Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong
2', là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực
hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn
cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện
trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực
quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt
Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.
15 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong
2', là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực
hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn
cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện
trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực
quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt
Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.
Bối cảnh:
Sang năm 1949, quân Pháp vẫn không thể tiến vào khu vực Việt Bắc, việc
kiểm soát đồng bằng Bắc Bộ có tiến triển nhưng chậm chạp và đầy bất ổn. Việt
Minh dần dần tổ chức lại bộ máy và lực lượng, bắt đầu tổ chức những trận đánh
qui mô chống lại lực lượng Pháp. Ngoài các lực lượng địa phương, Việt Minh đã
có hai Đại đoàn 308 và Đại đoàn 304, hai trung đoàn mạnh là 174 và 209 để làm
lực lượng cơ động.
Trong suốt 5 năm kháng chiến chống Pháp trong thế bị cô lập, Việt Minh
tích cực mở rộng quan hệ nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Ngày 1 tháng
10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và nhanh chóng
công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó
ngày 18 tháng 1 năm 1950, Liên Xô và các nước Đông Âu công nhận và đặt quan
hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Uy tín và tiềm lực quân sự của
Mặt trận Việt Minh ngày càng tăng ảnh hưởng trong dân chúng.
Cũng trong 5 năm đó, Việt Minh cũng thông qua các tổ chức Việt
kiều tại Pháp và các tổ chức thiên tả để đấu tranh chính trị, tác động mạnh đến
phong trào phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp lên cao.
Nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Chính quyền bù
nhìn Quốc gia Việt Nam tỏ ra quá yếu ớt để có thể hỗ trợ chính quyền Pháp tại Đông
Dương. Chính phủ Pháp buộc phải tính đến phương án chấp nhận các khoản viện trợ
kinh tế và quân sự của chính phủ Mỹ để có thể theo đuổi cuộc chiến.
Tuy vậy, sau 5 năm chiến tranh, quân Pháp tại Đông Dương càng ngày càng
sa lầy vào thế phòng ngự. Bên cạnh đó, tuy có phát triển lực lượng bản xứ, nhưng
chất lượng và tinh thần chiến đấu thấp, nên gần như không thể đảm trách được các
nhiệm vụ quân sự thay cho quân Pháp.
Mục tiêu của chiến dịch
Trước tình hình chiến trường Đông Dương, ngoài việc tăng viện 20 tiểu đoàn
Âu – Phi, quân Pháp còn thực hiện chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, tổ chức
thêm 35 tiểu đoàn quân đội bản xứ (Quân đội Quốc gia Việt Nam). Nước Mỹ bắt
đầu nhảy vào cuộc với viện trợ quân sự cho Pháp và Quốc Gia Việt Nam. Tháng
5/1950, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp tướng Revers được phái sang Đông
Dương nghiên cứu tình hình và vạch ra kế hoạch mới. Nội dung của kế hoạch là:
Tăng viện và dồn quân ra Bắc Bộ để củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở đồng
bằng và trung du, giành lấy kho nhân vật lực quan trọng; tăng cường phòng thủ tứ
giác Lạng Sơn –Tiên Yên –Hải Phòng – Hà Nội, phong tỏa biên giới; phát triển
quân đội người bản xứ thực hiện việc rút quân Âu – Phi làm lực lượng cơ động.
Theo kế hoạch của tướng Georges Marie Joseph Revers, quân đội Pháp ở
Đông Dương thực hiện chủ trương xem Bắc Bộ là chiến trường chính, chiếm rộng
đồng bằng, củng cố biên giới, đồng thời ra sức tǎng viện, ra sức tổ chức quân đội
quốc gia bản xứ để làm giảm ảnh hưởng và thu hẹp khả năng kiểm soát của lực
lượng Việt Minh; cụ thể hóa bằng cách tǎng cường lực lượng trên chiến trường đồng
bằng Bắc Bộ, tổ chức một hệ thống phòng ngự mới dựa vào những cứ điểm lớn và
những binh đoàn ứng chiến (colonne) lớn, tǎng cường phi cơ và trọng pháo để chống
lại các cuộc tấn công của quân Việt Minh. Trong lúc đó, mở những cuộc càn quét
liên tiếp dữ dội ở trong vùng địch hậu, nhất là ở Nam Bộ để củng cố chỗ đứng chân.
