Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người
Việt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt
hơn nữa chả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc
đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”
28 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chân dung chợ Việt xưa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chân dung chợ Việt xưa
Chân dung chợ Việt xưa - khảo cứu của Trịnh Quang
Dũng
Chợ vốn dĩ là nhu cầu tối thiết yếu của con người, với người
Việt nam chợ lại cũng là một cái gì gần gũi hơn nữa, máu thịt
hơn nữachả thế mà cả đến cái tên nôm na của chốn quốc
đô cũng gọi là “Kẻ Chợ”.
Tên Kẻ Chợ được nhiều người gọi trong dân gian, đặc biệt là
các giáo sĩ, thương nhân phương Tây và trở nên rất phổ biến
từ thế kỷ 17 khi mà Tonquin (Đông Kinh) thời bấy giờ trong
những ngày “Phiên” trở thành một cái “chợ khổng lồ”
[1:].Người phương Tây đầu tiên dùng từ Kecho phải dành
cho giáo sĩ Bồ Đào Nha, ông Barros. Ông đã phiên âm tiếng
Kecho (cacho) trong cuốn sách “Nói về Châu A-Da Asia” của
mình và cho ấn hành vào năm 1550. Rất nhiều các từ phiên
âm khác xuất hiện muộn hơn trong các văn bản, bản đồ của
người phương Tây sau này như: kechu, cachu, cacho v.vtất
cả đều là phiên âm của từ Kecho. Kẻ có nghĩa là “vùng” vậy
nên trong dân gian, địa danh kẻ Mơ, kẻ Cót, kẻ Noi v.v
vẫn còn tồn tại khá phổ biến cho tới tận nửa đầu thế kỷ 20.
Bởi vậy cái tên Kẻ Chợ bao hàm ý nghĩa “vùng đất họp chợ”,
“vùng rất nhiều chợ”. Chỉ riêng điều đó cũng cho ta thấy sự
phát triển của mạng lưới chợ như “trăm hoa đua nở” ở mảnh
đất đế đô Đông Kinh vào thế kỷ 17,18.
Sự hình thành của thị trường thương mại ở Đông Kinh-
Kẻ Chợ
Từ thế kỷ 15, sau khi chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt
trở lại hồi sinh và nền kinh tế dần dần phát triển đạt tới mức
độ sầm uất, tấp nập cực điểm vào thế kỷ 17,18. Trong hai thế
kỷ này chế độ phong kiến trung ương tập quyền hình thành từ
thời Lê Thánh Tôn (1460-1497) và được phát triển một cách
sáng tạo đột biến dưới triều Lê-Trịnh (1592-1786) như một
yếu tố cốt lõi cho sự hòa nhập của Đại Việt vào cuộc “bùng
nổ đại mậu dịch” thời đó. Sau sự kiện Chúa Trịnh Sâm tiến
vào Phú Xuân, kết thúc sứ mệnh bình Nam (1774), non nước
Đại Việt đã thâu về một mối. Việc thống nhất tiền tệ, thông
thương Nam Bắc lần đầu tiên được nhà nước chính thức xác
lập sau khoảng 150 năm chia cắt. Một mạng lưới chợ đã được
liện kết mở rộng cả vào khu vực phía trong tạo nên thương
trường rộng lớn.
Trong bối cảnh như vậy Đông Kinh - Kẻ Chợ đóng vai trò
như một trung tâm đầu mối quan trọng hàng đầu của nền
thương mại Đàng ngoài. Với việc khu trung tâm quyền lực
chính trị, hành chính- Vương phủ Chúa Trịnh không đóng
trong thành, Đông Kinh lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng
trở thành một đô thị -Kinh đô mở, không tường thành bao
quanh, không biên giới hạn chế, thông thương kiểu các đô thị
Châu Âu trung đại. Giáo sĩ A. De Rhode đã gây bất ngờ lớn
khi ước định về dân số Đông Kinh: “Người ta thấy rất đông
dân chúng đi đi lại lại rảo khắp phố phường đụng chạm
nhau thành thử mất rất nhiều thì giờ mà chỉ tiến đựơc chút
ít. Rồi thêm vào nhiều phỏng đoán khác, theo dư luận chung
thì dân cư ở kinh thành lên tới “một triệu người ”[1:16]. Con
số đó hoàn toàn có thể tin được khi một người phương Tây
khác, ông W. Dampier cũng ước đoán rằng “Kẻ Chợ có vào
khoảng 20.000 nóc nhà”. Đã có rất nhiều tư liệu lịch sử và
ghi chép của các nhân chứng đương thời khẳng định Đông
Kinh-Kẻ Chợ là một đô thị to lớn hàng đầu khu vực và có thể
sánh với các đô thị lớn ở Châu Âu như Venise.Việc tăng dân
số đột biến ở Đông Kinh-Kẻ Chợ không phải ngẫu nhiên.
