Chầy và Cối

Hôm trước, tôi đã chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về văn hóa. Hôm nay, xin gửi đến các bạn một số thông tin về những vật dụng mà tôi đã nêu trên, dưới quan điểm của một số học giả, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, để cùng hiểu rõ hơn về những đồ vật quen thuộc trong đời sống chúng ta. Trước hết, là những tư liệu về Chày và Cối.

pdf15 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chầy và Cối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chầy và Cối Hôm trước, tôi đã chia sẻ quan điểm cá nhân của mình về văn hóa. Hôm nay, xin gửi đến các bạn một số thông tin về những vật dụng mà tôi đã nêu trên, dưới quan điểm của một số học giả, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, để cùng hiểu rõ hơn về những đồ vật quen thuộc trong đời sống chúng ta. Trước hết, là những tư liệu về Chày và Cối. Trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt của tác giả Phan Cẩm Thượng, ông dành hẳn một mục (mục 7) trong chương 2 (từ trang 153 đến 156) để nói về Chầy và cối. Khi đọc chương này của bác Thượng, tôi thấy ông không gọi bằng “Chày” mà gọi bằng “Chầy”. Suy nghĩ về độ chính xác của 2 từ này, tôi đã tra cứu từ điển tiếng Việt và thấy họ định nghĩa như sau: - Chày (danh từ): Dụng cụ dùng để giã, thường làm bằng một đoạn gỗ hoặc một thỏi chất rắn và nặng - Chầy (tính từ): Muộn, chậm: không chóng thì chầy - Sao sao chẳng kíp thì chầy/Cha nguyền trả đặng ơn này thì thôi (Nguyễn Đình Chiểu) Nếu theo đúng định nghĩa, có thể nói từ “Chày” đúng hơn, nhưng khi suy nghĩ về cách gọi “Chầy” của bác Thượng, tôi nghĩ – đó mới lại là một khái niệm “chuẩn” về mặt văn hóa. Vì nguyên gốc của nó là “Chày”, nhưng theo thời gian, qua nhiều thế hệ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, đến giờ tôi vẫn thấy người ta nói từ “Chầy” nhiều hơn. Không rõ lý do dẫn đến việc khác biệt này nằm ở đâu, ở cái phát âm khó hơn của từ “Chày” so với “Chầy” hay vì lý do nào khác? Nhưng tôi thấy, trong toàn bộ cuốn Văn minh vật chất của người Việt, bác Thượng rất triệt để trong cách dùng từ theo lối nói “dân gian”, không chỉ riêng với “Chầy” mà nhiều vật dụng khác cũng được bác gọi với cách gọi phổ biến nhất – chứ không phải cách gọi chính xác theo định nghĩa hàn lâm. Do vậy, xin mạn phép gọi đúng theo danh từ mà bác Thượng dùng để nói tiếp về Chầy và Cối Trong mục 7 cuốn Văn minh vật chất, bác Thượng có đoạn viết thế này: “ Nếu như với hai loại cối quay trên đều có hai nửa trên và dưới, nửa động nửa tĩnh, thì các loại cối có chầy là biểu hiện cụ thể hơn của cái triết lý sinh tồn. Cối là cái, chầy là đực, chầy đâm vào cối là biểu thị của hành vi giao hợp giữa hai giống mà sinh tồn. Cái này được hình tượng hóa trong vật thờ Nõn Nường, hoặc Nõ Nường bằng gỗ” Đọc đoạn này, chắc hẳn nhiều người tủm tỉm cười vì những hình dung, tưởng tượng mà ai cũng biết nhưng mấy người nói ra về chầy và cối. Bác Thượng thì nói đúng với cảm nhận, với hiểu biết của mình, không né tránh, ngại ngần. Bản thân tôi khi đọc đến đây cũng có cảm giác gì đó hơi “gai gai”, nhưng suy nghĩ lại mới thấy sao mà văn hóa Việt mình nó thâm thúy, mà cũng gần gũi đến thế. Mọi đồ vật được