Để lấy lại thế chủ động, Pháp thực hiện tăng cường hệ thống phòng ngự
đường số 4, khoá biên giới Việt-Trung: cô lập căn cứ địa Việt Minh với bên ngoài,
thiết lập hành lang Đông-Tây, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Bắc bộ, chuẩn bị lực
lượng để tấn công Việt Bắc lần 2 để tiêu diệt đầu não Việt Minh.
Lực lượng Pháp chủ trương và thực thi việc tiếp tục kiểm soát toàn tuyến từ Cao
Bằng đến Móng Cái (suốt tuyến Đường thuộc địa số 4). Khi tình hình chuyển biến
xấu, Pháp ở Đông Dương rút bớt một số vị trí lẻ nhưng vẫn chốt giữ các thị xã, thị
trấn Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng và dọc tuyến Lạng Sơn
- Tiên Yên - Móng Cái.
Về phía Việt Minh, tích cực thực hành hình thức chiến tranh “Đại đội độc
lập, tiểu đoàn tập trung” và trong tháng 2 năm 1950 đã đề ra chủ trương: Gấp rút
hoàn thành việc chuẩn bị, giành thắng lợi lớn, làm chuyển biến chiến tranh có lợi,
tiêu diệt cho được một phần quan trọng lực lượng địch, thu hẹp vùng kiểm soát của
đối phương, tích cực ngăn ngừa và phá những cuộc càn quét, tiến tới giành chủ
động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Bộ chỉ huy Việt Minh đã sớm nhận định đúng ý đồ của Pháp, nhanh chóng
vạch kế hoạch chủ động tấn công để mở cửa biên giới, khai thông bàn đạp để nhận
viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó cũng tiêu
diệt một bộ phận sinh lực đối phương, mở rộng ảnh hưởng và địa bàn căn cứ địa.
Để thực hiện chủ trương này, Việt Minh mở chiến dịch Lê Hồng Phong
1 với trọng điểm là khu vực Lào Cai – Bắc Hà nhưng kết quả hạn chế. Đầu tháng
7/1950, Bộ Tổng tư lệnh Việt Minh quyết định chuyển hướng chiến dịch sang Cao
Bằng – Lạng Sơn.
Lực lượng hai bên
Lực lượng quân Pháp
Từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, đường dài 116 cây số xuyên qua rừng rậm núi cao,
Pháp đặt những đồn lớn ở các thị trấn như Lạng Sơn, Đồng Đăng, Na Chàm, Thất
Khê, Na ra,Đông Khê, và Cao Bằng, và những đồn nhỏ rải rác chung quanh.
Cao Bằng có 3 tiểu đoàn vừa Lê dương vừa Ma-rốc và nhiều lính phụ lực
bản xứ do đại tá Charton (Sác-tông) phụ trách, trực thuộc bộ chỉ huy vùng đặt tại
Lạng Sơn do đại tá Constans chỉ huy.
Lạng Sơn có 5 tiểu đoàn lính Pháp, thiết giáp, trọng pháo và nhiều lính phụ
lực bản xứ.
Đông Khê ở cách Cao Bằng 30 cây số phía đông nam, có hai đại đội Lê dương
canh giữ dưới quyền của hai đại uý Vollaire và Allioux
Thất Khê ở cách Đông Khê khoảng 20 cây số có một đại đội trấn giữ.
Na Chàm có một đại đội do Đại úy Mattéi và trung úy Aluzot chỉ huy.
Tổng cộng quân Pháp có 10 tiểu đoàn Âu Phi, 1 tiểu đoàn và 9 đại đội lính Việt;
27 khẩu pháo các loại gồm: 2 khẩu 155mm, 15 khẩu 105mm, 1 khẩu 94mm, 5
khẩu75mm, 4 khẩu 57mm; 4 đại đội công binh; 4 đại đội cơ giới; 6 máy bay chiến
đấu và 2 máy bay trinh sát liên lạc.
Các tiểu đoàn Lê Dương là các đội quân tinh nhuệ, có khả năng đánh phòng
ngự tốt. Các tiểu đoàn Tabor lính Ma Rốc có khả năng đánh rừng núi. Lực lượng lính
bản xứ người Thổ - Nùng cũng được đánh giá là xông xáo và thông thạo chiến trường.
Lực lượng cơ động của Pháp ở biên giới thuộc GTM (Binh đoàn Ma Rốc –
Groupement tirailleur Marocain) và do Trung tá Le Page chỉ huy. Tính trên toàn chiến
trường Bắc Bộ là 9 tiểu đoàn cơ động/12 tiểu đoàn cơ động Đông Dương/124 tiểu
đoàn của quân đội Liên hiệp Pháp. Trên thực tế, Pháp đã điều thêm 2 tiểu đoàn cơ
động lên Biên giới là 1 BEP (Tiểu đoàn dù lê dương số 1) và 3 BCCP.
