Chưa một lần được phong danh hiệu nhưng nhắc đến di tích
đền Mẫu Âu Cơ (xã Hùng Cường, Kim Động, Hưng Yên)
chẳng mấy ai là không biết.
Ngôi đền vốn được tiếng linh thiêng, trụ trì lại là người độ
lượng, có tấm lòng bao dung với chúng sinh nên được khách
thập phương hay tiếng. Nhưng điều khiến chúng tôi bị thu
hút không chỉ từ những lời đồn thiêng mà bởi những điều ẩn
chứa tại đây đến nay vẫn còn là một sự thách thức đầy bí ẩn.
11 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiếc ấn cổ đời Trần ngủ quên ở ngôi đền ngàn tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc ấn cổ đời Trần ngủ
quên ở ngôi đền ngàn tuổi
Chưa một lần được phong danh hiệu nhưng nhắc đến di tích
đền Mẫu Âu Cơ (xã Hùng Cường, Kim Động, Hưng Yên)
chẳng mấy ai là không biết.
Ngôi đền vốn được tiếng linh thiêng, trụ trì lại là người độ
lượng, có tấm lòng bao dung với chúng sinh nên được khách
thập phương hay tiếng. Nhưng điều khiến chúng tôi bị thu
hút không chỉ từ những lời đồn thiêng mà bởi những điều ẩn
chứa tại đây đến nay vẫn còn là một sự thách thức đầy bí ẩn.
Đặc biệt là câu chuyện về chiếc ấn thiêng có gốc tích từ đời
Trần từng "ngủ quên" dưới giếng từ hàng ngàn năm qua.
Tích xưa kể lại
Không ngoài dự đoán, ngôi đền vẻ tĩnh mịch nằm trọn trong
vùng "ốc đảo" với ba bề là cánh đồng, phía còn lại giáp với
sông Hồng. Cách đó không xa là ngôi chùa cổ trầm mặc, tôn
nghiêm, hợp thành một khu di tích hoang sơ, cổ kính như
thách thức cùng thời gian. Ấn tượng cổ kính, kỳ bí của ngôi
đền còn được bao bọc bởi những tích truyện tựa như huyền
thoại ghi lại trong Thần phả, qua lời kể của trụ trì Đại đức
Thích Minh Thông.
Theo lời kể của trụ trì, vào mùa xuân năm 981, vua Lê Đại
Hành ngược dòng sông Nhị Hà đánh đuổi quân Tống đến cửa
đền Hoàng Xá Trang, bỗng nổi trận đại hồng thủy, trời đất,
sông nước cuồn cuộn, sục sôi. Thấy sự lạ, vua bèn truyền
quân lên bờ vào đền trú chân nghỉ tạm.
Đêm nằm, vua mộng thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc
đồ đỏ báo mộng rằng sẽ cho sứ giả xuống giúp vua đánh
giặc. Sáng ngày hôm sau, khi mặt trời vừa điểm, bỗng nhiên
trên không xuất hiện 7 sắc cầu vồng và những đốm sáng rơi
xuống mặt đất. Từ đâu xuất hiện 24 người nông dân áo vải,
quần nâu, đòn càn, lưỡi hái tiến đến xin vua cho xung trận
dẹp giặc Tống. Thấy vậy, vua liền nhận lời 24 vị tráng sĩ nọ,
và cũng năm ấy, vua Lê Đại Hành dẹp tan quân thù.
Chiếc giếng, nơi tìm thấy ấn cổ.
Sau chiến thắng, nhà vua cho tìm 24 vị tráng sĩ nọ để báo ơn
thì mới hay họ chính là hóa thân của thần nhà trời mà người
con gái trong giấc mơ đã báo trước. Để tưởng nhớ công ơn
của vị nữ thần, vua Lê Đại Hành hạ chiếu sắc phong cho
người con gái ấy là Mẫu tổ Âu Cơ, được thờ tại đền, còn 24
vị nhân thần được phong tước Nhị thập tứ tướng quận công
và ngôi đền cũng từ đó có tên là đền thờ Quốc mẫu và Nhị
thập tứ tướng quận công.
