Chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo và dân tộc
Hà Nội(Ttxvn 21/4/2001) Ngày 21/4/2001, tại Hà Nội, Trung tâm báo chí Đại hội Đảng 9 đã tổ chức Họp báo chuyên đề về Đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo và dân tộc. Tại cuộc họp báo này, ông Trần Văn Đăng, Tổng thưu ký ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam nói rằng, Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là một bộ phận quan trọng của tưu tưởng Hồ Chí Minh, là đường lối cơ bản lâu dài trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Đại hội 9 Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưuu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài; phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hòa dân tộc; tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ông Cư Hòa Vần, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cũng đã giới thiệu về chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc thiểu số có số dân ít nhất là Ơ đu(301 người). Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra chính sách dân tộc là " Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng tiến bộ". Chính sách đó đã được thể chế vào Hiến pháp, các luật cơ bản của Nhà nước Việt Nam.