Tóm tắt
Sự can dự của Hoa Kì trong chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4 năm 1975 khi những lính Mĩ
cuối cùng rút về nước đã trở thành một chủ đề rộng lớn và phong phú cho các tác phẩm văn học. Bài
viết đi vào khảo sát một số vấn đề cơ bản của văn học Mĩ viết về chiến tranh gồm các hệ chủ đề được
phân chia theo từng giai đoạn chiến tranh và theo thể loại. Qua đó, bài viết khẳng định vai trò của bộ
phận văn học này trong việc lưu giữ và làm sống lại bộ mặt thật của chiến tranh Việt Nam, góp phần tạo
nên tiếng nói đa nghĩa về đất nước, văn hóa và ý thức con người Mĩ trong cuộc chiến tranh này.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến tranh Việt Nam trong văn học Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 7 (32) - Thaùng 9/2015
36
Chiến tranh Việt Nam trong văn học Mĩ
Viet Nam war in American literature
TS. Trần Thị Phương Lý
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Tran Thi Phuong Ly
Sai Gon University
Tóm tắt
Sự can dự của Hoa Kì trong chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4 năm 1975 khi những lính Mĩ
cuối cùng rút về nước đã trở thành một chủ đề rộng lớn và phong phú cho các tác phẩm văn học. Bài
viết đi vào khảo sát một số vấn đề cơ bản của văn học Mĩ viết về chiến tranh gồm các hệ chủ đề được
phân chia theo từng giai đoạn chiến tranh và theo thể loại. Qua đó, bài viết khẳng định vai trò của bộ
phận văn học này trong việc lưu giữ và làm sống lại bộ mặt thật của chiến tranh Việt Nam, góp phần tạo
nên tiếng nói đa nghĩa về đất nước, văn hóa và ý thức con người Mĩ trong cuộc chiến tranh này.
Từ khóa: chiến tranh Việt Nam, văn học, thơ, tiểu thuyết, phê bình văn học, hội chứng chiến tranh
Việt Nam...
Abstract
The United States’ involvement in the Viet Nam War ended in April, 1975 when the last American
soldiers were withdrawn, that has been the subject of an extensive and diverse body of creative works in
literature. This article went on surveying some of the basics of American literature of war, including
systems of theme divided according to the time of war and the genre of works. Thereby, the paper
confirmed the role of the literary department in the storing, reviving the true face of war in Viet Nam and
building the multi-sense voice about the American country, culture and human consciousness in this war.
Keywords: Viet Nam war, literature, poetry, fiction, literary criticism, the Viet Nam syndrome ...
1. Giới thiệu chung
Chiến tranh tại Việt Nam kéo dài từ
giữa thập niên những năm 1950 đến 1970
là một sự sa lầy lớn nhất trong lịch sử nước
Mĩ, để lại những vết thương hậu quả nặng
nề cho đất nước này. Sự thất bại này cùng
nỗi ám ảnh “Hội chứng chiến tranh Việt
Nam” luôn là một chủ đề rộng lớn và
phong phú cho một loạt các tác phẩm nghệ
thuật, thu hút sự quan tâm không chỉ với
người dân Mĩ, những người đã mất đi
58.000 người thân trong cuộc chiến phi
nghĩa mà còn với các tác giả văn học, sử
học, tâm lí học, chính trị gia và những nhà
làm phim.
Từ năm 1955 đến nay, hàng nghìn tác
phẩm viết về sự tham gia của Mĩ và các
nước khác vào chiến tranh ở Việt Nam đã
ra đời, hình thành nên một kho tư liệu lớn
vào cuối những năm 70 và sau đó đã trở
thành một phần quan trọng của ngành xuất
bản Mĩ. Thậm chí, có một số nhà sách
được mở chỉ để dành riêng cho ấn phẩm về
chiến tranh Việt Nam. Nhiều tác phẩm về
TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
37
chiến tranh đã được trao giải thưởng. Đáng
chú ý nhất là các tác phẩm như Lính chó
(Dog Soldiers-1974) của Robert Stone, Đi
sau Cacciato (Going after Cacciato-1978)
của Tim O’Brien, Những kẻ chiến thắng và
thất bại (Winners and Losers-1978) của
Gloric Emerson, Câu chuyện của Pacô
(Paco’s Story-1987) của Larry Heinemann
đã đạt giải thưởng Quốc gia Mĩ và giải
thưởng Pulitzer được trao cho Frances Fitz
Gerald với Lửa trong hồ (Fire in the Lake-
1973). Theo đó, những tác phẩm này đã
kéo theo sự xuất hiện của hơn một nghìn
các chuyên luận nghiên cứu và phê bình
văn học cũng như những hợp tuyển đặc
biệt gồm tạp chí, đặc san tạp chí cũng như
một số lượng lớn kỉ yếu hội thảo hiện được
lưu giữ tại thư viện hai trường Đại học
bang Colorado và Đại học La Salle.