Dứt câu chuyện, trụ trì Thích Minh Thông dẫn chúng tôi đến
hồi trái của ngôi đền, nơi duy nhất trong vùng còn dấu tích
của Nhị thập tứ tướng quận công. Hai bài vị được xây chắc
chắn, song thời gian đã phủ lên nó một lớp rêu phong chứa
đựng bao huyền tích. Theo thầy Thông, sau khi 24 vị tráng sĩ
"thăng thiên", dân làng ai nấy đều cảm phục, biết ơn bèn lập
đàn, dựng tích thờ ở những nơi ghi dấu ấn của họ tại các làng
Thượng (nơi diễn ra cuộc chiến với quân giặc), làng Trung
(nơi các tráng sĩ xuất hiện), làng Hạ (nơi hóa). Tuy nhiên,
qua biến cải của thời gian, đến nay chỉ còn làng Trung (thôn
Hoằng Xá) còn giữ được dấu tích thờ.
Ấn cổ ngàn tuổi "ngủ quên" dưới đáy giếng?
Được ngăn cách bởi đê tả sông Hồng, chùa Hoằng Xá và đền
thờ Mẫu chỉ nằm trọn trong không gian rộng chừng 2 ha. Tuy
nhiên những câu chuyện xoay quanh hai di tích cổ khiến
chúng tôi dù tận dụng hết thời gian trọn một ngày tìm hiểu
cũng chưa hết ngọn ngành.
Theo cô Phạm Thị Khánh, một người công quả trong chùa
cho biết, trước cửa chùa vốn có cây xạ hương quế rất quý,
nhưng những năm 64 - 65 của thế kỉ trước đã bị một số người
chặt và chia nhau về dùng. Chỉ ít lâu sau, những người sử
dụng số gỗ đó lần lượt qua đời một cách bí ẩn. Cũng qua câu
chuyện của cô Khánh và nhiều người trong vùng, còn rất
nhiều chuyện nhuốm màu huyền bí nhưng chúng tôi đặc biệt
quan tâm đến chiếc ấn cổ có gốc tích từ đời nhà Trần.
Đại đức Thích Minh Thông kể lại, cuối năm 2009, nhà chùa
đón một đoàn khách lạ, trong đó có một cụ ông râu tóc bạc
phơ, vẻ quắc thước. Sau khi thăm vòng quanh khu di tích, cụ
ông không khỏi tiếc nuối, khi ngôi đền thiêng ngày một
hoang vắng, tiêu điều... Nói rồi ông chỉ thẳng tay về phía đầu
hồi đền Mẫu, nơi có chiếc giếng bị phủ kín đất, gạch. "Ông
cụ vừa dứt lời, các thầy chưa kịp định thần thì cụ đã đi mất tự
lúc nào. Nhà chùa lấy làm lạ, nhưng cũng không chú tâm
nhiều", Đại đức cho hay.
Bẵng đi một thời gian, đến đầu năm 2010, trụ trì cho người
khai quật cái giếng. Thật lạ, khi gạt lớp đất đá phía trên mặt
giếng, cả một vùng rộng phía dưới đáy giếng lại rỗng không
đất, cũng không đọng nước. Thấy vậy, các sư cùng người dân
bèn bày lễ, thắp hương thờ cúng rồi cử người xuống đáy
giếng tìm kiếm thì tìm thấy chiếc ấn có gốc tích từ thời Trần.