Hệ thống đồn bốt của Pháp rất vững chắc, các vị trí đều có lô cốt bê tông cốt
sắt kiên cố. Các vị trí này là những mục tiêu khó khăn đối với trang bị của Việt
Minh thời bấy giờ. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có những điểm yếu. Đó là bố trí
thành tuyến độc đạo kéo dài, một số vị trí dễ thành đột xuất, cô lập và hở sườn dễ
bị chia cắt; hậu cần, tiếp tế, tải thương đều khó khăn và gần như phụ thuộc hoàn
toàn vào không quân; khả năng sử dụng vũ khí khí tài công nghệ cao như xe tăng,
máy bay bị hạn chế.
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đại đoàn 308 gồm 3 trung đoàn bộ binh: 36, 88, 102 và tiểu đoàn 11. 2 trung
đoàn chủ lực: 174 và 209. 3 tiểu đoàn độc lập: 426, 428 của Liên khu Việt Bắc;
tiểu đoàn 888 của tỉnh Lạng Sơn.
Pháo binh: gồm 4 đại đội sơn pháo, gồm 20 khẩu 70mm và 75mm
Công binh: 5 đại đội.
Quân số các đơn vị là 25.000 người. Bộ chỉ huy chiến dịch và cơ quan:
4.500 người. Tổng cộng: 29.500 người. Ngoài ra còn có một số đại đội bộ đội địa
phương và du kích của hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
Lãnh đạo chiến dịch là Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch, cách Đông
Khê 10 km về phía đông, gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng kiêm
chính ủy mặt trận, các ủy viên Trần Đăng Ninh, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Lê
Liêm, Bùi Quang Tạo.
Cơ quan chỉ huy chiến dịch gồm:
Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng: Tham mưu trưởng
chiến dịch.
Đại tá Phan Phác, Quyền Tổng tham mưu phó: Tham mưu phó chiến dịch.
Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị: Chủ nhiệm Phòng Chính trị
chiến dịch
Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Phòng Chính trị chiến dịch
Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp: Chủ nhiệm Phòng Cung
cấp chiến dịch.
Bùi Quang Tạo, Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt
Bắc: Phó Chủ nhiệm Phòng Cung cấp chiến dịch.
Ngoài việc biên chế đã bước đầu thống nhất, các đơn vị chủ lực Quân đội
Nhân dân Việt Nam (Đại đoàn 308, trung đoàn 174 và 209, trung đoàn pháo binh
675) được huấn luyện quân sự ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1950, có
một số tiến bộ về kỹ thuật chiến đấu như kỹ thuật đánh bộc phá, kỹ thuật đánh
công kiên. Song song với huấn luyện quân sự, bộ đội đã qua các lớp giáo dục chính
trị. Một số mặt hạn chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam là: cách thức du kích vẫn
là chủ yếu; chưa có kinh nghiệm chiến đấu quy mô lớn với yêu cầu hợp đồng chặt
chẽ; tổ chức, biên chế còn cồng kềnh; trình độ tổ chức của chỉ huy chưa đáp ứng
được yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam đối diện với bài
toán hậu cần qui mô lớn nên tiến hành rất khó khăn. Kết quả thực tế hậu cần chiến
dịch đã tiếp tế cho bộ đội 1.886 tấn lương thực thực phẩm, 41 tấn đạn, cứu chữa
hơn 1.550 thương binh, huy động 121.700 lượt người đi dân công, phục vụ
1.716.000 ngày công.
Do tầm quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trực tiếp tham gia chiến
dịch. Khi chia tay với Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường đi chiến dịch, chủ
tịch Hồ Chí Minh dặn: “Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không
được thua!”[1]
Diễn biến
Ý đồ chiến dịch của Việt Minh
Ngày 21/8/1950, qua thảo luận Hội nghị Đảng ủy chiến dịch, cùng với tham
khảo ý kiến của các cố vấn Trung Quốc, Việt Minh quyết tâm như sau:
Tập trung ưu thế binh hỏa lực tiêu diệt Đông Khê đồng thời tiêu diệt quân
ứng chiến đường không và đường bộ.
