Cho đến trước khi chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra, cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của nhân dân Việt Nam đã sang năm thứ tám. Bước vào giai đoạn cuối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã xác định đúng đắn phương hướng chiến lược nhằm đánh bại nỗ lực quân sự cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, làm nên một “thiên niên sử vàng” của dân tộc ta trong thế kỷ XX, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta.
Sau Cách mạng tháng Tám không lâu, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn, trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, hòng đưa dân tộc ta trở lại kiếp sống nô lệ. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp là cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên cơ sở thực tế chiến trường và tương quan lực lượng giữa hai bên, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta “hóa giải” thành công lần lượt những âm mưu và chiến lược chiến tranh của thực dân Pháp.
7 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của đảng ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - MỐC SON TRONG LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA
THS VŨ THÁI DŨNG * Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Cho đến trước khi chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra, cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của nhân dân Việt Nam đã sang năm thứ tám. Bước vào giai đoạn cuối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã xác định đúng đắn phương hướng chiến lược nhằm đánh bại nỗ lực quân sự cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, làm nên một “thiên niên sử vàng” của dân tộc ta trong thế kỷ XX, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta.
Sau Cách mạng tháng Tám không lâu, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn, trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, hòng đưa dân tộc ta trở lại kiếp sống nô lệ. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp là cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, để hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên cơ sở thực tế chiến trường và tương quan lực lượng giữa hai bên, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta “hóa giải” thành công lần lượt những âm mưu và chiến lược chiến tranh của thực dân Pháp.
Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh với quy mô lớn và tham vọng “chỉ trong ba tuần lễ” “sử dụng quả đấm mà đập tan được cơ quan đầu não của lực lượng Việt Minh” Daniel Hémery: Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ, 2004, tr.75
ở Việt Bắc của thực dân Pháp đã nhanh chóng bị thất bại bởi chiến thắng của quân và dân ta vào Thu - Đông 1947. Thất bại này là báo hiệu cho sự sa lầy của quân đội Pháp ở Việt Nam. “Đó là sự sa lầy ở hai mặt. Quân sự thì ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược nan giải của ban tham mưu, bị kẹt giữa việc lựa chọn một chiến lược bàn cờ, một cuộc chiến tranh đồn bốt làm phân tán lực lượng của đối phương và ngăn chặn mọi cuộc tiến công có tính quyết định, và phương án lựa chọn nghiêng về một cuộc chiến tranh vận động bế tắc với chiếm đóng đất đai thực sự. Chính trị thì ở trong sự lựa chọn không thể thực hiện được giữa theo đuổi ý đồ thuộc địa kiểu mới đối với Liên bang Đông Dương, ý đồ ngăn chặn mọi sự thỏa hiệp với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, với thừa nhận nền độc lập, thừa nhận quá trình phi thực dân hóa có hiệu quả đi ngược với dự án lớn về thuộc địa kiểu mới của khối Liên hiệp Pháp” Daniel Hémery: Sđd, tr. 76
.
Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã khiến xu thế trên ngày càng trở nên rõ ràng. Những con mắt quan sát khách quan cho rằng, đây thực sự là “sự bại trận kinh khủng của quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông”, thực dân Pháp “từ nay không thể chiến thắng được nữa”. Đối với Việt Nam, thắng lợi này đã tạo ra một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến, đưa kháng chiến bước vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, chuyển hẳn sang liên tục tấn công và phản công địch.
Trước khi bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã nỗ lực để tìm lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Thế nhưng, kể từ sau Chiến dịch Biên giới 1950, đặc biệt là từ sau Chiến dịch Hòa Bình (1951-1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Thượng Lào (1953), cục diện chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, bất lợi cho thực dân Pháp và can thiệp Mỹ Bắt đầu từ chiến dịch Hòa Bình, quân đội ta đã bắt đầu tấn công vào những căn cứ quân sự mang có tính chất của tập đoàn cứ điểm đầu tiên ở chiến trường Bắc Bộ. Qua những trận đánh đầu tiên ở Hoà BÌnh, Nà Sản, chúng ta hoàn toàn có thể đánh những tập đoàn cứ điểm như Điện Biên Phủ về sau này, nếu như chúng ta có phương hướng chiến lược phù hợp và sự chuẩn bị kỹ càng.
. Về cơ bản, chúng ta đã nắm được quyền chủ động, đẩy địch lâm vào thế bị động và ngày càng lún sâu vào tình trạng bị động không thoát ra được.
