Chính sách hỗ trợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt Phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi nối và phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết là xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bài viết thông qua phân tích thực trạng chính sách hỗ hợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, đồng thời kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở một số quốc gia. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách hỗ trợ cho Việt Nam để có được một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách hỗ trợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
276 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Thị Phương Lan Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra hết sức sôi nối và phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết là xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bài viết thông qua phân tích thực trạng chính sách hỗ hợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam, đồng thời kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở một số quốc gia. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách hỗ trợ cho Việt Nam để có được một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh. Từ khóa: hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ. 1. Đặt vấn đề Khởi nghiệp đang là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hệ sinh thái khởi nghiệp chính là tập hợp các thành tố tạo nên môi trường cho khởi nghiệp phát triển. Theo Mason và cộng sự (2014), hệ sinh thái khởi nghiệp là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa: các chủ thể khởi nghiệp, tổ chức khởi nghiệp và tiến trình khởi nghiệp tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương. Có thể nhận thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một vùng lãnh thổ thiết lập các tác nhân kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các ngân hàng, trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính) kết nối với nhau để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại quốc gia hoặc địa phương đó. Hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững là nền tảng và động lực thúc đẩy khởi nghiệp phát triển. Về cơ bản hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang dần hình thành với bốn trụ cột chính gồm: nguồn nhân lực, vốn, hạ tầng và thể chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Do đó, cần có nhiều chính sách để phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động với sự liên kết và hợp tác chặt chẽ của tất cả các thành tố trên trong hệ sinh thái nhằm tạo nguồn vốn cho việc phát triển các hoạt động hỗ trợ mới, phục vụ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng nhanh tại Việt Nam. 277 2. Thực trạng chính sách hỗ trợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam Hệ sinh thái khởi nghiệp đang trên đà phát triển, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thương vụ đầu tư... ngày càng tăng. Theo báo cáo thống kê tình hình đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam do Topica Founder Institute (TFI) thực hiện cho thấy, trong năm 2018 các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã nhận được 889 triệu USD đầu tư trong 92 thương vụ với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, gấp hơn 3 lần về tổng số vốn đầu tư so với năm 2017 (cùng số thương vụ với năm 2018, tổng số vốn đầu tư hơn 291 triệu USD) và tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và hơn 4 lần về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD). Cũng theo báo cáo này, năm 2018 là năm của những thương vụ đầu tư lớn, cùng tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư, trong đó 10 giao dịch hàng đầu đã mang về 734 triệu USD, chiếm 83% tổng giá trị thỏa thuận, gồm những giao dịch trên 30 triệu USD đầu tư vào Yeah1, Sendo và Topica cùng 7 thương vụ khác. Dự kiến trong những năm tới, các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút những khoản đầu tư lớn với ước tính của các năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 205 triệu USD, 320 triệu USD và 440 triệu USD. Như vậy có thể thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 2012, Việt Nam có khoảng 400 doanh nghiệp khởi nghiệp, thì năm 2015 đã tăng hơn 4 lần, đạt 1.800 doanh nghiệp. Trong hai năm 2017-2018, đã phát triển mạnh mẽ với con số hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp (Nhật Minh, 2019). Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng, số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần bắt đầu có xu hướng tăng, với nhận diện chủ yếu là những doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu mong muốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thế hệ sau. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn qua việc phát triển một số hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: VIC Impact, iAngel, Angel4us, Năm 2018, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, tăng gấp đôi so với 2015. Nhiều tập đoàn lớn trong đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, Start-up Viet Partner ... Cùng với đó là 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước, hơn 40 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Nhật Minh, 2019). Một số vườn ươm tiêu biểu như: vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, vườn ươm Đà Nẵng (DNES), trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái khởi 278 nghiệp như: tập đoàn Vinacapital đã thành lập quỹ đầu tư Vinacapital Ventures (100 triệu USD); Vingroup thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách này đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc, với mục tiêu tư vấn, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp như: - Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đây là văn bản chính sách bao quát nhất nhằm tuyển chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Đề án được xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. - Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định 3362/QĐ-BKHCN ngày 