Ấn làm bằng đồng, kích thước rộng 10x10 cm, bên trên có
một con nghê trụ chân đứng trên hòn ngọc và nạm chìm bốn
từ "bách bảo bình an". Tết Âm lịch năm 2010, nhà chùa cho
khai ấn lần đầu tiên. Tuy nhiên, cho đến nay, cả người trụ trì
cũng như một số nhà nghiên cứu văn hóa cũng chưa thể lí
giải nguồn gốc của chiếc ấn cổ này. Cũng theo lời của Đại
đức Thích Minh Thông, trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã
đến tìm kiếm, gom nhặt lại những hiện vật còn sót lại tại đền.
Tuy nhiên, tất cả đều không hay biết gì đến chiếc ấn cho tới
khi tình cờ nó được tìm thấy dưới đáy chiếc giếng bị vùi lấp
cách đó hàng thế kỉ.
Sư trụ trì Thích Minh Thông đang chỉ cho khách những "vết
thương" trên thân cột.
Bị đánh cắp sau chưa đầy hai năm khai ấn!?
Trong khi những bí ẩn xưa còn chưa được giải đáp thì mới
đây, chiếc ấn cổ đã bị kẻ gian lấy đi, chỉ sau chưa đầy hai
năm khai ấn(!?). Nhà chùa và dân làng ai cũng hoang mang,
tiếc nuối. Nhưng thánh trời cũng chưa thể vạch trần kẻ gian.
Bởi lẽ, trước đó, đền Mẫu Âu Cơ còn nổi tiếng với bức trâm
do vua Lê Đại Hành viết và còn lưu giữ lại đến ngày nay,
nhưng cũng cách đây vài năm, bức trâm cũng... không cánh
mà bay(?!). 12 sắc phong tại đền, cái thì thất lạc, cái khác rơi
vào tay kẻ trộm rồi cũng bặt tin.
Theo Đại đức Thích Minh Thông, dù đã kí cam kết cùng lực
lượng an ninh tuần tra, nhà chùa cũng trích quỹ để hỗ trợ cho
lực lượng an ninh xã nhằm tăng cường kiểm tra, đảm bảo an
ninh trật tự tại chùa song mất vẫn hoàn mất. Mọi việc trông
coi trong khu vực đền, chùa vẫn một tay hai vị sư cùng một
số người công quả làm.
Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch UBND
xã Hùng Cường thì được ông Quang cho hay: "Điều kiện
kinh tế của xã còn nhiều khó khăn, nên chỉ ủng hộ được chùa
về mặt chủ trương. Còn về vấn đề an ninh, chúng tôi sẽ tiếp
tục tăng cường lực lượng tuần tra, trong đó có khu vực di
tích. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ dành thời gian để bàn
bạc với trụ trì một số vấn đề liên quan đến xác lập danh hiệu,
cũng như một số biện pháp để tôn tạo di tích".
Tham quan ngôi đền, chúng tôi không khỏi xót xa khi những
dấu tích cổ đang sắp sửa thành... phế tích. Ngay gian phải của
đền Mẫu, những chân cột bằng gỗ lim có niên đại hàng thế kỉ
hầu hết đã bị mục ruỗng chân. Ngay cả bức trâm và tấm bình
phong linh thiêng có khắc bốn chữ "anh ninh thượng đẳng"
treo trên ban thờ chính cũng bị bong tróc phần chữ nổi. Bốn
vách tường cũng bị rạn nứt...
Một điều lạ khác, đó là ở di tích ngàn năm tuổi đến nay vẫn
chưa một lần được sắc phong? Dù rằng ngôi đền, chùa nơi
đây đã ăn sâu vào tiềm thức của bao khách thập phương, trụ
trì bao đời đã phát tích công đức trên khắp các nẻo đường đất
nước? Hỏi ra, tôi được sư bác Thích Minh Trí cho hay, cán
bộ văn hóa của Phòng, Sở đã về đền nhiều lần và vẫn giục
các thầy hoàn tất hồ sơ để sớm phong danh hiệu cho di tích,
nhưng vì nhiều lý do, đến nay đền thiêng vẫn lặng lẽ với vẻ
hoang sơ, trầm tích.