Một mặt do Chúa Trịnh luôn duy trì ở kinh sư một bộ máy
quân sự khổng lồ thuộc loại hùng mạnh nhất đương thời”.
Chúa thường có 100 ngàn quân”[2:132] nên gia đình quan
lại, binh lính, tầng lớp nô bộc, phục vụ họ đã nhanh chóng bổ
sung dân số Đông Kinh mà ngày nay ta quen gọi với danh từ
“dân số tăng cơ học”. Mặt khác tình hình làm ăn phát đạt ở
Kinh đô biến khu 36 phố phường phát triển và mở rộng như
một nam châm khổng lồ khiến làn sóng “di dân” lập nghiệp
cuồn cuộn đổ về Thăng Long. Phố Hàng Bạc vốn chỉ có dân
Châu Khê Hải Dương lên lập nghiệp đúc bạc, tiền, từ thế kỷ
16 thì nay lại có thêm thợ kim hoàn làng Thanh Trì kéo về
vào đầu thế kỷ 18. Họ Nguyễn-Sơn Nam Hạ tới Làng Nam
Đồng. Họ Nguyễn Thanh Hoá tới làng Phương Liệt. Hậu duệ
Chúa Trịnh kéo tới Thái Kiều - thôn Trung Phụng định cư.
Dân Hải Dương kéo về làm nghề da và đóng dày ở phường
Hài Tượng. Dòng Nguyễn Đắc Cổ Định –Thanh Hóa tới
Thăng Long, dòng Nguyễn Hữu Liêu từ Châu Ái ra Làng Tây
Tựu Từ Liêm v.v Một nguyên nhân khác góp phần thúc
đẩy dân số Kẻ Chợ tăng vọt chính là số lượng đông đảo các
cậu học trò kéo về đất kinh kỳ học tập “dùi mài kinh sử “làm
khởi sắc,no nhiệt cả một khu Sĩ Hoạn ở phường Bích Câu
suốt hai thế kỷ. Điển hình là câu chuyện hình thành ngõ Phát
Lộc gần cửa ô Trừng Thanh. Chính từ cậu học trò người làng
Phát Lộc lên học thi ban đầu rồi kéo cả làng theo tạo lập nên
con ngõ này còn tồn tại tên cho tới ngày nay. Có thể nói suốt
hai thế kỷ 17,18 Đông Kinh đã có một cuộc “bùng nổ dân số”
chưa từng có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Ta có thể
tưởng tượng với dân số cỡ một triệu, tương đương với dân số
Hà Nội nửa sau thế kỷ 20 sẽ đòi hỏi một mạng lưới chợ to
lớn biết nhường nào ở Đông Kinh.
Mạng lưới chợ ở Đông Kinh
Mạng lưới chợ Thăng Long Đông Kinh- Kẻ Chợ được hình
thành dần dần theo thời gian. Đặc thù nền kinh tế nông
nghiệp Đại Việt thế kỷ 17-18 đưa đẩy hình thành một cách tự
nhin ba dạng chợ: Chợ kinh thành, chợ nông thôn và chợ
chuyên doanh. Chưa có tư liệu lịch sử nào xác thực về sự tồn
tại các chợ chuyên doanh ở thời Lý, Trần. Nhiều khả năng
loại hình chợ chuyên doanh chưa xuất hiện vì trình độ sản
xuất và sức sản xuất thời kỳ này khá thấp.Thêm nữa nhu cầu
tiêu dùng xã hội chưa cao bởi số lượng cư dân Kẻ Chợ còn
thưa thớt, vẻn vẹn vài vạn người trong một quan thành giới
hạn chỉ 4Km2 [9]bao bọc bởi sông Hồng, sông Kim Ngưu và
sông Tô Lịch (dân số cả nước năm 1054: chỉ khoảng 2,2
triệu, 1407: 3,1 triệu).