07/11/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là các văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Các nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh, các quyết định, kế hoạch, chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016. - Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Đây là Đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. - Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”. Ngoài các chính sách trên, Chính phủ còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo như: chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ, dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoCác văn bản hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được hình thành trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên phần 279 lớn các văn bản này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp được đề cập đến trong Luật với tính chất là một nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc thù. Mặc dù, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Các yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn cần phải tiếp tục được hoàn thiện từng bước. Cụ thể: - Chính sách hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp thường chỉ là một cấu phần trong các chương trình hoặc chính sách chung cho mọi thành phần kinh tế, chưa tập trung cụ thể vào đối tượng là doanh nghiệp. Chính sách thuế hiện hành theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực nên bất kỳ doanh nghiệp nào đáp ứng được các điều kiện ưu đãi thì sẽ được hưởng các ưu đãi tương ứng. Do đó, nếu doanh nghiệp khởi nghiệp không thực hiện kinh doanh tại các địa bàn ưu đãi thuế, không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong các lĩnh vực khuyến khích đầu tư hiện hành thì cũng không được hỗ trợ về thuế. - Chính sách tín dụng khó tiếp cận do hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nguồn vốn nội sinh ít nên để thế chấp vay ngân hàng hầu như không có. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khởi nghiệp thường là những doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu nên việc đáp ứng các điều kiện để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp là khó khăn, do đó, việc huy động vốn qua kênh này chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp. - Hệ thống quy định và chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đang dần được hoàn thiện, tuy nhiên tính khả thi của các quy định và chính sách này còn rất hạn chế. Cụ thể: cổng thông tin quốc gia về khởi nghiệp đã chính thức ra đời nhưng các nội dung, thông tin và tính liên kết đến các cổng thông tin liên quan còn hạn chế. Vẫn thiếu các thông tin liên quan để kết nối các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và các nhà khởi nghiệp; Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước nên các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ các quỹ có nguồn gốc ngân sách gần như chưa thể triển khai. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành chính rườm rà cũng là những rào cản cho sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp. 280 - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và các quy định pháp luật tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ và vẫn tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn. Các quy định chủ yếu còn mang tính chung chung như hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ đào tạo... Phần lớn các chính sách hỗ trợ này còn dàn trải và áp dụng đồng thời cho nhiều đối tượng mà chưa có sự định hướng riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, chính phủ chưa đưa ra các quy định liên quan đến khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư “thiên thần”. 3. Một số kinh nghiệm quốc tế Chính sách hỗ trợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km vuông, với dân số 48 triệu người. Chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu mà Hàn Quốc theo đuổi đã đưa nước này từ một nước nghèo trở thành cường quốc công nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc luôn duy trì ở mức hai con số, đã đưa nước này trở thành quốc giá có nền kinh tế đứng thứ 15 trên thế giới trong năm 2015. Các công ty Hàn Quốc đứng đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng với nguồn nhân lực chất lượng cao và mức đầu tư lớn (khoảng 4,3% GDP) vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, Hàn Quốc hướng tới việc xây dựng một nền kinh tế tri thức, chú trọng tới việc mở rộng vai trò và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, chính phủ Hàn Quốc cam kết khoản chi ngân sách trị giá 2 tỷ USD/năm để hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc được xây dựng đựa trên nhiều tác nhân có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhằm giúp nhau cùng phát triển. Hay nói cách khác, sự phát triển của tác nhân này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân khác, từ đó giúp cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ngày một phát triển rộng rãi và bền vững hơn. Theo phương thức này, Chính phủ Hàn Quốc đã điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho hai tác nhân chủ yếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp là doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư cho khởi nghiệp. Ở Hàn Quốc, doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò là trụ cột trong nền kinh tế. Trong những năm qua, Chính phủ Hàn Quốc đã có các chính sách xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Ngoài ra, Hàn Quốc còn hỗ trợ trực tiếp hay bảo hộ những sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này để góp phần nâng cao khả năng hợp tác và cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển sản phẩm mới theo định hướng khách hàng. 281 Để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập ra sàn chứng khoán giống như sàn giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng, nhưng được thành lập chuyên dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp với điều kiện niêm yết, năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá chặt chẽ. Yếu tố quan trọng thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp là các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân nắm giữ một lượng tiền nhất định để đầu tư vào những dự án, sản phẩm khởi nghiệp khác nhau với mong muốn thu lợi nhuận trong tương lai. Để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp “gọi vốn” cho giai đoạn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ Hàn Quốc giảm bớt một số loại thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình từ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặt khác, Chính phủ cũng thiết lập các quỹ đầu tư thiên thần nhà nước dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với quy chế hoạt động đặc biệt, theo đó mặc dù sử dụng vốn của nhà nước nhưng nếu dự án đầu tư vào bị thất bại, những người đứng đầu quỹ cũng không bị truy cứu trách nhiệm. Qua phân tích những chính sách hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc, có thể nhận thấy: Hàn Quốc đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp để các doanh nghiệp này có được một quy trình khép kín nhằm huy động vốn đầu tư tương ứng với từng giai đoạn phát triển của mình. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn đưa ra còn chính sách khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ, chính sách xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Singapore Singapore là một quốc đảo với dân số chỉ 5,6 triệu người, nhưng Singapore đã nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới. Với những đổi mới về chính sách, sự quyết tâm và hỗ trợ chiến lược từ Chính phủ, nơi đây đã hình thành nên một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất cho những doanh nghiệp trẻ, dù họ có quy mô lớn hay nhỏ, trong nước hay quốc tế. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Singapore bao gồm tất cả các thành phần cần thiết cho một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển và sôi động; có nhiều loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp, vườn ươm, chương trình tăng tốc khởi nghiệp và các lựa chọn cấp vốn. Hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc đảo này đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong một thập kỷ qua. Hiện nay, Singapore đang sở hữu 1 trong 12 hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất toàn cầu, với số doanh nghiệp trẻ tăng lên từ 22 nghìn trong năm 2003, lên tới 43 nghìn vào năm 2016. Sự gia tăng đáng kể này không chỉ nằm ở số 282 lượng, mà còn ở tổng giá trị các lần khởi nghiệp. Trong năm 2015, đã có 220 thương vụ đầu tư mạo hiểm được thực hiện thành công, với giá trị lên đến hơn 1 tỷ USD. Một trong những yếu tố khiến quốc đảo này đứng hạng nhất thế giới về tiềm năng cho khởi nghiệp và hạng ba về kết nối toàn cầu trong số 20 hệ sinh thái khởi nghiệp lớn trên thế giới, chính là sự hỗ trợ tối đa của chính phủ. Chính sách hỗ trợ Chính phủ Singapore tập trung vào việc tạo chính sách, tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, trong tất cả các lĩnh vực như: công nghệ y học, công nghệ tài chính, công nghệ thực phẩm, công nghiệp nông nghiệp, sản xuất tiên tiến và kỹ thuật. Giai đoạn 2011 - 2015, chính phủ Singapore đã dành hơn 11 tỷ USD để tăng cường nghiên cứu, đổi mới và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Có thể nói rằng, các chương trình hỗ trợ tài chính ở Singapore đã giúp thu hút các doanh nghiệp trong toàn khu vực đến hệ sinh thái Singapore. Một đặc điểm quan trọng trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ tài chính là nó không nhất thiết phải phân bổ trực tiếp cho các công ty, mà cho các thành phần khác như vườn ươm và trường học nhằm giúp xây dựng hệ sinh thái. Ngoài chương trình hỗ trợ tài chính có thể được coi là công cụ chính sách hỗ trợ quan trọng nhất để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, Singapore cũng chú trọng các loại hình hỗ trợ khác nhằm tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Singapore đã thiết lập luật về phá sản, các thủ tục phá sản của Singapore nằm trong số nhanh nhất (9,6 tháng so với trung bình 29 tháng đối với các nước) và ít tốn kém nhất (ở mức 1% giá trị bất động sản của người mắc nợ so với mức trung bình 13% ở các nước), cho phép các doanh nghiệp bị phá sản bắt đầu trở lại sau thanh lý. Giảm thời gian thủ tục phá sản từ trung bình 29 tháng xuống còn 10 ngày có thể làm tăng khả năng công ty tham gia thị trường lên 10 điểm phần trăm, còn giảm chi phí từ trung bình từ 13% xuống còn 1% giá trị bất động sản của người nợ có thể cải thiện con số đó lên 11 điểm phần trăm. Để thúc đẩy đổi mới và tinh thần kinh doanh, chính phủ đưa ra một khung các khuyến khích bao gồm các ưu đãi thuế. Nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, Chính phủ Singapore đã đưa ra các chính sách hỗ trợ tập trung mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển nhằm đổi mới công nghệ. Vào năm 2014, số lượng các nhà khoa học và kỹ sư nghiên cứu Singapore đã tăng theo tốc độ tăng trưởng tổng hợp hàng năm là 5,7% lên 32.835 người từ 18.935 người năm 2004. Có thể nhận thấy, Chính phủ Singapore luôn hỗ trợ tích cực cho phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua các chính sách hỗ trợ: chương trình cấp vốn nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại các trường học và trong giới trẻ, thiết lập luật lệ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, các ưu đãi về thuế dành cho nhà đầu tư.Ngoài ra, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các 283 cơ quan chính phủ hệ sinh thái Singapore đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng (như: trung tâm ươm tạo, không gian làm việc chung), dịch vụ chuyên môn (như pháp lý, kế toán, ngân hàng đầu tư, chuyên gia kỹ thuật và cố vấn làm việc gắn kết với trung tâm thúc đẩy kinh doanh) và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đổi mới và kinh doanh. 4. Khuyến nghị cho Việt Nam Dù đã có những bước phát triển đáng chú ý trong những năm qua, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi động. Để có thể xây dựng được
Tài liệu liên quan