Sự ra đời số lượng lớn các tác phẩm
văn học Mĩ về chiến tranh Việt Nam xuất
phát từ nhiều nguyên nhân. Trong hai thập
kỉ giữa thời gian kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ hai và tăng cường quân sự của Mĩ
tại Việt Nam, hệ thống giáo dục Mĩ đã
được phát triển đáng kể. Tỉ lệ nam, nữ
thanh niên có học vấn cao góp phần làm
gia tăng số lượng các tác phẩm phản ứng
với chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh đó,
trình độ văn hóa của các sĩ quan trẻ trong
quân đội cũng chiếm tỉ lệ khá cao, phần
nhiều trong số họ có kĩ năng để có thể biến
trải nghiệm thực tế thành tác phẩm văn
học. Ngoài ra, một điều đáng lưu ý nữa là
“mốt thời thượng” của văn học những năm
60 với những bài báo cá nhân ứng dụng
nhiều kĩ thuật của tiểu thuyết đã thúc đẩy
sự hình thành một bộ phận phong phú các
tiểu thuyết ra đời. Quân đội của bóng đêm
(The Armies of the Night-1968) của
Norman Mailer là một điển hình của dạng
này. Một thể loại viết như vậy rất phù hợp
cho việc xây dựng những hồi kí về chiến
tranh và các tiểu thuyết tự truyện. Trong
máu lạnh (In Cold Blood-1966) của
Truman Capote hay Sự thú tội của Nat
Turner (The Confessions of Nat Turner-
1967) của William Styron là những tiểu
thuyết đầu tiên về chiến tranh Việt Nam
được nuôi dưỡng trong kiểu không khí văn
học như thế.
Đặc biệt, vào đầu năm 1988, khi
Chính phủ Mĩ buộc phải chính thức thừa
nhận rằng 15% (khoảng 50.000 người) cựu
chiến binh Mĩ từ chiến tranh Việt Nam trở
về bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng vì đã
từng tham chiến tại Việt Nam và bị ám ảnh
về tội ác họ từng gây ra, văn học Mĩ đã
xuất hiện một trào lưu viết về Hội chứng
chiến tranh Việt Nam, tạo được sự chú ý
của dư luận thế giới.
Người ta nhanh chóng nhận ra rằng
cuộc chiến tranh Việt Nam được phản ánh
trong các tác phẩm văn học là một cuộc
chiến hoàn toàn khác và sự thật của chiến
tranh chỉ có thể tìm thấy ở chiến trường,
nơi mà những người trong cuộc, mới hiểu
rõ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam hơn ai
hết. Chiến tranh Việt Nam trong con mắt
những người Mĩ đã từng tham gia quân đội
là một cuộc chiến “phi lí” và ngay từ sau
năm 1967, 60% cựu chiến binh, đa số là
binh sĩ quân dịch, đã thú nhận họ đã chống
lại cuộc chiến tranh này, hoặc không biết
chiến đấu để làm gì. Lời thú nhận của của
Larry Rottman, nguyên là lính bộ binh sư
đoàn 25: “(...) cái chết như một nỗi kinh
hoàng cứ ám ảnh tôi. Cháy, bom đạn, tên
lửa, bụi bặm, bẩn thỉu, ẩm ướt, trì trệ, buồn
chán, nỗi nhớ vợ và đáng sợ nhất là tất cả
mọi người Việt Nam, kể cả trẻ con đều rất
căm thù mình, đã làm tôi cực kỳ ghê tởm
chiến tranh” [4,12] cũng là sự thú nhận
chung của những người đã từng tham gia
CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG VĂN HỌC MĨ
38
vào trận chiến này. Những trải nghiệm
khủng khiếp như thế đã được phơi bày rõ
trong các tác phẩm viết về chiến tranh từ
nhiều hướng tiếp cận khác nhau trên nhiều
thể loại đa dạng gồm tiểu thuyết, truyện
ngắn, kịch, hồi kí, sử kí, nhật kí và thư từ
Khi mới ra đời, hầu hết tác phẩm
hướng sự quan tâm đến những người lính
Mĩ trắng (White American soldiers), sau
đó, dần dần phát triển bao gồm cả nghiên
cứu về giới và dân tộc thiểu số (Minority
Ethnics), về những ảnh hưởng của chiến
tranh đối với nước Mĩ và hậu quả của chiến
tranh. Ngày nay, sự quan tâm ngày càng
tăng lên trong nghiên cứu đa văn hóa, đặc
biệt là đối với người Việt hoặc những
người thuộc các vùng đất đã xảy ra chiến
tranh, với những người Việt đã di cư và
nhập cư cũng như đối với những liên hệ
văn học giữa cuộc chiến Việt Nam và các
cuộc xung đột ở Irad, Afghanistan.