Mạng lưới chợ thành thị ở Đông Kinh được tổ chức trên cơ
sở các phường thị kiểu “buôn có bạn, bán có phường” theo
từng ngành hàng riêng. Ta hãy nghe Cha Marini, nhà truyền
giáo người Ý (1666) mô tả: ”Ở lối cổng vào mỗi phường có
một tấm bảng đề, hoặc một tấm biển ghi rõ loại hàng và chất
lượng hàng được bán ở đó”[2:194]. S.Baron (1680 ) còn cho
ta biết rõ Phường buôn bán ở Kẻ Chợ chính là đầu ra của các
chợ và các làng vùng thôn quê ”Tất cả những phẩm vật
khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho
từng phường và mỗi phường đó lại phụ thuộc vào một hay
nhiều làng và dân chúng các làng xã này được đặc quyền mở
các cửa hiệu ở đấy”[10:12].
Lúc bấy giờ đi chợ thật dễ dàng: Tơ, lụa đi vào trong phố
Hàng Đàođồ kim khí vào trong phố Hàng Đồng Mũ nón
vào phố Hàng Nón, rồi Hàng Khoá, Hàng Thuốc Nam, Thuốc
Bắc, phố Hài Tượng vv thật không thiếu thứ gì. Ngoài
mạng lưới chợ theo ngành nghề ở khu 36 phố phường ta phải
kể đến mạng lưới chợ nông sản, nhu yếu phẩm nằm ở các cửa
thành ngoài, cửa hoàng thành, bến đò, cửa sông. Ít nhất có
thể điểm danh trên 10 chợ lớn còn thu thuế vào năm Bảo
Thái thứ hai 1727, chợ Cửa Đông lệ thuế đóng 318 quan 8
tiền, 100 tấm da trâu. Chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình
Ngang, chợ Bà Đá lệ thuế là 310 quan 8 tiền 100 tấm da trâu.
Chợ Vân Cử lệ thuế là 19 quan tiền 2 tiền quý, chợ Ông
Nước lệ thuế là 46 quan 8 tiền vv[6:36].
Còn rất nhiều chợ khác ở các cửa ô: chợ Yêu Thơ (ô Cầu
Dền), chợ Dừa (ô Chợ Dừa), chợ Cót (ô Cầu Giấy), chợ Bạch
Mã (ô Đông Hà), chợ Bác Cử, v.v Chợ Dừa vốn là một bến
trên sông Lừ, đầu mối giao thương quan trọng ở phía Nam
kinh thành khiến cho cửa ô chợ Dừa luôn sầm uất náo
nhiệt[4:95]. Chợ Cửa Đông tọa lạc ở khu trung tâm Kẻ Chợ
là một chợ lớn và nhộn nhịp bậc nhất kinh sư. Nằm ở phía
cửa Đông Hoàng thành nên nó còn một tên khác-chợ Đông
Thành. Là chợ lớn nhất kinh thành nên nó nhóm họp thường
xuyên hàng ngày song vẫn có ngày phiên vào ngày 1 và ngày
5 vốn là dấu ấn từ xa xưa của cái thuở Lý Thái Tông lập chợ
“ Cho mở chợ về cửa Đông, hàng quán san sát, chen chúc
sát đến bên đền Bạch Mã rất là huyên náo”[2:82]. Chợ này
đầu thế kỷ 18 còn họp bên cầu Đông trên phố Hàng Đường
sau mở rộng dịch chuyển về phía tây chiếm một diện tích
rộng lớn gồm phía Bắc là dãy phố Hàng Mã, phía nam là phố
Bát Đàn, phía Tây là nửa phố Hàng Cót, phía Đông là phố
Thuốc Bắc. Sau khi Pháp chiếm Thăng Long, lấp sông Tô
Lịch quy hoạch lại khu phố chợ này được chuyển ra chợ mới
tức chợ Đồng Xuân hiện nay[11:341].