Chuyển xuống Thất Khê, nếu có điều kiện thì tiêu diệt Thất Khê, chưa có
điều kiện thì đánh vận động quanh Thất Khê hoặc đánh quân Pháp trên quãng Thất
Khê – Đông Khê hay Thất Khê – Lạng Sơn.
Sau khi tiêu diệt được Thất Khê, nghỉ 10 đến 15 ngày sẽ lên đánh Cao Bằng.
Nếu sau khi Đông Khê bị tiêu diệt, Pháp bỏ Cao Bằng rút chạy về phía nam thì tập
trung lực lượng tiêu diệt trên quãng Cao Bằng – Đông Khê
Các lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Lạng Sơn và dọc
quốc lộ 4, cùng 1 đại đội của Bộ tổng tham mưu Việt Minh và 2000 dân công hoạt
động du kích, phá đường, phục kích, tiêu hao quấy rối, có điều kiện thì tiêu diệt
một bộ phận quân Pháp trên quãng Thất Khê – Lạng Sơn.
Thời gian dự kiến là 30 đến 40 ngày, trong đó phải giải quyết nhanh Đông
Khê, Thất Khê, tốt nhất là từ 7 đến 10 ngày.
14/9/1950 các lực lượng tham gia chiến dịch phải sẵn sàng ở vị trí tập kết.
Đợt 1 (16 đến 20 tháng 9 năm 1950): Tiêu diệt cứ điểm Đông Khê
Ngày 16 tháng 9 năm 1950, trung đoàn 174 và trung đoàn 209 của quân Việt
Minh do Thiếu tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy (khi đó ông là: Tổng Tham mưu
trưởng quân đội nhân dân Việt Nam và làm Tham mưu trưởng chiến dịch), chủ
động đánh chiếm cứ điểm Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ
điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4, mở đầu
Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Thị trấn Đông Khê thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, nằm dọc theo
đường số 4, trên ngã ba đường đi Cao Bằng, Tà Lùng, Thất Khê. Cách Đông Khê
45 km về phía bắc là TX Cao Bằng, 15 km về phía nam là Pò Khẩu, 5–7 km về
phía đông là Phìa Khoá, 12 km về phía tây là làng Hạc.
Cụm cứ điểm Đông Khê nằm trong hệ thống phòng thủ Cao Bắc Lạng, trực
thuộc phân khu Thất Khê. Lực lượng Pháp có 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 trung
đoàn 3 bộ binh lê dương trấn giữ và 1 trung đội bảo an do đại úy Allioux chỉ huy,
quân số khoảng 350. Vũ khí có 2 đại bác 105mm, 2 súng cối 81mm, 2 cối 60mm, 2
pháo 57mm, 2 pháo 20mm. Bố trí thành 2 khu vực chính là khu trung tâm và ngoại
vi. Cứ điểm Đông Khê có hoả lực mạnh, công sự kiên cố. các cứ điểm được xây
dựng liên hoàn, có thể chi viện hỗ trợ nhau.
Để đảm bảo chắc thắng trận đầu, Ban chỉ huy mặt trận Đông Khê, do Hoàng
Văn Thái phụ trách, quyết định sử dụng một lực lượng ưu thế để đánh Đông Khê.
Nhiệm vụ các đơn vị được phân công như sau:
Trung đoàn 174 được tăng cường tiểu đoàn 426, tiểu đoàn 11 Đại đoàn 308,
sáu khẩu sơn pháo 75mm, bốn khẩu ĐKZ 57mm có nhiệm vụ tiến công trên hướng
chủ yếu từ hướng đông bắc và bắc.
Trung đoàn 209 được tăng cường bốn khẩu sơn pháo 75mm, hai khẩu ĐKZ,
có nhiệm vụ tiến công trên hướng thứ yếu từ hướng tây nam và tây.
Tiểu đoàn pháo 75mm gồm ba khẩu bố trí ở đông cụm cứ điểm, chi viện
trực tiếp cho trận đánh.
Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 bố trí ở đông nam Đông Khê, có nhiệm vụ tiêu
diệt quân nhảy dù và chặn đánh quân Pháp ở Đông Khê chạy về phía nam, đồng
thời làm lực lượng dự bị đánh Đông Khê khi cần thiết.
Sáng ngày 16/9 năm 1950, Đông Khê, 6 giờ 30, Một trận pháo kích lớn đổ
xuống những trận địa Pháp ở đây. Trung đoàn 174 tổ chức mở cuộc tiến công các
vị trí tiền tiêu, đến 9 giờ chiếm được đồn Yên Ngựa, 10 giờ 30 phút, chiếm đồn
Thìa Khóa (phía đông cách pháo đài 200m). Hướng tây nam, trung đoàn 209 triển
khai trận địa chậm, nên đến 18 giờ mới nổ súng, 21 giờ diệt được đồn Pò Đình,
tiếp tục tiến công đồn Pò Hầu, nhưng hết ngày vẫn chưa giải quyết xong.