2. Các thể loại văn học chính trong
bộ phận văn học Mĩ viết về chiến tranh
2.1. Thơ ca
Sự tham gia của Hoa Kì trong chiến
tranh Việt Nam đã trở thành một chủ đề
rộng lớn và phong phú cho thơ ca. Chủ đề
thường thấy bao gồm bạo lực và tội ác
cũng như sự ghi lại chi tiết về cảm giác và
trải nghiệm của người lính ở Việt Nam.
Những nỗ lực để đương đầu với nỗi đau
đớn, cảm giác tội lỗi, rối loạn căng thẳng
sau chấn thương, các xung đột giữa việc sử
dụng ngôn ngữ nên thơ với chính trị và sự
hóa giải của hồi ức với hiện tại là một
trong những chủ đề phổ biến của thơ.
W.D.Ehrhart trong Cuộc chiến của thế hệ
(The Generals’ War-1975) với đầy sự
khinh miệt đã chỉ ra sự khác biệt giữa việc
“đặt hàng trên giấy” với thực tế hiện thực
của họ trong viết về chiến tranh, trong khi
Bruce Weigl với Bài hát của Napalm (Song
of Napalm-1999) đã phơi bày những kí ức
thời chiến cảnh xâm chiếm đất nước khác.
Nhiều tác giả đã nỗ lực chia sẻ những đề
tài này như một sự tìm kiếm ý nghĩa và sự
thật cũng như bày tỏ sự thiếu niềm tin vào
các giá trị và hình thức truyền thống. Theo
đó, thơ viết về chiến tranh Việt Nam chủ
yếu là thú- giải tội, mỉa mai và được viết
theo sự trải nghiệm hơn là duy tâm hoặc
siêu việt và những bài thơ thường tìm cách
khép lại truyền thống, như là Những cánh
đồng lửa (Fields of Fire-1978) của James
Webb, Phía sau cuộc chiến của chúng ta
(After Our War-1974) của John Balaban,
Mang theo bóng tối (Carrying the
Darkness- 1985) và Vùng phi quân sự: cựu
chiến binh sau chiến tranh Việt Nam
(Demilitarized Zones: Veterans After
Vietnam- 1976), Chiến tranh du kích
(Guerilla War), Sự im lặng vụng về (The
Awkward Silence), Về nhà (Coming
Home) của W.D.Ehrart, v.v
2.2. Văn xuôi
Những công trình quan trọng được
biết đến nhiều nhất về văn học chiến tranh
Việt Nam tập trung chủ yếu vào văn xuôi
và một số tác phẩm đa thể loại, trong đó,
tiểu thuyết là một hình thức phát triển hơn
cả. Với dung lượng dài và những đặc trưng
riêng có thể giúp phản ánh sâu sắc, cơ bản
và nhạy bén nhất sự chuyển biến của hiện
thực chiến tranh, tiểu thuyết đã trở thành
thể loại hữu hiệu hơn cả trong việc lưu giữ
và làm sống lại bộ mặt thật của chiến tranh
Việt Nam, trở thành tiếng nói đa nghĩa về
đất nước, văn hóa và ý thức con người Mĩ
trong cuộc chiến tranh này. Tiểu thuyết về
chiến tranh Việt Nam của Mĩ có chung
nhiều mối quan tâm với thơ, đặc biệt là
việc tìm kiếm ý nghĩa của tầm quan trọng
về hành vi và kết quả của cuộc xung đột
mà Việt Nam đã tác động đến trí tưởng
TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
39
tượng của người Mĩ trong những cách thức
mà không cuộc chiến nào khác có.
