Chào mừng ông chánh án

Ông chánh án đã được bổ nhiệm khá lâu mà hôm nay tôi mới có lời chào mừng thì là muộn màng. Một lời chào mừng muộn có hai tâm tình: sự chân thành của lời mừng và nỗi lo bị từ chối. Chào mừng ngay có thể thực hiện bằng cách gửi một lẵng hoa với dòng chữ “hân hoan chúc mừng”. Việc đó không khó lắm. Thế vậy lời chào mừng muộn lại khó ư? Dạ vâng, vì nó đòi hỏi sự suy nghĩ, ở một mức độ nào đó. Thưa quý vị độc giả, tôi đang biện minh để lời chào mừng của tôi không bị Ông chánh án từ chối. Và nếu được như thế thì tôi xin được chào mừng Ông chánh án bằng những lời tâm tình. Tâm tình vì là người cùng ngành nhưng hoạt động ở lãnh vực khác nhau, còn về địa vị xã hội thì Ông ở trên đỉnh núi, tôi ở dưới vực. Và tôi có hai điều xin tâm tình với Ông chánh án.

doc9 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chào mừng ông chánh án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG ÔNG CHÁNH ÁN Nguyễn Ngọc Bích Ông chánh án đã được bổ nhiệm khá lâu mà hôm nay tôi mới có lời chào mừng thì là muộn màng. Một lời chào mừng muộn có hai tâm tình: sự chân thành của lời mừng và nỗi lo bị từ chối. Chào mừng ngay có thể thực hiện bằng cách gửi một lẵng hoa với dòng chữ “hân hoan chúc mừng”. Việc đó không khó lắm. Thế vậy lời chào mừng muộn lại khó ư? Dạ vâng, vì nó đòi hỏi sự suy nghĩ, ở một mức độ nào đó. Thưa quý vị độc giả, tôi đang biện minh để lời chào mừng của tôi không bị Ông chánh án từ chối. Và nếu được như thế thì tôi xin được chào mừng Ông chánh án bằng những lời tâm tình. Tâm tình vì là người cùng ngành nhưng hoạt động ở lãnh vực khác nhau, còn về địa vị xã hội thì Ông ở trên đỉnh núi, tôi ở dưới vực. Và tôi có hai điều xin tâm tình với Ông chánh án. Ông là Người của sự đợi trông Mở đầu lời chào mừng tôi xin thưa với Ông chánh án như thế. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ, từ cơ quan điều tra, đến kiểm sát và nay ở vị trí này. Trong tất cả các chức vụ Ông đã trải qua, trên một phần con đường đi của mình, Ông nhắm đến sự thăng quan tiến chức; nhưng ở chức vụ hiện thời, Ông không còn đi trên con đường đó nữa. Ông đã ở tột đỉnh. Ông đã được đặt, hay bị đặt, vào vị trí hiện thời. Ở đó ông không còn trông đợi mình được thăng quan tiến chức; mà trái lại, người khác trông đợi ở Ông; mà thành phần quan trọng nhất là tất cả những ai nằm trong phạm vi thẩm quyền của pháp luật Việt Nam. Họ trông đợi Ông thực hiện những biện pháp cần thiết để nâng chất lượng hoạt động của ngành tòa án lên. Nếu ở quân đội người ta trông đợi sự anh dũng và chiến thắng thì công dân Việt nam trông đợi ở tòa án sự công minh trong xét xử và nhất quán trong các quyết định. Và sự trông đợi đó được đặt lên vai Ông. Sự trông đợi ấy là nhu cầu nhân bản của mỗi người. Nó là tâm lý con người và có tính bền bỉ, chứ không phải là khẩu hiệu chính trị có tính nhất thời; hơn nữa, nó tồn tại ở bất cứ chế độ chính trị nào. Để đáp ứng những mong mỏi ấy, trong tay mình, Ông không có nhiều phương tiện. Như thế, những trở lực mà Ông đương đầu sẽ lớn. Tôi đã một lần biện hộ cho vị tiền nhiệm của Ông; nhưng rõ ràng là đã thất bại, vì ông ấy đã không còn ở đó! Dẫu vậy những trở ngại mà ông ấy đã phải đương đầu đã không đi theo ông ta; trái lại chúng vẫn còn và nay ở lại với Ông. Sự tồn tại của chúng, vốn đã thâm căn cố đế, sẽ tạo nên một áp lực rất lớn từ bên ngoài