiết bị chuyên dùng. Thực tế đối với những ngƣời cao tuổi thuộc diện chính sách hiện đang hƣởng trợ cấp xã hội thì để họ sống đƣợc với mức trợ cấp này cũng là một bài toán nan giải trong bối cảnh mức sống hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh, những ngƣời này vẫn tiếp tục đƣợc hỗ trợ từ ngƣời thân, gia đình và cộng đồng xã hội mới có thể duy trì cuộc sống bên cạnh vai trò đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nƣớc. Việc phát triển mở rộng mạng lƣới với các hình thức và loại hình cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi đã đƣợc xác định là cần thiết. Tuy nhiên, từ “định hƣớng” đến “thực tế” vẫn còn những khoảng cách nhất định khi có lúc, có nơi còn chƣa thật sự nhận thức đầy đủ những thách thức của vấn đề già hóa dân số và việc chăm sóc cho ngƣời cao tuổi. Mục tiêu về một thành phố có mạng lƣới cơ sở chăm sóc ngƣời cao tuổi chất lƣợng, chuyên nghiệp còn khá xa; hoặc nếu có thì chƣa mang tính ổn định, bền vững. Vì vậy, nhất thiết cần có một mô hình chăm sóc Ngƣời cao tuổi mang tính hỗn hợp, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Do bị tác động bởi các yếu tố đạo lý, thách thức về mức thu nhập, bất cập của hệ thống chăm sóc ngƣời cao tuổi tại các trung tâm, cơ sở hiện có, việc chuyển đổi nhận thức và hành vi chăm sóc ngƣời cao tuổi tại các cơ sở sẽ diễn ra nhƣng không phải trong 5 năm sắp tới. Trong giai đoạn hiện nay, các cơ sở chăm sóc phúc lợi của Nhà nƣớc với mức chi phí thấp hoặc các tổ chức thiện nguyện vẫn đóng vai trò vô cùng to lớn, cùng với nhà Nƣớc đảm đƣơng vai trò trợ giúp cho những ngƣời cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Những Ngƣời cao tuổi vẫn còn gia đình thì gia đình là phƣơng án lựa chọn tốt nhất, chăm sóc tại nhà; vừa giúp họ hài hòa tình cảm gia đình với việc đảm bảo chất lƣợng chăm sóc tốt nhất về mặt tinh thần, tình cảm cho Ngƣời cao tuổi và tạo điều kiện thúc đẩy thị trƣờng các dịch vụ chăm sóc Ngƣời cao tuổi phát triển trợ việc chăm sóc tại nhà. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc Ngƣời cao tuổi Vấn đề chăm sóc Ngƣời cao tuổi trở nên bức thiết trong bối cảnh tiến trình lão hoá dân số Việt Nam tiến triển nhanh và đặc biệt số lƣợng Ngƣời cao tuổi ở TP HCM nhiều. Mức sinh HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 126 thấp, tuổi thọ cao càng góp phần tăng nhanh số lƣợng Ngƣời cao tuổi. Trong tƣơng lai rất gần, vấn đề chăm sóc Ngƣời cao tuổi trở thành một vấn đề xã hội, không còn chỉ là vấn đề gia đình và nhu cầu ngày càng trở nên bức xúc. Qua nghiên cứu khảo sát và phân tích cho thấy mô hình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại gia đình và dựa vào cộng đồng đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong việc cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi. Đây vẫn là loại hình chủ đạo trong thời gian tới. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phƣơng có mức sống cao, sẽ có nhiều Ngƣời cao tuổi và gia đình Ngƣời cao tuổi có nhu cầu đƣợc cung cấp các dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Đây là cơ hội cho các trung tâm chăm sóc Ngƣời cao tuổi tƣ nhân và viện dƣỡng lão của Nhà nƣớc có thu phí phát triển dịch vụ chăm sóc. Đến năm 2025 - 2030, số Ngƣời cao tuổi có thể lên đến 700.000-800.000 ngƣời trong tổng số 15.000.000 dân thành phố (chiếm khoảng 5% dân số thành phố) và số Ngƣời cao tuổi trên 70 tuổi (cần đƣợc chăm sóc) ngày càng nhiều hơn. Giả định số Ngƣời cao tuổi có thể tự mình chăm sóc là 70% thì số Ngƣời cao tuổi cần đƣợc chăm sóc sẽ chiếm khoảng từ 200.000 - 300.000 ngƣời. Nếu đặt một mục tiêu