Người Mĩ đã chia thời gian thực hiện
chiến tranh Việt Nam của họ thành 3 giai
đoạn: “Giai đoạn cố vấn” (1954-1965),
Giai đoạn: Chúng ta có thể chiến thắng
không?” (1965-1968) và Giai đoạn “Chúng
ta thoát ra như thế nào đây ?” (1968-1973).
Tiểu thuyết viết về chiến tranh Việt Nam
của Mĩ về cơ bản cũng có thể chia thành ba
bộ phận theo các mốc thời gian này với
hình tượng trung tâm là người lính, được
soi rọi từ nhiều góc độ, gắn liền với sự vận
động thời gian- thời gian trong cuộc chiến
và thời gian hậu chiến.
Một số tác phẩm nổi bật về chiến
tranh ở giai đoạn đầu bao gồm tiểu thuyết
Người Mĩ trầm lặng (The Quiet American-
1955) của nhà văn Graham Greene, Những
chiếc mũ nồi màu xanh lá (The Green
Berets-1965) của Robin Moore, Tại sao
chúng ta ở Việt Nam (Why Are We in
Vietnam-1967) của Norman Mailer, Một
ngày nắng gắt (One very hot day-1968) của
David Halbatstam Trong đó, tiêu biểu
nhất là tác phẩm Một ngày nắng gắt
(1968). Với dự cảm sớm thấy được nguy
cơ của việc can thiệp sâu vào Việt Nam,
thông qua nhân vật trung tâm Bob, David
Halbatstam đã lên tiếng phản đối chiến
tranh, nêu lên sự “kinh ngạc và căm phẫn
(một cách kín đáo) trước tính cách tàn bạo
và vô nghĩa lí của tất cả những việc đang
diễn ra”.
Các tác phẩm thuộc về phản ánh giai
đoạn hai của cuộc chiến tranh (1965-1968)
tập trung vào việc phản chiếu sự khủng
khiếp của chiến tranh, sự hoài nghi tột
cùng của người lính và những mâu thuẫn
cơ bản của xã hội Mĩ và thậm chí những
vấn đề đáng nguyền rủa của đời sống, tạo
thành một bức tranh hoàn chỉnh mô tả về
sự thật chiến tranh Việt Nam với tất cả chủ
đề. Tiểu thuyết Đi sau Cacciato (1978) của
Tim O’Brien là sáng tác kết hợp những kí
ức của nhân vật chính với cuộc hành trình
tưởng tượng đến Pari với những nỗi kinh
hoàng của chiến tranh. Những cánh đồng
bốc cháy (1978) của nhà văn J. Weeffer thì
đi sâu vào phân tích tâm lí những người
lính bị thương trong chiến đấu. Bổ sung
vào chủ đề này còn có các tác phẩm Tất cả
những thứ chúng ta có (1981) A. Skelltole
tập hợp tất cả các câu chuyện của 33 người
lính và những ngày tháng địa ngục của họ
ở Việt Nam hay Thung lũng thứ 13 (1982)
của John Del Vecchio, Máy bay khu trục
(1983) của R. Marson... Trong từng cuốn
tiểu thuyết, sự ác liệt của chiến tranh, hơi
nóng của bom đạn, sự đau đớn của người
bị thương, chết, nỗi kinh hoàng, suy nhược
tinh thần của người lính đều được mô tả
“rất thực và sống động, vượt xa hẳn bất kì
chương trình vô tuyến nào đã phát trong
thời gian chiến tranh” [4,12].