đối với Ông, nặng gấp nhiều lần so với vị tiền nhiệm của Ông. Vì Ông mới nên người ta kỳ vọng ở Ông, đòi Ông phải thay đổi chúng, phải làm nhiều hơn vị tiền nhiệm; nếu không thì họ đặt Ông vào đấy làm gì? Nếu tôi được nói, trên phương diện cá nhân, tôi mừng cho vị tiền nhiệm của Ông bao nhiêu thì lo cho Ông bấy nhiêu. Không phải vì Ông thiếu tài năng mà vì trách nhiệm quá lớn đặt lên vai Ông. Căn nhà gọi là “nền tư pháp” của chúng ta mà những người trước để lại cho Ông có nhiều khuyết điểm. Tôi đã nói trong một lần là nó có thiết kế đẹp; nhưng kết cấu dở. Lý do chính là vì nó xuất phát từ một quan niệm muốn làm khác những cái cũ, một tòa án mang tính cách mạng, sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân. Đấy là sự mong ước của chính quyền. Rất đáng ca ngợi, nhưng không thực hiện được! Khi ước vọng của tòa là như thế thì trong tâm lý của nhân dân, họ vẫn y như cũ, chẳng muốn làm “cách mạng”, không muốn “tự giác”, nhất là khi sống trong hòa bình. Hệ thống xét xử của ta khi ôm trong mình hoài bão kia thì người “khôn ngoan” - hiểu theo nghĩa tìm cái lợi cho mình, nhất định không chịu thua – ào đến; và tòa đã không còn khả năng đáp ứng nhu cầu của người chân chính, muốn tòa xét xử công minh và dứt khoát. Do vậy, nhìn chung, tòa án của chúng ta không hữu hiệu. Xử trên, xử dưới, xử mãi không xong vì kháng nghị từ hai ba chỗ; thậm chí thi hành án cũng có thể bị cản trở vào phút 89! Cơ chế đó đã sản sinh ra luật sư “ăn cả hai đầu” như đã thấy trong một vụ án gần đây tại Bình Dương. Chưa hết, khi ấn định chế độ nhiệm kỳ năm năm của thẩm phán; những người thiết lập tổ chức tòa án đã muốn kiểm soát quyết định từng vụ của thẩm phán nhiều hơn là vào chất lượng công việc của họ. Cái trước ngắn hạn, cái sau mới dài. Nguyên lý nằm dưới chế độ đó là “chỉ có mình là tốt nên sợ người khác không tốt như mình”. Người ta đã đòi hỏi thẩm phán phải phục tùng ý muốn mình nhiều hơn là tạo điều kiện để thẩm phán ra các quyết định công minh cho các bên tranh chấp. Uy lực của tòa án là sự công minh. Sự công minh là một giá trị vững bền. Nó không những giải quyết các tranh chấp bây giờ mà còn hướng dẫn các vụ án tương tự khác về sau, ở các nơi khác, để cho sự công minh của chế độ chính trị được trải dài trên cả nước và đi vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Khi tòa công minh thì - về mặt tâm lý - tòa đe dọa kẻ xấu; khuyến khích người tốt và tạo nên những giao dịch tốt đẹp trong xã hội. Tác động đó diễn ra vì trong tâm lý của mình, mọi người đều muốn ổn định để làm những việc khác trong đời họ mà kinh tế học gọi là sự phát triển, phát triển về mặt số lượng, rồi chất lượng cuộc sống. Nói đến đây, tôi nhớ đến lời tuyên bố với báo chí của Ông sau khi vừa nhậm chức là Ông sẽ lưu tâm và thúc đẩy việc tranh luận trước tòa. Vâng, đúng ạ. Nhưng có phải khi nói như thế Ông chỉ nghĩ đến các phiên tòa hình sự hay không vì chúng được đưa lên báo nhiều? Nếu thực như thế thì tôi xin thưa với Ông rằng trong một xã hội chưa bình ổn thì các vụ hình sự có nhiều; nhưng khi xã hội đã bình ổn rồi, trật tự chung đã được thiết lập như ở ta hiện nay và sau này, thì các vụ phi hình sự (thương mại, dân sự, lao động) mới có nhiều; còn hình sự sẽ ít đi. Vậy cho một xã hội no đủ, trọng tâm đặt ra như thế là không đúng. Lý do là khi no đủ, hay lúc hòa bình, người ta sẽ làm ăn, phải