Ở Cao Bằng, Trung tá Charton, chưa nhận được lệnh của cấp trên, vẫn dựa
vào những thông tin của tướng Marchand cho ông ta cách đây 3 ngày. Ông ta chưa
biết những do dự của bộ chỉ huy cấp cao, nhưng từ sáng đến giờ, ông ta biết
rõ: "Tiếng pháo nổ vang liên tục ở phía nam! chắc là ở Đông Khê, lần này có vẻ
rất nghiêm trọng..."
Ngày 17/9, ở Đông Khê, tình hình trở nên rất khó khăn cho Pháp. Trong
pháo đài, hệ thống phòng thủ bị cắt ra làm đôi. Đến 4 giờ sáng, trung đoàn 174
chiếm được Cẩm Phầy, trung đoàn 209 chiếm được Phủ Thiện, Nhà Cũ, khu
trường học. Vào cuối buổi sáng, 1 chiếc Morane vẫn quan sát cờ tam tài bay trên
pháo đài. Trung sỹ nhất Rajault, phi công thuộc phi đội 3/6 "Roussillon" đồn trú
ở Gia Lâm trên chiếc P63 Kingcobra số 599, trong một đợt rải đạn yểm trợ cho
pháo đài đã bị bắn rơi ở phía nam Đông Khê. Cuối ngày hôm đó, trước sự chống
cự của lính lê dương, cuộc tấn công dừng lại một thời gian.
Vào 18 giờ 30, tướng Hoàng Văn Thái, chỉ huy trực tiếp trận đánh hạ lệnh
tổng tấn công. Tiểu đoàn 251 tiến công trên hướng đông pháo đài, đã chiếm được
đầu cầu. Trên hướng bắc, tiểu đoàn 249 cũng chiếm được đồn Nhà Thương, phát
triển vào bên trong, bắt liên lạc được với trung đoàn 209, cùng phối hợp tổ chức
mũi tiến công vào sau lưng pháo đài. Trận chiến đấu ác liệt kéo dài suốt đêm,
nhiều chiến sĩ chiến đấu rất dũng cảm: Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ
châu mai, tiểu đội trưởng La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp
tục lao lên đánh bộc phá.
Sau 54 giờ chiến đấu, đến ngày 18, cứ điểm Đông Khê hoàn toàn thất thủ,
mặc dù đã được không quân yểm trợ. Quân Pháp bị diệt hơn 120 lính, bị bắt 200,
chỉ có 20 lính thoát vây chạy vào rừng. Đại úy Jeaugeon cùng khoảng 20 lính lê
dương trốn thoát được về Thất Khê ngày 24/9, quần áo tả tơi, đói khát và kiệt sức.
Đại úy Allioux, chỉ huy cứ điểm, bị bắt cùng với số còn lại. Pháp mất 1 máy bay
khu trục bị bắn rơi; 2 pháo 105mm, 1 pháo 57mm, 1 cối 81mm, 1 trọng liên, 5 đại
liên, 3 khẩu PIAT, 13 trung liên, 2 cac bin, 2 súng ngắn, 162 súng trường bị tịch
thu. Phía Việt Minh có 130 người tử trận và 223 bị thương.
Lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam áp dụng thành công chiến thuật
công kiên có hiệu quả ở cấp trung đoàn. Thắng lợi của trận Đông Khê đã tạo điều
kiện quan trọng cho chiến dịch, đồng thời mở ra một giai đoạn chiến đấu mới:
chuyển từ cách đánh du kích sang đánh chính quy.
Chiến thắng Đông Khê đã chặt đứt một mắt xích quan trọng trong hệ thống
phòng thủ đường số 4. Đây là trận chiến đấu công kiên có quy mô tương đối lớn,
có hiệp đồng giữa các binh chủng, tập trung tiêu diệt 1 cứ điểm lớn của Pháp bố trí
phòng ngự trong công sự kiên cố, hoả lực mạnh, quân số đông ở địa hình rừng núi
hiểm trở.
Hướng mặt trận Na Sầm - Lạng Sơn, trước khi đánh Đông Khê, bộ đội địa
phương đã phá bốn cầu, nhiều đoạn đường trên đường 4 đoạn phía nam Thất Khê.