Các chợ xứ Tonkin đều họp theo phiên, theo chu kỳ để dân tứ
xứ biết mà hội về họp chợ. Chu kỳ phiên chợ này được ghi
nhận trong nhiều từ chính sử, tư liệu cá nhân, cho tới các ký
sự của giáo sĩ phương Tây và du khách tới Đại Việt. Cha
Marini (người Ý), giáo sĩ A. Rhodes (Pháp) có mặt ở nước ta
ngay từ những năm đầu thế kỷ 17 cho biết “ Chợ ở Kẻ Chợ
mỗi tháng có hai phiên vào hai ngày rằm và mồng một”. Tuy
nhiên sau hơn 100 năm vào cuối thế kỷ 18, danh sĩ Phạm
Đình Hổ tả rõ 8 phiên trong tháng “ phiên chợ là các phiên
ngày 1, 6, 11, 14, 15, 21, 26, 30 “[5:83]. Thế kỷ 19, khi
không còn giữ vị trí đế đô của quốc gia Kẻ Chợ bước vào
thời kỳ suy thoái và ngay lập tức tần suất các ngày phiên chợ
đã “giảm nhiệt” đáng kể chỉ còn 5-6 phiên mỗi tháng[2:38].
Cảnh phố xá ngày phiên chợ ở thế kỷ 17,18 thật sầm uất
khiến chúng ta ngày nay cũng không khỏi ngỡ ngàng: “Rất
nhiều phố tuy đã rộng rãi, nhưng lúc đó cũng trở thành chật
ních, mà người ta hy vọng là nếu có thể tiến lách qua những
đám đông khoảng chừng 100 bước trong nửa giờ, thì cũng đã
sung sướng lắm rồi”[10:12]. Chợ thường họp từ 6 giờ sáng
đến 2 giờ chiều, có chợ kéo dài đến 5 giờ chiều. Thời gian
họp chợ chốn kinh thành dài hơn chợ nông thôn, thường từ
sáng sớm 5 giờ sáng cho tới 16 -17 giờ. Song ở Kẻ Chợ còn
có các loại chợ họp theo những giờ đặc biệt, đó là chợ Hôm
chuyên họp lúc chiều tối ở Nam Phố (phố Hàng Bè), lại có
những chợ chỉ họp lúc tinh mơ như chợ Mơ vùng Hoàng
Mai. Có một chợ Hôm khác ở làng Giáo Phường, tổng Tả
Nghiêm huyện Thọ Xương (phố Huế) vốn là một chợ nhỏ
cũng chỉ họp lúc chiều hôm. Sang đầu thế kỷ 20, chợ này lớn
dần chỉ thua chợ Đồng Xuân và họp suốt ngày từ sáng sớm,
bởi vậy mới có câu ca dao:
Chợ Đuổi họp lúc chiều tà
Chợ Hôm họp sángchợ Hàng Da họp ngày!
Sau 6 giờ chiều, các ông “khán chợ”(bảo vệ) ở chợ này đóng
cổng đuổi hết mọi người khỏi chợ. Vì kế sinh nhai, dân
chúng bèn kéo nhau về bãi cỏ làng Thể Giao họp chợ tiếp
Và dần dần hình thành nên chợ Đuổi còn lưu tên phố cho tới
ngày nay.
Các mặt hàng ở chợ là rất đa dạng đủ các loại từ thực phẩm
thịt, cá, rau xanh, trái cây cho đến các đồ gia dụng thông
thường nồi niêu, dao, xoong chảo Thật thú vị khi đồ trang
sức tôn vinh cái đẹp được cho biết là rất hấp dẫn thị trường.
Hàng hoá ở chợ Việt Nam từ thế kỷ 17 đã được bổ sung
nhiều mặt hàng của phương Tây như gương lược, kim và các
đồ dùng phụ nữ khác mang lại món lời lớn. Giáo sĩ Bori
(khoảng 1618) cho biết: "một hộp kim giá không quá 30 duy-
ca (tiền xưa của Venize) mà lãi hơn 1000”[3:107].Các lái
phương Tây giới thiệu, nhắn nhau mang những thứ như hoa
tai, nhẫn, xuyến đang là các mặt hàng ăn khách đến xứ Đại
Việt. Vào thế kỷ 18 các loại nồi gốm truyền thống đã bị cạnh
tranh dữ dội bởi nồi niêu xoong chảo bằng gang bằng đồng
của phương Tây. Thuốc bắc, thuốc nam và cả thuốc tây cũng
đã có mặt từ cuối thế kỷ 17 ở các chợ Đông Kinh (Lê triều
cựu điển). Chính Tuyên phi Đặng Thị Huệ của Tĩnh Đô
Vương Trịnh Sâm đã từng uống thuốc dưỡng thai của Tây y.