khai thác cơ hội để sống sướng hơn; chứ không phải bằng cách vi phạm hình luật. Họ sẽ ký kết nhiều hợp đồng dân sự hơn và tranh chấp sẽ sinh ra từ các hợp đồng này. Một khi ai cũng có công ăn việc làm thì số vụ hình sự sẽ giảm. Tôi có cảm tưởng là các cố gắng cải tổ tư pháp hiện nay nhắm nhiều vào lãnh vực hình sự; tức là nhìn nhiều vào hiện tại, nhìn ít vào tương lai. Dầu sao, đó là các quyết định chính trị và tôi không bàn. Tuy nhiên, trong cương vị của “Người được trông đợi”, tôi đề nghị Ông chánh án xem xét nhận định của tôi vì tôi có bằng chứng. Việc tập trung để khiếu nại của một số đồng bào ở các tỉnh tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh gần đây thì rõ ràng không phải là các vụ hình sự. Nếu các vụ ấy đã được giải quyết công minh tại các tỉnh trong các vụ phi hình sự thì chúng đã không diễn ra tại các thành phố kia. Khi cơ thể mà phải thải chất độc ra ngoài qua các mụn nhọt chứ không bằng con đường tiêu hóa thì đó là một cơ thể bệnh hoạn. Các vụ tập họp đã xảy ra là bằng chứng cho thấy sự “bệnh hoạn” của một loạt các cơ quan tài phán về hành chính và tư pháp là và cơ quan dân cử tại địa phương của chúng ta. Người dân thường đã mất tin tưởng ở các cơ quan này khi họ làm những việc kia. Khôi phục lại niềm tin của họ vào các cơ quan này đòi hỏi “Người được trông đợi” phải quan tâm. Các vụ phi hình sự ít được nêu lên báo chí, không thu hút ai; nhưng là những làn sóng ngầm mà khi bùng lên sẽ làm náo loạn trật tự xã hội và có thể tạo nên bất ổn chính trị vì dư luận dễ đồng cảm với người bị thiệt thòi. Cuối cùng, trong việc giao thương với thế giới, nhận đầu tư của họ vào nước mình, xuất hàng ra nước họ, thì tất cả sẽ là các hợp đồng thương mại, dịch vụ… thì cũng là phi hình sự. Cải tổ tư pháp mà chỉ nhắm vào lãnh vực hình sự thì trên phương diện quốc tế cùng lắm là ký được các hiệp ước dẫn độ với các nước khác (mà hiện nay chưa có với ai, ngoại trừ hiệp định tương trợ tư pháp ký với khoảng sáu bẩy nước gì đó). Những hợp đồng thương mại không đòi hỏi phải có hiệp ước để thực hiện, mà đó là quyết định của các thương nhân vốn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tin tưởng của họ vào khả năng cưỡng chế thực hiện của các tòa án ở ta. Chúng sẽ có nhiều, đa dạng và có thể được đưa ra trước các tòa án của ta bất cứ lúc nào. Thành ra việc xét xử các vụ án phi hình sự cũng phải là một sự quan tâm của Ông chánh án; dẫu chúng ít được đề cập trong công tác cải cách tư pháp hiện nay. Nếu chào mừng mà chỉ nói những lời trên thì thiếu sót vì chỉ là “nêu yêu cầu” mà không đề nghị “cách thực hiện”. Vậy, cho trọn vẹn, tôi có một đề nghị lên Ông chánh án. Đề nghị này được đưa ra trong khuôn khổ luật pháp hiện hữu của luật tố tụng hình sự và dân sự. Biện pháp đề nghị nào ở đây đã được dự liệu trong luật thì Ông chánh án thúc đẩy các đơn vị thuộc quyền làm; cái nào chưa thì Ông chánh án xem xét để khi có dịp sẽ nêu lên và đưa vào luật theo thẩm quyền của mình. Các việc này sẽ mất thời gian dài để làm xong; nhưng có thể bắt đầu trong nhiệm kỳ của Ông chánh án. Tất nhiên, khi Ông nêu lên thì sẽ có người không đồng tình. Họ dựa trên luật, trên lý thuyết để bác bỏ; nhưng những ý tưởng hoặc đề nghị của Ông chánh án trong cố gắng làm cho tòa án trở nên quyền uy hơn, hoạt động hiệu quả hơn thì sẽ được ủng hộ trên thực tế qua dư luận, trên báo chí