Bên cạnh chủ đề phản ánh đau thương,
mất mát, một số tác phẩm còn xoáy vào
chủ đề số phận người lính da đen ở Việt
Nam và nạn phân biệt chủng tộc trong
quân đội Mĩ như Đơn vị xạ kích (1975) của
J. Kranzer và Anh em trai: Những người
lính da đen ở Việt Nam (1982) của S.
Gowffer. Có thể khẳng định hầu hết các
tiểu thuyết về chiến tranh như thế cuối
cùng đều đã vượt xa những câu chuyện về
chiến đấu ở nước ngoài để cung cấp cái
nhìn sâu sắc về sự phát triển của xã hội Mĩ
trong suốt những năm 1960 và 1970.
Tiểu thuyết ở giai đoạn thứ ba ở cuộc
chiến tranh (1968-1973) như tổng kết của
Nguyễn Hồng Dũng đã đặc biệt chú ý đến
thể hiện tinh thần thảm bại của binh lính
Mĩ, tiêu biểu là tiểu thuyết Bông hoa của
con rồng (1972) của R. Boille viết về
CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG VĂN HỌC MĨ
40
những vụ giết sĩ quan và nổi loạn trong
quân đội hay Kết liễu cuộc đời (1968) của
Michell đã đi sâu hơn nữa vào những nổi
loạn của rất nhiều binh lính Mĩ ở Việt
Nam. Các tiểu thuyết Những điều sửa đổi –
22 (1969) của D. Keller, Chiếc giường
tre (1969) của Yalker và Trung tâm
Kachiater (1975) của T. Brael lại miêu tả
những hành vi kì quặc của người lính, kẻ
thì thu mình lại, kẻ thì hóa điên.
Ngoài ra, còn có một số tác phẩm có
giá trị khác như Quân đội màu xanh (Army
Blue-1989) của Lucian K. Truscott IV, Cái
mề đay (The Mdallion-1989) của John
Ams, Giấc mơ lửa (The Fire Dream-1989)
của Franklin Allen Leib, Những gì mà họ
mang theo (The Things They Carried-
1990) của Tim O’Brien, Giấc mộng
Phantom (The Phantom Blooper-1990) của
Gustar Hasford...
Các tác phẩm khác, chẳng hạn như
Trong nước (In Country-1984) của Bobbie
Ann Mason và Câu chuyện của Paco
(Paco’s Story-1987) của Larry Heinemann
lại chú tâm vào những câu chuyện về các
cựu chiến binh cố gắng để hòa nhập lại với
cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, cũng
như phần đa sự phản ánh trong các tác
phẩm hậu chiến khác, các nhân vật chính-
những người lính trở về từ chiến tranh
trong những tác phẩm này đều nhận ra rằng
họ là nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn
khốc mà chính phủ Mĩ đã đẩy họ vào và
đúng như S. Freedman đã từng nhận xét
rằng phần lớn họ: là những con người sống
sót đã chiến đấu trong cảnh tồi tệ và trở về
sống trong một nước Mĩ kinh hoàng. Tiểu
thuyết Máu Mĩ của John Nicholair đã lên
án sự tàn bạo của cuộc chiến tranh, chỉ
thẳng “nước Mĩ là tên sát nhân của thế
giới, là cái chợ bán thịt của trần gian”.
Những năm tháng đẹp nhất của chúng
ta của H. Russell, Sinh ngày 4 tháng 7 của
John Cowike thì nói về những thanh niên
bị chiến tranh làm tàn phế và sự căm phẫn
của họ đối với chính phủ Mĩ. Từ địa ngục
trở về của A. Murthy hay Người anh hùng
có một trăm gương mặt của J. Cambell, Câu
chuyện Pacô của Larry Heneman đều
chung âm hưởng nói về sự vô nghĩa, thất
bại của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Bên cạnh đó, phần lớn tiểu thuyết
cũng đều nói về một dạng chung thường
thấy của “hội chứng Việt Nam”, đó là khai
thác tâm lí phức tạp, hỗn loạn của cựu
chiến binh Mĩ, sự săn đuổi của quá khứ, sự
dằn vặt về những tội ác mà mình đã gây ra.
Hội chứng chiến tranh Việt Nam đã khiến
họ không hòa nhập được với cuộc sống
bình thường, bị ám ảnh bởi cuộc chiến, về
cái chết và cả những gì họ đã làm, họ mang
tâm hồn bị tổn thương bởi chiến tranh.