Trầu cau là một mặt hàng cực kỳ thiết yếu của dân chúng Đại
Việt đương thời. Nó có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm của Kẻ
Chợ. Ta hãy nghe A.de Rhodes kể: “Họ có tục đem theo một
túi con hay một bị con đầy, đeo ở thắt lưngKhi gặp họ bắt
đầu chào hỏi nhau rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một
miếng trầu để ăntheo đúng phép xã giaoNgười ta nói có
tới 50 000 người bán lẻ và bán ở nhiều địa điểm trong thành
phố”.
Từ chợ nông thôn, chợ thành thị đến chợ chuyên
doanh
Do nhu cầu xã hội tăng vọt và là trung tâm thương mại toàn
Đại Việt nên các chợ đầu mối chuyên doanh đã sớm tụ họp
vào thế kỷ 17 ở những nơi thuận tiện nhất. Cửa sông Tô Lịch,
nơi giao tiếp với sông Hồng xuất hiện chợ chuyên doanh gạo
thuộc làng Giang Nguyên (làng Nguồn Sông). Toạ lạc nơi
cửa sông chợ Gạo rất thuận tiện cho các tàu thuyền lớn thu
mua gạo từ các trấn khác chở về Đông Kinh xuống hàng rồi
từ đây phân phối đi khắp các chợ trong vương quốc và chứng
tích mong manh là cái tên phố Chợ Gạo còn mãi đến ngày
nay. Thậm chí nhiều ghi chép còn lại cho thấy thương lái
phương tây đã từng tham gia một cách tích cực vào nghề
kinh doanh béo bở này. “Ngày 12-6-1682 tàu Croonvogel-
Hà Lan, tải cùng với hàng khác đến Đàng Ngoài 40 kiện gạo
Tháng 5-1688 tàu Gaasperdam tải đến Đàng Ngoài hơn 80
kiện gạo được chúa Trịnh Căn để cho buôn bán được dễ
dàng..Tháng 7-1689 tàu đó lại chở đến 80 kiện gạo nữa"
[3:109]. Có thể đoán định rằng số lượng gạo lớn như vậy
phải được phân phối chủ yếu bằng đường thuỷ qua chợ đầu
mối là Chợ Gạo Giang Nguyên.
Chợ Cá ở phố Hàng Cá ở sát ngay bên sông Tô Lịch thuộc
thôn Đồng Thuận tổng Hậu Túc huyện Thọ Xương. Nơi đây
từng có trại “tiên ngư” (cá tươi) vốn là nơi chuyên doanh về
cá của kinh thành. Hồ Tây “kho thuỷ sản” tươi sống vô tận
cho chợ Cá còn nổi tiếng cho tới ngày nay bởi loại cá Chép
và tôm Bạc thơm ngon . A. Rhodes từng nhận xét: “cá ở đây
có bán rất nhiều và rẻ mạt, những con ngon nhất và to nhất
cân nặng từ 10-12 cân anh" [1:90]. Sách Thượng kinh phong
vật chí cho biết: “To mà béo là cá Hồ Tây kém gì cá Lư sông
Tùng, cá ngon ở hàng bính, cá chép ở sông Hà, cá mè sông
Lạc”[2:90]
Chè là một mặt hàng chuyên doanh khác ở khu vực thôn
Hương Mính (Chè thơm) ở phía đông bắc Hồ Hoàn Kiếm.