và tại diễn đàn Quốc hội. Hữu hiệu – tức là ra bản án công minh, thi hành dễ - phải là mục đích của tòa. Người ta không đòi hỏi tòa phải hoạt động hiệu quả - tức là ít tốn kém - như các doanh nghiệp. Chi phí của tòa án là sự lao tâm khổ tứ của thẩm phán chứ không phải là tiền bạc. Khi tòa án đã công minh thì không còn ai nghĩ đến phí tổn nữa. Ở đây tôi sẽ không dẫn luật ra để các độc giả cùng tôi góp lời chào mừng Ông không cảm thấy bài viết … toàn con số. Nâng cao uy quyền của tòa án và uy tín của thẩm phán Hai việc làm này là một vì tòa án là cái vỏ, công việc của thẩm phán là cái ruột. Khi thẩm phán có uy tín thì tòa ắt có quyền uy, cái này là hệ quả của cái kia; còn nếu thẩm phán không có uy tín thì chẳng ai sợ tòa án cả. Vì thế ở đây, tôi sẽ đề cập đến thẩm phán và có ba điểm. A. Dựa vào bên ngoài để nâng năng lực của thẩm phán Nếu câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn” đúng thì nhận định “tự một mình mình các thẩm phán không thể nâng cao năng lực xét xử của họ” cũng đúng. Đây là một sự thật nhưng nói ra có thể có nhiều thẩm phán không đồng ý. Sở dĩ vậy là vì cách hoạt động của các tòa án ở hệ thống khác ít được mình xem đến khi thiết lập; hơn nữa tòa án là một cơ quan quyền lực, nó ban phát công lý và đứng trước nó, tất cả mọi người phải khuất phục; do sức mạnh này một số thẩm phán dễ lập luận “khác biệt cơ bản về quan điểm”. Vậy đã là quan tòa thì đương nhiên có quyền và không cần phải nghe ai. Điều này được chứng minh khi xem các bản án ghi nhận lập luận của luật sư. Có bao nhiêu bản án bình luận về lập luận của luật sư để mà chấp nhận hay bác bỏ? Thực tế cho thấy một luận điểm đưa ra phải được phản biện thì nó mới có giá trị để được nhìn nhận. Bản án đáng lẽ cũng phải trải qua một quá trình như thế; nhưng thẩm phán có thể dùng quyền hành để không nghe quan điểm trái ngược. Tôi nhấn mạnh đến việc chỉ nghe thôi, còn chấp nhận là một bước khác. Quyền hành mà thẩm phán có, ngăn chặn sự gia tăng về năng lực của họ; có nghĩa là nó không khuyến khích thẩm phán gia tăng năng lực. Vậy phải thiết lập một cơ chế để giảm thiểu thái độ đó, nếu nó chưa có, hay phải thúc đẩy nếu đã có rồi. Trong trường hợp của ta, tôi đề nghị công việc sau. Thành quả công việc của một thẩm phán là các bản án họ viết ra. Năng lực của thẩm phán nằm ở đây. Một bản án không chỉ giải quyết vụ tranh chấp trước mắt mà nó còn là giải pháp cho các vụ tương tự trong tương lai tùy theo tính chất bản án là hình sự hay phi hình sự. Có sự khác biệt giữa tính chất của hai loại bản án này. Bản án hình sự có tính trừng phạt trong hiện tại và răn đe trong tương lai. Tính chất của nó là hành động. Bản án phi hình sự giải quyết nội vụ bây giờ và thiết lập một trật tự lâu dài cho xã hội. Tính chất của nó là thời gian. Sự khác nhau đó xuất phát từ số người có liên quan. Số người tham gia các hoạt động dân sự và thương mại có nhiều gấp bội so với những người vi phạm luật hình. Vì lẽ này, bản án cho một vụ phi hình sự phải phản ánh những ý kiến, những quan điểm khác nhau để từ đó thẩm phán chọn lựa giải pháp nào công minh nhất; chứ không phải dùng quyền hành để khư khư giữ quan điểm của mình. Cái gì công minh thì sẽ tồn tại lâu dài. Trong một vụ án, những lập luận khác nhau được nguyên đơn, bị đơn, kiểm sát viên, luật sư đưa ra. Họ tranh luận bằng lời hay đối đáp với nhau bằng văn