Châu Âu chia rẽ vì bảo hộ mậu dịch

Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, GDP của khu vực châu Âu trong năm nay sẽ là - 1,9%. Quốc gia bị suy thoái nặng nề nhất sẽ là Tây Ban Nha với -1,6% và Pháp là -1%. Duy chỉ có Hy Lạp, CH Séc và Slovakia hiện nay vẫn có mức tăng trưởng dương, nhưng cũng đang có dấu hiệu giảm phát. Từ hơn một tháng nay, tại khá nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện xu hướng bảo hộ mậu dịch. Tờ Le Figaro, Pháp, mới đây cho biết, trong Kế hoạch phục hưng kinh tế dày 650 trang của Tổng thống Mỹ Obama có thêm một dự luật cấm mua thép của nước ngoài trong chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Dự luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua và đang chờ Thượng viện biểu quyết.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Châu Âu chia rẽ vì bảo hộ mậu dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Âu chia rẽ vì bảo hộ mậu dịch Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, GDP của khu vực châu Âu trong năm nay sẽ là - 1,9%. Quốc gia bị suy thoái  nặng nề nhất sẽ là Tây Ban Nha với -1,6% và Pháp là -1%. Duy chỉ có Hy Lạp, CH Séc và Slovakia hiện nay vẫn có mức tăng trưởng dương, nhưng cũng đang có dấu hiệu giảm phát. Từ hơn một tháng nay, tại khá nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện xu hướng bảo hộ mậu dịch. Tờ Le Figaro, Pháp, mới đây cho biết, trong Kế hoạch phục hưng kinh tế dày 650 trang của Tổng thống Mỹ Obama có thêm một dự luật cấm mua thép của nước ngoài trong chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Dự luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua và đang chờ Thượng viện biểu quyết. Giới vận động hành lang cho rằng, 86% dân Mỹ ủng hộ việc sử dụng thép sản xuất tại Mỹ cho các công trình xây dựng khổng lồ đang được thảo luận tại Quốc hội. Báo chí Mỹ lên án chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, cho đây là ngõ cụt của kinh tế. Không chỉ có Mỹ chuẩn bị các biện pháp bảo hộ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) còn liệt kê một danh sách dài các nước cần theo dõi mà đứng đầu là Argentina, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ... Châu Âu, mặc dù tự xem là xứ sở của kinh tế tự do triệt để, cũng liên tiếp xảy ra các cuộc đình công với khẩu hiệu: "Công ăn việc làm phải ưu tiên cho người bản xứ". Biện pháp hỗ trợ các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Pháp mới đây đang bị chỉ trích nhiều, và bị xem là chủ trương đi ngược lại tự do kinh tế. Trước cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ năm 1945 đến nay, Liên minh châu Âu ngày càng chia rẽ, không đưa ra được đối sách chung, không có phân tích rõ ràng, mà người ta chỉ nghe những lời trách móc than phiền nước này đối với nước nọ: Đức than phiền Pháp, Pháp chỉ trích Anh... Theo tờ Le Monde, có lẽ quang cảnh này đã khiến CH Séc, dưới sự thôi thúc của Đức và Pháp, triệu tập cuộc họp lãnh đạo 27 quốc gia vào hạ tuần tháng 2/2009. Nhưng việc tổ chức cuộc họp đã phơi bày những mâu thuẫn và tị hiềm cạnh tranh giữa các lãnh đạo châu Âu như giữa Pháp và CH Séc chẳng hạn. Phía Pháp đã chỉ trích thái độ thụ động của Séc, đương giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, trong lúc CH Séc phản bác lại và tố cáo thái độ bảo hộ mậu dịch của Paris, với kế hoạch trợ giúp ngành xe hơi. Trong tình hình này, Pháp cũng như Ủy ban châu Âu phải nhanh chóng đưa ra một quy tắc ứng xử chung. Các đại biểu tham dự Hội nghị G7 tại Italia ngày 14/2. Không để bảo hộ mậu dịch trở thành công cụ chính trị Trong bản thông cáo chung, G7 cam kết không nhượng bộ trước xu hướng bảo hộ mậu dịch. Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde còn khẳng định, không để cho các biện pháp "bảo vệ thị trường" được sử dụng như là "công cụ chính trị". Cuối cùng, G7 hoan nghênh Trung Quốc chấp nhận giảm nhẹ biện pháp kiềm chế hối xuất để đồng nhân dân tệ mỗi ngày mỗi tăng giá, tránh gây căng thẳng với các đối tác thương mại. Bộ trưởng Kinh tế Giulio Tremonti, còn cho biết các thành viên nhóm G7 cũng cam kết đưa ra các nguyên tắc mới nhằm tạo lập một trật tự mới về kinh tế thế giới. Những nguyên tắc này sẽ không chỉ áp dụng trong phạm vi thị trường tài chính mà sẽ được đưa ra tranh luận tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 tại London vào tháng 4 tới và tại Hội nghị các nguyên thủ quốc gia và chính phủ nhóm G8 diễn ra tháng 7/2009. Để ổn định kinh tế thế giới, các Bộ trưởng Tài chính G7 đánh giá rằng, hệ thống tài chính quốc tế cần có những cải tổ cấp bách. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), theo G7 phải được cấp thêm tiền và phải đóng vai trò tiên quyết, cho rằng giải pháp đơn giản nhất là thành lập một tổ chức tài chính dạng "bad bank" để cô lập những khoản nợ khó đòi của các ngân hàng trên thế giới. Trước khi có thể rút ra được kết luận gì đó từ Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua, chúng ta hãy điểm lại một số phát biểu sau. Tại diễn đàn kinh tế Davos, Thụy Sĩ vừa qua, Thủ tướng Anh Gordon Brown, tuyên bố: "Bảo hộ mậu dịch không giúp cho ai cả. Đây là lúc mà thế giới phải đoàn kết lại hành động như một người". Trong phiên họp năm 2008 tại Washington của nhóm G20, ông Brown gọi việc bảo hộ mậu dịch là "con đường đi đến phá sản". Tại Davos, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng lên tiếng cảnh cáo trước nguy cơ bảo hộ mậu dịch, nhưng Đức, nơi có các cơ sở công nghiệp lớn bằng cả Anh và Pháp cộng lại, cũng thành lập một quỹ tài trợ mà mục tiêu rõ ràng là bảo trợ cho hàng xuất khẩu của mình. Còn Pháp là nước sáng lập ra chính sách bảo vệ nông nghiệp chung và là quốc gia mà nhiều người có tên tuổi không những đòi hỏi nước Pháp mà cả châu Âu hãy rút lui vào một pháo đài bên trong những hàng rào thuế quan cao vót. Vấn đề ở đây là ai cũng lên tiếng tố cáo những tệ hại của việc bảo hộ mậu dịch, nhưng hiện tại cũng như trong quá khứ, ai cũng nói hay hơn làm!   Quốc Hùng (tổng hợp Người tiêu dùng là hàng rào bảo vệ hàng nội Khi Việt Nam vẫn chưa thể dựng một hàng rào thuế quan hay kỹ thuật để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng ngoại, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có thể dựng nên một tấm lá chắn khác đó là sự ủng hộ của chính người tiêu dùng. Nhận xét về thị trường phân phối trong nước, bà Kim Hạnh, Chủ nhiệm chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng khẩu hiệu "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" không còn phù hợp nữa. Bối cảnh hiện nay đã khác khi Việt Nam gia nhập WTO, nhất là khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã được quyền kinh doanh tại thị trường nội địa. Hiện có một nghịch lý đang diễn ra. Khi các doanh nghiệp Việt chỉ tập trung vào việc mang hàng đi các nước khác bán, và phải chịu đủ mọi loại hàng rào kỹ thuật, hàng rào thuế quan; thì ngay trên chính sân