Ngày 16 tháng 9, tiểu đoàn 428 phục kích ở đoạn Pắc Luông đánh tiểu đoàn 3 Ta-
bo từ Lạng Sơn lên Na Sầm, phá bốn xe, diệt 60 lính. Ngày 17 tháng 9, tiểu đoàn
888 phục kích ở Tha Lai phá hai xe, diệt 120 lính, đến 18 tháng 9 phá cầu Tha Lai.
Đợt 2 (21/9 đến 29/9): tiêu diệt quân cơ động Pháp
Kế hoạch hành quân của Pháp
Ngày 16/9, tại Sài Gòn, mệnh lệnh đặc biệt tối mật số 46 của tướng
Carpentier gửi cho tướng chỉ huy ở Hà Nội: "Tôi quyết định rút tất cả các đồn bốt
ở Cao Bằng và Đông Khê. Thành phố Cao Bằng sẽ được rút lui hoàn toàn một khi
chiến dịch tấn công lên Thái Nguyên bắt đầu vào 1 ngày gần ngày 1/10 nhất có thể
được... Ngày của cuộc rút lui khỏi Cao Bằng sẽ do tư lệnh vùng Bắc Bộ quyết định
theo tình hình chung và chậm nhất là vào ngày 15/10..."
Về tiến trình rút lui: "Các đơn vị ở Cao Bằng sẽ được củng cố bằng 2 tiểu
đoàn Ta-bo đến bằng đường không. Cũng bằng đường không, thường dân trẻ em,
người già và phụ nữ sẽ được đưa về Lạng Sơn. Những người đàn ông sẽ rút bằng
đường bộ với quân đội. Đường rút lui sẽ là đường số 4, cùng với các đơn vị đồn
trú ở Đông Khê... Chỉ có các đồ đạc quý giá và nhẹ mới được vận chuyển bằng
máy bay. Những vật liệu và quân dụng khác sẽ được phá huỷ tại chỗ..."
Pháp nhanh chóng điều động quân đội ở Bắc Bộ thực hiện cuộc "hành quân
kép". Quân Pháp gửi tiếp viện đi từ Lạng Sơn qua ngả Thất Khê nhằm tái chiếm
Đông Khê. Cùng lúc đó, một đơn vị Pháp khác hướng về đại bản doanh Việt Minh
tại Thái Nguyên:
Cuộc hành quân Tizgnit: một cánh gồm ba tiểu đoàn lính Tabor và lính Ma
rốc do trung tá Maurice Le Page chỉ huy hành quân từ Thất Khê lên nhằm chiếm
lại cứ điểm Đông Khê mở lại đường số 4 và thu hút chủ lực của quân Việt Minh;
Cuộc hành quân Orage (Bão táp): một cánh do trung tá Pierre Charton chỉ huy rút
từ Cao Bằng xuống gặp Le Page ở Đông Khê.
Một tiểu đoàn nhảy dù do đại úy Jean Pierre và trung uý Faulque được thả
xuống Thất Khê để tiếp viện và chặn giữ Việt Minh khỏi tràn xuống Lạng sơn.
Tại Lạng Sơn, Bộ chỉ huy của đại tá Constans, chỉ huy trung đoàn 3 lê dương và
các đơn vị đồn trú ở vùng biên giới đông bắc, người nhận của mệnh lệnh số 46,
trước tình hình mới bất ngờ, phản ứng ngay. Ông ta lúc này có trong tay 1 liên
đoàn bộ binh bắc phi do trung tá Le Page chỉ huy:
Tiểu đoàn 1 Ta-bo do đại úy Feaugas chỉ huy bao gồm 856 lính, 15 sỹ quan
và 54 hạ sỹ quan.
Tiểu đoàn 11 Ta-bo của thiếu tá Delcros, 860 lính, 14 sỹ quan, 50 hạ sỹ
quan.
Tiểu đoàn pháo giã chiến của trung đoàn 8 bộ binh nhẹ Ma-rốc của thiếu tá
Arnaud, 706 lính, 17 sỹ quan, 119 hạ sỹ quan.
Tiểu đoàn 3 Ta-bo của thiếu tá de Chergé, 850 lính, 16 sỹ quan, 50 hạ sỹ
quan. Tiểu đoàn sắp được chở đến Cao Bằng bằng máy bay trong vòng 48 giờ nữa
để chuyển cho Charton.
Thế trận phục kích của Việt Minh
Tiểu đoàn 1 Ta-b