bản. Thường thường tòa và viện kiểm sát dễ đồng ý với nhau; kiểm sát viên dễ “ăn theo” tòa; như nhận xét của một vị cựu chánh án đã nêu ra gần đây. Các ý kiến có khác nhau là do luật sư nêu ra. Lập luận của mỗi bên là “chân lý” của vụ việc nhìn theo con mắt của mỗi người; giống như các cạnh của một viên kim cương. Mỗi người cố gắng thuyết phục người khác ủng hộ “chân lý” của mình. Và thẩm phán là người quyết định cuối cùng. Thẩm phán xem xét các “chân lý” đó rồi đưa ra “chân lý” của riêng mình tức là ra bản án. Nếu “chân lý” của thẩm phán rút ra từ, hay cọ sát với, những “chân lý” khác nhau thì “chân lý” của thẩm phán sẽ vững chắc. Nó được thử thách về mặt lý luận và được củng cố nhờ quyền uy của toà án, nhân danh quốc gia. Nếu “chân lý” của thẩm phán không bị cọ sát bởi các “chân lý” khác, thì ông ta cũng không tin chắc vào “chân lý” của mình. Đã tuyên đấy nhưng còn e ngại, nó đã thực sự công minh chưa. Không tin vào công việc của mình, và cũng để tránh rắc rối, thẩm phán có khuynh hướng không muốn phổ biến bản án rộng, viện cớ điều khoản về cấp trích lục bản án hiện có. Khi ấy sự quan tâm của thẩm phán không phải là sự công minh, tức là chất lượng, mà là cấp trên, tòa trên của họ. Đến tòa cấp trên, nếu “chân lý” của thẩm phán ở đó không bị mài dũa bởi các ý kiến khác thì bản án phúc thẩm cũng sẽ như ở tòa dưới. Thẩm phán quyết định một mình. Nếu họ chấp nhận quan điểm của tòa sơ thẩm thì ấy là “con hát mẹ khen hay”; còn nếu bác thì cũng chỉ là vì tòa dưới làm không “đúng quan điểm” của mình. Tuy nhiên tòa dưới cũng không bị buộc phải theo khi xử lại. “Chân lý” đơn phương ở hai cấp như thế thì năng lực xét xử của tòa án nói chung khó tăng lên được để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Luật lệ có thể đi sau thực tế, nhưng bản án phải đi trước và hướng dẫn thực tế. Khi tòa án cứ duy trì tình trạng hiện nay thì sinh viên luật không có luật pháp trong thực tiễn để học hỏi; luật sư không thấy “sự công minh được trải dài” để mà góp ý kiến hoặc để khuyến cáo thân chủ tuân theo. Hiệu quả lâu dài của bản án không có; chất lượng của nó sẽ thấp mãi. Vậy làm sao để gia tăng cơ hội cọ sát “chân lý” của thẩm phán. Thưa phải nâng vai trò của luật sư lên. Luật sư của cả hai bên tranh chấp sẽ đưa ra những bằng chứng khác nhau, quan điểm khác nhau để bênh vực thân chủ mình; họ bày ra, thẩm phán xem xét, chấp nhận hay bác bỏ lý lẽ nào đó và cho biết tại sao trong bản án. Đó là mâm cỗ dọn sẵn cho thẩm phán tùy ý lựa chọn, thêm bớt để ra bản án. Lựa chọn của thẩm phán như thế sẽ là lựa chọn có cân nhắc và đã được thử thách. Luật sư vì được các bên tranh chấp thuê nên họ bị áp lực phải tìm tòi lý lẽ để thắng; do đó họ có động lực nâng cao chất lượng của bản án. Vấn đề chỉ là thẩm phán lắng nghe dù thấy nó trái ý mình. Về luật sư, Bộ Tư pháp muốn nâng số luật sư cả nước lên 20.000 vào năm 2010. Ý định của Bộ tôi không rõ; nhưng tôi cho rằng đấy là cách nâng trình độ của ngành tư pháp qua sự tranh luận tại tòa của luật sư. Việc này không gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên dự định ấy, nếu có, sẽ không dễ dàng nếu thẩm phán không bị buộc phải nghe. Hơn nữa, luật sư có ba hạn chế lớn. Một là họ không thể nâng tài năng lên được nếu không có khách thuê khiến họ phải nỗ lực. Hai là, dù lập luận của họ có sắc bén mà tòa án không nghe, không