Càng cố gắng, chúng càng rơi vào tình thế khó khăn, nguy khốn. Quân đội viễn chinh Pháp đang mắc kẹt vào mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, giữa tiến công ra vùng tự do và phòng ngự ở vùng chúng đang kiểm soát, giữa tập trung ra miền Bắc và phân tán chiếm đóng ở miền Nam, giữa bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ và bảo vệ Thượng Lào. Quân địch thiếu hẳn một đội quân cơ động đủ mạnh để đối phó với lực lượng vũ trang của ta trên khắp các chiến trường. Cùng với đó, chi phí chiến tranh “đổ vào” Đông Dương ngày một tăng quá sức chịu đựng của ngân sách nước Pháp.
Nguy khốn về quân sự, chính trị và khó khăn về kinh tế đặt thực dân Pháp trước tình thế “lửa cháy hai đầu”: hoặc bị nhân dân Đông Dương đánh bại, hoặc bị Mỹ thay thế. Thế nhưng, với chính sách phản động và bảo thủ, thực dân Pháp chủ trương tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ Chính sách phản động và bảo thủ của thực dân Pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Đông Dương là thay hẳn Pháp. Vì thế, viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp ngày càng tăng. Năm 1952, viện trợ của Mỹ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương là 200/565 tỷ phrăng (chiếm 35,4% chi phí chiến tranh của thực dân Pháp), thì sang năm 1953, con số tương ứng là 285/650 tỷ phrăng (chiếm 43,8%) và năm 1954, năm cuối cùng của cuộc chiến là 555/751 tỷ phrăng (chiếm 73,9%).
Xem Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000, tr. 498 và tr. 500.
, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh và mở rộng chiến tranh bằng cách tăng cường lực lượng để giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương, hòng tìm ra lối thoát “danh dự”.
Đây là lý do Pháp cử Hăngry Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương và sự ra đời của kế hoạch Nava vào mùa Hè năm 1953.
H.Nava đã vạch ra một kế hoạch toàn diện, có hệ thống, với nhiệm vụ trung tâm là tới năm 1954 tổ chức được một khối chủ lực tác chiến gấp ba lần số binh đoàn hiện có. Kế hoạch này thể hiện tham vọng: trong 18 tháng “chuyển bại thành thắng” của thực dân Pháp. Kế hoạch Nava được thực hiện qua hai bước: Bước thứ nhất, trong Thu Đông 1953 và Xuân 1954, giữ vững thế phòng ngự ở miền Bắc; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, miền Trung; xoá bỏ vùng tự do Liên khu V. Bước thứ hai, từ Thu Đông 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu nêu trên, sẽ chuyển sang tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi quân sự to lớn, buộc Việt Minh phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng.
Tháng 1-1953, thời điểm H.Nava chưa sang Đông Dương và kế hoạch Nava chưa được hình thành, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã xác định “Phương hướng chiến lược của ta là tạm thời “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” để phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do... quân đội ta phải chuẩn bị đánh những lực lượng, những cứ điểm ngày càng mạnh của địch” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 14 (1953), Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001, tr.130
.
Hội nghị đã nhận định, do tình hình phát triển không đều của lực lượng ta trên các chiến trường Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ cho nên đại bộ phận chủ lực của địch đã dần dần tập trung ra Bắc Bộ (2/3 số quân ở Đông Dương), trong lúc đó thì các chiến trường khác địch còn nhiều sơ hở. Ở Bắc Bộ thì lực lượng của chúng ở đồng bằng, còn ở chiến trường miền núi thì chúng tương đối yếu hơn, điều kiện địa hình ở đó lại có lợi cho ta, không có lợi cho địch.
Vì thế, Hội nghị chỉ đạo: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ; tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực địch, từ đó đạt được mục đích đánh chắc, ăn chắc, mở rộng vùng tự do.
Đây là cơ sở để đến đầu tháng 10-1953, Bộ Chính trị họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953-1954 tại Tỉn Keo (Việt Bắc) đã xác định: “Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ” Dẫn theo Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh-trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp-Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996, tr.192-193
.
Cùng với các hướng tiến công khác trên khắp chiến trường Đông Dương, Tây Bắc, một trong những nơi xung yếu, quan trọng không thể không giữ nhưng địch lại có nhiều sơ hở, được Bộ Chính trị xác định là hướng tiến công chính của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa” Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Ban KHXH Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh, 1991, tr.77
.