Làng này vốn tên nôm là hàng Chè, từ năm Minh Mạng thứ
11 mới bị đổi thành tên Hán- làng Hương minh chạy từ
khoảng phố Cầu Gỗ tới khu đền Bà Kiệu ngày nay. Đây là
mặt hàng cao cấp của giới thượng lưu, nho sĩ, các gia đình
danh gia vọng tộc chốn kinh kỳ. Thế kỷ 17-18 loại chè Mạn
Hảo - đặc sản vùng trung du tây bắc Đại Việt (vùng đất này
đã được nhập vào bản đồ Vân Nam theo thoả thuận Pháp
Thanh cuối thế kỷ 19). Đó cũng chính là nguồn gốc danh từ
“chè Mạn” còn tồn tại tới nhữmg năm cuối thế kỷ 20. Các
nhà quyền quý thời này uốngtrà rất công phu, họ còn đặt
hàng trước các loại chè hiệu “Chính sơn” để phô trương sự
sành điệu trà nghệ của mình.
Thời phong kiến, tầng lớp nho sĩ, học trò đóng vai trò rất
quan trọng trong xã hội đó chính là “nguyên khí” của quốc
gia. Đối với ho, giấy là mặt hàng thiết dụng tưởng còn cần
hơn cả “cơm ăn nước uống”. Câu chuyện Hà Tông Huân,
một danh sĩ nhà Trịnh (đỗ Bảng nhãn năm 1724) từng thưởng
cho cậu học trò Phan Kính 30.000 tờ giấy viết, đến nỗi không
có chỗ để ở nhà trọ phải xin thầy cho gánh dần về dùng đủ
thấy lượng giấy tiêu thụ trong xã hội lớn biết nhường nào.
Những nhu cầu ấy đã tạo nên cả một chợ chuyên doanh giấy
bên bờ sông Tô duyên dáng vùng Dịch Vọng. Chiếc cầu
“Thượng gia hạ kiều” nằm kề gần chợ thuộc địa phận làng
làm giấy Thượng Yên Quyết cũng được dân chúng đặt tên là
“Cầu Giấy”.
Khu phố thương mại Đông Kinh còn có một chợ chuyên
doanh mặt hàng đặc biệt nữa-Chợ Yếm Lụa. Trong dân gian
từng truyền tụng câu ca dao cổ:
Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Hình ảnh văn chương về dải yếm đào đã phần nào nói lên vai
trò quan trọng của nó trong đời sống phụ nữ Việt xưa. Yếm
vốn không chỉ là một bộ phận trang phục để che đôi “Bầu
mơ” mà còn như một món thời trang, trang điểm tôn vinh vẻ
đẹp của phái “liễu yếu đào tơ”. Thường yếm để mộc hoặc
chuội trắng.Với những cô gái trẻ thích nhuộm màu hoa đào
làm đỏm, các phu nhân, mệnh phụ lại dùng màu điều đỏ thắm
để tỏ cái vẻ đoan trang chững chạc với đời. Đông Kinh- Kẻ
Chợ đã từng có hẳn một chợ chuyên doanh y phục phụ nữ:
chợ Yếm Lụa nằm ở phường Đồng Lạc (đoạn đầu phố Hàng
Đào). Gần đây người ta đã tìm thấy tấm bia gắn trên tường số
nhà 38 Hàng Đào nguyên là đình Đồng Lạc. Nội dung bia
khẳng định đây chính là ngôi đình “ Quyến yếm lụa thị
(chợ yếm lụa) có từ xa xưa là đình của phường buôn bán yếm
và y phục phụ nữ, năm nay hư hỏng nặng được trùng tu” (Bia
do cử nhân Phạm Đình Viên soạn năm 1856). Phường Đồng
Lạc còn có Chợ Tơ cạnh Hàng Đào chỉ chuyên bán buôn tơ
lụa không bán lẻ, họp phiên vào ngày 1 và ngày 6 hàng
tháng[11:106].
Thế kỷ 17,18 là thời kỳ “lên hương” của sản phẩm tơ Đại
Việt. Chất lương tốt, giá thành rẻ đã đưa tơ xứ Đông Kinh trở
thành một trong hai mặt hàng xuất khẩu chính theo các
thương thuyền Hà Lan, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Nhật ngựơc xuôi trên hải trình giao thương quốc tế
đương thời. Lụa Vạn Phúc là mặt hàng chủ đạo được bán
buôn ở chợ Cầu Đơ (Hà Đông) và là đầu mối cung ứng hàng
hoá quan trọng cho phố Hàng Lam, Hàng Đào trong kinh
thành.