chấp nhận thì cũng vô nghĩa. Ba là, vai trò của họ rất thụ động. Theo Luật luật sư, họ tham gia vào công việc tố tụng, theo sự lựa chọn của khách hàng và được cấp giấy chứng nhận cho phép tham gia. Trong các vụ hình sự, việc tham gia của luật sư đã được nêu nhiều, chính Ông chánh án đã tuyên bố là sẽ nâng cao việc tranh luận tại tòa, vậy thì không cần đề cập nữa; nhưng trong các vụ phi hình sự ít ai đề cập. Để thực hiện điều trên trong tình hình của luật tố tụng hiện nay, đề nghị Ông chánh án ra chỉ thị các thẩm phán, nếu chỉ thị nằm trong thẩm quyền của mình, còn không thì khuyến khích các thẩm phán, sử dụng ý kiến của luật sư nhiều hơn, hiểu rằng họ giúp mình chứ không ép buộc mình, nghe họ để so sánh, để mài dũa “chân lý” của mình cho nó chắc chắn và sáng chói. Gần đây tòa phúc thẩm có trả lại những vụ án không có luật sư tham dự khi mà luật đòi hỏi. Việc này rất đáng ca ngợi. Nhưng đó là tòa “khiển trách” cơ quan điều tra, còn về phần mình thì sao? Tòa có sẵn sàng nghe ý kiến của luật sư không? Đề nghị này được đưa lên Ông chánh án không phải vì lợi ích của luật sư mà là cho sự công minh của bản án, cho các vị thẩm phán ký tên trong bản án. B. Lập ra cơ chế để giảm bớt công việc cho tòa án Hiện nay, khi muốn tăng cường tính hữu hiệu của tòa án thì cách làm, trong khuôn khổ cải cách tư pháp, là gia tăng số thẩm phán, giao bớt việc về cho các tòa quận/huyện để giải quyết các vụ khiếu kiện của dân chúng. Tôi xin dùng hình ảnh này để cho dễ hiểu. Khiếu kiện, khởi tố của dân chúng ra tòa giống như một dòng nước lớn ùa tới. Để giải quyết, người ta có hai cách làm: một là đào thêm hồ, thêm ao để chứa nước; hai là không đào hồ mà đặt ra các vật cản dòng nước lại. Cải cách tư pháp ở ta làm theo cách đầu. Nó sẽ không hiệu nghiệm vì chỉ làm cho dòng nước kia lớn tràn đến mạnh hơn mà thôi, vì dòng nước là tâm lý của những người “khôn ngoan” mà nó lôi cuốn theo nhiều người khác làm vì thấy lợi. Hồ đào sẽ không kịp. Ở các nước khác vì quan niệm tòa ban phát công lý nên họ làm theo cách thứ hai. Và về mặt tâm lý khi bị cản trở người ta sẽ ngại đi đòi, hay phải suy tính kỹ trước khi đòi. Họ đặt ra các “đê chặn” để cản bớt việc kiện cáo và khuyến khích giải quyết tranh chấp bên ngoài tòa án, qua các ủy ban trọng tài, hiệp hội chuyên ngành… Khi tòa xử ít đi thì sẽ trở nên công minh và hữu hiệu; còn cứ tìm cách giải quyết hết như ta hiện nay thì công việc sẽ luôn luôn ối đọng và trước áp lực đó thì sẽ xử sai, xử sót. Ở Mỹ tòa án không cho đương đơn trực tiếp trình bày trước tòa mà buộc phải sử dụng luật sư. Thủ tục giải quyết các vụ dân sự ở Mỹ được trao cho luật sư hai bên. Họ nghe lý lẽ khiếu kiện của thân chủ mình, rồi hai người xem xét để bàn với nhau các vấn đề nào có thể tự giải quyết được; đem ra thuyết phục thân chủ; chỉ những vấn đề hai luật sư không giải quyết được theo yêu cầu của thân chủ họ mới đem ra tòa để xin xử. Tòa chỉ xử một hai vấn đề quan trọng sau khi hai bên đã chọn lọc chứ không phải nguyên đơn muốn gì tòa cũng xử. Ngoài ra, trong hệ thống thông luật, người ta coi công dân đến tòa là nhờ vả tòa và tòa có quyền đặt ra các điều kiện để mình thụ lý. Ở bên Pháp tòa để cho hai bên cứ lời qua tiếng lại bằng lý đoán; khi nào hết lẽ thì xin tòa xử. Bằng cách làm này họ đẩy trách nhiệm cho công dân. “Các anh phải tự xử với nhau, cuối c
Tài liệu liên quan