Những người lính Mĩ sau khi trở về mang
một thân thể tàn tạ, ý chí mệt mỏi, mất
lòng tin vào đất nước, sống không có mục
đích. Nhân vật Ron (Sinh ngày 4-7), Steve
(Trời và đất), Jeremy (Cuộc chiến trong gia
đình) sau khi trở về nhà, về với cuộc sống
đời thường đều có nỗi ám ảnh bởi những
cảnh giết chóc - một cơn ác mộng khủng
khiếp luôn đi theo họ từng ngày. Có người
tự chữa trị cho căn bệnh tâm lí của mình
bằng cách tìm một mục đích sống, một
hành động nào đó để có thể dũng cảm đối
mặt với quá khứ, thừa nhận quá khứ và dần
quên được quá khứ (nhân vật Michael, Ron
và Jeremy), nhưng cũng có người tự giải
thoát bằng con đường tự sát (nhân vật
Steve), một cái chết bi thảm của một tâm
hồn tội lỗi không thể thoát khỏi cơn ác
mộng của mình. Đúng như nhận xét của
các nhà nghiên cứu, những người lính trở
về từ chiến tranh Việt Nam đã phản ánh hi
vọng của một nền văn hóa Mĩ với sự sợ hãi
TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
41
sâu lắng, và sự ghi nhận chắc chắn, xác
thực về đời sống nước Mĩ hiện đại. Họ là
những gương mặt, những hồi tưởng, kỉ
niệm trong nghệ thuật và lịch sử về một
dân tộc tự nhận thức về mình. Và cho đến
tận bây giờ, đề tài này vẫn đang được các
nhà văn Mĩ tiếp tục khai thác.
3. Kết luận
Kể từ đại thắng mùa xuân 30/04/1975
của Việt Nam khép lại cuộc chiến tranh tàn
khốc, phi nghĩa của quân đội Mĩ tại chiến
trường này, người Mĩ đã thu về những bài
học đắt giá, cảnh tỉnh “người Mĩ phải sống
như thế nào và đừng để xảy ra một cuộc
chiến tranh nào giống như ở Việt Nam
nữa”. Văn học đã làm tròn bổn phận của
mình là tấm gương phản ánh trung thực
hiện thực cuộc sống và đời sống tâm hồn
con người. Những mất mát, đau đớn, tổn
thương, những bi kịch của con người trong
và sau chiến tranh được phản chiếu trong
bộ phận văn học về chiến tranh của Việt
Nam, Mĩ và còn nhiều nước khác nữa trên
thế giới nhắc chúng ta luôn ghi nhớ về sự
giữ gìn một cuộc sống hòa bình- đó mới
chính là huyền thoại lớn nhất và mãi mãi
mà con người hướng đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1. Lê Đình Cúc (1991), “Cựu chiến binh Mĩ trong
chiến tranh Việt và một số tiểu thuyết Mĩ gần
đây”, Tạp chí Văn học, số 5-1991.
2. Nguyễn Hồng Dũng (2006), “Chiến tranh Việt
Nam trong văn học Mĩ – từ sự thật đến tác phẩm”,
Tạp chí Sông Hương, số 205 - 03 – 2006.
3. Báo Thanh niên, phát hành ngày 16.11.1997,
Danh Đức dịch từ Bộ NAM.
4. Tạp chí Văn nghệ quân đội, số Tháng 12.1990
& số Tháng 5.1991.
5. Viện thông tin KHXH (1991), “Việt và
Apganixtan: Cuộc sống và văn học”, Cái mới
trong khoa học xã hội, số 17.1991.
B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
6. Beidler, Philip D. (1982), American Literature
and the Experience of Vietnam, Athens:
University of Georgia Press.
7. Hellmann, John (1986), American Myth and
the Legacy of Vietnam, New York: Columbia
University Press.
8. Herzog, Tobey C. (1992), Vietnam War
Stories: Innocence Lost, London: Routledge.
9. Taylor, Mark (2003), The Vietnam War in
History, Literature, and Film, Tuscaloosa:
University of Alabama Press.
Ngày nhận bài: 30/12/2014 Biên tập xong: 15/9/2015 Duyệt đăng: 20/9/2015