hết sức khiêm tốn là 10% số này có thể vào nhà dƣỡng lão, thì nhu cầu nhà dƣỡng lão càng bức xúc, cần có những giải pháp tích cực, đột phá. Mục tiêu cơ bản của các giải pháp chăm sóc Ngƣời cao tuổi là làm sao tăng số lƣợng ngƣời cao tuổi có sức khoẻ tốt, tự mình phục vụ tốt và giảm dần số ngƣời cao tuổi cần đƣợc chăm sóc, neo đơn, khó khăn. Tự bản thân ngƣời cao tuổi cần thiết phải đƣợc trang bị kiến thức và nỗ lực phòng chống sự suy giảm chức năng, tự lập tối đa. Xác định trách nhiệm chăm sóc Ngƣời cao tuổi là của toàn xã hội, phải đảm bảo các điều kiện sống, vật chất và tinh thần cho ngƣời cao tuổi, để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời cao tuổi. Xác định hành động của ngƣời lao động đang thực hiện hành vi chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi là một nghề mang tính xã hội đặc biệt, với những quy định ràng buộc về trách nhiệm và lƣơng tâm. Công tác chăm sóc cần phải tƣơng ứng với từng nhóm tình trạng sức khỏe của ngƣời cao tuổi. 3.1. Thống kê, nắm chắc tình hình Ngƣời cao tuổi Giải pháp đầu tiên là tổ chức thống kê Ngƣời cao tuổi theo các nhóm, hàng năm có cập nhật và do Hội Ngƣời cao tuổi phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM thực hiện với kinh phí từ ngân sách thành phố. Xây dựng đề án “Bản đồ Ngƣời cao tuổi tại TPHCM”, bộ dữ liệu về ngƣời cao tuổi, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, nhằm cung cấp những hƣớng dẫn thực tế và chi tiết nhất cho mỗi gia đình tại TPHCM có thể chăm sóc Ngƣời cao tuổi của mình tốt nhất. Và qua đó, UBND thành phố cũng nhƣ các ngành liên quan, với đầy đủ thông tin về các nhóm Ngƣời cao tuổi và các hệ thống xã hội cơ bản, có thể điều phối, điều chỉnh chính sách, phân bố nguồn lực hợp lý hơn để các nhóm Ngƣời cao tuổi đƣợc thụ hƣởng cuộc sống của họ theo mức tốt nhất. Có thể kết hợp với quản lý dữ liệu dân cƣ của ngành công an. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 127 3.2. Đảm bảo chất lƣợng cuộc sống cơ bản Đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời cao tuổi và gia đình họ để ngƣời cao tuổi có thể tiếp tục sống và sống có ích; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những chƣơng trình hoạt động nhằm chăm sóc ngƣời cao tuổi đặc biệt là ngƣời cao tuổi cô đơn; xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích ngƣời cao tuổi dành dụm, tiết kiệm tiền cho tuổi già. Về kinh tế và chăm lo đời sống vật chất, phát huy vai trò Hội Ngƣời cao tuổi: Khuyến khích hội viên tổ chức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, hợp tác kinh tế. Ngƣời cao tuổi giúp gia đình con cháu, hƣớng dẫn kế hoạch làm ăn, vay vốn xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, ngăn ngừa thua lỗ và hoạt động phi pháp. Hội tổ chức xây dựng “Quỹ toàn dân chăm sóc ngƣời cao tuổi” và “Phụng dƣỡng ông bà cha mẹ” về mặt vật chất và tinh thần cho ngƣời cao tuổi. Tổ chức mừng thọ cho các cụ cao tuổi và tặng quà cho các cụ, tổ chức cho các cụ đi tham quan. Tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và tham gia vào các tổ chức xã hội, các hoạt động thiết thực; nghiên cứu phát triển các loại hình văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với nội dung sinh hoạt và tâm lý với thể lực, đặc điểm sức khỏe của ngƣời cao tuổi; kịp thời thông tin những vấn đề liên quan đến ngƣời cao tuổi để nắm và chia sẻ, tham gia, nhất là trách nhiệm, gƣơng mẫu xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cƣ Tạo mọi điều kiện về vật chất, và tinh thần để tổ chức hội các cấp từ thành phố đến cơ sở hoạt động đảm bảo số lƣợng và chất lƣợ
Tài liệu liên quan