Theo phương huớng chiến lược và chủ trương tác chiến đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Những quyết định của Bộ Chính trị vào đầu tháng 10-1953 đã mở đường đi tới thắng lợi lịch sử trong Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo kế hoạch tác chiến đã định, giữa tháng 11-1953, bộ đội chủ lực của ta bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, một bộ phận tiến công sang Trung Lào phối hợp chiến đấu với Quân giải phóng Lào. Trước động thái của ta, lực lượng của địch ở Tây Bắc và Điện Biên Phủ bắt đầu có sự thay đổi. Ngày 3-12-1953, H.Nava cho tăng cường lực lượng phòng giữ Điện Biên Phủ từ 6 tiểu đoàn bộ binh lên thành 9 tiểu đoàn và tăng cường thêm 3 tiểu đoàn pháo binh, về sau còn tiếp tục tăng thêm để xây dựng điểm này trở thành “pháo đài bất khả xâm phạm” Lúc đầu, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ với ý đồ ngăn chặn quân ta tấn công sang Thượng Lào, xây dựng một căn cứ quân sự để sau khi ta mệt mỏi thì từ Điện Biên Phủ tấn công chiếm lại Tây Bắc. Nhưng sau đó, do nhận định Điện Biên Phủ đối với ta quá xa hậu phương, tiếp tế khó khăn, sử dụng lực lượng có hạn và không thể dùng pháo cơ giới, nên H.Nava chấp nhận giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ.
; “chấp nhận chiến đấu với Việt Minh trên chiến trường Tây Bắc” Bản chỉ thị của H.Nava vào ngày 3-12-1953
(ý nói Điện Biên Phủ) với mong muốn “Điện Biên Phủ sẽ chống lại được cuộc tiến công của Việt Minh” nhằm tránh giao chiến ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời bảo vệ được Thượng Lào Thừa nhận của H.Nava trong một bức thư gửi Thống chế Juin ngày 14 tháng 12 năm 1953: “Đây là điều nhẹ nhõm đối với tôi vì nếu xảy ra chiến trận tại vùng châu thổ sông Hòng thì tôi không biết sẽ phải làm gì để có thể chống lại 5 sư đoàn chủ lực Việt Minh, được yểm trợ bởi súng cối loại nặng 120mm, Bazooka 90, pháo 75 và 105 mm, phối hợp tác chiến với khoảng từ 75 đến 80.000 bộ đội địa phương và dân quân du kích các loại đã thâm nhập vào bên trong các tuyến phòng ngự của Pháp”.
Bản thân Thống chế Juin cho rằng: “Nếu để mất Thượng Lào sẽ dẫn đến những hậu quả không sao kể hết về mặt chính trị Từ đó, cộng sản sẽ có thể thâm nhập vào Thái Lan mà không gặp khó khăn trở ngại nào. Chính phủ Bang Kok sẽ có thể sụp đổ như một toà lâu đài làm bằng những quân bài, trước sức ép của cộng sản. Chính phủ Campuchia cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến hậu quả là công cuộc bình định ở Việt nam sẽ lại bị đảo lộn” (Theo Jean Pouget-tác giả cuốn NAVARRE với Điện Biên Phủ. Nguyên bản tiếng Pháp “Nous étions à Dien Bien Phu”, Nhà xuất bản Presses de la Cité)
.
Địch chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta thì ta cũng lựa chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược với địch.
Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân uỷ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh quân đội, được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng uỷ chiến dịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn đân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được” Dẫn theo Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh-trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp-Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996, tr. 202
. Và trước khi ra trận, Người lại căn dặn: “Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh” Võ Nguyên Giáp: Sđd, tr. 79
.
Điện Biên Phủ trở thành “nút thắt” quyết định thắng lợi của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và trong cả cuộc kháng chiến. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tập đoàn cứ điểm trở thành một biện pháp phòng ngự cao nhất của địch, có ý nghĩa chiến lược, mà ta không thể không đánh nếu muốn đưa cuộc kháng chiến tiến lên” Võ Nguyên Giáp: Sđd, tr. 82
.
Điện Biên Phủ không phải là sự lựa chọn cụ thể vào ban đầu, “chưa được đề cập” trong suy tính của các chiến lược gia quân sự Pháp và Mỹ. Song, chính sự bị động đối phó trong việc cố gắng giành lại thế chủ động và kéo dài chiến tranh mà địa điểm này được lựa chọn đưa vào kế hoạch Nava. Tuy nhiên, sự lựa chọn này của địch lại khẳng định tính chủ động, linh hoạt trong quá trình xây dựng phương hướng chiến lược chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: chuẩn bị đánh vào những nơi địch tập trung lực lượng mạnh nhằm tiêu diệt sinh lực địch, quyết tâm quyết chiến với địch tại Điện Biên Phủ - “một tập đoàn cứ điểm mạnh”. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Trong kế hoạch Nava cũng như đề án hoạt động Đông Xuân của ta chưa hề xuất hiện ba chữ: “Điện Biên Phủ”. Tuy nhiên, số phận của Nava đã được định đoạt từ cuộc họp ở Tỉn Keo” Võ Nguyên Giáp: Sđd, tr. 77
.
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954 và kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954. Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, trên nền tảng nắm vững tính chất của toàn bộ cuộc kháng chiến và phương hướng chiến lược được đề ra trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, góp phần quyết định vào thành công của Hội nghị Giơnevơ, đưa cách mạng giải phóng dân tộc của nước ta bước vào giai đoạn mới./.