nhà, hàng ngoại tự do tràn ngập mà không gặp bất cứ một rào cản đáng kể nào. Thậm chí hàng hóa mang nhãn mác nước ngoài còn nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của người tiêu dùng. Theo bà Hạnh, tuy Việt Nam chưa đủ thực lực để dựng nên một rào cản ngăn hàng hóa nước ngoài, nhưng có thể tranh thủ một hàng rào khác. Đó là hàng rào tình cảm và tâm lý của chính người tiêu dùng. Thậm chí đó có thể là hàng rào của lòng tự trọng dân tộc. Có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc nói nhỏ với bà Kim Hạnh rằng họ ngạc nhiên khi người Việt chuộng mua sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp này cho biết người dân Hàn rất có ý thức bảo vệ hàng hóa nước mình. Bà Hạnh cho rằng khó có thể nói người Việt sính ngoại, vì chất lượng, mẫu mã hàng nước ngoài đúng là cao hơn hẳn hàng trong nước. Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước và chia sẻ khó khăn với đồng bào mình, nhưng họ cũng có quyền lựa chọn sản phẩm tốt. Người tiêu dùng sẵn sàng dựng nên tấm lá chắn bảo vệ sản phẩm trong nước. Nhưng trước đó, họ sẽ đặt câu hỏi rằng hàng nội có xứng đáng được bảo vệ hay không. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: "Doanh nghiệp phải có sản phấm tốt, dịch vụ tốt thì mới có được sự ủng hộ của người tiêu dùng". Ảnh: Hoàng Hà. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nói chính doanh nghiệp phải phát triển vững mạnh, tung ra sản phẩm tốt, dịch vụ tốt thì mới nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Ông Trương Đình Tuyển nhận định các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tại thị trường nội địa. Trong khi nhiều tập đoàn nước ngoài coi Việt Nam là một thị trường mới nổi tiềm năng, đầu tư vào hệ thống siêu thị bán lẻ, trung tâm mua sắm... thì lâu nay người Việt lại tập trung vào việc xuất khẩu. Nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh Việt Nam không thể duy trì nhịp độ xuất khẩu mấy chục % trong một thời gian dài như thực tế đã xảy ra với Trung Quốc và Brazil. Doanh thu xuất hàng dệt may sang Mỹ, vốn chiếm 55% tỷ trọng, nay suy giảm con số kỷ lục 20% trong quý III và IV năm 2008. Những thị trường khác như Nhật Bản, châu Âu, Trung Đông cũng không mấy mặn mà. Với tình hình đó, các doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của thị trường nội địa. Bán được hàng Việt trên chính sân nhà đang trở thành vấn đề cấp bách nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại. Nguyên Bộ trưởng nhấn mạnh thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam, nhất là sau ngày 1/1/2009, như một chiến trường tự do. Người nào muốn chiến thắng phải kéo được dân về phía mình. Mạng lưới bán lẻ kinh doanh giống như những cứ điểm trên chiến trường ấy. Kể cả sản phẩm tốt, giá cả hợp lý mà không thông qua mạng lưới bán lẻ phủ khắp thì cũng không thể đến được tay người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường phân phối tại Việt Nam, theo nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, là rất lớn. Những năm gần đây tăng trưởng doanh thu bán lẻ đều vượt 20%, trừ yếu tố trượt giá còn trên 10%, cao hơn GDP hàng năm. Sức mua mạnh là yếu tố có lợi với các nhà phân phối hàng nội trong nước. Ông Tuyển nói vui rằng nguyên Bộ trưởng Thương mại cũng chưa một lần bước chân vào Metro. Điều này có thể là một lý do để lạc quan rằng có một bộ phận người dân vẫn đang tin dùng hàng nội và hệ thống phân phối trong nước. Thanh Bình