Các chợ chuyên doanh còn xuất hiện theo làng nghề ở các
vùng quanh kinh đô. Đó là làng Đa Ngưu chuyên buôn thuốc
Bắc ở Hưng Yên từ mấy trăm năm nay. Từ thế kỷ 17, Thổ Hà
đã có một nơi chuyên bán đồ gốm ở chợ Tam Bảo.Tấm bia
đá khắc năm Chính hoà 14 ghi rõ: “Chợ Tam bảo xã ta mỗi
tháng 12 phiên cang sành giao dịch” (KTTCN Triều Nguyễn
trang 95).
Chợ chuyên mua bán trâu bò năm ngày họp một phiên ở phía
nam Kinh thành. Đi kèm với chợ này là nghề mổ thịt cổ
truyền đem bán tại các chợ nhỏ được ghi tạc trong tấm bia
dựng năm 1669: “phá xương trâu bò thì dùng búa rìu, cắt thớ
thịt thì dùng dao nhọn”. Lò mổ ở phường Hồng Mai, vùng
này còn được triều đình giành cho đặc quyền giết thui trâu bò
cung ứng trong các dịp lễ tết [7:54]. Một số chợ chuyên
doanh khác được ghi nhận như Chợ gà vịt ở thôn Tân Lập-
Tân Khai (gần phố cửa Đông), Chợ thịt chó và chó thịt ở gần
thành (phố Hàng Bồ). Thương gia Dampier người Anh
(1688) còn cung cấp những thông tin lý thú khác: “người
ta thấy bán ở chợ những loại hàng như lợn, khá nhiều lợn
sữa(lợn giống), trứng gà vịt đủ loại to nhỏ tươi và ướp, bã
mắm và nước mắm. Ở Kẻ Chợ ta còn thấy bán cả thịt chó,
thịt mèo mà người ta còn nói đến cả châu chấu nữa” [8:27].
Khác với chợ ở thành thị, chợ vùng nông thôn, vùng ven kinh
đô họp theo phiên nhiều ít tuỳ tình hình kinh tế từng vùng.
Đặc điểm của chợ nông thôn là loại chợ tự sản tự tiêu kiểu
“cây nhà lá vườn” chợ nông thôn không có hàng quán cố
định, không có người thường trực. Chợ thường họp ở bãi đất
rộng, đường cái, bến đò ngang. Thực sự chợ nông thôn chủ
yếu là nơi đổi chác sản phẩm tự sản của cư dân địa phương
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hơn là tính thương mại thu lợi
nhuận chuyên nghiệp. Người có ổ trứng gà, quầy chuối, ổ
chó vv mang bán đổi lấy miếng thịt lợn, miếng đường
phên, manh quần tấm áo tạo dựng từ một hình thức thương
mại sơ cấp.
Tuy nhiên dù là chợ nông thôn hay thành thị thì chủ yếu vẫn
là phụ nữ tham gia. Du khách Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê
có mặt ở Đông Kinh năm 1688 đã cho biết “việc buôn bán ở
Kẻ Chợ bao giờ cũng do phụ nữ đảm nhiệm”. Thậm chí
Domoutier còn đếm rõ” cứ trong 100 người đi chợ, người
ta đếm được 84 người là đàn bà con gái”. Chuỗi dãy tư liệu
trong các tập nhật ký của Kofler, Gion Oet đều khẳng định
vai trò chủ đạo của họ, cả ở việc mối lái chạy hàng với
thương gia nước ngoài và một số không ít trong họ đã trở
thành vợ của thương gia nước ngoài đảm đương việc gom
hàng, đặt hàng khi chồng đi vắng.
Một điều hết sức thú vị là giá cả hàng hoá ở các chợ xưa rất
ổn định. Trong sách “Tình hình công thương nghiệp Việt nam
thời Lê mạt” của Vương Hoàng Tuyên nêu rõ: “năm1741 giá
một con bò là 5 quan tiền 61 năm sau năm 1802 giá một
con bò cày cũng được định là 5 quan tiền Năm1663, 100
thùng thóc giá 3 quan tiền Đến năm 1741, 1 quan tiền 50
bát thóc tính ra thùng thì chừng hơn 3 quan 100 thùng thóc,
giá thóc đã gần như ổn định suốt gần một thế kỷ với biết bao
sự biến thiên, vật đổi sao dời...