sáng tạo ra không chỉ để phục vụ cho lao động, sinh hoạt, mà còn chứa đựng những hình tượng vô cùng quen thuộc và rất đỗi tự nhiên. Bác Thượng cũng đưa ra nhiều mẫu Chầy Cối đặc trưng của một số vùng miền, một số hình ảnh bác chụp từ các bảo tàng, một số khác bác vẽ minh họa bằng tay (dân Mỹ thuật có khác, sẵn công cụ để phục vụ cho bài viết quá). Những hình ảnh bác Thượng minh hoạt tôi tìm trên mạng không có, nhưng nhờ gợi ý của bác, tôi cũng xin tổng hợp lại đây một số hình ảnh có trên Google để mọi người cùng so sánh sự giống và khác nhau của Chầy cối ở mỗi vùng miền: Chày cối phổ biến ở miền Bắc Việt Nam Chày cối của người Khơme, Nam Bộ Cối bằng gỗ của người Ê đê Cối giã gạo của người Chăm Cối giã gạo miền Nam Cối chày giã gạo (không rõ nguồn gốc xuất xứ, địa phương sử dụng) Cối giã gạo (không rõ xuất xứ) Đôi khi cối và chầy được làm một cách đơn giản như thế này Chày và cối nhỏ thời hiện tại Những hình ảnh trên đây cho thấy chầy cối ở mỗi vùng miền lại có những nét khác nhau. Điểm khác biệt đầu tiên là về hình dạng. Đa phần thân cối có hình tròn, miệng tròn, một số nơi miệng có hình vuông. Cá biệt, một số vùng miền đơn giản hóa chiếc cối đúng như hình dạng ban đầu của chất liệu tạo ra nó, chỉ khoét phần lòng cối võng sâu để đựng đồ cần giã. Điểm khác biệt thứ hai là về chất liệu làm cối. Vì đảm nhiệm công việc “chứa đựng” khá nặng nề, đa phần cối đều được làm từ những vật liệu chắc chắn như kim loại, đá, gỗ Đa phần những chiếc cối đá được tìm thấy ở miền Bắc, cả đồng bằng và miền núi. Những chiếc cối gỗ được tìm thấy ở miền Nam, đặc biệt là ở những vùng có người dân tộc sinh sống. Cối bằng gang chủ yếu được sử dụng ở thời kỳ gần đây. Kích cỡ của cối cũng có nhiều điểm khác nhau. Có cối to phải dùng chân để giã, cối nhỏ hơn thì dùng tay. Cá biệt có những bộ cối chầy chỉ nhỏ xíu như quả trứng, thường đúc bằng đồng, dùng chủ yếu để giã trầu cho các cụ già. Đi kèm với cối giã trầu không phải là chầy mà là một chiếc dùi nhỏ, một đầu nhọn để "ngoáy" trầu, một đầu to, tròn và nặng hơn để đập miếng trầu cho mềm. Cối giã trầu và dùi bằng đồng (1) Lòng cối thường khoét võng độ nửa gang cho đến một gang, tùy thuộc chất liệu làm cối cứng hay mềm, mài sơ cho đỡ ráp. Rồi theo thời gian, lòng cối thường sâu thêm, nhẵn thêmtương ứng với số lần sử dụng. Có một điều lạ là tôi chưa từng nhìn thấy một chiếc cối thủng. Không hiểu có phải vì đa phần cối đều làm từ vật liệu bền vững, nên việc giã đến thủng cối là hiếm gặp? Bảo sao người ta dùng câu Nồi đồng cối đá – để chỉ những thứ bền lâu, chắc chắn. Về phần những chiếc chầy, tùy thuộc từng loại cối mà chầy theo đó cũng có những điểm khác nhau. Cái dài, cái ngắn, cái to cái nhỏ, nhưng đa phần là làm từ gỗ, một số làm bằng gang, một số ít làm bằng đá Và cho dù có khác nhau về hình dáng, kích cỡ, cách thức giã nhưng về cơ bản, Chầy và Cối luôn là một cặp. Khi cần giã nát thực phẩm (đa phần ở dạng hạt) hoặc đồ ăn cứng, người ta không thể không dùng đến Chầy và Cối. Trong tương lai xa, với sự phát triển của công nghệ xay xát, người ta có còn dùng đến Chầy và Cối nữa không? Nhưng với tôi, cặp đôi này thực sự xứng đáng là một trong những hiện vật văn hóa của Việt Nam.